Hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài viết Hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam trình bày thực trạng hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam; Chính sách pháp luật về chuyển đổi số tại Việt Nam; Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 25 HỆ SINH THÁI KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM Phan Hương Thảo Đại học Thương mại Trần Mai Trang Viện kinh tế Việt Nam Email: thaophandhtm@tmu.edu.vn, tranmaitrang610@gmail.com Tóm tắt: Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư mở ra những điểm mới trong hiệu quả tìm kiếm lợi ích hay tiềm năng trên thị trường. Đánh dấu sự xuất hiện của Internet vạn vật, phản ánh sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của đời sống xã hội. Có thể nhận thấy những hướng tiếp cận dễ dàng và hiệu quả hơn cho các đối tượng tham gia vào thị trường. Nhu cầu trong tìm kiếm các lợi ích dễ dàng hơn cho kinh doanh có thể mang đến hiệu quả lớn cho nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển quan trọng, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nhằm giúp mang lại các lợi ích dễ dàng tiếp cận, ít tốn kém chi phí tới phần lớn đối tượng trên thị trường. Đặc biệt khi Internet có thể kết nối không giới hạn số lượng, phạm vi và nhu cầu. Tại Việt Nam, phát triển kinh tế số là cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách phát triển bởi các đòi hỏi trong phát triển nhanh, bền vững đang được đặt ra. Do đó dựa trên cơ sở tổng quan lý thuyết về kinh tế số và chuyển đổi số, nghiên cứu này sẽ phân tích và đánh giá thực trạng về hệ sinh thái số tại Việt Nam và từ đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hệ sinh thái kinh tế số. Từ khóa: Hệ sinh thái, kinh tế số, chuyển đổi số DIGITAL ECONOMY ECOSYSTEM IN VIETNAM Abstract: The Fourth Industrial Revolution opens new points in the efficiency of seeking benefits or potential in the market. Marked with the emergence of the Internet of Things, reflecting the remarkable development in the use of data in activities of social life. Easier and more effective approaches can be found for market participants. The need to find benefits that are easier to do business can have huge economic benefits. In that context, the digital economy is becoming an important development feature and trend, researched, applied and developed by many countries to help bring about easily accessible benefits, at low cost to the majority of the audience in the market. In Vietnam, developing the digital economy
- 26 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 is a great opportunity to close the development gap because the requirements for rapid and sustainable development are being set. This study will analyze and evaluate the current situation of the digital ecosystem in Vietnam and then make some recommendations for solutions based on a theoretical overview of the digital economy and digital transformation. Keywords: digital economy, digital economy ecosystem, digital transformation 1. Giới thiệu Sự xuất hiện của CMCN 4.0 với xu hướng số hóa hay công cuộc chuyển đổi số đang thực sự xuất hiện mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực. Trọng tâm của CMCN 4.0 chính là chuyển đổi số, tích hợp của số hóa, kết nối hay siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh. Công nghệ số được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực và ngành kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp nghiệp thông minh cho đến dịch vụ số; từ sản xuất đến phân phối và lưu thông hàng hóa cho đến các hạ tầng hỗ trợ như giao thông vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng. Ở Việt Nam, tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới. Kể từ đầu thập niên 2000, số hóa và kinh tế số đã phát triển với tốc độ cao và làm thay đổi nhanh mọi mặt của đời sống xã hội. Một mặt, kinh tế số là một khu vực kinh tế đóng góp rất đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân của nhiều nước với các ước tính khác nhau (khoảng 8% GDP, khoảng 33% GDP, hay khoảng 87% GDP) [1]. Mặt khác, kinh tế số tạo ra các loại hình kinh doanh đa dạng và cải tiến không ngừng, đồng thời tạo thêm các loại hình việc làm hoàn toàn mới, thu hút được đông đảo nguồn lao động trong xã hội. Hơn nữa, kinh tế số còn cung cấp các giá trị bổ sung cho người tiêu dùng và xã hội, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người. Kinh tế số đã trở thành xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia trên thế giới. Sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi của Intenet vạn vật vào kinh doanh kéo theo việc hình thành và phát triển tốc độ cao của các hoạt động kinh tế liên quan đã dẫn tới sự đa dạng và phong phú các định nghĩa về kinh tế số. Trong nền kinh tế số, chuyển đổi số là rất cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt quy mô và ngành nghề. Chuyển đổi số mô tả hoạt động của doanh nghiệp sử dụng công nghệ để tối ưu quy trình và lôi kéo khách hàng trải nghiêm công nghệ đó. Tuy nhiên, chuyển đổi số không phải chỉ vận dụng công nghệ, mà đó là quá trình để thay đổi quy trình trong sản xuất, nguồn nhân lực số, sản phẩm số, marketing số, thị trường, khách hàng..., tạo thành một hệ sinh thái số của doanh nghiệp được vận hành thông qua quá trình quản trị số trong doanh nghiệp. Chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay đang được thực hiện một cách rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN. Quá trình này đang thay đổi với tốc độ cao thông qua việc áp dụng công nghệ số. Một số lĩnh vực mà Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ gồm: Thương mại điện tử, công nghiệp sản xuất và nông nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm và một số ngành nghề khác. Có thể thấy rằng, quá trình chuyển đổi số đang được diễn ra một cách bài bản, chọn lọc và bước đầu hình thành các yếu tố thuộc hệ sinh thái kinh tế số. 2. Tổng quan nghiên cứu Theo Hà Quang Thụy (2020), kinh tế số có thể hiểu “là tất cả các hoạt động sử dụng dữ liệu số, trong nền kinh tế hiện tại là toàn bộ nền kinh tế. Nền kinh tế số có thể được gắn với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại như robot, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big Data) và in ba chiều (3D)”. Có thể thấy khái niệm
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 27 này thể hiện một cách khái quát về nền kinh tế số. Nền kinh tế số thường gắn với một quốc gia, một khu vực hay một liên minh kinh tế. Tham gia hình thành nền kinh tế thường là các doanh nghiệp được vận hành dưới sự quản lý của nhà nước. Tại Việt Nam, định nghĩa rộng sau đây về kinh tế số được sử dụng “ Kinh tế số là tất cả các doanh nghiệp và dịch vụ có mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên việc mua, bán sản phẩm, dịch vụ số, thiết bị hoặc cơ sở hạ tầng hỗ trợ”. Hệ sinh thái kinh tế số (Digital Economy Ecosystem) được hiểu là: “Nhóm tác nhân phụ thuộc (doanh nghiệp, con người, vật) chia sẻ nền tảng số để đạt được lợi ích”, “đối tác số của hệ sinh thái sinh học, có kiến trúc mạnh, tự tổ chức và được mở rộng năng động để giải quyết các vấn đề phức tạp, tùy biến cao”, “sự hội tụ kết nối công nghệ trong một thị trường và hoạt động kinh doanh vì (i) người tiêu dùng mới, (ii) doanh nghiệp mới, (iii) hiệu năng thị trường và (iv) trải nghiệm người dùng”. Hệ sinh thái này mang đến những cải tiến mới trong nền kinh tế. Khi các yếu tố được kết nối với nhau và phản ánh đồng bộ, hiệu quả, toàn diện hơn. Việc chia sẻ các nền tảng số mang đến lợi ích trong kết nối. Mở ra những hiện đại so với môi trường của hệ sinh thái truyền thống. Trong hoạt động của các quốc gia, ý nghĩa tìm kiếm trong phát triển công nghệ luôn được ưu tiên. Khi đó, các nghiên cứu hay ứng dụng mới mang đến giá trị tác động to lớn. Hướng đến các tiếp cận cho nhu cầu ngày càng cao, càng hiện đại của các chủ thể tham gia vào thị trường. Hệ sinh thái kinh tế số gắn liền với chuyển đổi số, với sự tích hợp của số hóa. Mang đến kết nối/siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh. Cũng là những ứng dụng hiệu quả cho hoạt động quản lý hay tổ chức của nhà nước cho các thành phần kinh tế khác nhau. Đặc biệt khi các thành phần kinh tế tư nhân có lợi thế và môi trường để phát triển. Mang đến các ứng dụng cần thiết trên các trang thương mại điện tử, thông qua mạng internet. Bukht và Heeks [2] tổng hợp 21 định nghĩa điển hình về kinh tế số, cho biết định nghĩa đầu tiên về kinh tế số xuất hiện từ năm 1999 và ngày càng có thêm các định nghĩa mới. Tác giả nhận thấy các định nghĩa kinh tế số đều bao gồm kinh tế Công nghệ thông tin - truyền thông (khu vực CNTT-TT) cùng một danh mục tiêu dùng/ứng dụng CNTT-TT; chính danh mục này là điểm khác biệt giữa các định nghĩa. Từ đó, hai ông đề xuất khung khái niệm kinh tế số ba phạm vi là kinh tế số lõi (Core Digital Economy), kinh tế số phạm vi hẹp (Digital Economy) và kinh tế số phạm vi rộng (Digitalised Economy, hay là kinh tế số hóa). Năm 2019, OECD đã đề xuất bộ công cụ đo lường kinh tế số nhằm giúp các thành viên trong G20 theo dõi, làm nổi bật các lỗ hổng và thách thức quan trọng trong chuyển đổi số. Bộ công cụ đo lường kinh tế số xem xét 35 chỉ số đo lường kinh tế theo 4 nhóm chủ đề gồm: cơ sở hạ tầng, trao quyền xã hội, đổi mới và áp dụng công nghệ, việc làm và tăng trưởng. Một số nghiên cứu cụ thể về kinh tế số và chuyển đổi số như Siebel [3] xem xét quá trình hình thành nền kinh tế số và chuyển đổi số, làm rõ sự hình thành của công nghệ tác động đến các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp trên thế giới, từ đó hình thành nên các doanh nghiệp số trên nền tảng sự phát triển của công nghệ mới. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Dũng [4] xem xét cụ thể hơn về các lĩnh vực kinh doanh số như tài chính, quản trị, hệ thống công nghệ số. Đặc biệt trong nghiên cứu nêu ra được những khái niệm và tính chất của quản trị số, nguồn nhân lực công nghệ trong doanh nghiệp số... Ngoài ra, Nguyễn Hồng Minh [5] đề xuất mô hình chuyển đổi số trong nội bộ ngành và mô hình chuyển đổi số gắn với các chính sách. Đây là những yếu tố hình thành nên môi trường số được gọi là hệ sinh thái số. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Giao [6] cũng nêu được các bước chuyển đổi số, xem xét một số kinh nghiệm
- 28 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, đặc biệt là bài học rút ra từ một số công ty, viện thuộc lĩnh vực dầu khí. Các nghiên cứu trước đã đưa ra khái niệm về công nghệ số và các yếu tố ảnh hưởng đến nó như pháp luật, chính sách. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra một khái niệm rõ ràng về hệ sinh thái số. Hệ sinh thái số sẽ thay đổi dựa theo sự thay đổi về công nghệ, chính sách và pháp luật. Thay đổi về công nghệ là sự thay đổi bên trong của hệ sinh thái số, còn sự tác động của chính sách hay pháp luật là yếu tố tác động bên ngoài tạo nên môi trường hoạt động của hệ sinh thái [3]. Như vậy, hệ sinh thái số bao gồm nền tảng công nghệ số, chính sách và pháp luật. Nền tảng công nghệ số bao gồm: các mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, AI, IoT, dữ liệu lớn, các công nghệ thích ứng trong từng lĩnh vực... Chính sách và pháp luật là hệ thống luật pháp của quốc tế hay quốc gia, các chính sách cụ thể ảnh hưởng đến chuyển đổi số và kinh tế số[4]. Trong khi các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ để tăng tính cạnh tranh thì chính sách và pháp luật lại ảnh hưởng đến con người và xã hội[5]. Để phát triển hệ sinh thái số của một quốc gia hay doanh nghiệp thì yếu tố hạ tầng công nghệ đóng vai trò trọng như: Intenet, mạng di động, kết nối nội bộ, đồng thời đầu tư xây dựng nền tảng dữ liệu, công nghệ thông minh sẽ là đột phá trong chuyển đổi số nói chung và hệ sinh thái số nói riêng. 3. Thực trạng hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam Để có thể đánh giá thực trạng hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam có thể đánh giá theo các chỉ tiêu như cơ sở hạ tầng, đặc trưng vùng, đổi mới và áp dụng công nghệ, định hướng chuyển đổi số và an toàn an ninh mạng. 3.1. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là những yếu tố liên quan đến sự phát triển hạ tầng vật chất, dịch vụ an ninh trong nền kinh tế kỹ thuật số bao gồm: đầu tư vào băng thông rộng, độ gia tăng của băng thộng rộng di động, tiến tới tốc độ internet cao hơn, giá kết nối, hạ tầng cho Internet vạn vật, Hạ tầng máy chủ an toàn, truy cập máy tính hộ gia đình, truy cập Internet hộ gia đình. Nếu như trước đây hạ tầng viễn thông chỉ là hạ tầng vật lý (hạ tầng cứng là tập hợp thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và công trình viễn thông) phục vụ việc cung cấp dịch vụ viễn thông (gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người) thì nay hạ tầng số là hạ tầng thiết yếu, quan trọng để kết nối, tạo lập và duy trì dòng chảy dữ liệu của nền kinh tế số, xã hội số, bao gồm cả hạ tầng vật lý (hạ tầng viễn thông băng rộng, các trung tâm dữ liệu) và hạ tầng mềm (điện toán đám mây, kết nối IoT) với tốc độ cao, băng rộng nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu của nền kinh tế số, xã hội số. Do vậy, nội hàm của hạ tầng số sẽ bao gồm: (1) Hạ tầng viễn thông băng rộng, nhằm truyền tải, xử lý thoại, tin nhắn với tốc độ kbps, mbps. Hiện nay, Việt Nam đang đầu tư hạ tầng viễn thông băng rộng để bảo đảm cung cấp mọi loại hình dịch vụ với tốc độ Gbps, Tbps. (2) Hạ tầng điện toán đám mây. Là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu cầu. (3) Hạ tầng kết nối Internet vạn vật. Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một hệ thống phổ biến trong đó mọi người, quy trình, dữ liệu và mọi thứ kết nối với Internet và với nhau. Hiện nay trên toàn cầu, kết nối IoT đạt gần 26-30 tỷ thiết bị (trung bình 4 thiết bị/người dân: mỗi người 2 thiết bị cầm tay (mobile, máy tính hoặc đồng hồ), 1 phương tiện di chuyển, 1 thiết bị gia dụng).
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 29 Đối với hạ tầng viễn thông băng rộng, nhu cầu phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng chất lượng cao đã và đang được đặt ra như một điều kiện tất yếu tại Việt Nam. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet nhanh nhất thế giới với trên 70% dân số được nối mạng. Hạ tầng viễn thông Việt Nam đã đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng như: - Mạng băng rộng di động phát triển, tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G đạt 99,8%. Số thuê bao băng rộng di động/100 dân: 90%. - Cáp quang phủ khắp cả nước đến 100% xã. Số thuê bao băng rộng cố định hơn đạt trên 18 triệu (trong đó chủ yếu sử dụng cáp quang FTTH), tăng trưởng 15%/năm, trên 68% hộ gia đình có kết nối FTTH. - 06 tuyến cáp quang biển, 3 tuyến cáp quang đất liền kết nối với các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Trung Quốc. - Chỉ tiêu về tốc độ băng rộng di động, Việt Nam đứng thứ 56 trên thế giới với tốc độ 33,9Mbps. Đối với hạ tầng điện toán đám mây. Hiện nay, tại Việt Nam có 03 nhóm nhà cung cấp hạ tầng điện toán đám mây, bao gồm: các doanh nghiệp nước ngoài (Google, Microsoft...); các doanh nghiệp trong nước có quy mô lớn với sự đầu tư đồng bộ (Viettel, VNPT, CMC, FPT) và một nhóm các doanh nghiệp nhỏ cung cấp các ứng dụng hoặc dịch vụ. Theo báo cáo của ResearchMarket và TechSCI, thị trường điện toán đám mây (Cloud) của Việt Nam cuối năm 2020 đạt khoảng 200 triệu USD (4.600 tỷ đồng). Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm khoảng 20% thị phần các sản phẩm, dịch vụ điện toán đám mây trong nước (tương đương hơn 900 tỷ đồng), 80% thị phần còn lại do nhà cung cấp nước ngoài cung cấp (Google, AWS, Microsoft Azure,...). Với quy mô dân số ở Việt Nam và quỹ đạo tăng trưởng dữ liệu của quá chình chuyển đổi chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ của các Trung tâm dữ liệu, nơi đáp ứng yêu cầu lữu trữ, tính toán, xử lý dữ liệu ngày càng gia tăng của đất nước. Thị trường Trung tâm dữ liệu Việt Nam đã chứng kiến tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ qua, dựa trên sự bùng nổ dữ liệu thông qua điện thoại thông minh, trang mạng xã hội, thương mại điện tử, giải trí số, giáo dục số, thanh toán số và nhiều dịch vụ kỹ thuật số khác. Việc tăng trưởng dữ liệu được kích thích hơn nữa bằng việc áp dụng các công nghệ mới như Máy tính hiệu năng cao, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT),... Đối với hạ tầng kết nối Internet vạn vật. Cùng với sự bùng nổ của các công nghệ mới nổi, hiện nay người Việt Nam đã chủ động sử dụng điện thoại di động làm phương tiện giao tiếp giữa các thiết bị, giữa thiết bị và người với các mục đích như truyền dữ liệu data, hình ảnh... thông qua các gói cước di động thông thường mà nhà mạng đang cung cấp cho khách hàng, dẫn tới nhà mạng chưa quản lý được đầy đủ theo mục đích sử dụng của khách hàng. Việt Nam có hạ tầng viễn thông tốt, có các doanh nghiệp viễn thông mạnh có khả năng đầu tư trước về hạ tầng IoT để phủ sóng toàn quốc và quy hoạch đủ kho số, địa chỉ IP cho hàng tỷ thiết bị IoT, từ đó hạ tầng IoT sẽ là thị trường tiềm năng và sẽ tạo ra sự phát triển bùng nổ trong thời gian tới. Với ước tính 2,5-3 thiết bị IoT/người thì đến năm 2025, kết nối IoT tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 250-300 triệu kết nối và đến 2030, khi mạng 5G được phủ sóng toàn quốc thì số lượng này sẽ lên tới 800 triệu thiết bị.
- 30 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 3.2. Trao quyền xã hội Trao quyền xã hội là một trong những yếu tố đánh giá sự phát triển của kinh tế số trong cuộc sống của người dân, sự thay đổi nhận thức của người dân trong việc truy cập và sử dụng công nghệ số và khả năng khai thác triệt để tiềm năng của họ và bao gồm các chỉ số: Bản địa số hóa; Thu hẹp khoảng cách số; Sử dụng Internet của người dân; Tiêu dùng điện tử; Tài khoản tiền dựa trên điện thoại di động; Tương tác C2G (công dân-chính quyền); Giáo dục thời đại số; Kỹ năng CNTT-TT cá nhân. Nhận thức đóng vai trò quyết định trong kinh tế số. Chuyển đổi số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, qua đó giúp thu hẹp khoảng cách số thông qua việc phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Để nâng cao nhận thức về kinh tế số, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã chỉ đạo các địa phương thành lập và triển khai hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng ở mỗi khu phố, thôn, bản nhằm mục tiêu tuyên truyền để người dân nhận thức rõ, đúng, về chuyển đổi số, đồng thời đưa công nghệ số nhanh chóng lan tỏa đến mọi mặt của đời sống và đến từng người dân. Để chuyển đổi số thành công trong doanh nghiệp thì nhận thức về chuyển đổi số của chủ doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, họ chính là người “dẫn dắt” doanh nghiệp chuyển đổi số đúng hướng. Bên cạnh đó, nhận thức của người lao động cũng cần phải thay đổi, mỗi người phải nhận thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc chuyển đổi số. Người lao động phải nhận thức được nếu họ không thay đổi, không chủ động nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận công nghệ mới thì sẽ không đáp ứng được công việc và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như việc làm, thu nhập của chính bản thân mình để từ đó nỗ lực hơn, trách nhiệm hơn trong công việc. Để có thể thực hiện chuyển đổi số thành công thì yếu tố con người mang tính chất quyết định. Người dân Việt Nam có đặc điểm chăm chỉ với công việc, sẵn sàng vì nước, có lòng tôn quân thân thượng. Họ đồng thời cũng là những người can đảm cần cù, kiên quyết làm việc. Trong sự tiếp biến văn hóa, bên cạnh những mặt bảo lưu người Việt Nam cũng tiếp thu nhanh nhạy nhiều ưu điểm trong văn hóa của các vùng miền và nhanh chóng thích ứng với những trào lưu công nghệ mới. Đây chính là một trong những tiền đề quan trọng giúp Việt Nam có thể thành công trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế số. Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT thường xuyên được quan tâm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện; việc dạy và học tin học trong trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục và đào tạo có bước phát triển tích cực. Đội ngũ nhân lực của nhiều tỉnh thành phố trong cả nước hiện nay hiện nay: 100% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo tin học và các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc đạt 100%; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng internet để xư lý công việc đạt 100%. Tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức của nhiều tỉnh có chứng chỉ ứng dụng CNTT theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản trở lên theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT, ngày 11/3/2014 hoặc chứng chỉ tin học úng dụng A, B, C đã cấp, đạt gần 100%. 3.3. Chính sách pháp luật về chuyển đổi số tại Việt Nam Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3-6-2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Bên cạnh đó, chương trình cũng xác
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 31 định quan điểm: nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; người dân là trung tâm của chuyển đổi số; thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông “Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số.” và xác định giải pháp: “Khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế để tạo môi trường thuận lợi thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đô thị, các luật khác có liên quan và các văn bản dưới luật để tạo thuận lợi cho phát triển hạ tầng”. Quyết định số 749QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định giải pháp quan trọng là tập trung là phát triển hạ tầng số, nền tảng của phát triển kinh tế số, xã hội số. Ngoài ra, Luật Giao dịch điện tử 2005 sẽ được sửa đổi, bổ sung, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV, mở rộng phạm vi áp dụng tới tất cả hoạt động giao dịch điện tử của đời sống xã hội, tạo khung pháp luật thống nhất về hoạt động giao dịch điện tử trong các lĩnh vực để chuyển những giao dịch từ môi trường thực sang môi trường số. Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 cũng sẽ được Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung nhất là đối với các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, trò chơi có thưởng, bất động sản, kế toán, luật sư, công chứng, thương mại điện tử, giao dịch tiền ảo, tài sản ảo... để răn đe, ngăn ngừa và xử lý thích đáng các hành vi rửa tiền bất hợp pháp, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, mối quan hệ đầu tư quốc tế. Từ năm 2023, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi hay Luật Ngân hàng Nhà nước sẽ được Quốc hội xem xét sửa đổi để theo kịp thực tiễn đang đặt ra cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Như vậy có thể thấy chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thấy rõ sự cần thiết, quan điểm mục tiêu sửa đổi luật có liên quan nhằm thể chế hóa chủ trương đó của Đảng vừa chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vừa khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật trước sự phát triển nhanh của các công nghệ mới đang tác động hầu hết đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia và từng địa phương từng ngành và lĩnh vực, từng doanh nghiệp cụ thể. 4. Một số thách thức và hạn chế Hạ tầng số phục vụ Chính phủ số là một thành phần quan trọng trong Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông. Các thành phần của hạ tầng số phục vụ chính phủ số liên quan và tác động lẫn nhau, như kết nối liên thông phải đi cùng chia sẻ dữ liệu và phải được đảm bảo bởi pháp luật. Các thách thức có thể kể đến là
- 32 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 (1) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đang trong giai đoạn rà soát hoàn thiện. Luật Viễn thông và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được triển khai đồng bộ, nghiêm túc, đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về viễn thông ở nước ta, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa, đưa ngành viễn thông đạt được nhiều bước tiến, đóng góp rất lớn vào sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên, với sự chuyển dịch sang không gian số, phát triển kinh tế số, xã hội số; hạ tầng viễn thông đang dịch chuyển sang hạ tầng số; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ mở ra các không gian mới như Cloud, AI, IoT; Phân tích dữ liệu, Blockchain; sự phát triển bùng nổ thiết yếu của các nền tảng Chuyển đổi số; cũng như sự xuất hiện và phát triển của nhiều hình thức kinh doanh mới trên không gian số nên phát sinh các yêu cầu mới về quản lý mà Luật Viễn thông chưa bao trùm được. Ngoài ra, tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, mới chỉ có khái niệm “hạ tầng viễn thông”,“hạ tầng công nghệ thông tin”, mà chưa có đề cập chính thức về “hạ tầng số” cũng như các chỉ tiêu đánh giá, giải pháp thúc đẩy liên quan. (2) Hạ tầng băng rộng chủ yếu do nhà nước đầu tư. Hiện nay, Việt Nam có 70 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ băng rộng cố định, trong đó có 17 doanh nghiệp nhà nước, 01 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 52 doanh nghiệp tư nhân. Nhưng tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp tư nhân trong đầu tư băng rộng cố định chỉ chiếm 7,52%. (3) Chưa tạo niềm tin của doanh nghiệp trong việc sử dụng hạ tầng ảo hóa số nhất là hạ tầng điện toán đám mây. Mặc dù dịch vụ điện toán đám mây được xác định là mang lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng còn nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ về điện toán đám mây. Tỷ lệ cơ quan nhà nước sử dụng dịch vụ Cloud còn rất thấp. Báo cáo của OECD đã chỉ ra tiềm năng tiết kiệm chi phí cho các chính phủ nằm trong khoảng từ 25% đến 50% khi triển khai sử dụng dịch vụ điện toán đám mây trong đầu tư công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế số của Việt Nam còn vấp phải nhiều cản trở liên quan đến môi trường pháp lý và thể chế. Hiện nay, môi trường pháp lý và thể chế cho phát triển kinh tế số của Việt Nam còn yếu, chưa đồng bộ nên chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển kinh tế số. Một số vấn đề mà chính phủ Việt nam vẫn lúng túng khi có sự cố bất ngờ như giải quyết các vấn đề liên quan đến các hoạt động thương mại trực tuyến khi xảy ra đại dịch Covid 19, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dung qua thương mại điện tử, xử lý, giải quyết tranh chấp đất đai, xung đột về hoạt động, lợi ích của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh, thương mại và dân sự trên môi trường số. Sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp công nghệ số nước ngoài với tiềm lực mạnh, tạo ra những sản phẩm sáng tạo và hàm lượng công nghệ cao đang là thách thức lớn với các doanh nghiệp trong nước. Trong khi khả năng cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp trong nước còn hạn chế do quy mô của đa số doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, thiếu vốn và trình độ công nghệ thấp. Nhận thức của người dân và một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước về lợi ích cũng như thời cơ và thách thức của kinh tế số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội còn chưa đồng đều ở các cấp, các ngành. Vì vậy, việc đồng bộ cơ sở dữ liệu về kinh tế số còn manh mún và phân tán, chưa có sự kết nối, liên thông giữa các bộ, ngành, địa phương. 5. Một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái kinh tế số tại Việt Nam Phát triển kinh tế số nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Ở tầm vĩ mô, Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu điển hình như Báo cáo “Tương lai
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 33 kinh tế số Việt Nam: hướng đến năm 2030, 2045” trong Chương trình Aus4Innovation của Chính phủ Australia nhằm tăng cường các mối liên kết giữa hệ thống đổi mối sáng tạo của Australia và Việt Nam. Kinh tế số đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của thế giơi, của Việt Nam nói chung và các tỉnh thành phố nói riêng. 5.1. Tăng cường nhận thức về kinh tế số Kinh tế số và kinh tế tri thức có mối quan hệ biện chứng và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Hiện nay, các cơ quan tham mưu đang xây dựng dự thảo, lấy ý kiến trước khi hoàn thiện trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xem xét, ban hành ngay trong năm nay. Theo đó, dự kiến Nghị quyết sẽ đề ra các mục tiêu, giải pháp rất cụ thể để thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025 và 2030 trên các lĩnh vực như: Hạ tầng số, chính quyền số, kinh tế số, đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, những kết quả đạt được mới chỉ đặt nền móng bước đầu cho quá trình chuyển đổi số. Việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số vẫn còn nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng mạng thông tin của các cơ quan, đơn vị trong nhiều tỉnh thành còn yếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Người dân, doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm, sử dụng các hệ thống dịch vụ công; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tỷ lệ hồ sơ phát sinh trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4, nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung... chưa đạt mục tiêu. 5.2. Nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương đối với kinh tế số Vai trò của cơ quan chính quyền là quản lý, dẫn dắt nền kinh tế của mỗi tỉnh thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế. Đồng thời, là một thực thể xã hội thì chính quyền địa phương cũng là một bên tham gia chủ chốt đối với nền kinh tế địa phương. Trong vai trò dẫn dắt phát triển kinh tế số tại địa phương thì cơ quan chính quyền cần thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế số địa phương và Quản lý kinh tế số. Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế số cần được tiến hành theo cách tiếp cận khoa học hiện đại và thực tiễn cao, phù hợp nhất đối với địa phương. Các chính sách quản lý về kinh tế số như là các công cụ phục vụ việc tổ chức thành công chiến lược phát triển kinh tế số. Đo lường kinh tế số và chính sách thuế đối với kinh tế số là một vấn đề phức tạp, vì vậy, việc xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý kinh tế số đòi hỏi một nỗ lực rất lớn, tránh một quan niệm đơn giản về đo lường và chính sách thuế đối với kinh tế số. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tham gia tiên phong trong các hoạt động kinh tế số tại địa phương. Sự tham gia của chính quyền địa phương thể hiện như cải tiến quy trình bồi dưỡng nghiệp vụ về kinh tế số, bồi dưỡng năng lực chuyên môn “tinh thông nghiệp vụ” và phẩm chất đạo đức “tận tâm phục vụ nhân dân” đối với cán bộ địa phương là một hoạt động có tính bền vững. 5.3. Phát triển nguồn nhân lực kinh tế số Trong bối cảnh Việt Nam với trình độ phát triển kinh tế chưa cao nên vẫn thiếu vắng các chuyên gia kinh tế cao cấp, những người có đủ kiến thức và kỹ năng đa lĩnh vực ( khoa học, công nghệ, kinh tế, quản lý xã hội..) để định hình phát triển kinh tế số. Việc xây dựng một đội ngũ chuyên gia tư vấn kinh tế số là rất cần thiết. Mỗi tỉnh thành trong cả nước cần tổ chức hình thành một nhóm cộng tác các chuyên gia cao cấp thuộc các lĩnh vực liên quan như khoa học, công nghệ, kinh tế và quản lý để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế số cho tỉnh trong trung và dài hạn. Kế hoạch trung hạn cũng là một trong những tiền đề để xây dựng chiến lược phát triển trong dài hạn.
- 34 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 5.4. Nâng cao năng lực kinh tế số đối với lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo doanh nghiệp. Thành phần chủ chốt của sự phát triển kinh tế số là các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quyết tâm và nỗ lực tự đào tạo về kinh tế số của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định trong việc tạo động lực triển khai và ứng dụng các thành phần kinh tế số. Các cấp chính quyền cần phối hợp với các doanh nghiệp để nâng cao kiến thức và kỹ năng về kinh tế số cho các lãnh đạo doanh nghiệp. Hệ thống CNTT và công nghệ cao liên quan trong kinh tế số thường đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định để được phổ biến và sau đó mới phát huy được hiểu quả như thiết kế. Vì vậy, để rút ngắn khoảng thời gian công nghệ được phổ biến và ngấm trong doanh nghiệp, việc đầu tư đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên, người lao động về các thành phần kinh tế số tại doanh nghiệp cần được tiến hành đồng thời (nếu không nói là đi trước một bước) việc đầu tư triển khai và ứng dụng CNTT và công nghệ cao thuộc kinh tế số. Đầu tư đào tạo về công nghệ cao và về kinh tế số đối với người lao động cần có xu thế tăng dần theo thời gian và hoạt động nâng cao trình độ của người lao động cần được xác định như một loại lao động trong doanh nghiệp. Tóm lại, kinh tế số đã trở thành xu thế phát triển tất yếu đối với các nền kinh tế trên thế giới. Kinh tế số bao gồm rất nhiều loại hình kinh tế mới và đa dạng, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và cơ hội việc làm cho người lao động. Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong việc chuyển đối để hướng tới nền kinh tế số, phát huy những lợi thế về nguồn nhân lực trẻ và nhiều tiềm năng, đó cũng là những tiền đề quan trọng giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] E. B. B. Ravikumar Ghiath Shabsigh,Khaled AlAjmi,Jose Deodoro,Aquiles Farias,Ebru S. Iskender,Alin T. Mirestean,Rangachary, “Powering the Digital Economy: Opportunities and Risks of Artificial Intelligence in Finance,” IMF. https://www.imf.org/en/Publications/Departmental-Papers-Policy-Papers/ Issues/2021/10/21/Powering-the-Digital-Economy-Opportunities-and-Risks-of-Artificial-Intelligence-in- Finance-494717 (accessed Sep. 11, 2022). [2] R. Bukht and R. Heeks, “Defining, conceptualising and measuring the digital economy,” Dev. Inform. Work. Pap., no. 68, 2017. [3] M. G. Jacobides, A. Sundararajan, and M. Van Alstyne, “Platforms and ecosystems: Enabling the digital economy,” in World Economic Forum Briefing Paper. World Economic Forum: Switzerland, 2019. [4] E. K. Karpunina, E. A. Okunkova, E. V. Sazanova, N. N. Gubernatorova, and E. S. Tishchenko, “The ecosystem of the digital economy: a new approach to the study of structural features and content,” in Institute of Scientific Communications Conference, 2020, pp. 497-508. [5] E. Bessonova, Y. Kelesh, and A. Babichev, “Shaping an effective ecosystem of the regional digital economy in the context of uneven digital development,” in International Conference on Comprehensible Science, 2022, pp. 207-218. [6] Hà Quang Thụy, Phan Xuân Hiếu (2020), Kinh tế số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam, Tạp chí Công thương (2020,12) [7] Vial, G., Understanding Digital Transformation: A Review and a Research Agenda,” The Journal of Strategic Information Systems, 28 (2) (2019) 118-144. [8] Siebel, T.M. - Pham Anh Tuan, Digital Transformation: Survive and Thrive in an Era of Mass Extinction, Ho Chi Minh City General Publishing House, 2020 (in Vietnamese).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Nền kinh tế số những vấn đề lý luận và thực tiễn
634 p | 73 | 30
-
Nền kinh tế số và những vấn đề lý luận và thực tiễn - Kỷ yếu hội thảo: Phần 2
372 p | 19 | 12
-
Lượng giá kinh tế các giá trị tài nguyên được cung cấp từ các hệ sinh thái biển Việt Nam
4 p | 154 | 9
-
Giáo dục đại học đối với thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế số
10 p | 36 | 8
-
Hệ sinh thái số và chuyển đổi số tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam
10 p | 36 | 6
-
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật: Số 28/2019
150 p | 55 | 6
-
Lượng hóa giá trị kinh tế của các hệ sinh thái: Công cụ quản lý bền vững tài nguyên và môi trường ở Việt Nam
3 p | 87 | 6
-
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 p | 100 | 5
-
Phát triển ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy chuỗi giá trị sản xuất đồ gỗ xuất khẩu
12 p | 26 | 5
-
Cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình kinh tế sinh thái: Nghiên cứu áp dụng cho khu vực Tây Nguyên
9 p | 95 | 4
-
Trường Đại học kiến trúc Đà Nẵng góp phần cùng Đà Nẵng phát triển thành đô thị hiện đại trên nền tảng kinh tế số
8 p | 25 | 3
-
Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng: Số 82
72 p | 46 | 3
-
Mô hình hệ kinh tế sinh thái gia trại bền vững trên dải cát ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
11 p | 46 | 3
-
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật: Số Đặc biệt
237 p | 54 | 3
-
Đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn sinh học nông-lâm (Circular Bioeconomy) áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 3 | 1
-
Phát triển kinh tế biển tổng hợp tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng
7 p | 2 | 1
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
3 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn