intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Nền kinh tế số những vấn đề lý luận và thực tiễn

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:634

74
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia "Nền kinh tế số những vấn đề lý luận và thực tiễn" trình bày các nội dung chính sau: Lý luận chung và các quan điểm về nền kinh tế số; Các công nghệ cốt lõi thúc đẩy chuyển đổi số; Động lực phát triển hệ sinh thái số. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Nền kinh tế số những vấn đề lý luận và thực tiễn

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KINH TẾ SỐ KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA NỀN KINH TẾ SỐ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÀ NỘI, THÁNG 10/2020
  2. 1 LỜI GIỚI THIỆU Kinh tế số có thể hiểu là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, bao gồm tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, lưu thông hàng hóa, vận tải, logistic, tài chính ngân hàng… Nền kinh tế số có đặc trưng là các quy luật vận hành được đổi mới, hoặc thậm chí chưa từng xuất hiện trước đây, tốc độ thay đổi nhanh và đặc biệt là tính kết nối giữa các thành phần trong nền kinh tế rất lớn. Trong những năm qua, kinh tế số Việt Nam đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội. Đảng và Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tạo hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế số còn chưa đồng đều giữa các lĩnh vực kinh tế khác nhau, giữa các vùng miền khác nhau, nhận thức về kinh tế số chưa đồng đều trong xã hội, sự kết nối của các thành phần kinh tế chưa cao, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhằm tạo ra một diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu cùng các giảng viên và nghiên cứu sinh trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến nền kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề “Nền kinh tế số: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Hội thảo đã được các nhà khoa học và các doanh nghiệp hết sức quan tâm, nghiên cứu và gửi bài. Qua quá trình phản biện độc lập của hai nhà khoa học cho mỗi bài viết và quá trình biên tập, kỷ yếu hội thảo đã lựa chọn được các bài viết có chất lượng cao, được phân chia thành 03 phần: + Phần 1: Lý luận chung và các quan điểm về nền kinh tế số Tập hợp các bài viết mang tính chất lý luận chung về nền kinh tế số, những cơ hội, thách thức, những bài học kinh nghiệm trong chuyển đổi số và nền kinh tế số trên thế giới và ở Việt Nam. + Phần 2: Các công nghệ cốt lõi thúc đẩy chuyển đổi số Các bài viết trong phần này thể hiện những công nghệ hiện tại và tương lai của chuyển đổi số, của nền kinh tế số trong các lĩnh vực khác nhau. Việc ứng dụng của các công nghệ trong thực tiễn đối với các lĩnh vực đang chuyển đổi số. + Phần 3: Động lực phát triển hệ sinh thái số Nội dung của các bài viết trong phần này phản ánh các vấn đề có liên quan đến nền kinh tế số và chuyển đổi số, đánh giá các mặt ứng dụng của công nghệ trong quá trình chuyển đổi số các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, ngân hàng tài chính, marketing… Trong quá trình biên tập kỷ yếu hội thảo sẽ không tránh khỏi có những sơ xuất, Ban biên tập kỷ yếu mong nhận được các đóng góp của các nhà khoa học và các quý vị. Xin trân trọng cảm ơn! TM BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU TS. Nguyễn Trung Tuấn Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số
  3. 2
  4. 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 PHẦN 1 – LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ NỀN KINH TẾ SỐ 11 PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM TRONG KHUNG CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 13 PGS.TS Hàn Viết Thuận Trường Đại học Kinh tế quốc dân CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CHUYỂN ĐỔI NỀN KINH TẾ SỐ 24 TS. Ngô Tuấn Anh Đại học Kinh tế quốc dân PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM 34 TS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết, ThS. Phạm Văn Minh Viện CNTT&Kinh tế số - ĐH Kinh tế Quốc dân MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 52 TS. Hồ Thanh Thủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NỀN KINH TẾ SỐ: THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI VỚI VIỆT NAM 63 ThS. Trần Thị Thu Hương Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM 73 PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp, CHV. Tống Thế Sơn Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội NHỮNG BÀI HỌC VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG, CƠ HỘI ỨNG DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 85 ThS. Vũ Hưng Hải, ThS. Nguyễn Quỳnh Mai, TS. Phạm Xuân Lâm Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  5. 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ SỐ 101 ThS. Trần Thị Mãn Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NHẰM ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ SỐ 113 ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai, ThS. Đặng Thị Mai Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên PHẦN 2 - CÁC CÔNG NGHỆ CỐT LÕI THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ 123 ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY - CÔNG NGHỆ CỐT LÕI THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 125 ThS. Phạm Văn Minh, TS. Phạm Xuân Lâm, ThS. Đặng Đình Hải Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TỔNG QUAN VỀ DỮ LIỆU LỚN (BIG DATA) VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 133 ThS. Lê Triệu Tuấn Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông TS. Phạm Minh Hoàn Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân PHÁT TRIỂN TIỀN KỸ THUẬT SỐ VÀ CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG SỐ TRONG GIAI ĐOẠN NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 145 PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 157 TS. Đoàn Quang Minh Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ỨNG DỤNG PHẦN MỀM JUPYTER NOTEBOOK DÙNG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PYTHON ĐỂ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU KINH TẾ TRONG THỜI ĐẠI KINH TẾ SỐ 167 TS. Trần An Quân Phòng kinh doanh - quản lý dự án, Công ty TNHH Truyền Số Liệu Lotte Việt Nam
  6. 5 ỨNG DỤNG KHOA HỌC DỮ LIỆU TRONG NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH 179 ThS. Cao Thị Thu Hương, ThS. Tống Minh Ngọc Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN KỸ THUẬT SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM 188 TS. Đặng Hương Giang Khoa Tài chính Ngân hàng – ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp AN NINH KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 202 Trần Thái Hưng, Vũ Công Chính Học viện An ninh nhân dân VAI TRÒ CỦA BLOCKCHAIN TRONG VIỆC ĐÁP ỨNG CÁC MỤC TIÊU CHÍNH TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG: BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 213 ThS. Phạm Trần Minh Trang Khoa Đầu tư, Trường Đại học Kinh tế quốc dân PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CẦN THIẾT - YẾU TỐ THÚC ĐẨY QUẢ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP 225 ThS. Trần Thị Mỹ Diệp, ThS. Tống Thị Minh Ngọc Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TS. Nguyễn Thị Huyền Viện Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà nội CÔNG NGHỆ AI VÀ PHẦN MỀM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN 238 Nguyễn Minh Ngọc Đại học Tài chính - Marketing, Thành Phố Hồ Chí Minh Lê Đình Dũng Công ty cổ phần Reesoft, Thành Phố Hồ Chí Minh THÁCH THỨC ĐE DỌA AN NINH MẠNG TRONG NỀN KINH TẾ SỐ VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ 246 Phạm Minh Duyên Học viện An ninh nhân dân, Bộ Công an
  7. 6 PHẦN 3 - ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI SỐ 260 ĐIỀU TRA THÓI QUEN SỬ DỤNG ỨNG DỤNG ĐIỆN TỬ TRONG THANH TOÁN CỦA NGƯỜI VIỆT 262 TS. Trần Quang Yên, Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Trần Nho Cương, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Sinh viên: Phùng Thị Hà, Ngô Thị Ngọc Ánh, Lê Ngọc Hưng, Mai Thanh Loan, Dương Thế Phương, Phạm Nguyễn Hoàng Phương, Hoàng Tuấn Thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: TRƯỜNG HỢP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 276 ThS. Trần Thị Mỹ Diệp, TS. Nguyễn Trung Tuấn, TS. Trần Thị Thu Hà Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, ĐH KTQD NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG THÚC ĐẨY MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM TRƯỚC THỀM CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 292 TS.GVC Trịnh Hoài Sơn Viện CNTT & Kinh tế số, Đại học Kinh tế Quốc dân XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TRỰC QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ: NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TẠI NGÂN HÀNG DẦU KHÍ TOÀN CẦU VIỆT NAM 301 TS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết, ThS. Trần Dũng Khánh Viện CNTT&Kinh tế số - ĐH Kinh tế Quốc dân HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH MỚI 319 ThS. Nguyễn Phạm Anh , TS. Ngô Tuấn Anh Đại học Kinh tế Quốc dân PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG SỐ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 329 TS. Nguyễn Thị Trúc Phương Khoa Tài chính Kế toán, Trường ĐH công nghiệp thực phẩm TPHCM TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CÁC BƯỚC CHUYỂN ĐỔI ĐỐI VỚI NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 337 Nguyễn Lê Đình Quý, Đại học FPT Mai Xuân Bình, Trần Thanh Hải Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Duy Tân
  8. 7 CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH BỔ SUNG CỔ PHIẾU (SEO) VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA SEO LÊN THỊ GIÁ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ 345 ThS. Phan Phước Long, Khoa hệ thống thông tin Kinh tế, Học viện Tài chính TS. Nguyễn Trung Tuấn, TS. Phạm Minh Hoàn Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ÁP THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ SỐ 363 TS. Nguyễn Thanh Huyền Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ HÓA ĐỐI VỚI VAI TRÒ KIỂM TOÁN VIÊN 371 PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Đại học Ngoại thương GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỐI VỚI THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG NỀN KINH TẾ SỐ 383 GVC. Nguyễn Văn Thư Viện Công nghệ thông tin & Kinh tế số - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN NHÓM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC KHÁCH HÀNG ĐANG SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 393 Lê Ngọc Huyền, VP Bank TS. Nguyễn Trung Tuấn Viện CNTT & Kinh tế số, Trường Đại học kinh tế Quốc dân NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 407 ThS. Phạm Thị Quỳnh Chi Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Phân viện miền Nam. XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH ĐẾN NGÀNH TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG VIỆT NAM 419 ThS. Phùng Thị Hồng Gấm, ThS. Trần Thị Tuyết Vân ĐH Ngân hàng TP HCM
  9. 8 PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG HIỆN ĐẠI TRONG GIÁO DỤC THÔNG MINH THỜI KÌ 4.0 431 TS. Tống Thị Hảo Tâm, ThS. Trần Thị Mỹ Diệp, TS. Phạm Minh Hoàn, ThS. Nguyễn Hồng Quân, ThS. Vương Thị Xuân Hương Đại học Kinh tế quốc dân TS. Phùng Duy Khương, Đại học FPT Phùng Thị Anh Vũ, Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội SỬ DỤNG MICROSOFT FORMS ĐỂ HỖ TRỢ MỘT CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP KẾT HỢP THEO GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO THÔNG MINH 451 ThS. Trần Thị Bích Hạnh Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế quốc dân SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CHO CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 463 TS. Trương Đình Đức, Phòng Truyền thông ThS. Lưu Minh Tuấn, Viện CNTT & Kinh tế số ThS. Lê Văn Thụ, Khoa Khoa học Quản lý Trường Đại học Kinh tế Quốc dân VAI TRÒ CỦA TOÁN HỌC TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỜI ĐẠI KINH TẾ SỐ 477 ThS. Trần Thị Bích Hòa Trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng XU HƯỚNG INTERNET OF THINGS VÀ NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 486 Trần Thùy Linh Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ SỐ 495 TS. Trần Thị Kim Nhung Viện CNTT & Kinh tế số, Đại học Kinh tế quốc dân MARKETING TRONG CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ DỰA TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ SỐ 509 PGS. TS Trương Đình Chiến Khoa Marketing, trường Đại học KTQD
  10. 9 CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 523 Trương Thị Hoài Linh Viện ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (EVN) VỚI ĐẢM BẢO AN NINH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA TRONG KỶ NGUYÊN KỸ THUẬT SỐ 535 Văn Công Vũ, Nguyễn Lê Thu Hiền Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN PHÂN LOẠI RANDOM FOREST TRONG HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN BỆNH TIM MẠCH 547 ThS. Nguyễn Quỳnh Mai, ThS. Tống Thị Minh Ngọc, Sv. Trần Thị Hoa Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CỦA CÁC CÔNG TY VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 557 ThS. Phùng Tiến Hải, Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Trần Nho Cương, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Sinh viên: Ngô Thị Ngọc Ánh, Lê Ngọc Hưng, Phùng Thị Hà, Mai Thanh Loan, Dương Thế Phương, Phạm Nguyễn Hoàng Phương, Hoàng Tuấn Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NÔNG THÔN TỪ “MÔ THỨC O2O” CHO ĐẶC SẢN VÙNG - MÔ HÌNH “KILOMET CUỐI CÙNG” CỦA TRUNG QUỐC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM 573 TS. Trần Quang Yên, Đại học Kinh tế quốc dân NCS. Trần Nho Quyết, Du học sinh Trung Quốc MOBILE MONEY TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM 585 TS. Nguyễn Văn Tuấn Khoa tài chính kế toán, Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố HCM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TẬP TRUNG ĐẦU TƯ VÀO CỒNG NGHỆ CHUYỂN ĐỔI SỐ 596 TS. Lê Văn Hải Đại học Ngân hàng Thành phố HCM
  11. 10 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 610 TS. Lương Văn Hải Khoa Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Mở Hà Nội ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 618 ThS. Lê Đức Thọ, CN. Cao Thị Hồng Thêu Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
  12. 11 PHẦN 1 – LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ NỀN KINH TẾ SỐ
  13. 12
  14. 13 PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM TRONG KHUNG CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 PGS.TS Hàn Viết Thuận Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Trong những năm gần đây dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, nền kinh tế thế giới đã chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế số (Digital economy). Kinh tế số xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong toàn bộ cơ cấu của nền kinh tế quốc dân của các quốc gia. Tại Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, nền kinh tế số chiếm khoảng 45%-50% GDP. Trong các nước OECD kinh tế số chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực lượng lao động. Các nhà khoa học ước tính đến khoảng năm 2030 các nước phát triển đều trở thành các nền kinh tế thông minh, kinh tế số. Bài viết này đề cập đến nền kinh tế số trên thế giới và ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các trụ cột của nền kinh tế số trong khung cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Từ khóa: Cách mạng 4.0, Kinh tế số, CNTT&TT, Phát minh sáng chế, Giáo dục quốc dân, Đào tạo nguốn nhân lực kinh tế số 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NỀN KINH TẾ SỐ Từ thập kỷ 80 đến nay do tác động của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, nền kinh tế thế giới đã trải qua giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế số. Chưa bao giờ vai trò của tri thức, của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội lại trở nên quan trọng như ngày nay. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát triển của nền kinh tế này như Kinh tế thông tin - Information economy (M.U. Porta, 1977), Kinh tế mạng - Network Economics (A. Nagurney, 2002), Kinh tế dựa vào tri thức - Knowledge based economy (B.Godin, 2006), Kinh tế mới - New economy (B.Godin, 2008). Kinh tế tri thức - Knowledge economy (Stehr,Nico; Mast, Jason L. 2012), Kinh tế số - Digital economy (S.G. Carmichael, 2016). Tuy có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng chúng đều có chung một nội hàm cơ bản nhất là "nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Đó là nền kinh tế trong đó kiến thức được lĩnh hội, sáng tạo, phổ biến và vận dụng để thúc đẩy phát triển trên nền tảng công nghệ số" [20].
  15. 14 Nền kinh tế số là tên gọi chung khá thông dụng hiện nay và được bàn luận đến một cách sôi nổi, nhất là từ khi có sự phổ cập rộng rãi của Internet và sự hình thành xa lộ thông tin toàn cầu. M.U Porat trong bài báo “The Information Economy: Definition and Measurement” (Kinh tế thông tin: định nghĩa và đo lường) (M.U Porat, 1977) đã đưa ra khái niệm kinh tế thông tin và sự đo lường hoạt động thông tin trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động thông tin được định nghĩa bao gồm những ngành nghề cụ thể có chức năng chính là sản xuất, xử lý, truyền đạt thông tin có giá trị kinh tế cao. Anna Nagurney tại Đại học Massachusets trong bài báo “Network Economics: An Introduction” (Kinh tế mạng: Nhập môn) (A. Nagurnay, 2002) đã chỉ ra rằng “Trong suốt chiều dài lịch sử, hệ thống các mạng kỹ thuật đã đóng vai trò là nền tảng để kết nối con người với nhau và liên kết các hoạt động của họ. Sự nghiên cứu về mạng, về bản chất phải theo qui mô liên ngành do mức độ rộng lớn của chúng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ như toán ứng dụng, khoa học máy tính, khoa học kỹ thuật với các ứng dụng đa dạng trong kinh tế, tài chính, và thậm chí cả sinh học” Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ nền kinh tế kỹ thuật số là N. Negroponte vào năm 1994 trong bài báo Bits and Atoms (Bit và nguyên tử) N. Negroponte là một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Massachusetts, là người đầu tiên đã nhấn mạnh một sự thay đổi cơ bản trong nền tảng của sản xuất xã hội. Đó là sự chuyển đổi từ chế biến nguyên tử sang xử lý bit và phác thảo ra những đặc điểm cơ bản của mô hình kinh doanh mới - thực tế ảo (Negroponte, 1994). Tiếp đó, nhà khoa học Don Tapscott trong bài báo “The Digital Economy: Promise and Peril in Age of Networked Intelligence” (Nền kinh tế kỹ thuật số: Hứa hẹn và thách thức trong kỷ nguyên kết nối mạng) đã mô tả kỷ nguyên của nền kinh tế kỹ thuật số như một hiện tượng cách mạng, kết hợp các hình thức phát triển mới của truyền thông, công nghệ máy tính, cũng như quảng bá thông tin theo thứ tự để tạo ra một hình thức tương tác toàn cầu trong xã hội và toàn thế giới (D. Tapscott, 1996). Anderson và Wladawsky-Berger trong bài báo “The 4 things it takes to succeed in the digital economy” (4 điều cần thiết để thành công trong kinh tế số) (Anderson L, Wladawsky-Berger I, 2016) đã nhận định “ các chuyển đổi kỹ thuật số đã đạt đến điểm bùng phát. Kỹ thuật số không chỉ là một phần của nền kinh tế mà bản thân nó đã trở thành một nền kinh tế “. Hai ông cũng chỉ ra 4 yếu tố đảm bảo sự thành công của nền kinh tế số là (1)- Đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, (2)- Thường xuyên cải tiến sản phẩm, (3)- Có
  16. 15 chiến lược phát triển trong một thế giới kết nối và (4)- Có sự đổi mới hợp tác trong kinh doanh. Giáo sư Klaus Schwab - người sáng lập và Chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong tác phẩm “The Fourth Industrial Revolution” thì khẳng định rằng chúng ta đang bắt đầu một cuộc cách mạng về cơ bản thay đổi cuộc của chúng ta. Đó là cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ông khẳng định: “Các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã giải phóng con người khỏi sức mạnh cơ bắp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, được đặc trưng bởi một loạt các công nghệ mới đang hợp nhất thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học, tác động đến tất cả các ngành, đến các nền kinh tế và các ngành công nghiệp”(K.Schwab, 2017) Khía cạnh tiêu cực của nền kinh tế số cũng được các nhà khoa học đề cập đến. Don Tapscott và Alex Tapscott trong bài báo “The Impact of the Blockchain Goes Beyond Financial Services” (Tác động của Blockchain vượt ra ngoài các dịch vụ tài chính” đã lưu ý sự tồn tại của các mối đe dọa liên quan đến nền kinh tế số: trong khi nền kinh số tạo ra những cơ hội quan trọng cho các công ty, thì nó cũng tạo ra những thách thức về an ninh mạng và sự vi phạm sở hữu trí tuệ Nhà nghiên cứu người Nga S. Perinov ở Viện kinh tế và kỹ thuật Novosibirsk đưa ra khái niệm cơ chế kinh tế thứ ba trong bài báo “Internet Technologies for Society and Economy” (Công nghệ Internet cho xã hội và kinh tế)(S. Perinov, 2002). Ông cho rằng “Giai đoạn hiện tại của công nghệ Internet giúp triển khai rộng rãi hơn cái gọi là loại cơ chế kinh tế thứ ba, mà trước đây chỉ có thể hoạt động trong các nhóm nhỏ người. Hình thức điều chỉnh thứ ba này không sử dụng tín hiệu giá của thị trường hoặc các mệnh lệnh của hệ thống phân cấp, và do đó nó không thể được mô tả bởi các khái niệm kinh tế phổ biến. Do đó, các công cụ lý thuyết nên bổ sung thêm mô hình mạng lưới các qui định kinh tế xã hội mới. Điểm mấu chốt ở đây là khái niệm về sự tương tác thông tin giữa các tác nhân. Bằng cách mô tả thế giới kinh tế theo các tương tác thông tin, người ta có thể có mô hình thống nhất của một nền kinh tế nơi tất cả các loại cơ chế điều tiết cùng tồn tại và được coi là trường hợp cụ thể của một sơ đồ điều tiết chung” Vai trò của tương tác mạng cũng trong nền kinh tế hiện đại được đề cập đến trong các tác phẩm của PL Bernstein (1998), A. Nagurney, J. Loo, J. Đồng, D. Zhang (2002); Zhang, Dong và Nagurney (2003) và P. Nijkamp (2003) và nhiều nhà nghiên cứu khác. Ở Việt Nam, GS.TSKH Phan Đình Diệu- Viện trường đầu tiên của Viện khoa học tính toán và điều khiển (nay là Viện CNTT thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) là một trong những người đầu tiên công bố các nghiên cứu về lĩnh vực này. Trong bài
  17. 16 “Kinh tế tri thức và con đường hội nhập của chúng ta” (Phan Đình Diệu, 2002) tác giả đã nhận định: “Trong thế kỷ 20, khoa học và công nghệ đã liên tục phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu có ý nghĩa cách mạng trong khắp các lĩnh vực. Những thành tựu khoa học to lớn đó đã cung cấp cho con người những nhận thức hoàn toàn mới về thế giới vật chất, về sự sống, và đặc biệt về chính hệ thống kinh tế và xã hội của loài người; đã làm cơ sở cho hàng loạt những phát minh công nghệ kỳ diệu đưa đến những cải tiến và đổi mới liên tục nền sản xuất của xã hội; và những cải cách cơ cấu tổ chức, phương thức quản lý, những phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường trong từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu” GS. Đặng Hữu trong tác phẩm “Phát huy năng lực sáng tạo, xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia để hội nhập vào xu thế phát triển kinh tế tri thức toàn cầu” (Đặng Hữu, 2006) đã đưa ra các khái niệm về kinh tế tri thức và các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế này. Các đặc trưng đó là: chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, ứng dụng CNTT rộng rãi trong mọi lãnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước, các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển, xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá, xã hội thông tin là một xã hội học tập…vv GS.TSKH Hồ Tú Bảo trong bài “Kinh tế tri thức ở Việt Nam?” (Hồ Tú Bảo, 2010) đã đặt ra và lý giải hai câu hỏi: Kinh tế tri thức là gì? Việt Nam có cần kinh tế tri thức không và nếu có sẽ gặp những thách thức nào? Tác giả cho rằng “Kinh tế tri thức là con đường ta cần đi và đi càng sớm càng tốt. Có những nghiên cứu chỉ ra kinh tế tri thức đã xuất hiện ở Việt Nam qua sự phát triển CNTT&TT. Theo đuổi khoa học hiện đại và công nghệ cao là một cách ta cần làm trong kinh tế tri thức, nhưng không phải duy nhất” Tác giả cũng đưa ra các đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức bao gồm: (a)-tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn vốn cơ bản có vai trò quyết định của sản xuất, (b)- trong nền kinh tế tri thức, sản xuất công nghệ (technological production) là hình thức sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất, (c)- lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất. Nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam đều khẳng định vai trò quan trọng và sự cần thiết của kinh tế số trên con đường phát triển và hội nhập của đất nước. 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ SỐ TRÊN THẾ GIỚI Ngân hàng thế giới [20] đã khẳng định: “Các công nghệ kỹ thuật số đang cho phép các quốc gia tăng tốc phát triển kinh tế xã hội, đưa người dân của họ đến gần hơn với các dịch vụ và cơ hội việc làm, và xây dựng một tương lai tốt hơn. Đổi mới kỹ thuật số đang thay đổi hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế bằng cách giới thiệu các mô hình kinh doanh
  18. 17 mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới và cuối cùng là những cách thức mới để tạo ra giá trị và việc làm. Hậu quả của quá trình chuyển đổi này đã được nhìn thấy: năm 2016 nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu chiếm 11,5 nghìn tỷ đô la, tương đương 15,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới - con số này sẽ đạt 25% trong chưa đầy một thập kỷ Sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức ở các quốc gia tiên tiến hiện nay (chủ yếu là các nước thuộc G20) là nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây được coi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ hiện đại như: Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tế ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, điện thoại di động, dữ liệu lớn (Bag Data) v.v. để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Do tính chất “số” của thời đại, trong nền kinh tế này, người ta không chỉ quan tâm đến thế giới thực (cái đang là) mà còn quan tâm đến thế giới có thể có (cái sẽ là). Trong nền kinh tế số, tồn tại nhiều “doanh nghiệp tri thức” (Knowledge Business), ở đó không còn ranh giới giữa khoa học và sản xuất, giữa phòng thí nghiệm và công xưởng. Người ta cùng một lúc đảm nhiệm việc nghiên cứu và sản xuất, đó là đôi ngũ công nhân tri thức (Knowledge Worker). Điển hình của hình thức doanh nghiệp này có thể kể đến như Microsoft, Nescape, Yahoo, Dell, Cisco. Đối với các doanh nghiệp này, việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghệ hiện đại góp phần tạo nên các khu công nghệ cao (High-Tech Park) mà Thung lũng Silicon (Silicon Valley, San Francisco) là một ví dụ điển hình. Ở đây có các trường đại học và các tập đoàn công nghệ lớn như Facebook, Yahoo, Google, Apple Computer, Intel, Sisco Systems, eBay. Trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, sự xuất hiện của “Bitcoin” (tiền ảo) và “Blockchain” (chuỗi khối liên kết) giống như một phương tiện và cách thức thanh toán thương mại điện tử đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển của kinh tế số, giúp chống lại các rủi ro trong thay đổi dữ liệu (Data) và hiện tượng “Double spending” (chi tiêu gian lận - hai lần), góp phần nâng cao tính bảo mật của thông tin và các giao dịch thương mại trên mạng. Để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế số, nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp tri thức, trong đó ưu tiên xây dựng các công viên khoa học hiện đại, các “ thành phố thông minh hay “ thành phố số” làm nòng cốt. 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM Trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh [3]. Năm 2007, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 17,7 triệu người. Đến năm 2017, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng lên mức 64 triệu, xấp xỉ 67% dân số. Dựa trên số liệu của tập đoàn Miniwatts Marketing, Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2