intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới - Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:486

19
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới - Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2 trình bày các bài viết như Điều hành chính sách tài chính – tiền tệ ở việt nam trong bối cảnh mới; vai trò của bảo hiểm đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam; các yếu tố tác động đến nợ xấu: bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng Việt Nam;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới - Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 2

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI ThS. Hoàng Thị Hồng Đào, TS. Hoàng Hải Bắc TÓM TẮT Trong 2 năm 2020 – 2021 cũng như 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù bị tác động bởi nhiều diễn biến bất thường trên thế giới: đại dịch Covid-19, xung đột quân sự tại Ucraina, lạm phát toàn cầu tăng cao, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng vào loại cao trong khu vực, lạm phát được kiềm chế. Song, thực tiễn diễn biến vĩ mô trong và ngoài nước đang đặt ra những thách thức lớn trong bối cảnh mới đối với hoạt động ngân hàng phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới. Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và đánh giá dựa trên nguồn tư liệu và số liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng của Việt Nam, đưa ra một số nhận xét, tập trung làm rõ những nội dung nói trên của Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị có liện quan góp phần phát triển bền vững nền kinh tế nước ta. Từ khóa: chính sách tài chính, chinh sách tiền tệ, chỉ tiêu chủ yếu ABSTRACT MONITORING FINANCIAL AND MONETARY POLICIES IN NEW ECONOMIC ENVIRONMENT IN VIETNAM In the 2 years of 2020 - 2021 as well as the first 6 months of 2022, despite being affected by many unusual developments in the world: the Covid-19 pandemic, military conflicts in Ukraine, high global inflation, but Vietnam's economy continues to grow at a high rate in the region, and inflation is contained. However, the reality of macroeconomic developments at home and abroad is posing great challenges in the new context for banking activities to promote the role of promoting Vietnam's economic growth in the coming time. The article is about practice, the author uses qualitative research methods, analyzes and evaluates based on documents and secondary data of Vietnamese authorities, makes some comments. Focusing on clarifying the above-mentioned contents of Vietnam and making some relevant recommendations to contribute to the sustainable development of our economy. Keywords: financial policy, monetary policy, key indicators 1. MỞ ĐẦU Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ là hai chính sách kinh tế vĩ mô có vị trí quan trọng nhất trong điều hành thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của mỗi quốc gia cũng như tại Việt Nam. Điều hành hai chính sách này phụ thuộc lớn vào diễn biến kinh tế trên thế giới, diễn biến trong nước. Tích tụ và tích lũy những tác động phức tạp của thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là lạm phát, lãi suất; giá dầu thô, khí đốt, nguyên liệu thô,…cùng đại dịch Covid-19 ở trong nước từ đầu năm 2020 đến nay, nhưng nhìn vào các chỉ số thống kê các dòng chu chuyển vốn cho thấy bức tranh thị trường tài chính Việt Nam vẫn sáng sủa, tác động tích cực và tác động hàng đầu đến tăng trưởng kinh tế. Bài viết tập trung làm rõ những tác động của thị trường quốc tế, kinh tế vĩ mô trong nước đến điều hành hai chính sách nói trên trong hơn hai năm qua, trong bối cảnh mới của nền kinh tế, làm rõ những kết quả đạt được và khuyến 429
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nghị các giải pháp có liên quan nhằm góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế chủ yếu: lạm phát, tăng trưởng GDP, cán cân thương mại,…các năm 2022-2023 cũng như đến năm 2025. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong phạm vi giới hạn của môt tham luận hội thảo khoa học, tác giả không có điều kiện xây dựng cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu và giải thiết nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu định lượng. Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá dựa trên tài liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng, tổ chức của Việt Nam. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các dòng chu chuyển vốn đến thời điểm hiện tại 3.1.1. Điều hành chính sách tiền tệ và chu chuyển vốn qua hệ thống ngân hàng Thời gian gần đây, một loạt Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nền kinh tế lớn trên thế giới quyết tăng lãi suất, thực hiện mục tiêu lạm phát. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, biến động lạm phát và lãi suất của FED tăng cao nhất trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ giá trung tâm, ổn định giá trị Đồng Việt Nam (VND), hỗ trợ tích cực cho cả xuất khẩu, nhập khẩu, vay nợ nước ngoài. Các Ngân hàng thương mại (NHTM) đáp dứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu xăng dầu và cân đối lớn của nền kinh tế. Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia được tăng cường. Hiện nay quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng cao kỷ lục, đạt 109,9 tỷ USD, gấp 10 lần quy mô dự trữ năm 2010, gấp gần 4 lần so với năm 2015 và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới theo quy mô của nền kinh tế, vượt qua mức 13 tuần nhập khẩu theo khuyến nghị chung của IMF đối với các nền kinh tế trên toàn cầu. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Hoa kỳ gỡ bỏ nghi vấn thao túng tiền tệ đối với Việt Nam Hiệp hội NH (2021 - 2022). Tính đến thời điểm ngày 20/6/2022, tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng 3,3% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,48%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3,97% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3,13%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,51% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 5,47%). Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất so với cùng kỳ trong trên 10 năm qua, thể hiện sức hấp thụ mới về vốn của nền kinh tế, trong bối cảnh các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong bối cảnh mới, tác động của Việt Nam thực hiện 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và các khu vực. Điều đó cũng thể hiện các biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô có hiệu quả, thích ứng với bối cảnh mới hiện nay. Dòng vốn tín dụng vẫn tiếp tục được hướng đến các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, vốn đầu tư vào bất động sản được kiềm chế. Tỷ lệ nợ xấu của các TCTD vẫn được kiểm soát chặt chẽ trong giới ạn an toàn. Các TCTD hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khóan vẫn tin tưởng và đánh giá tích cực đối với cổ phiếu của các NHTM đang niêm yết Hiệp hội NH (2021 - 2022). 3.1.2. Chu chuyển vốn trên thị trường tài chính và điều hành chính sách tài chính Trong 6 tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động của lạm phát, đứt gẫy chuỗi cung ứng và biến động của nhiều mặt hàng trên thị trường quốc tế, nhưng tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến nay vẫn tăng trưởng cao. Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 đạt 932,9 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán năm. Cũng lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 430
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 40% dự toán năm. Điều đó một mặt cho thấy sản xuất kinh doanh được phục hồi, các Nghị quyết điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ đi vào cuộc sống. Đặc biệt là Chính sách miễn giảm thuế theo Nghị quyết của Quốc hội về gói cứu trợ nền kinh tế đang được triển khai đồng bộ trong hệ thống tài chính và trong nền kinh tế Hiệp hội NH (2021 - 2022). Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 14% so với cùng kỳ năm trước Hiệp hội NH (2021 - 2022). Hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù có những biến động nhất định về các chỉ số và một số nhóm cổ phiếu trong một số thời điểm, đặc biệt là cổ phiếu FLC, nhóm cổ phiếu BĐS và công ty chứng khoán, sắt thép. nhưng nhìn chung tiếp tục có nhiều triển vọng tích cực. Trên thị trường cổ phiếu Việt Nam, tính đến ngày 27/6/2022, chỉ số VNIndex đạt 1.202,82 điểm, giảm 7% so với cuối tháng trước và giảm 19,7% so với cuối năm 2021. Tính đến ngày 15/6/2022, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.339 nghìn tỷ đồng, giảm 18,4% so với cuối năm 2021; giá trị giao dịch bình quân đạt 19.563 tỷ đồng/phiên, tăng 10% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 26.649 tỷ đồng/phiên, tăng 0,2% so với bình quân năm trước SSI (2019-2022). Trên thị trường trái phiếu, tính đến ngày 15/6/2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 7.718 tỷ đồng/phiên, giảm 0,9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá trị giao dịch bình quân đạt 10.986 tỷ đồng/phiên, giảm 3,7% so với bình quân năm 2021. Đây là kết quả của các biện pháp xiết chặt quản lý rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp của NHNN và Bộ Tài chính theo chỉ đạo của Chính phủ, nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của thị trường này SSI (2019-2022). Trên thị trường chứng khoán phái sinh, tính đến ngày 15/6/2022, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 290.591 hợp đồng/phiên, giảm 9% so với tháng trước; tính chung 6 tháng đầu năm 2022 đạt 197.150 hợp đồng/phiên, tăng 4% so với bình quân năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh diễn biến chung suy giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là Mỹ. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu năm 2022, có sự sụt giảm chủ yếu xuất phát từ yếu tố khách quan bởi những tác động rủi ro của thị trường tài chính quốc tế SSI (2019-2022). 3.1.3. Chu chuyển vốn đầu tư phát triển Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đạt kết quả khá. Riêng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 192,2 nghìn tỷ đồng, bằng 35,3% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 34,8% và tăng 11,9%). Bên cạnh đó tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2022 đạt gần 14,03 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước Tổng cục Thống kê (2018-2022). Về chiều ngược lại, vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2022 có 57 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 300,9 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước Tổng cục Thống kê (2018-2022). 3.1.4. Chu chuyển vốn qua kênh thương mại quốc tế của Việt Nam Dòng vốn này được thực hiện qua kênh xuất nhập khẩu thương mại và dịch vụ của Việt Nam với thị trường quốc tế, trong đó bao gồm cả thương mại biên mậu qua đường bộ với Trung Quốc, với bối cảnh phòng chống dịch bệnh của nước láng giềng, việc xuất khẩu bằng đường bộ 431
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” bị ảnh hưởng lớn. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 94%. Tổng cục Thống kê (2018-2022) Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 tăng rất mạnh, đến hết tháng 6/2022 ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 12,3 tỷ USD, tăng 22,3%. Nhập siêu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 là 8 tỷ USD, trong đó phí dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu là 4,6 tỷ USD. Điều đó cho thấy, vận tải biển, Logicstic nói chung, bảo hiểm quốc tế,…của Việt Nam vẫn chủ yếu nằm trong các doanh nghiệp nước ngoài. Tổng cục Thống kê (2018-2022) 3.2. Dự báo những thách thức đối với hệ thống ngân hàng và điều hành chính sách tài chính - tiền tệ thời gian tới 3.2.1. Áp lực lạm phát trên thế giới và tăng lãi suất của nhiều Ngân hàng Trung ương Áp lực lạm phát tăng cao tại nhiều nước, gồm cả những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 5 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ tháng 1/1982, dự báo tiếp tục tăng cao trong các tháng tới của nam 2022. Lạm phát của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Số liệu lạm phát đã gia tăng áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong việc kiểm soát lạm phát và khiến FED tăng lãi suất sớm và nhanh hơn. Lạm phát tăng cao và kéo dài, Fed đã bắt đầu chương trình Tapper (cắt giảm các gói kích thích liên quan tới đại dịch), đã kết thúc trong tháng 3/2022. Hiệp hội NH (2021 - 2022) Đúng như dự báo, ngày 16/3/2022 thuộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã quyết định tăng lãi suất cơ thêm 25 điểm cơ bản, lên quanh 0,25% - 0,5%/năm. Không dừng lại đó, đến ngày 15/6/2022, FED quyết định tiếp tục tăng 0,75% lãi suất cơ bản, lên 1,5%-1,75%. Đây là mức tăng lãi suất lớn trong vòng 28 năm qua, kể từ năm 1994 nhằm kiềm chế lạm phát, vốn là ưu tiên hàng đầu trong điều hành chính sách tiền tệ của Fed hiện nay. Đây là lần đầu tiên Fed nâng lãi suất sau hơn 3 năm, nhằm chặn lại dòng xoáy lạm phát mà không kéo tụt tăng trưởng kinh tế. Lãi suất cơ bản của Fed đã được duy trì quanh mức 0% từ đầu năm 2020 đến ngày 15/3/2022 để đối phó đại dịch. Việc nâng lãi suất trong 2 đợt: ngày 16/3 và 15/6/2022 sẽ khiến hàng loạt lãi suất cho vay khác tăng lên, sẽ khiến kinh tế chậm hơn. Ngoài dự báo Fed có thể nâng lãi suất thêm 5- 6 lần trong năm 2022 như đề cập ở bảng nói trên, thì dự báo khác cho rằng sang năm 2023 sẽ thực hiện 3 lần tăng lãi suất và trong năm 2024 sẽ dừng lại. SSI (2019-2022) Anh, Đức, Pháp, Itlia và nhiều nước khác ở châu Âu cũng ghi nhận mức lạm phát kỷ lục trong hàng chục năm qua. Lạm phát tại Anh cũng lên mức cao nhất trong 30 năm qua. Nhật Bản trải qua tháng thứ 6 liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng tăng. Đồng thời Anh và nhiều NHTW các nền kinh tế phát triển đã nâng lãi suất trước áp lực lạm phát gia tăng mạnh trên toàn cầu. Cụ thể, trong năm 2021 NHTW các nước đã có 112 lượt nâng lãi suất, dự báo năm 2022 sẽ có nhiều NHTW tiếp tục phải nâng lãi suất. SSI (2019-2022) Tháng 3/2022, NHTW Anh (BOE) quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% lên 0,75%/năm, sau khi đã bắt đầu chu kỳ thắt chặt với các đợt tăng vào tháng 12/2021 và tháng 2/2022. Từ ngày 2/3/2022, Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) vẫn quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm ¼ điểm (0,25%) lên mức 0,5%/năm. Đây là đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 10/2018. Các rủi ro sụt giảm tăng trưởng bao gồm, kịch bản tiêu cực của dịch Covid-19, kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”, suy thoái kinh tế khu vực Eurozone, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; áp lực 432
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” lạm phát; các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng và việc sớm cắt giảm các gói kích thích tài khóa và tiền tệ trong khi kinh tế chưa phục hồi vững chắc. SSI (2019-2022) 3.2.2. Áp lực lạm phát của Việt Nam Lạm phát cơ bản của Việt Nam cũng gia tăng trong 6 tháng đầu năm do biến động của giá cả trên thị trường quốc tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%. Chỉ số giá vàng tháng 6/2022 giảm 1,14% so với tháng trước; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,63%. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2022 tăng 0,72% so với tháng trước và tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,2%. Diến biến CPI đó phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng, dầu và gas tăng. Tổng cục Thống kê (2018-2022) 3.3. Một số đánh giá về điều hành chính sách tài chính – tiền tệ 3.3.1. Về điều hành biện pháp chống lạm phát của Chính phủ Việt Nam Tuy nhiên, nhìn chung lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt do nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa CPI khác nhau ở từng quốc gia. Chẳng hạn, dầu khí, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa CPI của Mỹ và châu Âu tăng giá mạnh vì nhu cầu phục hồi và xung đột quân sự Nga – Ukraine, thì còn một lý do khác, đó là sự chủ động trong điều hành giá của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các chính sách được Quốc hội, Chính phủ ban hành kịp thời, tạo điều kiện ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá. Hiệp hội NH (2021 - 2022) Công tác điều hành giá xăng dầu của Chính phủ theo sát diễn biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Các địa phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm 2022 sẽ rất lớn. CPI tháng 3/2022 tăng khá cao so với tháng 2, đi ngược với tính quy luật tháng sau Tết nguyên đán hàng năm đó là CPI sẽ giảm so với tháng trong Tết. Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine còn phức tạp gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu, lúa mì, nguyên liệu thô, tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân. Hiệp hội NH (2021 - 2022) 3.3.2. Đánh giá một số tác động đến hoạt động ngân hàng 3.3.2.1. Giải ngân vốn đầu tư công và dòng vốn mồi tín dụng ngân hàng Giá sắt thép, xăng dầu, nguyên vật liệu xây dựng khác gia tăng, gây thua lỗ hay gia tăng chi phí cao so với trước đây đối với các nhà thầu thi công dự án đầu tư công nói riêng và các dự án đầu tư nói chung, gây nguy cơ thua lỗ cho họ. Do đó các doanh nghiệp cầm chừng tiến độ thị công, trì hoãn tiến độ thi công,…chậm tiến độ thực hiện dự án, chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, giảm nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhà thầu thi công, thậm chí gây nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu vốn tín dụng ngân hàng đối với các nhà thầu, cũng như các doanh nghiệp trong hệ sinh thái có liên quan. Các doanh nghiệp xây dựng nói chung và doanh nghiệp thi công các dự án bất động sản nói riêng bị đẩy chi phí do giá nguyên vật liệu tăng, sẽ rơi vào nguy cơ không có lãi, hoặc là thua lỗ, dòng tiền trả nợ vốn vay ảnh hưởng, nợ 433
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” xấu phát sinh và phát sinh nợ dây chuyền trong hệ sinh thái đối với các nhà cung ứng vật liệu xây dựng. 3.3.2.2. Các lĩnh vực chịu tác động lớn của giá hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu Chi phí vận chuyển và dịch vụ có liên quan của hàng hóa, dịch vụ trong nước cũng như xuất nhập khẩu của Việt Nam gia tăng. Các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp, sử dụng nhiều xăng dầu,… bị gia tăng chi phí, nên hoặc là bị thua lỗ, hoặc là không có lãi, hoặc là cắt lỗ sớm, xuất hàng sớm hay thu hoạch non, thu hẹp quy mô, dẫn đến nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng giảm, hoặc là chậm dòng tiền, nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh, ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp chế biện thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. 3.3.2.3. Các lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, nông sản Chi phí xăng dầu, phân bón, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp gia tăng. Các hộ đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản bị ảnh hưởng bới cân đối giữa chi phí bỏ ra và thu nhập có được. Chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp nói chung và lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản, nông sản của doanh nghiệp, của hộ gia đình gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng. 3.3.2.4. Tác động trong điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng Chỉ đạo hay mong muốn của Chính phủ, của cộng đồng doanh nghiệp về giảm lãi suất vốn vay trong nền kinh tế không còn khả thi. NHNN khó có thể giảm các mức lãi suất điều hành, nếu có giảm thì khó có tác động giảm lãi suất vốn vay trong nền kinh tế. 3.4. Kết luận và khuyến nghị giải pháp Từ những nội dung phân tích, đánh giá ở trên, để góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ, đóng góp thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộ trong bối cảnh mới, bài viết xin có một số khuyến nghị sau: Một là, Chính phủ đã có Nghị quyết trình Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 42. Quốc hội cần tiếp tục quan tâm, sớm thông qua, hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42 nói riêng. Xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, đặc biệt là quy định liên quan đến thuế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay trên thế giới. Hai là, Quốc hội, Chính phủ, NHNN và Bộ Tài chính nên xem xét lại sự tồn tại của VAMC, đối chiếu với đề án khi quyết thành lập, thực trạng và hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu hiện nay, chi phí hàng năm cho bộ máy và số vốn điều lệ nhà nước cấp, lãi suất trái phiếu Chính phủ phải trả tương ứng với số vốn điều lệ đó, để mạnh dạn có quyết định kịp thời vì hiệu quả chung của nền kinh tế. Ba là, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể để phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần hạn chế nợ xấu. Cần đánh giá khách quan các tổ chức có chức năng hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, đặc biệt là các tổ chức do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý về quy mô hỗ trợ, mức độ tác động, chi phí hoạt động của bộ máy, có biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả các tổ chức này, tránh phân tán và lãng phí nguồn lực tài chính. Bên cạnh đó, cần tái cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thu gọn bộ máy, chi nhánh, thậm chí nên sáp nhập vào Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Chính phủ cần xem xét xử lý kịp thời, linh hoạt tháo gỡ khó khăn 434
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cho các doanh nghiệp thi công các dự án đầu tư công, các dự án lớn, quan trọng của nền kinh tế theo đúng quy định pháp luật về biến động giá đầu vào khi thi công dự án. Bốn là, NHNN cần chủ động phân tích những rủi ro lạm phát của Việt Nam, của các nền kinh tế lớn bị ảnh hưởng đến kinh tế bởi cuộc khủng hoảng quân sự tại Ucraina. Giới tài chính quốc tế đưa ra một khái niệm khác về lạm phát, đó là "lạm phát kèm suy thoái" (stagflation). Thuật ngữ dùng để chỉ điều kiện tăng trưởng kinh tế chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao, kèm theo giá cả tăng, nói cách khác là lạm phát kèm sụt giảm tăng trưởng GDP. Đây là một thực tế mà NHTW nhiều nước hết sức quan tâm khi sự kiện xung đột quân sự tại Ucraina xảy ra. Thuật ngữ "Lạm phát kèm suy thoái" được đề cập thường xuyên bởi các chuyên gia tài chính, các nhà điều hành chính sách tiền tệ của nhiều NHTW trên thế giới khi căng thẳng ngày càng leo thang trên mặt trận kinh tế giữa các nước phương Tây và Nga. Việt Nam, với độ mở kinh tế hơn 200% GDP, càng khó tránh khỏi rủi ro này, đây là vấn đề cần được phân tích, tính toán trên nhiều góc độ trên điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Trong điều hành chính sách tiền tệ, NHNN Việt Nam cần phân tích rõ CPI tăng do sức ép chi phí đẩy bởi thị trường quốc tế, do nhập khẩu lạm phát, hay do cầu kéo, hay quá thừa mức tiền cung ứng trong lưu thông để chủ động điều hành lãi suất, tỷ giá, hạn mức tăng trưởng tín dụng, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Năm là, trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, NHNN cần tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra từ đầu năm, nếu không ít nhất cũng phải đạt trên 13-14% của năm 2022. Sáu là, NHNN cũng tiếp tục triển khai các chính sách, giải pháp đang thực hiện hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do Covid-19, dành tối đa mọi nguồn lực hiện có, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, trong khuôn khổ quy định của pháp luật; đồng thời sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi nền kinh tế ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. NHNN cần giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong quý II/2022 và giảm tiếp 0,5% trong quý III/2022. Theo đó, sẽ tác động giảm đáng kể lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Bởi vì, chỉ cần giảm 0,5% tỷ lệ này, sẽ giải phóng được số vốn lên tới 50.000 tỷ đồng để cho vay đối với nền kinh tế. Bảy là, NHNN tiếp tục bám sát tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước và quốc tế triển khai các giải pháp kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đề ra, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân. Trong năm 2022 NHNN cần bỏ hạn mức tín dụng đối với các NHTM đáp ứng được các tiêu chí của Basel II, có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, tiếp đến năm 2023 bỏ hạn mức tín dụng đối với tất cả các NHTM, thay vào đó sử dụng các công cụ và biện pháp giám sát an toàn khác. Tám là, NHNN chỉ đạo và giám sát các TCTD tiếp tục giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất - kinh doanh; các TCTD thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Các TCTD về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm, lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN, Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ 435
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN; đối với 16 NHTM tiếp tục thực hiện cam kết thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP, Quyết định 1284/QĐ-NHNN và các văn bản có liên quan. Chín là, NHNN chỉ đạo giảm lãi suất cho vay hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội; đồng thời mở ra chương trình cho vay vốn tạo việc làm đối với người lao động bị ảnh hưởng của Covid – 19; nhất là người lao động mất việc làm ở TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ phải tự túc về quê hương, thông qua ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. NHNN mở rộng kênh tái cấp vốn để NHTM cho vay các hãng hàng không khác, để ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn người lao động mất việc làm. Mười là, các NHTM cần hết sức thận trọng về quản lý chất lượng tín dụng, xem xét thực chất các khoản nợ của khách hàng với số liệu nợ xấu thể hiện trong báo cáo tài chính công bố công khai theo niên độ. Các NHTM cần mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sát với thực chất các khoản nợ đã được cơ cấu lại; đồng thời thực hiện nghiêm túc Thông tư 03/2021/TT- NHNN cơ cấu lại nợ thực chất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 4. KẾT LUẬN Trong bối cảnh mới của các năm 2020-2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Chính phủ Việt Nam đạt được những thành công quan trọng về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nói chung, chính sách tài chính – tiền tệ nói riêng qua một số chỉ tiêu chủ yếu nói trên. Tuy nhiên diễn biến của thị trường quốc tế thời gian tới rất khó dự báo chính xác. Về điều hành chính sách tài chính – tiền tệ thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu thời gian tới cần được tham khảo những khuyến nghị nói trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2018-2021): Cổng thông tin của Chính phủ: Truy cập tại: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cacchuongtrinhduan; thời gian truy cập, từ ngày 16/6-29/6/2022. 2. Hiệp hội NH (2021 - 2022): “Các thông tin hoạt động các ngân hàng hội viên”; truy cập tại www.vnba.org.vn; thời gian truy cập, từ ngày ngày16/6-29/6/2022. 3. Ngân hàng Nhà nước (2016-2022): Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước, truy cập tại: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu; mục các văn bản quy phạm pháp luật và thông cáo báo chí, các năm 2016-2021 và 6 tháng đầu năm 2022. thời gian truy cập, từ ngày 16/6-29/6/2022. 4. SSI (2019-2022): “Báo cáo phân tích thị trường tài chính hàng tháng”; các tháng trong các năm 2019 – 2021 và 6 tháng đầu năm 2022”; Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - file mềm gửi qua email cho nhà đầu tư mở tài khoản tại SSI, Hà Nội, các năm 2019-2022. 5. Tổng cục Thống kê (2018-2022): Số liệu tình hình kinh tế - xã hội hàng năm và hàng quý, đến quý I và quý II/2022; Truy cập tại:https://www.gso.gov.vn; thời gian truy cập, từ ngày 16/6-29/6/2022. --- Thông tin tác giả: - Th.S. Hoàng Thị Hồng Đào, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Email: thanhthao26314@gmail.com Số điện thoại: 0984.323188 Lĩnh vực nghiên cứu: quản trị kinh doanh, tài chính – tiền tệ, kinh tế vĩ mô - TS. Hoàng Hải Bắc, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Email: hoanghaibac@gmail.com Số điện thoại: 0913.035792 Lĩnh vực nghiên cứu: quản trị kinh doanh, tài chính – tiền tệ, kinh tế vĩ mô 436
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ThS. Hoàng Văn Tuấn TÓM TẮT Bài viết đề cập đến quá trình phát triển và vai trò của ngành bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Dựa trên các nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả trong và ngoài nước, thông qua phân tích các số liệu thứ cấp, bài viết tìm hiểu về vai trò của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu như quy mô thị trường bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ; tỷ lệ phần trăm đóng góp vào GDP của Việt Nam; các chỉ tiêu phản ánh đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội cũng như giải quyết việc làm cho xã hội trong giai đoạn 2000 đến 2021. Từ khóa: Bảo hiểm, Tăng trưởng kinh tế, Việt Nam. ASTRAT THE ROLE OF INSURANCE FOR ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM The article discusses the development process and the role of the insurance industry in the economic development of Vietnam. Based on researches on this issue by domestic and foreign authors, through analysis of secondary data, the article explores the role of the insurance industry in the economy through indicators such as: insurance market size, life and non-life insurance premiums; percentage of contribution to Vietnam's GDP; The indicators reflect contributions to socio-economic stability as well as job creation for the society in the period 2000 to 2021. Keywords: Insurance, Economic growth, Vietnam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực bảo hiểm đã chứng minh bảo hiểm có vai trò to lớn đối với đời sống xã hội cũng như sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Với vai trò như là một định chế tài chính trung gian, bảo hiểm có vai trò to lớn trong việc huy động các nguồn lực xã hội thông qua việc tạo lập các quỹ tài chính lớn, thông qua các hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm, lượng tiền tệ này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế trên nhiều khía cạnh như thị trường bất động sản, thị trường vốn và đặc biệt là thị trường chứng khoán...góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động bảo hiểm còn có ảnh hưởng đến việc góp phần hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư cũng như người tham gia bảo hiểm. Để có sự nhìn nhận tổng quan về những đóng góp, tác động của lĩnh vực bảo hiểm đến nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2021, thông qua các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước về mối quan hệ giữa phát triển bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế cũng như vai trò của bảo hiểm đối với tăng trưởng kinh tế, dựa vào số liệu thống kê về thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2000 – 2021 của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm - Bộ Tài Chính, bài viết tổng hợp các nghiên cứu trước cũng như tìm hiểu mối tương quan giữa thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1.Cơ sở lý luận + Tác động của phát triển của ngành bảo hiểm đến tăng trưởng kinh tế. 437
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, giữa phát triển bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia có mối tương quan với nhau, các nghiên cứu cũng cho thấy lĩnh vực bảo hiểm có vai trò và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của các quốc gia (Chang, Lee, 2014; Pradhan, Arena, 2008). Ngành bảo hiểm thực hiện hai vai trò chính trên thị trường: thứ nhất là chuyển dịch và bồi thường rủi ro khi có bất trắc xảy ra; thứ hai là, hoạt động như một nhà đầu tư tổ chức huy động tiền từ người mua bảo hiểm để tái đầu tư vào nên kinh tế thông qua các kênh trái phiếu Chính phủ hoặc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng. Các hoạt động bảo hiểm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc đảm bảo sự ổn định về tài chính, thúc đẩy các hoạt động trao đổi thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế, hỗ trợ giảm thiểu rủi ro và góp phần vào việc phân phối vốn đầu tư hiệu quả hơn (Pradhan, Kiran, Dash, Chatterjee, Zaki, và Maradana, 2015; Pradhan, Arvin, và Norman, 2015; Liu và Lee, 2014; Cristea, Marcu, và Carastina, 2014). Các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế mà không xem xét đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm sẽ tạo ra phân tích tăng trưởng bị sai lệch (Pradhan và cộng sự, 2015). Theo Lee (2011), tác động của lĩnh vực bảo hiểm đối với tăng trưởng kinh tế là gián tiếp vì hiệu quả của hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm là yếu tố quyết định hàng đầu ở đây. Lee và cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng, ngành bảo hiểm toàn cầu đã phát triển từ năm 1950 và có mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa GDP và phí bảo hiểm nhân thọ. Theo Cistea và cộng sự (2014), bảo hiểm đã trở thành một thành phần chính và đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và đóng góp vào GDP của các doanh nghiệp bảo hiểm vượt quá 10% do tăng trưởng kinh tế cao hơn ở quốc gia đó. Theo Dash và cộng sự, (2018), Liu và cộng sự (2014), kết luận rằng tăng trưởng thị trường bảo hiểm có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bằng cách kích thích tiết kiệm dưới dạng tài sản tài chính, tạo điều kiện cho nguồn vốn mạnh. Haiss và Sumegi (2008) chỉ ra rằng, doanh thu phí bảo hiểm có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. + Mối quan hệ hai chiều giữa phát triển bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế Theo Dash và cộng sự (2018) cho rằng, sự phát triển của thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế phụ luộc lẫn nhau và chúng có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Alhassan và Biekpe (2016) công nhận mối quan hệ nhân quả lâu dài giữa hoạt động bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế ở Kenya, Maroc, Nigeria và Nam Phi. Olayungbo và Akinlo (2016) đã chỉ ra rằng, bảo hiểm có mối tương tác năng động với sự phát triển kinh tế ở 8 quốc gia Châu phi trong giai đoạn 1970 – 2013. Lee và cộng sự (2013) đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả tích cực giữa các hoạt động kinh tế và thị trưởng bảo hiểm. Theo Bello (2018) thì ở hầu hết các nước có nền kinh tế cao đề có xu hướng phụ thuộc vào thị trường bảo hiểm để đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế cao, doanh nghiệp kinh doanh là mạch máu cho sự vận hành trơn tru của nền kinh tế của một quốc gia và lĩnh vực bảo hiểm có tác động tích cực đáng kể đế sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa các hoạt động bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ hai chiều (Pradhan, Maradana, Jayakumar, và Gauray, 2017; Pradhan, Arvin, Nair và Bennet, 2020; Outreville, 2013), trong đó, sự phát triển của khu vực bảo hiểm sẽ kéo theo nền kinh tế tăng trưởng, và một nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ làm gia tăng nhu cầu về mua bảo hiểm của người dân. Cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tính đặc thù riêng của mối quan hệ giữa phát triển bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế, theo Ward và Zurbruegg (2000), kết luận rằng, các quốc gia có nền kinh tế khác nhau thể hiện mối quan hệ trên khách nhau. Điều này cho thấy mối quan hệ bảo hiểm – tăng trưởng kinh tế có thể mang tính đặc thù 438
  11. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” của từng quốc gia. Quan sát dữ liệu sơ bộ của nghiên cứu cho thấy mức độ thâm nhập bảo hiểm và mật độ bảo hiểm cao hơn đối với các nước giàu nhưng thấp hơn đáng kể với những người có thu nhập thấp. Bằng chứng cho thấy một nước càng phát triển thì sự phát triển của ngành bảo hiểm càng tác động sâu rộng hơn đến tăng trưởng kinh tế. Alhassan (2016) đã tìm ra mối quan hệ hai chiều giữa bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu của tác giả này còn chỉ ra rằng, bảo hiểm nhân thọ có tác động lâu dài và đáng kể hơn đối với tăng trưởng kinh tế so với bảo hiểm phi nhân thọ ở Châu Phi cận Sahara. Mối quan hệ giữa bảo hiểm và phát triển kinh tế là mối quan hệ hai chiều, tăng trưởng về quy mô doanh thu phí bảo hiểm, tăng tỷ lệ đóng góp vào GDP hay giá trị các khoản đầu tư trở lại nền kinh tế tăng lên sẽ góp phần thúc đẩy cho kinh tế phát triển. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập người dân ngày càng tăng, giá trị các tài sản của các chủ thể trong xã hội ngày càng lớn sẽ kéo theo nhu cầu bảo hiểm ngày càng nhiều. Trong bảng thống kê về doanh thu phí bảo hiểm và GDP của các nước có quy mô hàng đầu thế giới có sự tỷ lệ thuận với nhau. Những quốc gia có quy mô GDP càng lớn thì doanh thu phí bảo hiểm cũng càng cao. Như vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định cũng như sự gia tăng không ngừng về quy mô GDP của Việt Nam trong những năm vừa qua cũng là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm trong thời gian tới. Bảng 1: Sự tương quan giữa phát triển thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế Đơn vị: Tỷ USD Trung Nhật Hàn Đài Quốc gia Mỹ Anh Đức Pháp Ý Canada Quốc Bản Quốc Loan Doanh thu bảo hiểm (1) 2.531 656 415 338 259 231 194 162 143 113 Thứ hạng theo doanh thu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 phí bảo hiểm GDP danh nghĩa 2021 (2) 22.940 16.863 5.103 3.108 4.230 2.940 1.824 2.120 2.016 786 Thứ hạng theo GDP năm 2021 1 2 3 5 4 7 10 8 9 22 Nguồn: (1) Theo thống kê của Statista, (2) Theo Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF) Tại Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu khám phá về mối quan hệ nhân quả giữa các hoạt động này. Theo Lê Thị Thúy Hằng (2021), thị trường bảo hiểm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua cung cấp nguồn vốn cho vay phù hợp với giả thuyết dẫn đầu về mối quan hệ nguồn cung giữa tăng trưởng bảo hiểm. Tăng trưởng kinh tế định hướng thị trường bảo hiểm, hỗ trợ cho giả thuyết về mối quan hệ tăng trưởng bảo hiểm theo nhu cầu. Thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế hỗ trợ lẫn nhau, phù hợp cho giả thuyết mối quan hệ giữa tăng trưởng bảo hiểm. Cũng theo Hồ Thủy Tiên và cộng sự (2020) kết luận rằng, sự phát triển của ngành bảo hiểm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bên cạnh nghiên cứu còn cho thấy thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhiều hơn so với thị trường bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm nhân lại tác động nhanh hơn đến tăng trưởng kinh tế so với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. 2.2. Vai trò của bảo hiểm đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Trong giai đoạn 2000 đến 2021 không khó để nhận thấy được sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế đến hoạt động của ngành bảo hiểm. Vào những năm nền kinh tế khởi sắc, tốc độ tăng trưởng tốt như giai đoạn 2002 – 2004 hay giai đoạn 2015 – 2019 thì quy mô thị 439
  12. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” trường bảo hiểm có sự tăng mạnh rõ rệt. Vào những năm tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm giai đoạn 2012 – 2014 hay giai đoạn 2020 – 2021 thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng có những sự sụt giảm đáng kể. + Bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế Theo các số liệu báo cáo của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm - IAV (Bộ Tài chính) dựa trên các chỉ tiêu tổng quát về lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam cho thấy, trong hơn 20 năm phát triển của bảo hiểm Việt Nam không ngừng lớn mạnh. Cụ thể, đến cuối năm 2021, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 76 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm (trong đó có 32 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 23 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm). ĐVT: % 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 00% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Quy mô thị trường Doanh thu phí bảo hiểm PNT NT Tăng trưởng KT Biểu đồ 1. Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2021 Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán Số lượng các doanh nghiệp tăng hơn 1,5 lần trong 10 năm và gần 4,5 lần trong 20 năm qua. Năng lực tài chính của các công ty bảo hiểm cũng không ngừng tăng lên qua từng năm. Tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2000 chỉ là 7.654 tỷ đồng nhưng đã tăng lên đến 697.042 tỷ đồng vào năm 2021 với mức tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 28%. Bên cạnh đó, năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm còn thể hiện thông qua chỉ tiêu dự phòng nghiệp vụ, theo Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, đến hết năm 2021, tổng dự phòng nghiệp vụ toàn thị trường đạt 459.639 tỷ đồng tăng 26% so với cùng kỳ năm 2020. Mức độ đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế còn thể hiện qua chỉ tiêu về quy mô thị trường. Năm 2021, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường đạt 217.338 tỷ đồng (tăng 16,71% so với năm 2020), trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực phi nhân thọ đạt 57.880 tỷ đồng và nhân thọ đạt 159.458 tỷ đồng (IAV, 2022). Mặc dù nền kinh tế trải qua giải đoạn khó khăn do dịch bênh Covid – 19 nhưng hoạt động kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm vẫn đạt được mức tăng trưởng khá cao. Những số liệu này cho thấy sự quan trọng và tầm ảnh hưởng của các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam cũng như khả năng thích ứng với những rủi ro ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn. Sự quan tâm của người dân đến chăm lo sức khỏe, nhận thức trong việc sử dụng các biện pháp để bảo vệ các rủi ro liên quan đến sức khỏe và bảo toàn tài sản ngày càng nâng cao, điều này càng được củng cố khi thu nhập và cuộc sống của người dân được cải thiện. Mức phí bảo hiểm bình quân đầu người của Việt Nam cũng không ngừng được 440
  13. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cải thiện, theo IAV vào năm 2021 chỉ tiêu này đạt 2.123 nghìn đồng/người, tăng khoảng 12% so với năm 2020 và tăng gấp gần 5 lần so với năm 2010. Vai trò của bảo hiểm còn thể hiện thông qua mức độ đóng góp vào GDP, trong hơn 20 năm qua, ngành bảo hiểm đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của nền kinh tế, tuy nhiên sự đóng góp của lĩnh vực bảo hiểm còn tương đối thấp, khoảng 3,6% vào năm 2021 (IAV, 2022). Tỷ lệ phần trăm đóng góp vào GDP của bảo hiểm đã không ngừng được cải thiện trong suốt hơn 20 năm qua. Tỷ lệ này chỉ đạt 0,68% (2000), 1,98% (2010), 2,02% (2015) và 3,55% (trong đó lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đóng góp khoảng 2%) (2020). So với các nước trong khu vực thì tỷ lệ đóng góp vào GDP của bảo hiểm Việt Nam còn tương đối khiêm tốn. Trong khu vực Đông Nam Á, tỷ % đóng góp của bảo hiểm nhận thọ của Thái Lan là 3,1%, Singapor là 9,8%. Ở thị trường Đông Bắc Á như Đài Loan là 13,7% và Hồng Kông là 19,7%. Như vậy so với tỷ lệ trung bình chung của khối ASEAN là 3,35%, của Châu Á là 5,37% và thế giới là 6,3%68 thì tỷ lệ đóng góp của bảo hiểm Việt Nam còn thấp. Điều này hàm ý cho thấy thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung hay thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam nói riêng vẫn còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, khi đời sống kinh tế của người dân được tăng lên, thu nhập ngày càng cao kết hợp với các chính sách mà chính phủ đưa ra cho việc phát triển hoạt động bảo hiểm của Việt Nam trong thời gian tới. + Đóng góp của bảo hiểm đối với ổn định kinh tế - xã hội Với đặc trưng riêng trong hoạt động kinh doanh của lĩnh vực bảo hiểm là doanh thu phí bảo hiểm thu trước và việc bồi thường, chi trả bảo hiểm được thực hiện sau, với vai trò như những trung gian tài chính thì các doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động một lượng tiền tệ lớn trong nền kinh tế tạo lập được những quỹ tài chính tập trung rất lớn. Với đặc điểm này cùng với tính chất dài hạn trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm trở thành những nhà đầu tư dài hạn trên thị trường vốn. Tính chất dài hạn của các nguồn tài chính mà doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng đã cung cấp cho tài chính trung và dài hạn lý tưởng cho Chính phủ và các doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế. Ở khía cạnh này, tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua thì lĩnh vực bảo hiểm đóng có đóng góp rất lớn, theo số liệu của IAV (2021) cho thấy lĩnh vực bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế số tiền là 562.276 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2020 và so với 10 năm trước thì con số này đã tăng hơn 7 lần so với năm 2010 và hơn 70 lần so với năm 2000 khi mà thị trường bảo hiểm còn non trẻ. Các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay cũng rất đa dạng như gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh thanh toán, trái phiếu chính quyền địa phương, các hoạt động đầu tư cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động góp vốn vào doanh nghiệp khác, kinh doanh bất động sản, cho vay và ủy thác đầu tư, trong đó phần lớn là gửi tại các tổ chức tín dụng và mua trái phiếu Chính phủ (trên 85%)69. Đầu tư trở lại nền kinh tế với mức tăng trưởng bình quân gần 20%/năm trong hơn 10 trở lại đây ngay cả trong những giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn có thể cho thấy rằng bảo hiểm ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình và đã góp một phần không nhỏ vào sự ổn định kinh tế xã hội và tăng trưởng của hoạt động kinh tế Việt Nam. Có khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các DNBH 68 https://tapchitaichinh.vn/bao-hiem/thi-truong-bao-hiem-ngay-cang-the-hien-vai-tro-vi-tri-quan-trong-trong- nen-kinh-te-xa-hoi-331869.html 69 http://www.baominh.com.vn/doanh-nghiep-bao-hiem-viet-chu-yeu-dau-tu-vao-trai-phieu-va-tien-gui-ngan- hang 441
  14. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” bảo vệ về mặt tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm mà không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách nhà nước. Nhờ đó, góp phần triển khai thành công chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu ngân sách. Trong những năm qua, bảo hiểm đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các tổn thất của xã hội thông qua hoạt động bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm. Bảo hiểm đã có những đóng góp to lớn trong việc đảm bảo sựu ổn định tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh cho các cá nhân, các tổ chức và doanh nghiệp tham gia bảo hiểm. Trong trường hợp xảy ra rủi ro hay các sự kiện bảo hiểm với đối tượng được bảo hiểm, nếu người được bảo hiểm gặp tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường kịp thời để người tham gia bảo hiểm nhanh chóng khắc phục thiệt hại, như vậy sẽ giúp cho các chủ thể này rút ngắn được thời gian việc khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Bồi thường và trả tiền bảo hiểm Lập dự phòng bảo hiểm Đầu tư trở lại nền kinh tế Đóng góp vào GDP (%) 4,000 800000,0 3,5000 700000,0 3,000 600000,0 2,5000 500000,0 2,000 400000,0 1,5000 300000,0 1,000 200000,0 ,5000 100000,0 ,000 ,0 Biểu đồ 2. Tình hình đóng góp vào ổn định KT-XH giai đoạn 2001 – 2021 Nguồn: Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài Chính) + Giải quyết bồi thường và tạo công ăn việc làm Càng ngày khi nền kinh tế càng phát triển thì giá trị các khoản đầu tư và các tài sản của các cá nhân và doanh nghiệp ngày càng lớn vì vậy đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư phải đối mặt với các rủi ro ngày càng lớn. Nếu không có hoạt động bảo hiểm thì các chủ đầu tư đối diện với nguy cơ gặp phải những rủi ro dẫn đến thiệt hại một phần hay toàn bộ tài sản của mình. Do đó, hầu hết các dự án đầu tư ngày nay các chủ đầu tư hay các ngân hàng tài trợ vốn họ đòi hỏi các tài sản phải được bảo hiểm. Do đó, bảo hiểm là một hoạt động kích thích đầu tư và vì vậy gián tiếp góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Bảng 2: Một số chỉ tiêu thống kê phản ảnh vai trò của bảo hiểm Việt Nam ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2005 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Bồi thường, 1.145 4.628 12.300 23.571 25.595 31.904 39.260 43.648 48.768 60.960 trả tiền BH Việc làm 63.000 143.540 243.203 584.719 602.968 786.795 929.562 1.059.651 1.102.297 1.212.527 (LĐ, ĐL) Tổng tài sản 9.804 31.497 99.330 202.378 248.193 316.300 395.215 462.642 573.225 697.042 Nguồn: Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài Chính) 442
  15. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Cùng với sự tăng trưởng về quy mô thị trường, giá trị các khoản đầu tư trở lại nền kinh tế không ngừng tăng lên qua các năm thì bảo hiểm còn thể hiện một vai trò lớn trong việc ổn định kinh tế xã hội thông qua các khoản bồi thường, chi trả bảo hiểm và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội. Theo IAV (2022), tổng số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm năm 2021 là gần 61.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2020 và tăng hơn 2.5 lần so với năm 2015. Có thể nói, bảo hiểm đã thể hiện vai trò là một công cụ, giải pháp tài chính hữu hiệu giúp cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng đến các giải pháp tín dụng và dự phòng tài chính khác. Khi nói đến vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế không thể không nói đến vai trò giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Lực lượng lao động bao gồm người lao động và các đại lý bảo hiểm không ngừng gia tăng, năm 2021 lĩnh vực bảo hiểm thương mại đã giải quyết việc làm cho hơn 1,2 triệu lao động (chiếm 2,4% lực lượng lao động cả nước 2021) và đại lý tăng hơn 10% so với năm 2020. 3. KẾT LUẬN Bài viết đã phân tích một số chỉ tiêu tổng quát về hoạt động kinh doanh bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2021, với các góc nhìn về những đóng góp của lĩnh vực bảo hiểm đối với nền kinh tế. Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu về quy mô thị trường như số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, các phân tích và so sánh về mức độ đóng góp vào GDP hàng năm của lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam so với một số thị trường trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, qua phân tích cho thấy vai trò đóng góp của lĩnh vực bảo hiểm đối với nền kinh tế thông qua các chỉ tiêu về đóng góp ổn định kinh tế xã hội không ngừng tăng trưởng qua từng năm, an sinh xã hội và giải quyết công ăn việc làm được đảm bảo. Qua phân tích các số liệu còn cho thấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã thể hiện được vai trò của mình đối với hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu có xu hướng tăng trưởng tốt như các chỉ tiêu về doanh thu phí bảo hiểm, tỷ lệ đóng góp của bảo hiểm vào GDP hay các hoạt động đóng góp vào ổn định kinh tế xã hội trong những năm vừa qua, điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới về vấn đề này. Thị trường bảo hiểm tăng trưởng đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua cung cấp một lượng vốn tiền tệ ngày càng tăng cho nền kinh tế, nhất là các khoản vốn trung và dài hạn. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở tốc độ tương đối cao trong giai đoạn vừa qua ở Việt Nam cũng có tác động định hướng thị trường bảo hiểm, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao sẽ kéo theo nhu cầu về bảo hiểm ngày càng tăng. Thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế tác động, hỗ trợ lẫn nhau, phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả đề cập ở phần cơ sở lý luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Hồ Thủy Tiên, Phạm Thanh Tuyền, Hồ Thu Hoài (2020), Mối quan hệ giữa phát triển thị trường bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 55, 2020, Trang 15 – 25. (tạp chí) 2. Lê Thị Thúy Hằng (2022), Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa bảo hiểm và tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc gia: Vai trò của ngành bảo hiểm đối với sự ổn định xã hội và phát triển nền kinh tế, Trang 177 – 188. (kỷ yếu) Tài liệu tham khảo tiếng Anh 443
  16. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 1. Arena, M. (2008), “Does Insurance Market Activity Promote Economic Growth?”, A Cross-Country Study for Industrialized an Developing Countries, Journal of Risk an Insurance 75(4), pp 921-946. (tạp chí) 2. Alhassan, A.L. (2016), “Insurance market development and economic growth: exploring causality in 8 selected African countries”, International Joirnal of Social Econmic, Vol.43 No. 3, pp 1-26. (tạp chí) 3. Alhassan, A. L., & Biekpe, N. (2016), “Insurance market development and economic growth: Exporing causality in 8 seclected African coutries”. International Jounal of Social Economics, 43 (3), pp 321 – 339. (tạp chí) 4. Cristea, M., Marcu, N., & Caristina, S. (2014), “The Relationship between Insurance and Economic Growth in Romania Compared to the Main Results in Europe – A Theoretical and Empirtical Analysis”, Procedia Economics and Finance 8, pp 226 – 235. (tạp chí) 5. Chang, T. Lee, (2014), “Does insuance activity promote economic growth?”. Further evidence based on bootstrap panel Granger causality test”, The European Journal of Finance 20(12), pp 1187 – 1210. (tạp chí) 6. Dash, S., Pradhan, R, P., Maradana, R, P., Gaurav, K,. & Jayakumar, M. (2018), “Impact of banking sector development on insurance market – growth nexus: the study on Eurozone countries”. Empirica, pp 1-39. (tạp chí) 7. Lee, C. C, Lee, C. C. and Chiu, Y. B. (2013). “The Link between Life Insurance Activities and EconomicGrowth: Some New Evidence”. Journal of International Money and Finance, Vol. 32, No. 3, pp. 405-427. (tạp chí) 8. Lee, C. C. (2011), “Does insurance Matter for Growth: Empitical Evidennce from OECD coutries”. The B. E Journal of Macroeconomics, Vol. 11, No. 1, pp 1-26. (tạp chí) 9. Liu, G. C. and Lee, C. C. (2014), “Insurance Activities and banking credit causal nexus: Evidenence from China”. Applied Economics Letters, Vol. 21. No. 9, pp 626 – 630. (tạp chí) 10. Outreville, J. F. (2013), “The relationship between insurance and economic development: 85 Empirical papers for a review of the literature”, Risk Managament and Insurance Review 16(1), pp 71-122. (tạp chí) 11. Pradhan, R.P., Arvin, M.B., Nair, M., & Bennet, S.E. (2020), “Unveiling the causal relationships among banking competition, stock anh insurance market development, and economic growth in Ẻuope”, Structural Change and Economic Dynamics 55, pp 74-87. (tạp chí) 12. Pradhan, R.P., Arvin, M., &Norman, N.R. (2015), “Insurance Development and the Finance-Growth Nexus: Evidence from 34 OECD Countries”, Journal of Multinational Financial Management 31(1), pp 1-22. (tạp chí) 13. Pradhan, R.P., Arvin, M. B., Norman, N.R., 2015. “Insurance development and the finance-growth nexus: Evidencefrom 34 OECD countries”. Journal of Multinational Financial Management, 31 (1), pp 1-22. (tạp chí) 14. Pradhan, R, p., Dash, S., Maradana, R, P., Jayakumar, M., Gaurav, K. (2017), “Insurance market density and economic growth in Eurozone countries: the granger causality approach”, Financial Innovation 3 (17), pp 1-24. (tạp chí) 15. Ward, D. and Zurbruegg, R. (2000). “Does Insurance Promote Economic Growth? Evidence from OECD Countries”. Journal of Risk and Insurance, Vol. 67, No. 4, pp. 489-506. (tạp chí) --- Thông tin tác giả: Ths. Hoàng Văn Tuấn, Đơn vị Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Nha Trang Địa chỉ: Số 2, Nguyễn Đình Chiểu, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa Email: Tuanhv@ntu.edu.vn Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính ngân hàng 444
  17. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TS. Lại Cao Mai Phương TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Dữ liệu vĩ mô được thu thập từ tổng cục thống kê và dữ liệu tài chính được thu tập từ báo cáo tài chính kiểm toán của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021 tạo thành bộ dữ liệu gồm 150 quan sát. Phương pháp GMM sai phân được sử dụng để ước lượng đối với bộ dữ liệu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam. Bên cạnh đó các yếu tố nội bộ của ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu năm liền trước, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng đều là những yếu tố quan trọng tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Kết quả này là cơ sở để tác giả đưa ra những hàm ý chính sách nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, tạo nền tảng tài chính lành mạnh cho các ngân hàng. Từ khóa: Nợ xấu, quy mô, tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát. ABSTRACT FACTORS AFFECTING BAD DEBTS: EXPERIMENTAL EVIDENCE FROM VIETNAM BANKS This study aims to determine the factors affecting the bad debt ratio of commercial banks in Vietnam. Macro data is collected from the General Statistics Office and financial data is collected from audited financial statements of banks listed on Vietnam's stock market in the period 2016-2021, form a dataset of 150 observations. The difference GMM method was used to estimate this dataset. The research results show that economic growth and inflation are two macro factors affecting the bad debt ratio of listed commercial banks in Vietnam. Besides, internal factors of the bank such as bad debt ratio in the previous year, credit growth rate, bank size and bank profit are all important factors affecting the bad debt ratio of banks. This result is the basis for the author to make policy implications to reduce the bad debt ratio, creating a healthy financial foundation for banks Keywords: Bad debt, size, credit growth, economic growth, inflation. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam gia tăng đã trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng cũng như của toàn xã hội. Chủ đề nghiên cứu về nợ xấu trên thế giới đã được nghiên cứu tại các ngân hàng thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (Espinoza & Prasad, 2010), các ngân hàng tại Italia và Hy Lạp và Tây Ban Nha (Messai & Jouini, 2013), tại Baltics (Kjosevski & Petkovski, 2017). Tại Việt Nam, vấn đề xử lý nợ xấu theo nghị định 42 hết hiệu lực vào ngày 15/8/2022 vì vậy những hiểu biết về các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu đến trước thời điểm này là rất quan trong đối với cả các ngân hàng và cơ quan quản lý. Các yếu tố nào tác động đến nợ xấu của ngân hàng? Để trả lời những câu hỏi này, bài nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021. Dựa trên kết quả nghiên 445
  18. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cứu tác giả đề xuất một số khuyến nghị đến những nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý ngân hàng nhằm giúp cho các ngân hàng giảm thiểu tình trạng nợ xấu trong thời gian tới, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết đại diện của Jensen & Meckling và lý thuyết triển vọng của Kahneman & Tversky cho rằng có thể xảy ra hai nguyên nhân khiến việc làm tăng nợ xấu dựa trên hành vi của các nhà quản lý (Jensen & Meckling, 1976; Kahneman & Tversky, 1979). Đầu tiên là yếu tố về đạo đức. Các nhà quản trị đưa ra một quyết định vì lợi ích cá nhân và để tối đa hóa lợi ích riêng nên họ chấp nhận nhiều rủi ro hơn, thậm chí vượt mức cho phép, đặc biệt là trong trường hợp ngân hàng đang gặp phải những khó khăn về tình hình tài chính. Thứ hai là hành vi của nhà quản trị bắt nguồn từ các lệch lạc tâm lý. Các nhà quản trị lạc quan quá mức vào các quyết định đầu tư hoặc cho vay, tự tin quá mức vào những đánh giá của bản thân, và tin tưởng vào triển vọng của nền kinh tế. Các lệch lạc tâm lý khiến các nhà quản trị đưa ra quyết định cho vay không cẩn thận và làm gia tăng thêm rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, lý thuyết thông tin bất cân xứng giải thích bên nào có nhiều thông tin hơn thì có lợi thế hơn do thông tin có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay (Auronen, 2003; Richard, 2011). Ngân hàng Nhà nước định nghĩa nợ xấu là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán cả gốc lẫn lãi từ 90 ngày trở lên và khả năng trả nợ là đáng lo ngại (quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN). Saba, Kouser & Azeem (2012) cho rằng nợ xấu được là một khoản tiền đã vay mà con nợ không thanh toán theo nghĩa vụ của mình trong ít nhất 90 ngày Nghiên cứu các ngân hàng thương mại ở Mỹ, Sinkey & Greewalt (1991) đo lường nợ xấu bằng cách tính bù trừ phí cộng với nợ xấu chia cho tổng các khoản vay. Hạn chế của chính sách tín dụng là do sự gia tăng đáng kể của nợ xấu dẫn tới sự suy giảm uy tín của các ngân hàng. Nợ xấu được coi như một chỉ báo về khoản vỡ nợ trong lĩnh vực tài chính vì sự ổn định tài chính và khả năng vỡ nợ phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng (Saba, 2012). Có nhiều định nghĩa về nợ xấu. Bài viết này nghiên cứu đối với các ngân hang thương mại tại Việt nam nên sẽ sử dụng định nghĩa nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.1.2. Các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến nợ xấu ngân hàng Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố vĩ mô tác động đến ngành ngân hàng tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985-1997, De Lis, Pagés & Saurina (2001) cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP ảnh hưởng tiêu cực đến các khoản vay có vấn đề. Mở rộng nghiên cứu 85 ngân hàng tại Italia và Hy Lạp và Tây Ban Nha trong giai đoạn 2004-2008, Messai & Jouini (2013) cho thấy trước giai đoạn khủng hoảng 2008 nợ xấu có mối quan hệ nghịch biến với tăng trưởng GDP. Nghiên cứu 80 ngân hàng trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, Espinoza & Prasad (2010) cho rằng trong nền kinh tế càng càng tăng trưởng thì tình trạng nợ xấu càng được cải thiện. Đồng tình với các công bố trước đó, các nghiên cứu thực hiện tại Barbados trong giai đoạn 1991-2015 (Wood & Skinner, 2018), nghiên cứu 27 ngân hàng từ Baltics trong giai đoạn 2005-2014 (Kjosevski & Petkovski, 2017), nghiên cứu các ngân hàng tại Pakistan trong giai đoạn 2008-2018 (Ahmed, Majeed, Thalassinos & Thalassinos, 2021) cũng đều chỉ ra tăng trưởng GDP tác động tiêu cực đến nợ xấu. Nghiên cứu của Lubis & Mulyana (2021) tại Indonisia từ 2011-2019 cho thấy tăng trưởng GDP tác động tích cực đến nợ xấu. 446
  19. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Lạm phát (CPI): Lạm phát dẫn đến sự mất giá của tiền tệ, và nền kinh tế sẽ suy thoái sẽ làm tăng tỷ lệ nợ xấu (Meera & Aziz, 2002). Giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng cao khiến các nhà điều hành vĩ mô phải tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Lạm phát khiến chi phí đi vay tăng cao, là một trong những nguyên nhân dẫn đến các khoản vay không hiệu quả. Vì vậy, lạm phát có mối tương quan thuận với nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Pakistan (Badar & Javid, 2013). Kết luận tương tự cũng được tìm thấy tại các quốc gia mới nổi từ 2000-2011 (Radivojevic & Jovovic, 2017), 16 ngân hàng Tunisia trong giai đoạn 2003-2012 (Abid, Ouertani & Ghorbel, 2014). Ngược lại với các nghiên cứu trên, lạm phát tác động tiêu cực đến nợ xấu được tìm thấy tại các ngân hàng thương mại tại các quốc gia chuyển đổi (Mazreku & cộng sự, 2018), các quốc gia vùng Baltic (Kjosevski & Petkovski, 2017). Bên cạnh đó, Makri, Tsagkanos & Bellas (2008) chỉ ra CPI tác động không đáng kể đến các hệ thống ngân hàng thuộc Eurozone trong giai đoạn 2000-2008. Quy mô ngân hàng: Kết quả các nghiên cứu trước cho thấy quy mô ngân hàng có vai trò quan trọng đến nợ xấu của ngân hàng. Nó có thể tác động tích cực đến nợ xấu nhưng nó cũng có thể tác động tiêu cực đến nợ xấu. Những nghiên cứu cho thấy ngân hàng có quymo lớn thường có nợ xấu cao tại các ngân hàng Vietnam (Linh, Hưng, Nam, Quynh, 2016; Thảo & Đan, 2018), Pakistan (Khan & Ahmad, 2017). Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho thấy quy mô ngân hàng có mối tương quan ngược chiều với nợ xấu đối với Tunisia (Abid & cộng sự, 2014), Việt Nam (Hồng & Minh, 2020), Pakistan (Ahmed & cộng sự, 2021). Tăng trưởng tín dụng: Keeton (1999) cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng tín dụng và tài sản bị suy giảm. Bởi vì tăng trưởng tín dụng nhanh cùng với tiêu chuẩn tín dụng thấp góp phần làm tăng nợ xấu. Borio, Furfine & Lowe (2002), Linh & cộng sự (2016), Ahmed & cộng sự (2021) cho rằng tăng trưởng tín dụng quá mức có thể là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, Boudriga, Taktak & Jellouli (2010) cho rằng các yếu tố quyết định cụ thể của ngân hàng như tăng trưởng tín dụng có liên quan tiêu cực đến nợ xấu. Do đó, các ngân hàng tập trung vào hoạt động tín dụng có mức nợ xấu thấp, tập trung vào hoạt động cho vay được kiểm soát tốt cho phép các ngân hàng tạo ra rủi ro tín dụng tốt hơn. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: Việc gia tăng nợ xấu sẽ khiến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng giảm (Abid & cộng sự, 2014). Các ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ xấu và kết quả là nó sẽ dẫn đến sự suy giảm hiệu quả hoạt động của họ, điều này cuối cùng sẽ được chuyển thành tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn. Mối quan hệ nghịch biến này đã được tìm thấy khi nghiên cứu các ngân hàng tại Barbados (Wood & Skinner, 2018), các quốc gia thuộc Baltic (Kjosevski & Petkovski, 2017), các ngân hàng tại Tunisia (Abid & cộng sự, 2014), tại các ngân hàng thuộc khu vực Eurozone (Makri & cộng sự, 2014), Hy lạp (Louzis, Vouldis & Metaxas, 2012). Dự phòng rủi ro tín dụng: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng là một chỉ báo cho thấy chất lượng khoản vay bị suy giảm vì dự phòng rủi ro tín dụng tăng để trang trải cho nợ xấu gia tăng, sẽ làm tăng khả năng rủi ro tín dụng (Ahmad & Ahmad, 2004). Nghiên cứu của Radivojevic & Jovovic (2017) tại Serbia kết luận dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tích cực đến nợ xấu. Ngược lại, Thảo và Đan (2018) nghiên cứu về 27 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2005-2016 kết luận biến dự phòng rủi ro tín dụng tác động ngược chiều với nợ xấu. 447
  20. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Mô hình và dữ liệu nghiên cứu Đoạn văn, font Times New Roman, chữ đứng, cỡ chữ 12, giãn 1.2 dòng, lùi dòng đầu tiên của đoạn văn 1 cm, canh lề kiểu Justify. Dựa trên các bài nghiên cứu trước, bài viết đưa ra mô hình nghiên cứu gồm nhóm biến vĩ mô và đặc điểm cụ thể của ngân hàng. Trong đó, có hai biến vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (CPI). Nhóm biến đặc điểm cụ thể của ngân hàng gồm quy mô ngân hàng (QUYMO), tăng trưởng tín dụng (TINDUNG), đòn bẩy tài chính (DONBAY), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (LOINHUAN), dự phòng rủi ro tín dụng (DUPHONG). NPLit = β0 + β1NPLit-1 +β2GDPit + β3CPIit + β4QUYMOit + β5TINDUNGit + β6LOINHUANit + β7DUPHONGit + uit Bảng 1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu Dấu kỳ Tên biến Viết tắt Cách đo lường Nghiên cứu trước vọng Biến phụ thuộc Tỷ lệ nợ xấu Nợ nhóm 3,4,5 / Tổng Noxau dư nợ Biến độc lập Messai & Jouini (2013); Wood & Skinner (2018); Badar & Javid (2013); Tốc độ tăng (GDP1 - GDP0) / GDP -/+ Makri & cộng sự (2014); Espinoza & trưởng kinh tế GDP0 Prasad (2010); Ahmed & cộng sự. (2021) Badar & Javid (2013); Abid & cộng sự. (2014); Radivojevic, Jovovic Lạm phát CPI (CPI1 - CPI0) / CPI0 + (2017); Meera & Aziz (2002) Linh & cộng sự (2016); Espinoza & Prasad (2010); Nkusu (2011); Thảo & Quy mô ngân quymo Log(Tổng tài sản) + Đan (2018); Khan & Ahmad (2017); hàng Abid & cộng sự. (2014); Trung & cộng sự (2020); Hồng & Minh (2018) Ahmed & cộng sự. (2021); Borio & cộng sự. (2002); Linh & cộng sự Tăng trưởng tín (Dư nợ1 – Dư nợ0)/ tindung - (2016); Keeton (1999); Das & Ghosh dụng Dư nợ0 (2007); Boudriga & cộng sự. (2010); Linh & các cộng sự (2016) Wood & Skinner (2018); Abid & cộng Lợi nhuận trên Lợi nhuận sau sự. (2014); Kjosevski & Petkovski loinhuan - vốn chủ sở hữu thuế/Vốn chủ sở hữu (2017); Louzis & cộng sự. (2012); Makri & cộng sự (2014) Dự phòng rủi Thảo & Đan (2018); Radivojevic & Trích lập dự phòng rủi Nguồn: Tác giả Jovovic (2017); Linh & cộng sự duphong ro tín dụng/ Tổng tài + tính toán ro tín (2016); Ahmad & Ahmad (2004) sản dụng Nguồn: Tác giả tổng hợp. Ghi chú: (+) tác động tích cực, (-) tác động tiêu cực Cả dữ liệu vĩ mô và dữ liệu đặc điểm cụ thể của các ngân hàng được thu thập theo năm trong giai đoạn 2016-2021. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ lạm phát (CPI) được thu thập từ tổng cục thống kê. Dữ liệu liên quan đến đặc điểm cụ thể của các ngân hàng được trích xuất từ các báo cáo tài chính kiểm toán của những ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam. 448
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0