intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống ôn tập môn Quản trị học - TS. Bùi Quang Xuân

Chia sẻ: BUI QUANG XUAN | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

231
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống ôn tập môn Quản trị học do TS. Bùi Quang Xuân biên soạn trình bày các nội dung chính như: Những đặc trưng của tổ chức có hiệu quả, các kỹ năng của quản lý, ý nghĩa các giao quyền, các yếu tố cơ bản cấu thành lãnh đạo trong quản trị,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống ôn tập môn Quản trị học - TS. Bùi Quang Xuân

  1. HỆ THỐNG ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ HỌC                                                                                                                               TS. BÙI QUANG XUÂN Trước những công trình vĩ đại từ  xa xưa lưu lại đến những ngày nay như  Vạn   Lý Trường Thành  ở Trung Quốc, Kim Tự Tháp ở  Ai Cập v.v… chắc sẽ có những sự  lý giải khác nhau. Riêng về quản lý, sẽ có những câu hỏi đặt ra: Ai đã có tài quản lý hàng triệu con người làm việc ròng rã trong hàng chục năm  để có công trình vĩ đại như vậy? ­ Ai đã chỉ cho mỗi người hàng ngày phải làm gì và phối hợp các công việc như  thế nào ? ­ Ai đã lo tổ chức cung ứng nguyên vật liệu cho các công trình ? 1
  2. ­ v.v… Phải chăng đó là những hoạt động quản lý. Vậy quản lý là gì ? Nhà quản trị là ai ? Họ có vai trò gì trong việc thực hiện mục   tiêu của tổ chức ? Vì sao chúng ta cần nghiên cứu quản trị học ?… Câu 1: Anh, chị hãy nêu và phân tích những đặc trưng của tổ chức có hiệu quả. Tổ chức có hiệu quả có thể tự động điều chỉnh nhu cầu đặc biệt mà từng người  gặp phải. Mỗi tổ chức đều nảy sinh nhu cầu khác nhau do mục tiêu, môi trường, quy  mô, tài lực và đối tượng phục vụ  khác nhau, tổ  chức có hiệu quả  có thể  thông qua   điều kiện quan trọng của “thiết kế tổ chức”, bảo đảm chắc chắn thoả  mãn yêu cầu  nào đó. Cơ cấu tổ chức này là phải hết sức chặt chẽ và tỉ mỉ. Cơ cấu tổ chức này cần phải là một tổ chức thống nhất trách nhiệm, quyền hạn  và lợi ích lấy trách nhiệm làm trung tâm. Tổ chức này phải thực hiện chế độ phân cấp phụ trách. Mệnh lệnh thống nhất, mối liên hệ  qua lại giữa các bộ  phận nội bộ phải mật  thiết. Nội bộ tổ chức phải có thể duy trì sự cân đối và hài hoà. Phải duy trì tính co giãn để thích ứng với sự biến đổi của môi trường bên ngoài. Tổ  chức này có thể  áp dụng nguyên tắc quản lý ngoại lệ  ­ Cũng phải   khéo léo  giao quyền. Câu 2: Anh (chị) hãy nêu và phân tích các kỹ năng của quản lý? ­ Kỹ năng kỹ thuật: Đây là khả năng sử dụng các phương pháp và kỹ  thuật để  thực hiện nhiệm vụ.  2
  3. ­ Kỹ năng quan hệ: Đây là những kiến thức về hành vi con người và quá  trình  tương tác giữa các cá nhân, năng lực hiểu biết cảm giác, thái độ và động cơ của người  khác qua lời nói và việc làm, năng lực thiết lập những quan hệ có hiệu quả.  ­ Kỹ năng nhận thức: Đây là năng lực phân tích, suy nghĩ logic, thành thạo trong  hình thành các khái niệm và khái quát hoá những quan hệ phức tạp giữa các sự vật và   hiện tượng, sáng tạo trong việc đề ra các ý tưởng và trong việc giải  quyết các vấn đề,  năng lực phân tích các sự kiện và các xu thế, đón trước được những thay đổi và nhận dạng  được những cơ hội và những vấn đề còn tiềm ẩn. Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày nhận thức của mình về  “Trường phái quản lý   theo tình huống” trong quản trị hiện đại? Trường phái này cho rằng: do tác dụng qua lại giữa các bộ  phận trong tổ chức   và  ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, việc quản lý tổ  chức không thể  có một bộ  phương pháp chính xác tuyệt đối, cũng không tồn tại lý luận thích dụng phổ biến, bất  kỳ lý luận và phương pháp nào đều không hẳn là hữu hiệu, cũng không hẳn là vô hiệu.  Dùng lý luận hay phương pháp nào phải xem tình hình thực tế  của tổ  chức và môi   trường đang sống mà định. Trong quản lý, phải tuỳ  cơ   ứng biến tuỳ  theo điều kiện   nội bộ của tổ chức và phải căn cứ vào quan hệ hàm số giữa biến số của môi trường,   tư  tưởng quản lý và biến số  kỹ  thuật quản lý mà xác định phương thức quản lý có   hiệu quả nhất. Trường phái này cho quản lý là sự phối hợp giữa ba cái công việc, tổ chức, con   người, tuỳ sự thay đổi của môi trường mà thay đổi theo. Lý luận theo tình huống là sự tổng hợp của các trường phái quản lý; khi mới lên vũ đài   quản trị  học, nó được các nhà quản trị  học đánh giá cao, kỳ  vọng nó có thể  dẫn dắt   quan hệ quản trị học khỏi “khu rừng lý luận quản lý”. Song , lý luận theo tình huống   3
  4. nhấn mạnh rất rõ đến tính đặc thù của lý luận quản lý nên đã đi sang một cực đoan  khác, vì thế trường phái này không được công nhận phổ biến. Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày quan hệ tổ chức và quản lý trong quản trị? Quan hệ giữa tổ chức và quản lý. 1. Tổ chức là bảo đảm cơ cấu tổ chức thực hiện quản lý có hiẹu quả. Tổ chức là  một chức năng quản lý quan trọng, mục đích của nó là chấp hành quản lý có hiệu quả. 2.  Trong quá trình chấp hành chức năng quản lý, khi thấy có vấn đề  tồn  tại,  phải thông qua tổ chức để tiến hành đều chỉnh. 3. Tổ  chức phải phối hợp với nhu cầu “đổi mới”. Khi  nẩy sinh nhiệm vụ đổi  mới, vấn đề và nhu cầu xã hội mới, phải điều chỉnh tổ chức để sự nghiệp kinh tế, xã  hội phát triển. Câu 5: Theo anh (chị) giao quyền là gì ? Ý nghĩa các giao quyền? Giao quyền là gì ? Giao quyền là “kết dính”để liên kết giữa các cấp quản lý khiến chúng trở thành   một cơ cấu hợp tác hành động có tính tổng thể. Thực hiện chế  độ  quản lý phân quyền, càng phảI coi trọng giao quyền. Khi   phân tích giao quyền, phải làm rõ mối liên hệ  và khác biệt giữa giao quyền với công  việc, trách nhiệm, quyền lực. Ý nghĩa các giao quyền? Giao quyền là cho cấp dưới quyền lực cần có để  hoàn thành công việc một cách tốt   đẹp. Nhà quả trị phảI giao quyền đầy đủ cho cấp dưới để làm công việc xác định. Chỉ  có áp dụng nguyên tắc giao quyền mới có thể  thúc đẩy tổ  chức, cơ cấu tổ  chức mới   không mất đI hiệu dụng. 4
  5. Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày các yếu tố cơ bản cấu thành lãnh đạo trong quản trị? Kỹ năng lãnh đạo  bao gồm sự kết hợp của ít nhất ba yếu tố cơ bản: a) Khả năng nhận thức được con người, những động lực thúc đẩy khác nhau ở  những thời gian khác nhau và trong hoàn cảnh khác nhau. b) Khả năng khích lệ. c) Khả  năng hành động theo một phương pháp thích hợp để  tạo ra một bầu   không khí hữu ích cho sự hưởng  ứng đáp lại các quyết định và khơi dậy các động cơ  thúc đẩy của nhóm hay tập thể. Câu  7: Theo anh (chị), những  điều kiện căn bản nào để  đi tới sự  gắn bó tạo  thuận lợi cho việc ra một quyết định chung xây dựng? a. Mọi người phải nhận thấy người nọ liên quan đến người kia, nhận rõ quyền   lợi chung, mong muốn tham gia thực hiện nhiệm vụ chung, mỗi người đều phải nhờ  sự góp phần của người khác. b. Mọi người phải nhận thấy những khó khăn cần phải giải quyết, cần phải   hành động để đối phó và sẵn sàng lãnh trách nhiệm đương đầu với các trở lực. c. Mọi người phải sẵn sàng chờ  đợi những quan điểm khác nhau bởi vì từng   người có thể nhận thức vấn đề với một khía cạnh riêng bịêt nên dễ xảy ra những sai   biệt giữa các quan điểm. Do đó, mọi người phải được tự do phát biểu quan điểm của  mình, từ đó tìm ra sự nhất trí về khía cạnh chung của quyết định. d. Mọi người phải có sự  quan tâm chung vượt lên mọi quyền lợi cá nhân hay   thiểu số. Câu  8: Theo anh chị, người lãnh đạo phải tập trung suy nghĩ điều gì đối với   quyết định rủi ro? 5
  6. ­ Lựa chọn phương án có hy vọng để hành động. ­ Chuẩn bị  tốt phương án  ứng phó cần thiết, để  có thể   ứng phó khi có biến   động không lường trước được có thể xuất hiện; ­ Vận dụng các điều kiện khách quan, cố  gắng biến rủi ro thành yên lành.   Thông qua thực nghiệm thí điểm, kịp thời thu thập thông tin mới, làm cho quyết định   rủi ro chuyển hoá thành quyết định xác định. ­ Dành một phần linh động, phải có biện pháp bảo hiểm cuối cùng, giống như  khi   thiết kế cơ khí phải có biện pháp bảo hiểm có hiệu quả. Ví dụ, trong đầu tư xây dựng  phải có quỹ  dự  trữ, thậm chí thông qua công tác chính trị  nâng cao niềm tin của con   người đối với quyết định. Nó có tác động không chỉ  đảm bảo quyết định thắng lợi   trong giờ khắc mấu chốt của việc thực thi quyết định, mà nó có thể giảm bớt thiệt hai   tới mức thấp nhỏ nhất nếu vạn thất bại, và yên lòng chuyển sang quyết định mới. Câu 9: Theo anh (chị), thế nào là nhà quản trị?   Nêu các vai trò của nhà quản trị  trong tổ chức?  Cho ví dụ về nhà quản trị bạn biết? Khái niệm nhà quản trị: + Nhà quản trị  là người phân bổ, phối hợp các nguồn lực và trực tiếp tham gia điều   hành các hoạt động của một bộ phận hay một tổ chức. + Nhà QT được dùng để chỉ tất cả những người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành   một bộ phận hay cả một tập đoàn KD +  Nhà quản trị là người đứng đầu, có quyền lực và có quyền yêu cầu cấp dưới thực   hiện +Nhà quản trị là người phối hợp nỗ lực của cá nhân trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu   chung +Nhà QT làm việc cùng với và thông qua những người khác. ­Ví dụ về nhà quản trị: ngài Jobs của Apple, đã mang lại mức tăng lợi nhuận lũy tiến  khổng lồ  3.188% (Sau khi đã điều chỉnh theo những  ảnh hưởng mang tính ngành),   trung bình 34% mỗi năm, cho hãng Apple kể từ khi ông quay trở  lại với tư cách một   6
  7. CEO năm 1997, khi công ty đang đứng bên bờ vực phá sản. Cho đến cuối tháng 9/2009,  linh hồn của những trái táo đã đưa giá trị thị trường của Apple tăng thêm 150 tỷ USD. Câu 10: Anh (chị) hãy trình bày các yếu tố cơ bản cấu thành lãnh đạo trong quản   trị? Kỹ năng lãnh đạo  bao gồm sự kết hợp của ít nhất các yếu tố cơ bản: a) Khả năng nhận thức được con người, những động lực thúc đẩy khác nhau ở  những thời gian khác nhau và trong hoàn cảnh khác nhau. b) Khả năng khích lệ. c) Khả  năng hành động theo một phương pháp thích hợp để  tạo ra một bầu   không khí hữu ích cho sự hưởng  ứng đáp lại các quyết định và khơi dậy các động cơ  thúc đẩy của nhóm hay tập thể. Câu 11: Quan niệm của anh (hay chị) về lãnh đạo trong quản trị? Lãnh đạo được công nhận là vấn đề số một  để điều khiển công việc trôi chảy,  thuận lợi và đạt kết quả. Do sự  khác nhau về  hoàn cảnh, góc độ  quan sát, phương thức nghiên cứu nên  việc lý giải về “lãnh đạo” cũng rất đa dạng. Hầu như  định nghĩa của mỗi học giả  đều khác nhau, cho nên Bennis chỉ  ra:   “Quan niệm lãnh đạo vừa phức tạp lại vừa khó nắm bắt; người ta đã dùng nhiều từ  ngữ để giải thích, kết quả là càng mô tả càng thấy tối đen”. Khái quát lại, có thể định nghĩa lãnh đạo là quá trình và hoạt động của người  lãnh đạo   dựa vào một sức  ảnh hưởng nào đó chỉ  huy, hướng dẫn người bị lãnh đạo thực hiện  mục  tiêu đã định. Người lãnh đạo có thể là cá nhân, hay tổ chức. Câu 12: Theo anh (chị) thế  nào là tổ  chức? Cho ví dụ  về  1 tổ  chức bạn biết và   phân tích các đặc điểm của tổ chức đó? 7
  8. Tổ chức được hiểu như là tập hợp của hai hay nhiều người cùng hoạt động để đạt  được mục đính chung. Ví dụ về 1 tổ chức: Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Phân tích các đặc điểm của Trường dựa trên đặc điểm của 1 tổ chức: ­ Tính mục đích: Giáo dục và đào tạo. ­    Là đơn vị xã hội trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn quản lý  giám  sát. ­  Hoạt động theo cách thức nhất định để đạt đượcmục đích ­ Thu hút ,phân bổ nguồn nhân lực: có các Khoa,Viện, Ban ngành, Trung tâm, Nhà  xuất bản.... ­ Hoạt động trong mối quan hệ tương tác với các tổ chức khác:  Công an phường trên địa bàn trường, các công ty, xí nghiệp, Ngân hàng,.... ­ Có những nhà quản trị để tổ chức, liên kết,phối hợp các thành viên và các yếu tố  khác để hhoàn thành mục tiêu của tổ chức như: Giám Đốc HV, Phó GĐ, Bí Thư  Đoàn,Trưởng Khoa, .... Câu 13: Anh chị nghĩ gì về quan niệm “Một kế hoạch dù có tốt cũng sẽ khó thực hiện   nếu không có tổ chức thích đáng và có hiệu quả”. Một kế hoạch dù có tốt cũng sẽ khó thực hiện nếu không có tổ chức thích đáng   và có hiệu quả. Vì thế, trong cả quá trình lập kế hoạch từ chế định đến thực tế, cần   có sự  phối hợp của tổ  chức và nhân lực tương  ứng. Ví dụ, lập kế  hoạch phát triển   loại sản phẩm mới nào đó hoặc khai thác thị  trường mới của doanh nghiệp cần phải  nghĩ đến tổ chức cần đến. Điều cần nhấn mạnh là: xây dựng tổ chức là để phối hợp  thực thi kế  hoạch, không phải là một tổ  chức không hợp thời chỉ  vì chiều theo việc   lập kế hoạch. Vì thế, tổ chức cũng thuộc một khâu quan trọng, tổ chức phải phối hợp  với kế hoạch thành một thực thể. Chức trách mà bộ phận kế hoạch phải gánh vác là: (1) Điều hoà kế hoạch của các bộ phận trong doanh nghiệp, định thời gian tổng  hợp biên soạn thành kế hoạch toàn diện của doanh nghiệp. 8
  9. (2) Phối hợp xác định mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp và mục tiêu bộ phận  của các đơn vị. (3) Lập kế hoạch, định ra chuẩn tắc công việc. (4) Hỗ trợ nhân viên kế hoạch các đơn vị tiến hành công tác kế hoạch. (5) Cải tiến từng bước trình tự lập kế hoạch mà doanh nghiệp áp dụng. Câu 14: Quan niệm của anh (hay chị) về chức năng tổ chức trong quản tri? Tổ chức là một chức năng quản lý gắn bó với lập kế hoạch. Kế hoạch xác định   cần phải làm việc gì, tổ chức tạo điều kiện để thực hiện kế hoạch. Có thể định nghĩa về “ Tổ chức” như sau: Tổ chức là một quá trình chức năng phối hợp có hiệu quả những người tham dự  hoạt động tổ chức và hoạt động của họ, quyết định và phân chia phạm vi chức quyền  của các bộ  phận trong cơ  cấu tổ  chức, xác định rõ quan hệ  qua lại giữa chúng cân,   nhắc lợi   ích và nguyện vọng của các bộ  phận và của mọi người khiến tất cả  đều   hướng về mục tiêu quản lý chung. Câu 15: Theo anh (chị) tại sao nói “Quản trị là khoa học, là nghệ thuật và là một  nghề? Là khoa học + Có đối tượng nghiên cứu cụ  thể,có lý thuyết xuất phát từ  cuộc nghiên cứu theo   phương pháp khoa học nhằm tìm kiếm , xem xét các tình huống quản trị, để từ những   dữ kiện đã có  (kiến thức, tài liệu, thông tin,..) đạt đến một kết quả mới hơn, cao hơn,   có giá trị cao hơn. +Gồm một hệ  thống tri thức hoàn chỉnh được tích lũy từ  quá khứ, được thực tiễn   kiểmnghiệm tính đúng đắn; phản ánh và vận dụng các quy  luật khách quan cũng như  tâm lý xã hội và có khả năng cải tạo thực tiễn. +Phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành học riêng biệt. 9
  10. Là nghệ thuật +Khi vận dụng đòi hỏi sự ứng biến và óc sáng tạo. +Là tài nghệ của nhà quản trị trong việc giải quyết những nhiệm vụ đề ra một cách có  khoa học và hiệu quả. +Nghệ  huật bao giờ  cũng phải dựa trên sự  hiểu biết khoa học. Khoa học và nghệ  thuật quản trị luôn bổ sung cho nhau. Quản trị là một nghề +Đặc điểm này được hiểu theo nghĩa có thể  đi học nghề  để  tham gia các hoạt động   quản trị nhưng có thành công hay không, có giỏi nghề hay không lại còn tuỳ thuộc vào   nhiều yếu tố của nghề (học  ở đâu?, ai dạy cho?, cách học nghề ra sao? chương trình   học thế  nào?, người dạy có thực tâm truyền hết nghề  hay không? Năng khiếu nghề  nghiệp, ý chí làm giàu, lương tâm nghề  nghiệp của người học nghề  ra sao? các tiền  đề tối thiểu về vật chất ban đầu cho sự hành nghề có bao nhiêu?). =>Như  vậy, muốn quá trình quản trị  có kết quả  thì trước tiên nhà quản trị  tương lai   phải được phát hiện năng lực, được đào tạo về  nghề  nghiệp, kiến thức, tay nghề,   kinh nghiệm một cách chu đáo để phát hiện, nhận thức một cách chuẩn xác và đầy đủ  các quy luật khách quan, đồng thời có phương pháp nghệ  thuật thích hợp nhằm tuân  thủ đúng các đòi hỏi của các quy luật đó Câu 16: Anh (chị) hãy nêu và phân tích các kỹ năng của quản lý? ­ Kỹ năng kỹ thuật: Đây là khả năng sử dụng các phương pháp và kỹ  thuật để  thực hiện nhiệm vụ.  ­ Kỹ năng quan hệ: Đây là những kiến thức về hành vi con người và quá  trình  tương tác giữa các cá nhân, năng lực hiểu biết cảm giác, thái độ và động cơ của người  khác qua lời nói và việc làm, năng lực thiết lập những quan hệ có hiệu quả.  ­ Kỹ năng nhận thức: Đây là năng lực phân tích, suy nghĩ logic, thành thạo  trong hình  thành các khái niệm và khái quát hoá những quan hệ phức tạp giữa các sự vật và hiện   tượng, sáng tạo trong việc đề ra các ý tưởng và trong việc giải quyết các vấn đề, năng  10
  11. lực phân tích các sự kiện và các xu thế, đón trước được những thay đổi và nhận dạng được   những cơ hội và những vấn đề còn tiềm ẩn. Câu 17: Anh chị nghĩ gì về quan niệm “Một kế hoạch dù có tốt cũng sẽ khó thực hiện  nếu không có tổ chức thích đáng và có hiệu quả”? Một kế hoạch dù có tốt cũng sẽ khó thực hiện nếu không có tổ chức thích đáng   và có hiệu quả. Vì thế, trong cả quá trình lập kế hoạch từ chế định đến thực tế, cần   có sự  phối hợp của tổ  chức và nhân lực tương  ứng. Ví dụ, lập kế  hoạch phát triển   loại sản phẩm mới nào đó hoặc khai thác thị  trường mới của doanh nghiệp cần phải  nghĩ đến tổ chức cần đến. Điều cần nhấn mạnh là: xây dựng tổ chức là để phối hợp  thực thi kế  hoạch, không phải là một tổ  chức không hợp thời chỉ  vì chiều theo việc   lập kế hoạch. Vì thế, tổ chức cũng thuộc một khâu quan trọng, tổ chức phải phối hợp  với kế hoạch thành một thực thể. Chức trách mà bộ phận kế hoạch phải gánh vác là: (1) Điều hoà kế hoạch của các bộ phận trong doanh nghiệp, định thời gian tổng  hợp biên soạn thành kế hoạch toàn diện của doanh nghiệp. (2) Phối hợp xác định mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp và mục tiêu bộ phận  của các đơn vị. (3) Lập kế hoạch, định ra chuẩn tắc công việc. (4) Hỗ trợ nhân viên kế hoạch các đơn vị tiến hành công tác kế hoạch. (5) Cải tiến từng bước trình tự lập kế hoạch mà doanh nghiệp áp dụng. Câu 18: Anh (hay chị) hãy nêu và phân tích giai đoạn “Chọn phương án tối ưu” trong  trình tự ra quyết định quản tri? Tức là quyết đoán, cân nhắc lợi hại của các phương án được đưa ra lựa chọn, sau đó  chọn một trong đó hay tổng hợp thành một phương án  Những người ra quyết định thường có ba loại: 11
  12. a/ Phản  ứng tương đối chậm với lợi ích, nhưng lại tương đối nhạy cảm đối  với thiệt hại; đó là loại người không cầu lợi lớn, sợ rủi ro:  b/ Phản  ứng tương đối chậm trước thiệt hại, nhưng tương đối nhạy cảm với  lợi ích, đó là loại người mưu lợi vào giá trị  cao thấp để  lựa chọn phương án hành  động. c/ Ngoài ra, năng lực trực giác của người ta quyết định cũng có ảnh hưởng quan  trọng đến quyết định. Mục đích nghiên cứu trình tự  và phương pháp quyết định là thực hiện quyết   định chính xác, khoa học. Vậy, một quyết định dạng nào là chính xác và khoa học, đó  là vấn đề cốt lõi của quyết định? Tiêu chuẩn đánh giá là thứơc đo khách quan về  chính xác và khoa học là: thứ  nhất, có sự  chỉ  đạo của lý luận khoa học. Lý luận là tư  tưởng chỉ  đạo để  ra quyết   định. Thứ  hai, tuân theo quy định chủ quan phù hợp với quy luật khách quan. Sự thực   là căn cứ  cơ  bản để  ra quyết định. Quyết định là phạm trù của ý chí chủ  quan, là sự  phản ánh của nhận thức chủ quan đối với hiện thực khách quan.  Người ra quyết định muốn quyết định của mình c hính xác có hiệu quả  phải  xuất phát từ  thực tế, dựa vào sự  thực khách quan, phù hợp với yêu cầu của quy luật   khách quan. Thứ ba, căn cứ vào nguyên tắc và trình tự  nhất định. Chẳng hạn, nguyên   tắc tính khả  thi, nguyên tắc tính hệ  thống, nguyên tắc tính liên tục, nguyên tắc lãnh   đạo tập thể, nghiên cứu tập thể, quyết định tập thể, nguyên tắc dân chủ  tập trung,   nguyên tắc một thủ trưởng v.v…  Trái lại nếu làm việc theo ý chủ quan, một người nói là xong, đau đầu trị  đầu,  đau chân trị chân, ăn sống nuốt tươi, tuỳ ý hành sự, đều không thể có quyết định theo   khoa học. Đồng thời phải tuân thủ  nghiêm ngặt trình tự  nhất định, thực hiện quyết   định dân chủ. Chẳng hạn, ra quyết định ít nhất phải qua ba bước: một là, phát hiện  vấn đề  xác định mục tiêu; hai là, khởi thảo phương  án; ba là, phân tích đánh giá   12
  13. phương án liên tục lựa chọn. Quyết định quan trọng còn phải đưa ra thảo luận  ở hội   nghị, không nên một người nói là xong. Để  thuyết minh cụ  thể  tiêu chuẩn khách quan của quyết định khoa học, phải  phân tích hình thức biểu hiện của quyết định phi khoa học. Trên tổng thể, quyết định  khoa học là quyết định phù hợp quy luật khách quan và đạt mục đích mong muốn;   quyết định phi khoa học thường biểu hiện  ở  hai hình thức. Một loại là quyết định  vượt trước quy luật khách quan, thoát ly thực tế, một loại khác là quyết định đi sau  nhu cầu thực tế và không nhất trí với mục đích mong muốn. Câu 19: Mục đích nghiên cứu trình tự và phương pháp quyết định là thực hiện  quyết định chính xác, khoa học. Vậy, một quyết định dạng nào là chính xác và  khoa học, đó là vấn đề cốt lõi của quyết định? Tiêu chuẩn đánh giá là thứơc đo khách quan về  chính xác và khoa học là: thứ  nhất, có sự  chỉ  đạo của lý luận khoa học. Lý luận là tư  tưởng chỉ  đạo để  ra quyết   định. Thứ  hai, tuân theo quy định chủ quan phù hợp với quy luật khách quan. Sự thực   là căn cứ  cơ  bản để  ra quyết định. Quyết định là phạm trù của ý chí chủ  quan, là sự  phản ánh của nhận thức chủ quan đối với hiện thực khách quan.  Người ra quyết định muốn quyết định của mình c hính xác có hiệu quả  phải  xuất phát từ  thực tế, dựa vào sự  thực khách quan, phù hợp với yêu cầu của quy luật   khách quan. Thứ ba, căn cứ vào nguyên tắc và trình tự  nhất định. Chẳng hạn, nguyên   tắc tính khả  thi, nguyên tắc tính hệ  thống, nguyên tắc tính liên tục, nguyên tắc lãnh   đạo tập thể, nghiên cứu tập thể, quyết định tập thể, nguyên tắc dân chủ  tập trung,   nguyên tắc một thủ trưởng v.v…  Trái lại nếu làm việc theo ý chủ quan, một người nói là xong, đau đầu trị  đầu,  đau chân trị chân, ăn sống nuốt tươi, tuỳ ý hành sự, đều không thể có quyết định theo   khoa học. Đồng thời phải tuân thủ  nghiêm ngặt trình tự  nhất định, thực hiện quyết   định dân chủ. Chẳng hạn, ra quyết định ít nhất phải qua ba bước: một là, phát hiện  vấn đề  xác định mục tiêu; hai là, khởi thảo phương  án; ba là, phân tích đánh giá   13
  14. phương án liên tục lựa chọn. Quyết định quan trọng còn phải đưa ra thảo luận  ở hội   nghị, không nên một người nói là xong. Để  thuyết minh cụ  thể  tiêu chuẩn khách quan của quyết định khoa học, phải  phân tích hình thức biểu hiện của quyết định phi khoa học. Trên tổng thể, quyết định  khoa học là quyết định phù hợp quy luật khách quan và đạt mục đích mong muốn;   quyết định phi khoa học thường biểu hiện  ở  hai hình thức. Một loại là quyết định  vượt trước quy luật khách quan, thoát ly thực tế, một loại khác là quyết định đi sau  nhu cầu thực tế và không nhất trí với mục đích mong muốn. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2