QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Hệ thống tài chính trong doanh nghiệp được ví như hệ thống tuần hoàn máu trong cơ <br />
thể nuôi tất cả các bộ phận và toàn thể. Tài chính có thể nằm dưới dạng tiền, vật tư, <br />
nguyên liệu, tài sản phát sinh lúc hình thành nguồn vốn hoặc trong quá trình hoạt động <br />
như các khoản phải thu, phải trả.<br />
<br />
Quản lý hệ thống tài chính sao cho có lợi nhuận đều quy về bài toán tài chính giản dị.<br />
1. BÀI TOÁN TÀI CHÍNH: THU CHI > 0<br />
Tất cả bài toán tài chính đều quy về các dạng: doanh thu chi phí, nguồn thu vốn đầu tư, lợi <br />
nhuận = doanh thu chi phí, thu nhập ròng = thực thu thực chi...<br />
Các khoản chi phân bổ cho các lĩnh vực là (1) nhân lực, công nghệ, tổ chức, quy trình; và (2) <br />
khách hàng (và đối tác), tài chính.<br />
Trong khi đó, các khoản thu lại chỉ đến từ khách hàng và lĩnh vực tài chính mà thôi.<br />
Khi tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, ta đừng bỏ sót khoản mục chi hoặc thu nào và mức <br />
độ ưu tiên giải quyết để tăng thu, giảm chi đến hết mức nhằm tối đa hóa lợi nhuận doanh <br />
nghiệp.<br />
Các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải bốn vấn đề khi giải bài toán tài chính. Đó là:<br />
• Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán, thiếu phân tích nên không <br />
thấy hết nguồn thu, không cắt giảm được chi phí.<br />
• Kiểm soát công nợ chưa thường xuyên, chặt chẽ, chưa có chính sách xử lý nợ rốt ráo dễ <br />
dẫn đến thiếu tiền.<br />
• Kiểm soát không chặt chẽ vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho, trên đường đi, hàng gửi làm <br />
lãng phí vốn.<br />
• Không có kế hoạch tài chính, thậm chí không kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả <br />
nợ.<br />
Công cụ kế toán kết hợp với các nguyên tắc thu chi, kiểm định nội bộ có thể giải quyết <br />
được các vấn đề này.<br />
2. NGUYÊN TẮC THU CHI<br />
Nguyên tắc thu chi cần đảm bảo vấn đề:<br />
• Có kế hoạch (nhất là kế hoạch dòng tiền)<br />
• Cân đối thu chi<br />
• Chi đầu tư và ROI (thu lại vốn đầu tư)<br />
“Tăng thu, giảm chi” nghe có vẻ đơn giản nhưng không có chi (đầu tư) làm sao có nguồn thu? <br />
Cần tách bạch giữa đầu tư (thu chi của dự án đầu tư) và các khoản chi cho hoạt động sản <br />
xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp mới đánh giá được hiệu quả đầu tư cũng <br />
như lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhiều khi mù quáng cắt hết khoản đầu tư cho phát triển, <br />
chỉ nhằm vào những hoạt động đẻ ra tiền ngay với lý do giảm chi để cắt lỗ mà không đánh <br />
giá kỹ kết quả đầu tư sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp không còn sản phẩm sáng tạo, hoặc <br />
không có sản phẩm mới có tính cạnh tranh. Một nguyên tắc cố thủ khác: “Có thu mới có chi <br />
liệu cơm gắp mắm” với lý do an toàn tài chính nhưng lúc muốn phát triển cũng dẫn đến bài <br />
toán cân đối đầu tư như trên.<br />
3. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH<br />
Lập kế hoạch tài chính là dùng một số giả định như dự báo doanh thu, chi phí... và các báo <br />
cáo tài chính (dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập...) vài năm trước đó để đưa ra các báo cáo tài <br />
chính trong tương lai nhằm vào các mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp. Nhưng tình hình <br />
thực tế thay đổi rất nhanh nên để có phản ứng linh hoạt hơn ta có thể lập mô hình tài chính.<br />
Mô hình tài chính (financial model) là mô hình cho thấy tình trạng tài chính thực tế của doanh <br />
nghiệp. Nó bao gồm quá khứ, hiện tại và dự đoán nhiều năm liên tục cho các bản báo cáo tài <br />
chính (dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập...). Quá trình lập mô hình tài chính như sau:<br />
• Báo cáo tài chính của công ty trong quá khứ (doanh nghiệp khởi nghiệp không có).<br />
• Các giả định bao gồm ý định của nhà đầu tư, thông tin về thị trường, tình hình cạnh tranh, <br />
các báo cáo về ngành kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, mô hình kinh doanh, từ đó đưa ra hết các <br />
giả định về thu và chi (giá thành, giá bán...).<br />
• Lập báo cáo dự đoán “kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu <br />
chuyển tiền tệ”.<br />
• Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền.<br />
• Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp so sánh (lựa chọn các doanh nghiệp niêm yết <br />
hoạt động trong cùng ngành nghề để so sánh với doanh nghiệp cần định giá, thu thập và điều <br />
chỉnh các dữ liệu và chỉ số tài chính trước khi áp dụng định giá bằng phương pháp số nhân).<br />
• Tổng hợp và liên kết hai phương pháp định giá để ra giá trị cuối cùng của doanh nghiệp, thể <br />
hiện bằng đồ thị định giá.<br />
4. PHƯƠNG TIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH<br />
Hiện có nhiều mức quản trị tài chính:<br />
• Mức thô sơ: Mục đích là để lập hóa đơn tài chính hoặc báo cáo thuế.<br />
• Mức căn bản: Đưa ra tất cả các báo cáo tài chính và quản trị theo yêu cầu kiểm toán đòi hỏi <br />
hoặc nhu cầu quản lý căn bản của doanh nghiệp liên quan đến tiền hàng.<br />
• Mức nâng cao: Ra được các báo cáo phân tích tài chính và mô hình tài chính trên quy mô tổng <br />
hợp nhiều chi nhánh và truy cập mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị di động (điện toán đám mây/ di <br />
động). Có khả năng xử lý nhanh chóng khối lượng dữ liệu lớn và bảo vệ an toàn dữ liệu gần <br />
như tuyệt đối.<br />
Dùng công cụ Excel có thể đáp ứng linh hoạt các mức căn bản và thô sơ nhưng sẽ mất nhiều <br />
thời gian, công sức hơn là dùng một phần mềm kế toán hoặc một công cụ chuyên phân tích <br />
dữ liệu. Hiện nay có rất nhiều phần mềm kế toán hiện đại, mạnh mẽ, linh hoạt, có thể tích <br />
hợp trong hệ thống ERP và có thể hoạt động trơn tru trên Internet như của Microsoft, Lạc <br />
Việt, Workday... Tốt nhất là nên chọn một hệ thống mà mỗi vai trò liên quan có thể xử lý dữ <br />
liệu tài chính theo thời gian thực trên thiết bị di động tại bất cứ nơi nào có Internet. <br />