QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ HỆ CÔNG CỤ <br />
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH<br />
<br />
Quản trị tài chính (QTTC) doanh nghiệp (DN) chính là toàn bộ các hoạt động của DN nhằm <br />
thiết lập định chế. Trước hết, là các định chế tài chính nội bộ, tổ chức bộ máy quản trị và <br />
kiểm soát tài chính, khai thác và sử dụng tốt mọi nguồn tài lực từ bên trong và bên ngoài DN <br />
phục vụ cho sản xuất kinh doanh của DN với mục tiêu cơ bản là tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ <br />
tốt lợi ích hợp pháp của DN và các chủ thể liên quan.<br />
<br />
Tiêu chí đánh giá độ hoàn thiện và tin cậy của hệ thống QTTC DN là:<br />
<br />
Có định chế tốt, đảm bảo tính hợp pháp, tính phù hợp với đặc điểm tổ chức, quản lý <br />
và sản xuất kinh doanh của DN, phù hợp với môi trường tài chính và trình độ của bộ <br />
máy tài chính, kế toán của DN.<br />
<br />
Có bộ máy tinh gọn, hiệu lực, có giám đốc tài chính giỏi và kế toán trưởng cùng bộ <br />
máy hạch toán phù hợp đủ sức làm tham mưu và QTTC.<br />
<br />
Có môi trường kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu.<br />
<br />
DN có chiến lược phát triển phù hợp, có năng lực kinh doanh, có uy tín và môi trường <br />
kinh doanh phù hợp cho việc mở rộng các quan hệ tài chính.<br />
<br />
Một DN có bộ máy QTTC tốt là DN có sự công khai, minh bạch về tài chính, có hiệu <br />
quả sử dụng vốn ngày càng cao và có khả năng thích ứng với mọi biến động dù phức <br />
tạp của thị trường tài chính.<br />
<br />
Mục tiêu của QTTC DN<br />
<br />
Mục tiêu dài hạn: Xác định các định hướng giải pháp và con đường chủ yếu để tạo <br />
lập nguồn vốn, phù hợp với chiến lược phát triển đặc biệt, chiến lược ngành hàng, <br />
chiến lược thị trường của DN và đặt ra các mục tiêu chính trong các bước phát triển <br />
của DN về mặt tài chính.<br />
<br />
Đặc biệt lưu ý khi thẩm định, phê chuẩn các quyết định đầu tư có tính chiến lược, dài hạn.<br />
<br />
Mục tiêu ngắn hạn: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động, đảm bảo khả năng chi tiêu, <br />
thanh toán, thực thi tốt quyền và nghĩa vụ tài chính của DN, thực hiện an toàn, tiết <br />
kiệm và hiệu quả trong chi tiêu tài chính.<br />
<br />
Nội dung của QTTC DN<br />
<br />
Quản trị TSCĐ bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Trong đó, có nội dung quản <br />
trị hiện vật, quản trị giá trị, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, sửa chữa, nâng cấp và <br />
thanh lý TSCĐ. Đây là một công việc quan trọng và khó khăn, bao gồm các giải pháp <br />
về phân định trách nhiệm quản lý, sử dụng, về hạch toán khấu hao và cả quản trị về <br />
mặt kỹ thuật, công nghệ.<br />
<br />
Quản trị tài sản lưu động và vốn lưu động: bao gồm việc nghiên cứu khả năng chuyển <br />
đổi của TSLĐ, cơ cấu và phân loại TSLĐ, quản trị hàng hóa tồn kho, lập và sử dụng <br />
quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, cách thức tổ chức chu chuyển vốn lưu động, <br />
khả năng phân tích vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.<br />
<br />
Quản trị vốn bằng tiền bao gồm việc lập kế hoạch tiền mặt (tiền VNĐ và ngoại tệ), <br />
kế hoạch vay, trả nợ, việc tổ chức quản lý và kiểm soát quỹ tiền mặt tại hội sở chính <br />
và các chi nhánh, tổ chức việc giao dịch, kết nối ngân hàng trong và ngoài nước, chế <br />
độ đảm bảo an toàn tiền khi giao dịch, nhất là giao dịch điện tử.<br />
<br />
Quản trị tín dụng thương mại và quá trình tham gia thị trường tài chính bao gồm các <br />
phương thức bán hàng, thu tiền, sử dụng các công cụ tín dụng thương mại, chính sách <br />
vay nợ và thu nợ, vấn đề bao thanh toán và mua bán thương mại, việc sử dụng và <br />
quản trị các công cụ tài chính.<br />
Quản trị nguồn vốn của DN bao gồm quản trị các nguồn vốn tự có, nguồn tín dụng <br />
ngân hàng và tín dụng thương mại, nguồn cổ phiếu và trái phiếu công ty, nguồn từ lợi <br />
nhuận dùng để tái đầu tư.<br />
<br />
Quản trị quyết định đầu tư, phân tích tính chi phí đầu tư là cách thức tính toán toàn <br />
diện tiềm lực vốn, khả năng đầu tư, nhất là đầu tư XDCB quy mô lớn. Trong vấn đề <br />
này, phải đặc biệt chú ý phân tích sâu về doanh lợi và rủi ro trong các hoạt động đầu <br />
tư.<br />
<br />
Quản trị rủi ro tài chính kinh doanh, nhận diện và xử lý các rủi ro tiềm tàng trong sản <br />
xuất, kinh doanh, nhằm giảm thiểu thiệt hại và tài trợ rủi ro.<br />
<br />
Phân tích tài chính là công cụ hữu hiệu trong giải pháp QTTC. Việc phân tích, giúp nhà <br />
quản trị nhìn nhận đúng thực trạng tài chính, những yếu tố tích cực và tiêu cực, thông <br />
qua những tính toán và phân tích khoa học, nhằm nhận diện nguyên nhân và tìm các <br />
giải pháp phát huy ưu điểm, hạn chế sai lầm, để công tác tài chính được đảm bảo độ <br />
an toàn, sự phát triển liên tục và bền vững.<br />
<br />
Tăng cường hệ thống KSNB, đặc biệt là kiểm toán nội bộ (KTNB), nhằm làm cho <br />
công tác nội kiểm luôn hoàn thiện cả về tổ chức, hoạt động, cảnh báo và ngăn chặn <br />
rủi ro, giảm thiểu tác hại của rủi ro, hướng công tác tài chính đạt mục tiêu hiệu quả <br />
và sự tăng trưởng bền vững.<br />
<br />
Tăng cường phân cấp quyền và trách nhiệm, đề cao trách nhiệm vật chất, sử dụng có <br />
hiệu quả đòn bẩy kinh tế. Quyền, trách nhiệm và lợi ích vật chất là khâu, hay đúng <br />
hơn là mặt hợp thành trách phận và động lực kinh tế cho hoạt động kinh tế nói chung <br />
và QTTC nói tiêng. Duy trì, bồi bổ động lực lành mạnh song song với việc gia tăng <br />
thẩm quyền, trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên sẽ tạo ra sự đồng thuận <br />
trong QTTC, nhờ đó mà quản trị tỏ rõ hiệu lực, hiệu quả cao. Điều này còn giúp nâng <br />
cao hiệu năng quản trị của toàn bộ hệ thống.<br />
Chức năng QTTC DN<br />
<br />
Chức năng thứ nhất của QTTC DN là chức năng thích ứng với nhu cầu hình thành, tạo <br />
lập, phân phối và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, đúng pháp luật và hợp lý nhất, <br />
phù hợp với môi trường tài chính.<br />
<br />
Chức năng thứ hai là chức năng giám đốc, kiểm soát tài chính, thông qua việc tác <br />
nghiệp trong phân chia, kiểm soát sử dụng, đánh giá hiệu quả tài chính, góp phần lành <br />
mạnh hóa các quan hệ tài chính, hướng vào việc tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi <br />
dùng các nguồn lực tài chính có hạn của DN.<br />
<br />
Giải pháp QTTC DN<br />
<br />
Kiểm soát và tham gia với Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc điều hành về việc lựa <br />
chọn và ra các quyết định đầu tư. Trước hết, là đầu tư xây dựng cơ bản và liên doanh <br />
liên kết.<br />
<br />
Xác định đúng đắn nhu cầu về số lượng, thời gian về vốn và khai thác mọi khả năng <br />
có thể để huy động vốn với chi phí thấp nhất, phục vụ cho việc triển khai các hoạt <br />
động sản xuất, kinh doanh của DN.<br />
<br />
Phân bổ và sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi <br />
(tính kế hoạch, tính hợp lý, tính tiết kiệm), đảm bảo khả năng thanh toán của DN. <br />
Đặc biệt, lưu ý đáp ứng các khoản chi cho thực thi các mục tiêu cơ bản, trọng tâm của <br />
DN, chú trọng lợi ích của người lao động, ưu tiên thanh toán các khoản nợ tới hạn, thu <br />
hồi kịp các khoản cho vay, tạm ứng, xử lý tốt quan hệ với chủ nợ, khách nợ.<br />
<br />
Kiểm soát việc thực thi chính sách lợi nhuận của DN, kiểm tra việc ra quyết định và <br />
sử dụng quỹ DN, quỹ dự phòng, quỹ phúc lợi, khen thưởng, quỹ phát triển tái đầu tư... <br />
đảm bảo sự minh bạch, công khai, hợp lý, công bằng và hài hòa lợi ích.<br />
Nhận diện và đề xuất các giải pháp xử lý các quan hệ tài chính, chú trọng lợi ích <br />
trước mắt, lợi ích lâu dài, chú trọng sự phát triển bền vững, ổn định và gia tăng doanh <br />
lợi cho DN.<br />
<br />
Hoàn thiện hệ thống KSNB, hướng mọi sự kiểm soát vào việc phát hiện, ngăn ngừa, <br />
giảm thiểu tác hại của các rủi ro tài chính.<br />
<br />
Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin hiện đại về tài chính, sử dụng phần <br />
mềm QTTC và kế toán hiện đại trong QTTC DN.<br />
<br />
Hệ công cụ sử dụng trong QTTC DN<br />
<br />
1. Thứ nhất: Các định chế, các quy tắc quản lý DN và QTTC<br />
<br />
Các định chế về tổ chức và hoạt động cùng các nội quy, quy tắc quản lý nguồn tài lực của <br />
DN rất đa dạng, bao gồm các quy phạm pháp luật liên quan đến DN, các chế định, chính sách <br />
về tài chính, kế toán DN, các quy tắc về quản lý và khai thác nguồn thu, phân bổ, sử dụng, <br />
bảo vệ tài sản, quy chế chi tiêu và hạch toán... đều hiện hữu như các công cụ định hướng, <br />
chỉ lối và giám sát tài chính.<br />
<br />
Không ngừng hoàn thiện bộ quy chế, quy tắc đối với tài chính DN là việc lớn có sự tham gia <br />
của Nhà nước, nhiều ngành. Song, bản thân DN phải am hiểu, tuân thủ và sử dụng chúng <br />
như công cụ để che chắn, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.<br />
<br />
Ngoài ra, DN phải cụ thể hóa mọi chế độ, chính sách và kế hoạch tài chính của mình thành <br />
những quy tắc, nội quy để chỉ dẫn và khuôn khổ hóa mọi hoạt động, nhất là các hoạt động <br />
liên quan đến sự hình thành và sử dụng nguồn lực tài chính. Có như vậy, hoạt động của DN <br />
mới đạt tới sự hợp pháp, cộng sinh được với môi trường tài chính chung, tận thu mọi nguồn <br />
lực và sử dụng chúng một cách hiệu quả.<br />
<br />
Bản thân các quy trình, quy tắc QTTC luôn phải được đổi mới theo hướng cập nhật chế độ, <br />
chính sách, thiết thực, tiết kiệm và có hiệu quả cao.<br />
2. Thứ hai: Kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về tài chính và dự toán thu, chi<br />
<br />
Sử dụng thông minh công cụ kế hoạch, biết điều phối và biết điều chỉnh kế hoạch là đòn <br />
bẩy lợi hại nhất cho sự phát triển bền vững tài chính DN.<br />
<br />
Các bộ phận trọng tâm của kế hoạch tài chính DN là kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch đầu tư <br />
tài chính, kế hoạch phân bổ, sử dụng nguồn lực, dự toán chi cho sản xuất kinh doanh, kế <br />
hoạch vay nợ và trả nợ, kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, việc lập các quỹ dự <br />
phòng và kế hoạch bảo tồn, phát triển vốn.<br />
<br />
Trong các công cụ kế hoạch, dự toán cho các công trình đầu tư XDCB, dự toán chi cho các <br />
chương trình, mục tiêu mang tính dự án như liên doanh, liên kết, đổi mới công nghệ, đổi mới <br />
sản phẩm, dự toán chi tiêu hàng quý, năm... có vai trò hết sức quan trọng. Phải thực hiện <br />
đúng quy trình lập, thẩm định, xét duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện của dự toán. Đây là <br />
cách hữu hiệu nhất của QTTC.<br />
<br />
3. Thứ ba: Các công cụ tiền tệ, giá cả, định mức kinh tế kỹ thuật và các công cụ tài chính <br />
liên quan đến DN<br />
<br />
Muốn QTTC tốt, phải đặc biệt am hiểu và sử dụng linh hoạt các công cụ tiền tệ, các thước <br />
đo về giá trị, hiện vật, về hàm thử biểu của thị trường tài chính. Đây là những tác nghiệp <br />
trong hoạt động quản trị chỉ được thực hiện khi nhà quản trị, am hiểu thị trường, giá cả, am <br />
hiểu thước đo chi phí và thu nhập liên quan đến DN, phát huy thế và lực của công ty, lại né <br />
tránh và hạn chế các thua thiệt khi thị trường biến động.<br />
<br />
Khi quyết định mua, bán, nhập, xuất, can dự hay rút lui khỏi thị trường nào đó, nhà QTTC <br />
phải là những chuyên gia đầy bản lĩnh, am tường và quyết đoán. Công cụ của họ không có gì <br />
khác là thông tin về tiền tệ, giá cả, về các chuẩn chi phí, về các công cụ tài chính và công cụ <br />
phái sinh.<br />
<br />
4. Thứ tư: Đòn bẩy kinh tế<br />
Lợi ích kinh tế (bao gồm lợi ích cho DN, cho nhóm người và cá nhân) luôn là động lực mạnh <br />
mẽ giúp các chủ thể tích cực tham gia vào quá trình kinh tế, làm này sinh doanh lợi và tạo ra <br />
lợi ích cho cộng đồng và bản thân từng người.<br />
<br />
Sử dụng các đòn bẩy kinh tế, đặc biệt là đòn bẩy tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi DN và sự <br />
quan tâm chăm sóc đến người lao động thực sự, sẽ đưa lại động lực to lớn cho sản xuất kinh <br />
doanh. Nhà quản trị nói chung và nhà QTTC nói riêng, rất nên am hiểu và sử dụng thuần thục <br />
công cụ này. Muốn sử dụng tốt đòn bẩy lợi ích, phải công khai, minh bạch, dân chủ và thực <br />
sự công bằng, tránh sự tùy tiện, lạm dụng để làm tiêu tan những tư duy tích cực vốn có của <br />
các đòn bẩy kinh tế.<br />
<br />
5. Thứ năm: Phân tích tài chính<br />
<br />
Việc thường xuyên phân tích tài chính, nêu ra các tiêu chí sinh động về tình hình và kết quả <br />
sử dụng nguồn tài lực trong kinh doanh sẽ làm cho tài chính luôn bám sát mục tiêu phục vụ <br />
kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phân tích tài chính chỉ đạt tới kết quả khi nó dựa trên <br />
một hệ thống phương pháp khoa học, dựa vào các nguồn tài liệu và thông tin tin cậy, xác <br />
thực. Đặc biệt, phải chỉ rõ những vật chất của tổ chức, cá nhân nào. Từ đó, sẽ kiến nghị các <br />
giải pháp, nhằm phát huy thế mạnh, hạn chế yếu kém, xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm, <br />
nhằm bảo vệ lợi ích của DN.<br />
<br />
Phân tích tài chính, tự nó sẽ giúp hiệu chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động <br />
quản trị DN, hướng tới hiệu quả cao và bền vững.<br />
<br />
6. Thứ sáu: Hệ thống KSNB<br />
<br />
Hệ thống KSNB (bao gồm hạt nhân trung tâm là KTNB), sẽ là công cụ thường xuyên, được <br />
cài đặt vào trong toàn bộ các thiết chế quản trị, được duy trì đều đặn và được thực hiện theo <br />
những quy tắc, chuẩn mực, giúp cho việc kiểm soát các dòng tiền vào, ra, các hoạt động thu, <br />
chi một cách chặt chẽ và hiệu lực.<br />
Bộ máy kiểm soát bao gồm Ban kiểm soát, Ban KTNB, Phòng tài chính kế toán, Ban thanh <br />
tra công nhân viên chức... sẽ tạo ra một mạng lưới chặt chẽ nhất, giúp cho công tác kiểm <br />
soát tài chính được thực thi. Đây là công cụ quan trọng hàng đầu của QTTC. Bỏ qua công cụ <br />
này, tài chính sẽ rối loạn, bị xâm hại và tất nhiên không thể thực thi được chức năng của nó.<br />
<br />
7. Thứ bảy: Hệ thống thông tin kinh tế tài chính<br />
<br />
Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành một nguồn lực của DN. Về một phương diện khác, <br />
thông tin là một công cụ hàng đầu của quản trị. Trước hết, là đối với QTTC, nhà quản trị <br />
không thể làm gì khi không có thông tin (mù thông tin). Họ chỉ có thể đánh giá, nhận xét, ra <br />
các quyết định khi có đầy đủ các thông tin đích thực, khách quan, đủ tin cậy.<br />
<br />
Những thông tin quan trọng cho QTTC có được, là từ kế toán tài chính, kế toán quản trị, từ <br />
ngân hàng dữ liệu phong phú của DN. Khi kết nối được với các trung tâm thông tin uy tín từ <br />
thị trường tài chính. Kế toán tài chính và kế toán quản trị, sẽ giúp tập hợp, phân tích những <br />
thông tin quan trọng nhất, bản chất nhất về tình hình tài chính. Nó được ngôn ngữ của phân <br />
tích làm sáng tỏ, sẽ là công cụ hữu hiệu và lợi hại nhất cho sự cân nhắc và ra quyết định của <br />
nhà quản trị.<br />
<br />
Nếu tài chính DN là cơ thể sống, thì thông tin là nguồn năng lượng, là thức ăn, là nước uống <br />
cho cơ thể đó. Nhà QTTC phải biết tổ chức tập hợp, hình thành và kiểm soát thông tin, cũng <br />
như biết phân hạng và sử dụng thông tin cho những nước cờ kinh doanh và quản trị của <br />
mình.<br />
<br />
Hoàn thiện tổ chức bộ máy, tổ chức công tác hạch toán kế toán và hạch toán nghiệp vụ, xây <br />
dựng hệ thống thông tin tư liệu về tài chính, về kinh tế, về thị trường là điều kiện tối cần <br />
thiết giúp cho công tác QTTC luôn có cơ sở tin cậy, Nhờ đó, hiệu lực, hiệu quả quản trị sẽ <br />
được nâng cao./.<br />
<br />
Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán – Bài của Ths. Nguyễn ánh Tuyết ** Kiểm toán Nhà <br />
nước Khu vực X<br />