HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC TẾ TỪ SAU ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI THỨ 2 TỚI NĂM 1972
lượt xem 163
download
Chế độ tiền tệ Giê-nơ: Ra đời sau CTTG1 nhằm thiết lập 1 quan hệ mậu dịch tín dụng tiền tệ quốc tế nhằm khôi phục kinh tế sau chiến tranh. 1922 tại thành phố Giênơ( Italia) Thỏa thuận trong chế độ: -thừa nhận vai trò đặc biệt của đồng Bảng trong quan hệ tiền tệ,thanh toán quốc tế, là phương tiện thanh toán dự trữ quốc tế, ngang với vàng. Thực chất của chế độ tiền tệ này là chế độ bản vị Bảng Anh....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ QUỐC TẾ TỪ SAU ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI THỨ 2 TỚI NĂM 1972
- I.Lịch sử hình thành hệ thống Bretton Woods: -Sự sụp đổ của chế độ tiền tệ Giơ-nơ: =>các quan hệ tài chính trên thế giới trở nên rối ren =>hình thành một số liên minh tiền tệ do 1 số nước tư bản đàu sỏ cầm đầu:khu vực đồng Phơ-răng Pháp, khu vực đồng Bảng Anh, khu vực đồng $ Mỹ. Chế độ tiền tệ Giê-nơ: Ra đời sau CTTG1 nhằm thiết lập 1 quan hệ mậu dịch tín dụng tiền tệ quốc tế nhằm khôi phục kinh tế sau chiến tranh. 1922 tại thành phố Giê- nơ(Italia) Thỏa thuận trong chế độ: -thừa nhận vai trò đặc biệt của đồng Bảng trong quan hệ tiền tệ,thanh toán quốc tế, là phương tiện thanh toán dự trữ quốc tế, ngang với vàng. Thực chất của chế độ tiền tệ này là chế độ bản vị Bảng Anh. -viêc sử dụng đồng Bảng Anh trong các quan hệ kinh tế ngoại thương là ko hạn chế. Các nước muốn có Bảng Anh thì phải đổi vàng lấy Bảng Anh của nước Anh. -chế độ tiền tệ này tạo nhiều lợi thế cho Anh trong lĩnh vực mậu dịch,thanh toán quốc tế. điều đó làm cho chính phủ Anh lạm dụng quyền phát hành đồng Bảng Anh, để rồi đồng tiền lâm vào khủng hoảng trầm trọng. ngày 21-9-1931 chính phủ Anh tuyên bố phá giá 33% so với đồng đô la Mỹ. điều đó cũng là sự khai tử của chế độ tiền tệ này -Đồng $ Mỹ trở thành đồng tiền chủ chốt trên thế giới: Nguyên nhân : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành cường quốc mạnh nhất thế giới về mặt ngoại thương , tín dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới(chiếm khoảng ¾ tổng dự trự vàng của cả thế giới tư bản). -Tháng 1/1941 một hội nghị đã được triệu tập tại Giơ-ne-vơ tại Thụy Sỹ Vấn đề gây tranh cãi gay gắt lúc đó liên quan đến bản chất của hệ thống chi phó quốc tế mới. Kinh tế gia người Anh, John Maynard Keynes, chủ trương phát hành một đơn vị tiền tệ quốc tế mới lấy tên là Bancor dựa trên kim bản vị, và dành cho các quốc gia thành viên một vị trí bình đẳng nhằm bảo đảm sự quân bình cho hệ thống. Theo đề nghị của Keynes, khi cán cân thương mãi một nước bị thâm hụt, quốc gia đó, thay vì phá giá đơn vị tiền tệ, bị buộc phải thi hành những biện pháp thắt lưng buộc bụng khả dĩ nâng cao xuất khẩu và lấy lại quân bình. Để làm dịu bớt tính khe khắt của quá trình điều chỉnh, IMF cần dự liệu một chế độ cho vay chuyển tiếp. Ngược lại, các nước có cân thương mãi thặng dư phải có chính sách kích cầu và hàng xuất khẩu phải chịu những khoản thuế quan tạm thời. Sự chuyển dịch tư bản giữa các nước phải được quy định và kiểm soát chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho chính sách lãi suất cần thiết trong quá trình tái lập ổn định kinh tế.Thực tế đay là việc làm nhằm hạ bớt súc mạnh của đồng đôla Mỹ
- =>>tháng 7/1944, lợi dụng điạ vị kinh tế của mình ,Hoa Kỳ đã triệu tập hội nghị tiền tệ-tài chính quốc tế lần 2 tại thành phố Bretton Woods với sự tham gia của 44 nước thành viên.Cuộc họp kéo dài trong 22 ngày Hôi nghị đã ký kết một Hiệp định quốc tế bao gốm về việc thiết lập các quan hệ tiền tệ- tài chính quốc tế mới cho thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Được gọi là hệ thống Bretton Woods. Cũng tại đây , Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) và ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế(IBRD_sau này là Ngân Hàng Thế giới WB) được thành lập. IMF giữ vai trò trọng tài trong hệ thống mới và WB được thiết lập như một cơ chế cấp vốn đa phương hỗ trợ tiến trình phát triển của các nước thuộc thế giới thứ ba. Qua số phiếu nắm giữ, Hoa Kỳ đã dành quyền quyết định trong cả hai định chế. Với sức mạnh kinh tế của mình, một lần nữa, Hoa Kỳ lại dành quyền quyết định. Đồng Mỹ kim, thay vì đồng Bancor, được lựa chọn làm bản vị tiền tệ quốc tế. Đồng Mỹ kim có thể chuyển hoán thành vàng theo một tỉ suất nhất định (kim bản vị). Đơn vị tiền tệ các nước khác phải được định nghĩa theo đồng Mỹ kim, nghĩa là gián tiếp theo vàng (kim hoán bản vị). Mọi thay đổi hối suất phải được sự thỏa hiệp trước của IMF, nói rõ hơn, phải được sự chấp thuận của Hoa Kỳ. Kiểm soát mọi chuyển dịch tư bản giữa các nước cũng trở thành một phần của thỏa ước chung cuộc. Đề nghị của Keynes về thuế quan tạm thời đánh trên hàng xuất khẩu của các xứ có cân thương mãi thặng dư không được chấp thuận. Trong khi đó, các xứ có cân thương mãi thâm hụt bị buộc phải tự động điều chỉnh để tái lập quân bình xuất nhập khẩu với sự khả dĩ trợ giúp của IMF để tạm thời tài trợ khiếm hụt qua chương trình cho vay chuyển tiếp (transitional loans). II.Đặc điểm của hệ thống Bretton Woods: 1.Thừa nhận $ lá đồng tiền chuẩn ,làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này. => $ là phương tiệ dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ tiền tệ, thanh toán và tín dụng quốc tế. => chế độ tiền tệ Bretton Woods còn được gọi là chế độ bản vị $. Thực chất: -Các nước đã cố định tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước minh theo đồng $. -Các nước vẫn phải xác định nội dung vàng của đồng tiền nước mình nhưng chỉ là hình thức. -Đồng tiền các nước không tự do chuyển đổi ra vàng.muốn có vàng trước hết phải chuyển thành $, rồi từ $ chuyển ra vàng theo tỷ giá chính thức 35$/1ounce vàng. 2.Chế độ tỷ giá cố định: -Phải xác định và công bố cho IMF nội dung vàng của đòng tiền nước mình. -Không được tăng giảm nội dung vàng của đồng tiền nước mình trong phạm vi ±10% nếu không được IMF đồng ý.
- Trong trường hợp mất cân bằng nghiêm trọng trong cán cân thanh toán, các quốc gia có thể tiến hành phá giá hay nâng giá đồng tiền với biên độ nhỏ hơn 10% trước khi IMF can thiệp. -Ngân hàng trung ương các nước thành viên của IMF phải can thiệp đẻ cho tỷ giá hối đoái trên thị trường biến động không vượt quá biên độ ±1% . 3.Dự trữ quốc tế: -Các quốc gia cần có lượng dự trữ đủ lớn về vàng va ngoại tệ. IMF cung cấp cho các nước thành viên một mức hạn mức tín dụng thường xuyên để tài trợ cho cán cân thanh toán,tránh tình trạng phá giá hay nâng giá đồng tiền. +Các quốc gia đóng góp vào IMF theo tỷ lệ ¼ là tài sản dự trữ(chủ yếu là vàng), ¾ là đồng tiền quốc gia. + Khi gặp khó khăn, mỗi thành viên được rút 25% hạn mức trong lần đầu,sau đó muốn rút them phải tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách do IMF đưa ra,có thể rút trong 4 lần, mỗi lần 25%. 4.Khả năng chuyển đổi của các đồng tiền: - các quốc gia tham gia vao IMF hay hiệp định chung về thương mại và thuế quan GATT phải cam kết chuyển đổi không hạn chế đồng nội tệ đòi với những giao dich trong cán cân vãng lai(có thể hạn chế kiểm soát chu chuyển vốn nhưng không kiểm soát các chuyển đổi tiề tệ phục vụ cho mục đích thương mại. III.Hoạt động của hệ thong Bretton Woods: Thời gian tồn tại và hoạt đọng của hệ thống BWs có thể được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn ‘đói $”(1945-1958) và giai đoạn ‘bội thực $’(1959- 1971) 1.Giai đoạn ‘đói $’ (1945-1958): - Sau chiến tranh thế giới thứ 2 các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề=>có một nhu cầu tín dụng lớn để nhập khẩu những gì cần thiết cho công cuộc tái thiết.Trong kế hoạch tái thiết Châu Âu-Marshall(1948-1954), 17 tỷ $ Mỹ đã được đưa vào 16 nước Tây Âu. Kế hoạch Marshall (Marshall Plan) là một kế hoạch trọng yếu của Hoa Kỳ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các qu ốc gia Tây Âu, đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến thứ hai. Mang tên chính thức " Kế hoạch phục hưng Châu Âu" (European Recovery Program - ERP), nhưng Kế hoạch Marshall thường được gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, người đã khởi xướng và ban hành kế hoạch. Kế hoạch Marshall là thành quả lao động c ủa các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong đó ghi nhận sự đóng góp đặc bi ệt c ủa William L. Clayton và George F. Kennan.
- Kế hoạch tái thiết được phát triển tại cuộc họp mặt của các quốc gia Châu Âu ngày 12 tháng 7 năm 1947. Kế hoạch Marshall đề ra việc viện trợ tương đương cho Liên Xô và đồng minh của họ, nhưng không được chấp nhận. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ tháng 7 năm 1947. Trong thời gian đó, có khoảng 17 tỷ đô la Mỹ viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật để giúp khôi phục các quốc gia châu Âu tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD[1]. Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có Kế hoạch Marshall, kể từ năm 1945, cùng với các điều kiện chính trị kèm theo. Cho tới khi kết thúc dự án, nền kinh tế của các quốc gia nằm trong Kế hoạch, ngoại trừ Tây Đức, đã phát triển vượt mức trước chiến tranh. Trong vòng hai thập kỷ tiếp đó, nhiều vùng ở Tây Âu tiếp tục đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có trước đó. Kế hoạch Marshall cũng được xem là một trong các thành tố của quá trình hội nhập Châu Âu, vì nó xóa bỏ hàng rào thuế quan và thiết lập các cơ quan điều phối kinh tế tầm cỡ lục địa. Trong những năm gần đây, các sử gia đặt câu hỏi về cả động cơ bên trong cũng như tính hiệu quả chung của Kế hoạch Marshall. Một số sử gia cho rằng hiệu quả của Kế hoạch Marshall thực tế là từ chính sách laissez-faire (tạm dịch: thả nổi) cho phép thị trường tự bình ổn qua sự phát triển kinh tế[2]. Người ta cho rằng Tổ chức Cứu trợ và Phục hồi của Liên Hiệp Quốc, vốn giúp hàng triệu người tị nạn từ năm 1944 tới 1947, cũng giúp đặt nền móng cho sự phục hồi Châu Âu thời hậu chiến. -Những bất đồng lớn trong phe Đồng Minh chống Phát Xít bắt đầu xuất hiện.Liên xô có tham gia vào hội nghị Bretton Woods nhưng lại từ chối tham gia vào IMF. Đặc biệt trong không khí căng thăng của chiến tranh lạnh, Mỹ đã phải chi trả một khoản lớn cho quân sự.Do đó cuối năm 50 đầu năm 60 Mỹ đã xuất hiện một số dấu hiệu khủng hoảng. Chiến tranh Lạnh (1945–1991) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô Viết và các quốc gia vệ tinh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao gi ờ chính thức xung đột, họ đã thể hiện sự xung đột thông qua các liên minh quân s ự, nh ững cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo, chiến tranh uỷ nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, như cuộc chạy đua không gian. Dù là các đồng minh chống lại Phe trục, Liên xô, Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp đã không đồng thuận trong và sau Thế chiến II, đặc bi ệt về vi ệc thi ết lập th ế gi ới th ời hậu chiến. Khi cuộc chiến kết thúc, họ chiếm hầu hết châu Âu, với vi ệc Hoa Kỳ và Liên xô là các lực lượng quân sự mạnh nhất.
- Liên xô lập ra Khối Đông Âu với các quốc gia Đông Âu mà họ chiếm đóng, sáp nhập một số trở thành Các nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết và duy trì các quốc gia khác như nước vệ tinh của mình, một số nước trong số đó sau này được củng cố vào Khối hiệp ước Warsaw (1955–1991). Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây Âu thành lập chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản như là chính sách phòng vệ của họ, và lập ra các liên minh (ví dụ NATO, 1949) cho mục đích đó. Nhiều quốc gia trong số đó cũng tham gia vào kế hoạch tái thiết châu Âu, đặc biệt là Tây Đức, vốn bị Liên xô phản đối. Ở những nơi khác, tại Mỹ Latinh và Đông Nam Á, Liên xô ủng hộ các cuộc các mạng cộng sản, bị nhiều nước phương tây và đồng minh trong vùng của họ phản đối; một số nước tìm cách hạ thấp, với những kết quả khác nhau. Một số nước liên kết với NATO và Khối hiệp ước Warsaw, tuy thế các khối của những quốc gia không liên kết cũng xuất hiện. Cuộc chiến tranh Lạnh có đặc điểm ở những giai đoạn khá yên tĩnh và những giai đoạn căng thẳng lên cao trong quan hệ quốc tế – cuộc Phong toả Berlin (1948–1949), Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), Khủng hoảng Berlin năm 1961, Chiến tranh Việt nam (1959–1975), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979–1989), và những cuộc tập trận Able Archer 83 của NATO vào tháng 11 năm 1983. Cả hai phía đã tìm cách làm giảm các căng thẳng chính trị và tránh một cuộc tấn công quân sự trực tiếp, vốn dường như sẽ dẫn tới một sự tiêu diệt có đảm bảo từ hai phía với các loại vũ khí hạt nhân. Trong thập niên 1980, Hoa Kỳ tăng cường sức ép ngoại giao, quân sự và kinh tế chống lại Liên xô, vốn đang ở tình trạng trì trệ kinh tế. Sau đó, Tổng thống Liên xô Mikhail Gorbachev đưa ra những cuộc cải cách tự do perestroika ("tái cơ cấu", "xây dựng lại", 1987) và glasnost ("mở cửa", khoảng năm 1985). Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, khiến Hoa Kỳ còn lại là cường quốc quân sự có vị thế thống trị, và Nga sở hữu hầu hết kho vũ khí hạt nhân của Liên xô. 2.Giai đoạn ‘bội thực $’ (1959-1971): -Nền kinh tế các nước Tây Âu dần đi vào ổn định và phát triển=>nguồn dự trữ $ ở ngân hang các nước này tăng lên với tốc đọ không mong muốn,các ngân hàng đó bắt đầu tìm cách chuyển đổi $ lấy vàng. -Trong khi đó ở Mỹ lại đang xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng:thâm hụt cán cân cơ bản trung bình 3,5 tỷ USD ,đến năm 1970 lượng vàng dự trữ của Mỹ chỉ còn 11 tỷ USD so với s ố l ượng ban đ ầu là hơn 26 tỷ =>Các nước Tây Âu đã mất dần lòng tin vào đồng USD.Các nước có lượng dự trữ lớn USD đều muốn tìm cách đổi ra vàng.
- -Thị trường vang kép xuất hiện mà khoảng cách giữa giá vàng trên thị trường tự do và giá vang do ngân hàng trung ương quy dịnh chênh l ẹch nhau lón =>các nhà đàu cơ mua vàng ở ngân hàng trung ương va bán trên thị trường tự do. -Tới khi nền kinh tế Tây Âu và Nhật Bản phát tri ể m ạnh m ẽ,giá tr ị đ ồng tiền của các nước này tăng=>long tin vào $ giảm sút=>dòng v ốn kh ổng l ồ bằng $ được chuyển dần sang các đồng tiền mạnh hơn. =>Tháng 9/1971: +Mỹ tuyên bố ngừng đổi $ sang vàng.35$/1ounce 38$/ounce. +Một s ố đòng ti ền Mác Đ ức, yên Nh ật, franc Th ụy S ỹ tăng giá trung bình 8% so với đồng USD +Mức dao dộng xung quanh tỷ giá cố định với $ tăng từ 1% 2,25% =>Năm 1973: do khủng hoảng đồng $ nên các nước công nghiệp ch ủ ch ốt đã bãi bỏ mức ngang giá chính thức với $, thực hiện thả nổi độc l ập đ ồng tiền của mình. Mỹ phá giá $ lần 2=>hệ thống Bretton woods sụp đổ. IV.Ý nghĩa của hệ thống Bretton Woods: -mang lại sự ổn định tỷ giá; -Loại bỏ được những bất ổn với các giao dich buôn bán đầu tư quốc tế; -Thúc đẩy kinh tế phát triển, đem lại lợi ích cho các nước thành viên. V.Sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods: Nguyên nhân: 1.Vấn đề thanh khoản: Khi khối lượng USD (được phát hành) cao hơn khối lượng vàng dự trữ của MỸ thì Mỹ đã không còn đủ khả năng thanh toán tất cả USD bằng vàng theo tỷ lệ 35USD =1 ounce vàng. dẫn đến việc Mỹ phải chọn 1 trong 2 chính sách đó là: phá giá đồng $ với vàng hoặc không đổi $ ra vàng nữa. Tuy nhiên cả hai chính sách này đều dẫn đến việc hệ thống bretton woods sụp đổ do tỷ giá cố định bị phá vỡ 2.Giải thích theo quy luật "đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt": Theo chính phủ Mỹ quy định 35 $=1ounce vàng (lưu thông tiền tệ )
- Theo cung cầu thị trường thì 35$< 1 ounce vàng (thị trường hàng hóa) nếu theo tỷ giá do Mỹ quy định thì vàng bị định giá thấp, còn $ thì đc định giá cao trong lưu thông tiền tệ. tạo điều kiện để mọi người kinh doanh chênh lệch tỷ giá: mua vàng với giá 35$ ở lưu thông tiền tệ và bán với giá cao hơn ở thị trường hàng hóa, lúc này ai cũng lời trừ mỗi chính phủ Mỹ. điều này là cho lượng vàng dữ trữ của chính phủ Mỹ ngày càng cạn kiệt=> không thể duy trì được tỷ giá cố định mà bretton woods theo đuổi=> bretton woods sup đổ 3.Sự thiếu vắng một cơ chế điều chỉnh: - Sự thiếu vắng một cơ chế điều chỉnh: Bretton Wood cho phép điều chỉnh tỷ giá chính thức như là biện pháp cuối cùng để điều chỉnh sự mất cân đối cơ bản trong BOP của các nước thành viên. Tuy nhiên trong thực tế các quốc gia có BOP mất cân đối tỏ ra rất miễn cưỡng khi thực hiện cac biện pháp như: phá giá, nâng giá, hay các chính sách kinh tế khác nhằm duy trì trạng thái cân bằng của BOP. Về phía Mỹ: Cho dù tỷ lệ lạm phát sau nhiều năm tuy có cao, nhưng chính phủ Mỹ không thể phá giá USD đối với vàng được, bởi vì nếu phá giá sẽ làm xói mòn lòng tin vào toàn h ệ th ống Bretton Woods. Hơn nữa, giả sử chính phủ Mỹ phá giá USD so với vàng thì cũng không cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế nếu nh ư các bạn hàng vẫn duy trì tỷ giá cố định đối với USD. Như vậy, đ ể duy trì và ki ểm soát được thâm hụt BOP chính phủ Mỹ buộc phải áp dụng các chính sách thiểu phát nền kinh tế. Đối với các nước có BOP thâm hụt: Rõ ràng hành động phá giá là phương thuốc cuối cùng để cải thiện BOp của các nước bị thâm hụt. Nhưng thực tế chỉ ra rằng các nước có BOp thâm hụt lại tỏ ra rất miễn cưỡng khi phá giá đồng tiền của mình, bởi vì phá giá th ường được xem là biểu hiện yếu kém của chính phủ và của cả một quốc gia. Một khi các quốc gia có thâm hụt BOP miễn cưỡng áp dụng các chính sách thi ểu phát nền kinh tế cũng như phá giá đồng bản tiền tệ, có nghĩa là hệ thống
- Bretton Woods phải trông chờ vào các nước có thặng dư BOP làm một cái gì đó để BOP của họ giảm xuống. Đối với các nước có thặng dư BOP như Đức, Nhật, Thuỵ Sỹ... cũng muốn chứng tỏ rằng việc nâng giá đồng tiền của họ cũng khó khăn và miễn cưỡng chẳng kém gì các nước phải phá giá đồng tiền. Điều này xảy ra là vì khi đồng tiền của họ tiếp tục được định giá th ấp s ẽ cho phép duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong xuất khẩu và hướng nền kinh tế vào sản xuất hàng xuất khẩu. Họ lo ngại rằng nếu nâng giá đồng bản t ệ s ẽ khi ến cho tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, thất nghiệp gia tăng bởi vì các ngành sản xuất hàng xuất khẩu phải co lại. Hơn nữa, các quốc gia này không dễ gì áp dụng chính sách mở rộng tiền tệ như là các biện pháp giảm thặng dư BOP bởi vì họ luôn lo ngại về những hậu quả của lạm phát có thể gây ra. Trong chế độ tỷ giá cố định, áp lực luôn đè nặng lên con nợ ph ải tiến hành biện pháp điều chỉnh nào đó bởi vì nếu không d ự tr ữ ngoại h ối sẽ cạn kiệt để bảo vệ tỷ giá. 4. Về đặc quyền phát hành USD: Vai trò độc tôn của USD bao hàm ý rằng, nước Mỹ là người cung cấp nguồn thanh khoản quốc tế chủ yếu dưới chế độ Bretton Woods. Để có được nguồn dự trữ quốc tế, phần thế giới còn lại (không phải Mỹ) ph ải duy trì BOP luôn ở trạng thái thặng dư, trong khi đó Mỹ phải duy trì một BOP luôn thâm hụt. Điều này có nghĩa là phần còn lại của th ế giới phải tiêu dùng ít hơn những gì mà chính nó sản xuất ra, trong khi đó nước Mỹ có đặc quyền là có thể tiêu dùng nhiều hơn những gì mà chính nước Mỹ sản xuất ra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vai trò của bảo hiểm thế giới đối với sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng ở địa bàn phía Nam
3 p | 847 | 131
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 2 - TS. Nguyễn Hoài Phương
20 p | 260 | 36
-
Đề cương môn học Tài chính tiền tệ (2013)
8 p | 212 | 25
-
Tác động của hệ thống tài chính nội địa đối với phát triển kinh tế
14 p | 115 | 15
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 2 - ThS. Trần Thùy Linh
19 p | 117 | 15
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 2 - GV. Phạm Thị Thùy Dung
19 p | 85 | 12
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ: Chương 5 - Đại học Ngoại thương
14 p | 108 | 11
-
Hệ thống tài chính xanh của Anh, Trung Quốc và Việt Nam
9 p | 137 | 9
-
Phát triển hệ thống tài chính xanh: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam
4 p | 22 | 8
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 1 - Nguyễn Anh Tuấn
15 p | 86 | 8
-
Hệ thống tài chính xanh: Yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế xanh
3 p | 79 | 8
-
Lý thuyết chung về hệ thống tài chính
4 p | 76 | 7
-
Quá trình phát triển hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam
12 p | 60 | 7
-
Ảnh hưởng của công nghệ tài chính đến an toàn hệ thống tài chính - Từ khung lý luận đến thực tiễn tại Việt Nam
13 p | 89 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Chương 1 - Phạm Thị Mỹ Châu (HK1)
11 p | 10 | 4
-
Vị thế đồng USD và những nỗ lực tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu
15 p | 34 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Lý thuyết tài chính tiền tệ (Mã số học phần: NHLT1001)
11 p | 8 | 3
-
Tăng cường vai trò của bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia
12 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn