intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiểm hoạ từ... cái tủ lạnh

Chia sẻ: Trần Thùy Hương Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rất nhiều người đã bị tiêu chảy cấp, thậm chí ngộ độc thực phẩm vì ăn đồ trữ trong tủ lạnh, nhất là về mùa hè. Với suy nghĩ, tủ lạnh sẽ diệt được vi khuẩn và làm cho thức ăn không bị ôi thiu đã khiến nhiều người đổ bệnh vì dùng đồ ăn để lâu trong tủ lạnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiểm hoạ từ... cái tủ lạnh

  1. Hiểm hoạ từ... cái tủ lạnh Rất nhiều người đã bị tiêu chảy cấp, thậm chí ngộ độc thực phẩm vì ăn đồ trữ trong tủ lạnh, nhất là về mùa hè. Với suy nghĩ, tủ lạnh sẽ diệt được vi khuẩn và làm cho thức ăn không bị ôi thiu đ ã khiến nhiều người đổ bệnh vì dùng đồ ăn để lâu trong tủ lạnh. Theo bác sĩ Vũ Thị Thanh, Phó phòng Dinh dưỡng điều trị, Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, thức ăn chín chỉ nên để trong tủ lạnh 1 - 2 ngày, nếu để lâu hơn sẽ biến chất, gây hại cho sức khỏe. Thủ ngờ phạm ít Chị Phạm Thị H. (ngụ Hà Nội) hay có thói quen lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh để tiện nấu nướng. Một lần, khi chế biến thức ăn, chị dùng lại quả trứng bị vỡ vỏ và để lâu trong tủ lạnh với suy nghĩ thức ăn đã được
  2. bảo quản trong tủ lạnh nên sẽ đảm bảo vệ sinh. Sau khi ăn, chị đau bụng, buồn nôn và bị tiêu chảy, đi khám bác sĩ, chị mới biết nguyên nhân khiến chị bị tiêu chảy chính là quả trứng đã bị hỏng. Không nên để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh. Khác với chị H., vợ chồng anh Trần Văn A. (ngụ Văn Quán, Hà Nội) vừa mới sinh con được ít lâu nên đón mẹ ở quê lên trông con giúp. Sau mỗi bữa ăn, mẹ anh chị thường có thói quen cất đồ ăn thừa trong tủ lạnh để ngày hôm sau dùng. Ai dè, chỉ vì tiếc đĩa thịt rán
  3. bỏ dở từ hôm trước mà cụ bị đau bụng. “Chúng tôi cũng nhiều lần nhắc nhưng cụ cho là lãng phí. Đến lần này, chúng tôi phải phân tích mẹ bị đau bụng phải uống thuốc kháng sinh tốn tiền trăm ngàn, còn đắt hơn đĩa thịt cụ mới chịu nghe”, anh A. nói. Thạc sĩ Ngô Thị Thanh Hải, Phó trưởng khoa Nội II, Bệnh viện Xanh Pôn, cho biết số bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp phải nhập viện do sử dụng thực phẩm để lâu trong tủ lạnh không phải là hiếm. Đặc biệt là mùa hè - mùa hay dễ mắc các bệnh về tiêu chảy cấp. Tủ lạnh không thể diệt vi khuẩn Theo bác sĩ Hải, việc đồ ăn có đảm bảo vệ sinh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vi khuẩn ở thức ăn, tủ lạnh, đồ đựng có sạch sẽ không? Nhiều người thường cho rằng đồ ăn để trong tủ lạnh thì yên
  4. tâm vì vi khuẩn sẽ không thể sống được, lúc nào cần chỉ việc lấy ra ăn. Nhưng thực ra, vi khuẩn trong tủ lạnh không hề bị tiêu diệt mà chỉ tạm thời “ngủ đông”, khi ra khỏi tủ lạnh gặp điều kiện nhiệt độ bình thường hoặc nhiệt độ của cơ thể con người, sẽ “tỉnh giấc”. Vì vậy, thức ăn chín chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh 1 - 2 ngày, còn thức ăn sống để trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 24 giờ phải chế biến ngay, không nên để quá lâu bởi dưới tác dụng của nhiệt độ, thức ăn chỉ sau vài giờ là đã bị biến chất. Trước khi cho vào tủ lạnh, phải bọc thực phẩm lại bằng nilông kín để tránh lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời cũng hạn chế được mùi trong tủ lạnh. Cần để riêng thức ăn sống và thức ăn chín. Với thức ăn để trong tủ lạnh cần đun, chế biến lại trước khi sử dụng. Tốt nhất là các bà nội trợ chỉ nên mua thức ăn vừa đủ cho một bữa, tránh để thức ăn lâu ngày trong tủ lạnh.
  5. Thông thường khi bị tiêu chảy bệnh nhân hay dùng các loại thuốc có tác dụng cầm đại tiện như berberin… Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng với các trường hợp nhẹ. Hơn nữa các loại thuốc này cầm được tiêu chảy nhưng thực ra vi khuẩn vẫn còn trong ruột không được thải ra ngoài nên nguy cơ gây nhiễm độc vẫn cao. Lan Hương Theo Đất Việt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2