Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
HIỆN TRẠNG CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN<br />
NUÔI TÔM HE TẠI TỈNH QUẢNG NAM<br />
CURRENT STATUS OF PENAEID SHRIMP FEED SUPPLY AND ULTILIZATION<br />
IN QUANG NAM PROVINCE<br />
Nguyễn Minh Phương1, Lại Văn Hùng2<br />
Ngày nhận bài: 25/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 04/01/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu hiện trạng cung ứng và sử dụng thức ăn nuôi tôm he (Penaeidae) được thực hiện trong năm 2010 và<br />
2011 tại Quảng Nam. Tiến hành điều tra bằng phương pháp đánh giá nông thôn nhanh (RRA) và phương pháp điều tra qua<br />
phiếu (SQ) các chủ hộ kinh doanh thức ăn thủy sản (38/42 hộ) và các hộ nuôi tôm he (65/189 hộ). Các thông tin thu thập<br />
bao gồm: thông tin về chủ hộ kinh doanh thức ăn, phương thức quản lý, hiện trạng nuôi tôm, sử dụng thức ăn, những khó<br />
khăn của chủ hộ kinh doanh thức ăn tôm và nuôi tôm,... Kết quả điều tra cho thấy, đa số hộ kinh doanh thức ăn và nuôi<br />
tôm có trình độ khá cao. Các chủ hộ kinh doanh thức ăn chủ yếu là các đại lý cấp 1, kinh doanh nhiều mặt hàng thức ăn<br />
và thuốc thú y thủy sản. Hầu hết chủ hộ kinh doanh thức ăn có tham gia nuôi tôm he chân trắng (90%). Cả chủ hộ kinh<br />
doanh và người nuôi đều được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ công ty thức ăn như thưởng theo doanh số và chiết khấu<br />
khi mua hàng. Thức ăn cho tôm he chân trắng có hàm lượng protein 37 - 42%. Các hộ kinh doanh cơ bản đáp ứng được<br />
các yêu cầu kinh doanh theo quy định tuy nhiên nhận thức và thực hiện các văn bản pháp quy còn hạn chế. Hầu hết các hộ<br />
nuôi chỉ nuôi tôm he chân trắng với hình thức thâm canh và bán thâm canh. Sau 3 tháng nuôi, hệ số thức ăn là 1,2, năng<br />
suất bình quân đạt được 12,1 tấn/ha/năm.<br />
Từ khóa: hộ kinh doanh, hộ nuôi tôm, Quảng Nam, sử dụng, tôm he, tôm he chân trắng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The survey on the current status of penaeid shrimp (Penaeidae) feed supply and ultilization was carried out between<br />
2010 and 2011 in Quang Nam province. The methods of Rapid Rural Appraisal (RRA) and Survey Questionaire (SQ)<br />
were used to collect information related to shrimp feed dealers (38/42 dealers) and shrimp farmers (65/189 farmers). The<br />
collected data included information about dealers, management, shrimp farming, feed ultilization, and difficulties of<br />
dealers and shrimp farmers,... The results showed that most of the dealers and shrimp farmers had high academic standard.<br />
Most of the dealers were first class dealers who traded variety of products of shrimp feeds and aquatic veterinary<br />
medicines. Most dealers participated in whiteleg shrimp farming which accounted for 90%. Both dealers and shrimp<br />
farmers recieved many preferential treatments from feed comnpanies such as rewarding in accordance with sales and<br />
discounts when purchasing feeds. The protein contents in the whiteleg shrimp feeds ranged from 37 - 42%. The dealers<br />
basically satisfied the business requirements according to regulations, however, their awareness and implementation of<br />
legal regulations were still very limited. Most of the farmers cultured whiteleg shrimp by intensive and semi-intensive<br />
models. After 3 months, the food conversion ratio was 1,2, and the average annual productivity was about 12,1 tons/ha.<br />
Keywords: feed dealers, penaeid shrimp, Quang Nam, shrimp farmers, ultilization, whiteleg shrimp<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Nguyễn Minh Phương: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS.TS. Lại Văn Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nghề nuôi tôm he, với 2 đối tượng nuôi chính<br />
là tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và<br />
tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,<br />
1931), ở nước ta phát triển rất mạnh mẽ trong những<br />
năm gần đây và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất<br />
khẩu của ngành Thủy sản. Đồng thời, nó cũng giúp<br />
giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải<br />
thiện đời sống của nhiều ngư dân [12]. Tôm he chân<br />
trắng thể hiện được nhiều ưu điểm nổi bật ngay từ<br />
khi được di nhập và nuôi thử nghiệm ở nước ta năm<br />
2001 như: sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn,<br />
năng suất cao và thích ứng tốt với các yếu tố môi<br />
trường [8, 9, 13]. Do vậy, đây là đối tượng đang<br />
được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương, trong đó<br />
có Quảng Nam thay thế cho các diện tích nuôi tôm<br />
sú không hiệu quả và các vùng đất cát hoang hóa<br />
[3, 6]. Từ năm 2005 đến năm 2011, diện tích nuôi<br />
tôm he chân trắng cả nước tăng rất nhanh từ 1.598<br />
ha lên 25.397 ha [1, 12].<br />
Trong nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh,<br />
thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi phí<br />
sản xuất, chiếm từ 55 - 65% [7]. Hơn nữa, do khủng<br />
hoảng kinh tế toàn cầu, mặt trái của kinh tế thị<br />
trường và những bất cập trong quản lý giá cả đã đẩy<br />
giá thức ăn không ngừng tăng cao gây ra rất nhiều<br />
khó khăn cho người nuôi. Sự đa dạng về chủng loại<br />
thức ăn nuôi tôm, cùng với sự yếu kém trong quản<br />
lý chất lượng từ các cơ quan chức năng và hệ thống<br />
văn bản pháp quy chưa phù hợp,... cũng là những<br />
nguyên nhân làm cho việc quản lý chất lượng thức<br />
ăn kém hiệu quả [5, 10]. Nghiên cứu được thực hiện<br />
nhằm cung cấp các thông tin về hiện trạng cung ứng<br />
và sử dụng thức ăn nuôi tôm he tại Quảng Nam.<br />
Đây cũng chính là cơ sở để các cơ quan chức năng<br />
ngành Thủy sản đưa ra các chính sách nhằm quản<br />
lý tốt hơn các hoạt động cung ứng và sử dụng các<br />
sản phẩm này.<br />
<br />
Số 3/2013<br />
Quảng Nam, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông<br />
thôn các huyện Thăng Bình, Núi Thành và thành<br />
phố Tam Kỳ. Số liệu thu thập bao gồm: số lượng hộ<br />
kinh doanh thức ăn thủy sản, diện tích nuôi, năng<br />
suất, sản lượng, hình thức nuôi,... Ngoài ra, các số<br />
liệu từ báo cáo tổng kết đề tài, dự án, báo cáo hội<br />
thảo, bài báo về hoạt động cung ứng và sử dụng<br />
thức ăn thủy sản cũng được tham khảo.<br />
Số liệu so cấp được thu thập bằng cách phỏng<br />
vấn trực tiếp cán bộ quản lý nuôi trồng thủy sản các<br />
cấp. Tiến hành điều tra theo phương pháp đánh giá<br />
nông thôn nhanh (RRA) và phương pháp điều tra<br />
qua phiếu (SQ) các hộ kinh doanh thức ăn thủy sản<br />
(38/42 hộ) và các hộ nuôi tôm he (65/189 hộ) [15].<br />
Số lượng mẫu điều tra được xác định theo phương<br />
pháp chọn mẫu của Yamane (1967) [16]. Số mẫu<br />
sau đó được phân bổ một cách ngẫu nhiên về mỗi<br />
địa phương thông qua hàm phân bố ngẫu nhiên<br />
Rand trong Microsoft Excel 2003. Các câu hỏi điều<br />
tra được thiết kế sẵn nhằm tìm hiểu các thông tin<br />
về: chủ hộ kinh doanh thức ăn, phương thức quản<br />
lý, hiện trạng nuôi tôm, sử dụng thức ăn, những khó<br />
khăn của chủ hộ kinh doanh thức ăn tôm và chủ hộ<br />
nuôi tôm,...<br />
3. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và<br />
phân tích trên phần mềm Microsoft Excel 2003.<br />
Số liệu được trình bày dưới dạng Trung bình ± Độ<br />
lệch chuẩn.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Hoạt động kinh doanh thức ăn nuôi tôm<br />
1.1. Số năm kinh doanh thức ăn tôm của chủ hộ<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện thông qua điều tra,<br />
thu thập thông tin từ các hộ nuôi tôm he, các hộ<br />
kinh doanh thức ăn tôm he tại Quảng Nam trong<br />
thời gian 1 năm, từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 6<br />
năm 2011.<br />
2. Phương pháp thu thập số liệu<br />
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các<br />
báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình nuôi tôm he<br />
của các cơ quan quản lý bao gồm: Sở Nông nghiệp<br />
và Phát triển nông thôn, Chi cục Nuôi trồng thủy sản<br />
<br />
Hình 1. Số năm kinh doanh thức ăn tôm của chủ hộ tại<br />
Quảng Nam (n = 38)<br />
<br />
Nhìn chung, chủ hộ kinh doanh thức ăn tôm có<br />
thời gian hoạt động trong nghề khá lâu trung bình<br />
7,93 ± 2,97 năm, dao động từ 3 - 17 năm. Số hộ kinh<br />
doanh thức ăn có 5 - 10 năm kinh nghiệm chiếm đa<br />
số với 73,33%. Số hộ có trên 10 năm kinh nghiệm cao<br />
hơn (16,67%) số hộ có kinh nghiệm dưới 5 năm (10%).<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 79<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
1.2. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của<br />
chủ hộ<br />
Kết quả điều tra cho thấy, chủ hộ kinh doanh<br />
thức ăn tôm có trình độ văn hóa và chuyên môn khá<br />
cao. Đa số chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 3, chiếm<br />
83,33%. Số hộ có trình độ cấp 2 chỉ chiếm 16,67%,<br />
đặc biệt không có chủ hộ chỉ có trình độ cấp 1. Điều<br />
đáng chú ý là, tỷ lệ chủ hộ có trình độ chuyên môn<br />
cao đẳng và đại học chiếm tới 46,67% và trung cấp<br />
chiếm 23,33%. Đây chính là cơ sở cho việc tiếp cận<br />
các tiến bộ kỹ thuật trong nghề, các văn bản pháp<br />
quy trong hoạt động kinh doanh thức ăn tôm của<br />
Nhà nước và địa phương. Tỷ lệ chủ hộ không có<br />
trình độ chuyên môn chiếm 30%.<br />
Bảng 1. Trình độ văn hóa và chuyên môn của<br />
chủ hộ kinh doanh thức ăn tôm<br />
Trình độ<br />
<br />
Quảng Nam (%, n = 38)<br />
<br />
Trình độ văn hóa<br />
+ Cấp 1<br />
<br />
0<br />
<br />
+ Cấp 2<br />
<br />
16,67<br />
<br />
+ Cấp 3<br />
<br />
83,33<br />
<br />
Trình độ chuyên môn<br />
+ Không bằng cấp<br />
<br />
30,0<br />
<br />
+ Trung cấp<br />
<br />
23,33<br />
<br />
+ Cao đẳng và đại học<br />
<br />
46,67<br />
<br />
1.3. Hệ thống các cấp đại lý kinh doanh<br />
Kết quả điều tra cho thấy, tất cả các chủ hộ kinh<br />
doanh thức ăn tôm ở Quảng Nam là các đại lý cấp 1<br />
và cấp 2, trong đó, hầu hết là đại lý cấp 1, chiếm tới<br />
86,67%, số đại lý cấp 2 chỉ chiếm 13,33%. Tại mỗi<br />
xã hoặc mỗi huyện, các công ty thức ăn chỉ mở 1<br />
đại lý cấp 1. Từ đó, mỗi đại lý cấp 1 này có thể mở<br />
thêm một đại lý cấp 2 để tiện cho việc phân phối<br />
sản phẩm. Mỗi đại lý chỉ phụ trách cung ứng thức<br />
ăn cho một vùng nuôi tôm nhất định như đã ký kết<br />
trong hợp đồng với công ty cung cấp thức ăn và chịu<br />
sự giám sát của một giám đốc khu vực. Thông qua<br />
sản lượng thức ăn bán hàng quý, hàng năm, giám<br />
đốc khu vực sẽ quyết định việc mở rộng hay hạn<br />
chế phạm vi kinh doanh của đại lý. Việc mở rộng đại<br />
lý cấp 2 và 3 liên quan đến việc chia sẻ lợi nhuận,<br />
do đó, các đại lý cấp 1 có xu hướng hạn chế số đại<br />
lý cấp 2 và 3.<br />
Bảng 2. Hệ thống cấp đại lý của các hộ kinh<br />
doanh thức ăn tôm tại Quảng Nam (n = 38)<br />
Đại lý kinh doanh<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Cấp 1<br />
<br />
86,67<br />
<br />
Cấp 2<br />
<br />
13,33<br />
<br />
80 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2013<br />
1.4. Hoạt động kinh doanh thức ăn nuôi tôm<br />
Bảng 3. Thông tin sản phẩm tại các chủ hộ kinh<br />
doanh thức ăn tôm ở Quảng Nam (n = 38)<br />
Diễn giải<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Nguồn gốc thức ăn<br />
+ Nhập khẩu<br />
<br />
3,33<br />
<br />
+ Sản xuất trong nước<br />
<br />
96,67<br />
<br />
Sản phẩm dùng cho<br />
+ Tôm he chân trắng<br />
<br />
86,67<br />
<br />
+ Tôm he chân trắng và tôm sú<br />
<br />
13,33<br />
<br />
Số lượng sản phẩm bán từ<br />
+ Một công ty<br />
<br />
90,00<br />
<br />
+ Nhiều công ty<br />
<br />
10,00<br />
<br />
Kết quả điều tra cho thấy, 100% các hộ kinh<br />
doanh cả thức ăn, chất bổ sung, thuốc thú y thủy<br />
sản, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng<br />
thủy sản. Trong số các loại thức ăn được bán, hầu<br />
hết được sản xuất trong nước (96,67%), thức ăn<br />
ngoại nhập chiếm tỷ lệ rất thấp (3,33%). Số liệu<br />
này tương tự với hiện trạng cung ứng thức ăn nuôi<br />
tôm tại Việt Nam với 91% trong nước và 9% ngoại<br />
nhập [12].<br />
Các chủ hộ chủ yếu kinh doanh thức ăn tôm<br />
he chân trắng (86,67%) trong khi rất ít hộ kinh<br />
doanh thức ăn tôm sú (13,33%). Điều này là<br />
do, trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm<br />
sú thường xuyên bị thiệt hại do dịch bệnh và<br />
môi trường ô nhiễm, trong khi nghề nuôi tôm he<br />
chân trắng mang lại hiệu quả cao [1]. Hầu hết<br />
các chủ hộ chỉ bán các mặt hàng do một công<br />
ty sản xuất do những cam kết kinh doanh được<br />
quy định trong hợp đồng (90%), số còn lại kinh<br />
doanh thêm một số sản phẩm của các công ty<br />
khác (10%).<br />
1.5. Chủ hộ kinh doanh thức ăn có tham gia nuôi tôm<br />
Kết quả điều tra cho thấy, đa số các hộ kinh<br />
doanh thức ăn tôm tại Quảng Nam có nuôi thương<br />
phẩm tôm he chân trắng, chiếm tới 90%. Trong số<br />
này, có tới 93,33% số hộ nuôi tôm he chân trắng,<br />
còn lại nuôi kết hợp cả tôm sú và tôm he chân<br />
trắng (6,67%). Nguyên nhân các hộ kinh doanh<br />
thức ăn tôm tham gia nuôi tôm là do chi phí thức<br />
ăn rẻ hơn (giá tính theo đại lý cấp 1), nâng cao<br />
doanh số bán được nhằm tăng tỷ lệ chiết khấu<br />
và tiền thưởng từ công ty. Đồng thời, việc tiêu thụ<br />
thức ăn còn giảm nguy cơ thức ăn quá hạn, tránh<br />
cho đại lý bị phạt 5 - 10% tổng lượng thức ăn tồn<br />
dư, quá hạn.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
1.6. Giá thức ăn, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển và tư<br />
vấn kỹ thuật<br />
Trong quá trình kinh doanh, số hộ có dịch vụ<br />
vận chuyển thức ăn đến người mua hàng và thực<br />
hiện tư vấn kỹ thuật cho người nuôi chiếm lần<br />
lượt là 23,33% và 53,33%. Việc tư vấn này do các<br />
nhân viên thị trường của các công ty thực hiện, tuy<br />
nhiên, rất hạn chế do người nuôi cũng có nhiều kinh<br />
nghiệm và chỉ cần tư vấn khi có dịch bệnh xảy ra.<br />
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tất cả các hộ<br />
kinh doanh đều thực hiện niêm yết giá theo quy<br />
định. Tuy nhiên, việc niêm yết giá bán thường chỉ<br />
mang tính hình thức, trên thực tế có tới 96,67% số<br />
hộ bán thức ăn với giá thấp hơn giá niêm yết, số<br />
còn lại bán đúng giá niêm yết (3,33%). Khi thực hiện<br />
tăng giá bán, các công ty sản xuất thức ăn thường<br />
thông báo trước khoảng 4 - 10 ngày. Năm 2010, các<br />
hộ kinh doanh thức ăn tôm tăng giá 4 lần, giá tăng<br />
thấp nhất là 300 đ/kg và cao nhất là 1.500 đ/kg.<br />
1.7. Chính sách ưu đãi với chủ hộ kinh doanh và<br />
người nuôi tôm<br />
Các công ty thức ăn thường đưa ra rất nhiều<br />
chính sách ưu đãi cho người bán và người mua.<br />
Các hình thức ưu đãi có thể theo tháng, quý, năm<br />
trong đó số tiền ưu đãi được trừ trực tiếp vào hóa<br />
đơn khi thanh toán cuối đợt. Mức tiền thưởng được<br />
áp dụng cho các hộ kinh doanh theo doanh số bán<br />
hàng trong quý: nếu sản lượng bán từ 15 - 50 tấn,<br />
thưởng 300 đ/kg thức ăn; nếu sản lượng từ 51 - 100<br />
tấn, thưởng 400 đ/kg thức ăn và nếu trên 100 tấn,<br />
thưởng 450 đ/kg thức ăn. Ngoài tiền thưởng theo<br />
doanh số bán hàng, các công ty còn tiến hành chiết<br />
khấu cho các hộ kinh doanh thức ăn với mức trung<br />
bình 18%, dao động từ 12 - 22% với đại lý cấp 1 và<br />
từ 12 - 14% với các đại lý cấp 2.<br />
Với các hộ nuôi tôm, các hộ kinh doanh thức ăn<br />
thường áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi để kích<br />
thích người nuôi. Các hình thức khuyến mãi khá đa<br />
dạng có thể là từ quà tặng giá trị thấp (áo phông,<br />
mũ, áo mưa, đồng hồ,...) đến giá trị cao (tiền, xe<br />
máy, ti vi, chuyến du lịch,...) và thực hiện chiết khấu<br />
cho người nuôi. Tỷ lệ chiết khấu tùy thuộc vào tỷ lệ<br />
thanh toán trực tiếp của người mua hàng, khoảng<br />
8 - 12% khi trả đủ tiền và 1,5 - 3,0% khi còn nợ tiền.<br />
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số người có thể chi trả<br />
đủ tiền thức ăn để nhận tỷ lệ chiết khấu trên là rất<br />
hạn chế chỉ chiếm 14,7%.<br />
1.8. Chất lượng thức ăn thủy sản<br />
Thức ăn cho tôm he thường có hàm lượng<br />
protein dao động từ 37 - 42% tùy giai đoạn tôm nuôi,<br />
tuy nhiên, khoảng dao động này cao hơn so với<br />
tiêu chuẩn đưa ra của các chuyên gia dinh dưỡng<br />
<br />
Số 3/2013<br />
(32 - 36%) [14] hay các cơ quan chức năng<br />
(32 - 40%) [1]. Sử dụng thức ăn có hàm lượng protein cao giúp tôm sinh trưởng nhanh tuy nhiên lại gia<br />
tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường ao nuôi.<br />
Kết quả thăm dò ý kiến người kinh doanh về<br />
chất lượng thức ăn cho thấy 73,33% số hộ kinh<br />
doanh cho rằng thức ăn có chất lượng tốt, số còn lại<br />
cho rằng thức ăn có chất lượng trung bình (26,67%).<br />
Ngoài ra, 70% số hộ kinh doanh cho rằng thức ăn<br />
hiện nay tốt hơn so với các năm trước.<br />
1.9. Cơ sở vật chất của các hộ kinh doanh thức ăn tôm<br />
Đa số các hộ kinh doanh thức ăn tôm có phương<br />
tiện vận chuyển thức ăn (xe tải 0,5 0 - 1,5 tấn/xe)<br />
đến tận nơi tiêu dùng chiếm 83,33%. Kết quả điều<br />
tra về cơ sở vật chất cũng cho thấy, chỉ có 2/3 số<br />
các hộ kinh doanh thức ăn tôm có đủ điều kiện kinh<br />
doanh thức ăn theo quy định [2]. Trong khi đó, 1/3<br />
số hộ kinh doanh không đạt chuẩn chủ yếu là các<br />
đại lý cấp 2, vi phạm các quy định về sắp xếp các<br />
sản phẩm, gian hàng không tách biệt với khu sinh<br />
hoạt của gia đình, không lưu giữ các hồ sơ về chất<br />
lượng sản phẩm,...<br />
1.10. Công tác đào tạo, tập huấn và quản lý<br />
Kết quả điều tra cho thấy, 100% số hộ kinh<br />
doanh thức ăn chưa được tham gia các lớp tập<br />
huấn, phổ biến các văn bản pháp quy liên quan đến<br />
hoạt động sản xuất và kinh doanh thức ăn, thuốc thú<br />
y thủy sản [2]. Điều này cũng một phần là do công<br />
tác phổ biến các văn bản của cơ quan quản lý nhà<br />
nước vẫn chưa được quan tâm. Điều đáng chú ý là,<br />
có tới 56,67% số hộ kinh doanh thức ăn không được<br />
tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.<br />
Công tác quản lý thủy sản tại Quảng Nam được<br />
thực hiện bởi Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tương<br />
tự như cách quản lý của hầu hết các địa phương<br />
trên cả nước. Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt<br />
động kinh doanh thức ăn thủy sản được thực hiện<br />
tương đối tốt, định kỳ 1 năm/lần (chiếm 93,33%).<br />
Tuy nhiên, công tác tập huấn về vệ sinh an toàn<br />
thực phẩm vẫn còn hạn chế (chỉ có 43,33% số hộ<br />
được tập huấn).<br />
2. Tình nuôi tôm và sử dụng thức ăn nuôi tôm<br />
2.1. Thông tin về hộ nuôi tôm<br />
Nhìn chung, số hộ nuôi tôm ở Quảng Nam có<br />
trình độ văn hóa khá cao. Số chủ hộ có trình độ cấp<br />
3 chiếm 36,67%, trong khi số chủ hộ có trình độ cấp<br />
2 và cấp 1 chiếm tới 43,33 và 13,33%. Tỷ lệ chủ hộ<br />
không biết chữ chiếm 6,67%.<br />
2.2. Đối tượng và diện tích nuôi<br />
Với những ưu điểm nổi bật về năng suất, khả<br />
năng thích ứng tốt với môi trường nuôi, hệ số<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 81<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
chuyển hóa thức ăn (FCR) thấp,... tôm he chân<br />
trắng ngày càng được nuôi phổ biến ở nhiều địa<br />
phương trên cả nước nói chung và Quảng Nam nói<br />
riêng. Kết quả điều tra cho thấy, 100% số hộ nuôi ở<br />
Quảng Nam nuôi tôm he chân trắng với 2 hình thức<br />
nuôi thâm canh và bán thâm canh. Diện tích nuôi<br />
trung bình là 0,89 ha, dao động từ 0,4 - 1,8 ha.<br />
2.3. Năng suất và hệ số chuyển đổi thức ăn<br />
Năng suất trung bình của các hộ nuôi tại Quảng<br />
Nam đạt 12,1 tấn/ha/năm, dao động từ 7 - 18 tấn/<br />
ha/năm. Đối với hình thức nuôi tôm trên cát, năng<br />
suất bình quân thường cao hơn đạt 16 - 22 tấn/<br />
ha/năm. Tất cả các hộ nuôi tôm đều sử dụng thức<br />
ăn công nghiệp trong suốt quá trình nuôi với hệ số<br />
chuyển đổi thức ăn (FCR) trung bình là 1,2, dao<br />
động từ 0,9 - 1,3. Hệ số thức ăn ở đây cao hơn so<br />
với kết quả báo cáo tại các tỉnh phía Nam dao động<br />
từ 1,0 - 1,1 [5].<br />
2.4. Thời gian nuôi<br />
Thời gian nuôi tôm he chân trắng trung bình ở<br />
các hộ nuôi là 90,0 ± 5,7 ngày, dao động 70 - 102<br />
ngày tùy thuộc vào khả năng chăm sóc, quản lý,<br />
trình độ và kinh nghiệm của người nuôi. Đây chính<br />
là một trong những ưu điểm của nghề nuôi tôm he<br />
chân trắng so với nghề tôm sú (110 - 130 ngày) [7].<br />
Khi thời gian nuôi ngắn hơn, khả năng quay vòng<br />
vốn nhanh hơn và rủi ro do dịch bệnh vì thế cũng ít<br />
hơn so với tôm sú.<br />
2.5. Tình hình sử dụng thức ăn<br />
Kết quả điều tra cho thấy, 100% số hộ nuôi sử<br />
dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm. Trong số<br />
này, chỉ có 10% số hộ nuôi thay đổi loại thức ăn sử<br />
dụng trong quá trình nuôi. Nguyên nhân thay đổi là<br />
do các đại lý thức ăn không cho chủ hộ kéo dài thời<br />
gian nợ tiền thêm. Để hoạt động nuôi tôm không bị<br />
gián đoạn, các hộ nuôi chuyển sang sử dụng thức<br />
ăn của công ty khác để được phép nợ một số lượng<br />
thức ăn nhất định. Vấn đề này chỉ gặp ở những hộ<br />
nuôi quy mô nhỏ, ít vốn. Trong cơ cấu chi phí sản<br />
xuất, thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,9%, dao<br />
động từ 57 - 70%.<br />
Kết quả điều tra cũng cho thấy, 100% số hộ<br />
nuôi có sử dụng các chất dinh dưỡng bổ sung trong<br />
quá trình cho tôm ăn, chủ yếu là các chất khoáng,<br />
vitamin, và chế phẩm sinh học,... Kết quả thăm dò<br />
về chất lượng thức ăn của người nuôi cho thấy,<br />
36,67% cho rằng thức ăn hiện nay có chất lượng tốt,<br />
23,33% cho rằng chất lượng trung bình và có đến<br />
40% cho rằng chất lượng kém. Kết quả kiểm định<br />
mẫu thức ăn của Cục Nuôi trồng Thủy sản (2009)<br />
cũng cho thấy, 8/25 mẫu kiểm tra không đạt chuẩn<br />
về hàm lượng protein, thường thấp hơn so với công<br />
<br />
82 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 3/2013<br />
bố từ 1,1 - 5,6% [4]. Tương tự, có tới 66,67% số hộ<br />
nuôi cho rằng các chất bổ sung có chất lượng trung<br />
bình, trong khi 23,33% cho rằng chất lượng kém và<br />
chỉ có 10% cho rằng chất lượng tốt. Việc có quá<br />
nhiều loại thức ăn, chế phẩm bổ sung và sự thiếu<br />
chặt chẽ trong công tác quản lý là nguyên nhân dẫn<br />
đến những tồn tại, hạn chế trên.<br />
2.6. Vấn đề môi trường và dịch bệnh<br />
100% số cơ sở được điều tra cho rằng môi<br />
trường nuôi hiện nay ô nhiễm và tình hình dịch bệnh<br />
xảy ra nhiều hơn trước. Điều này có nhiều nguyên<br />
nhân, tuy nhiên, những bất cập trong công tác quy<br />
hoạch và quản lý vùng nuôi bao gồm hệ thống cấp<br />
thoát nước, xử lý nước trước và sau khi nuôi, tuân<br />
thủ các quy định về phòng ngừa dịch bệnh,... được<br />
coi là những nguyên nhân chính [13].<br />
2.7. Tình hình sử dụng vốn<br />
Kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 26,67% số hộ<br />
nuôi có vay vốn ngân hàng để sản xuất. Đây chủ<br />
yếu là những hộ nuôi có quy mô lớn, có vật thế chấp<br />
ngân hàng nên mới có thể tiếp cận được nguồn vốn<br />
này. Các hộ nuôi quy mô nhỏ, thiếu vật thế chấp nên<br />
không có vốn sản xuất, hậu quả là thường nợ tiền<br />
thức ăn, chuyển đổi thức ăn trong quá trình nuôi.<br />
Khi mua thức ăn, các hộ nuôi thường nợ 1,8 tháng,<br />
dao động từ 1 - 3 tháng.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Các đại lý kinh doanh thức ăn tôm chủ yếu là<br />
đại lý cấp 1, kinh doanh nhiều mặt hàng thức ăn và<br />
thuốc thú y thủy sản. Đa số chủ hộ kinh doanh thức<br />
ăn có tham gia nuôi tôm he chân trắng (90%). Cả<br />
chủ hộ kinh doanh và người nuôi đều được hưởng<br />
nhiều chính sách ưu đãi từ công ty thức ăn như<br />
thưởng theo doanh số và chiết khấu khi mua hàng.<br />
Thức ăn cho tôm he chân trắng có hàng lượng<br />
protein 37 - 42%. Các hộ kinh doanh cơ bản đáp<br />
ứng được các yêu cầu kinh doanh theo quy định.<br />
Tuy nhiên, tất cả các hộ đều không được phổ biến<br />
về các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động<br />
kinh doanh thức ăn và thuốc thú y thủy sản.<br />
So với chủ hộ kinh doanh thức ăn tôm, người<br />
nuôi tôm có trình độ văn hóa và chuyên môn<br />
thấp hơn. Hầu hết các hộ chỉ nuôi tôm he chân<br />
trắng, với hai hình thức nuôi bán thâm canh và<br />
thâm canh. Sau khoảng 3 tháng nuôi, hệ số thức<br />
ăn là 1,2, năng suất bình quân đạt được trên<br />
12,1 tấn/ha/năm. Trong quá trình nuôi, các hộ nuôi<br />
thường xuyên sử dụng các chất bổ sung khi phối<br />
trộn thức ăn cho tôm.<br />
<br />