TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br />
<br />
HIỆN TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN<br />
CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH VIỆT NAM (2009 - 2010)<br />
Nguyễn Hải Thượng*; Nguyễn Thị Minh Thủy**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu thực trạng giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) tại 6 trường giáo dục chuyên biệt cho<br />
thanh thiếu niên (TTN) khiếm thính Việt Nam, nhận thấy còn nhiều bất cập tồn tại từ lâu mà không<br />
được giải quyết như: thiếu trường chuyên biệt cho học sinh khiếm thính (HSKT); chưa có sách giáo<br />
khoa về SKSS chuyên biệt; giáo viên không được đào tạo về giảng dạy SKSS cho HSKT; ngôn ngữ<br />
cử chỉ phát triển tự phát, mang tính vùng miền và không có từ vựng chuyên biệt về SKSS.<br />
* Từ khóa: Giáo dục sức khỏe sinh sản; Học sinh khiếm thính.<br />
<br />
REPRODUCTIVE HEALTH EDUCATION FOR<br />
VIETNAMESE HEARING IMPAIRED STUDENTS (2009 - 2010)<br />
SUmMARY<br />
Qualitative study was conducted on actuality of reproductive health education in 6 specific<br />
schools for Vietnamese hearing impaired adolescents, we remarked that there were many long-exist<br />
serious issues sush as: Lack of specific school; No textbook on sexuality and reproductive health<br />
specific for Vietnamese hearing impaired adolescents; Teachers are not trained in reproductive<br />
health education for hearing impaired students; Sign language was developed spontaneously with<br />
regional characteristic and no sign specific on sexuality and reproductive health.<br />
* Key words: Reproductive health education; Hearing impaired students.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Có khoảng 250 triệu người khiếm thính<br />
trên toàn thế giới và hơn 4 triệu người ở<br />
Việt Nam [9]. Rất ít trong số họ tiếp cận đầy<br />
đủ được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và<br />
phục hồi chức năng. Thanh thiếu niên<br />
(TTN) khiếm thính đang gặp nhiều vấn đề<br />
về SKSS như: mang thai ngoài ý muốn, mắc<br />
các bệnh lây truyền qua đường tình dục,<br />
hay bị xâm hại tình dục... Một chương trình<br />
<br />
giáo dục chuyên biệt, cung cấp đầy đủ kiến<br />
thức và kỹ năng thực hành về SKSS và<br />
phòng tránh HIV đang là nhu cầu bức thiết<br />
không những của TTN khiếm thính mà cả<br />
các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và nhà<br />
quản lý giáo dục các cấp. Vì vậy, chúng tôi<br />
tiến thành nghiên cứu đề tài này nhằm: Mô<br />
tả thực trạng giáo dục SKSS và tình dục<br />
cho HSKT, qua đó cung cấp cơ sở cho các<br />
cải cách giáo dục tiếp theo.<br />
<br />
* ASUAID Việt Nam<br />
** Đại học Y tế Công cộng<br />
Phản biện khoa học: PGS. TS. Đoàn Huy Hậu<br />
PGS. TS. Lê Văn Bào<br />
<br />
21<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Giáo viên và cán bộ quản lý của 6<br />
trường giáo dục chuyên biệt cho HSKT tại<br />
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lâm Đồng,<br />
Bình Dương và Thành phố Hå ChÝ Minh.<br />
Phụ huynh đang có con là HKST tại 6 trường.<br />
HSKT tuổi từ 13 - 25, đang học tại 6 trường<br />
trong năm học 2009 - 2010.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu định tính, mô tả thực trạng<br />
chương trình giáo dục về SKSS và tình dục<br />
tại các trường chuyên biệt cho trẻ khiếm<br />
thính gồm: giáo viên, thời lượng, sách giáo<br />
khoa, phương pháp giảng dạy, giáo cụ hỗ<br />
trợ giảng dạy và cơ cấu môn học. Nhu cầu<br />
và mong đợi của HSKT, phụ huynh học<br />
sinh, giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường<br />
được phản ánh để rót ra khuyến nghị.<br />
48 cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận<br />
nhóm với 36 giáo viên và cán bộ quản lý,<br />
30 phụ huynh đang có con là HKST tại 6<br />
trường và 72 HSKT tuổi từ 13 - 25; 9 buổi<br />
quan sát lớp học có nội dung về SKSS thực<br />
hiện trong năm học 2009 - 2010. Thầy cô<br />
giáo hỗ trợ phiên dịch ngôn ngữ cử chỉ<br />
trong các cuộc phỏng vấn và thảo luận<br />
nhóm với HSKT.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Nội dung giảng dạy SKSS và tình dục.<br />
Cung cấp kiến thức về SKSS và tình dục<br />
cho HSKT là việc thiết yếu và không thể<br />
chờ đợi. Nhận thức sâu sắc nhu cầu đó,<br />
các thầy cô giáo đang cố gắng truyền đạt<br />
những nội dung và lượng kiến thức thay<br />
đổi, tùy theo nhu cầu và khả năng tiếp thu<br />
của các em, cũng như khả năng và kiến<br />
thức của mỗi giáo viên.<br />
<br />
“…Chúng em đều thấy kiến thức về<br />
SKSS rất cần thiết với cuộc sống của mình,<br />
vì chúng em muốn có một tình yêu tốt, biết<br />
được kiến thức về SKSS sẽ bảo vệ cuộc<br />
sống của chúng em” (nhóm HSKT nam<br />
Bình Dương).<br />
Giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường<br />
đều cho rằng việc sử dụng giáo trình phổ<br />
thông để giảng dạy về SKSS cho HSKT<br />
như hiện nay là bất cập. Hơn nữa, nội dung<br />
về SKSS đang được truyển tải khá hạn hẹp<br />
về chủ đề, đơn giản về kiến thức và khác<br />
biệt theo từng trường, từng giáo viên. Đó<br />
cũng là tình trạng chung của chương trình<br />
giáo dục tại các trường giáo dục chuyên<br />
biệt theo điều tra của Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo năm 2006 [1].<br />
“…Tuy nhiên, mức độ kiến thức của các<br />
đầu mục trên còn rất sơ sài, chưa đầy đủ và<br />
hoàn thiện. Ví dụ, nội dung về vệ sinh thân<br />
thể chỉ đề cập đến vấn đề tắm rửa, đánh<br />
răng rửa mặt, cắt tóc, cắt móng tay. Không<br />
có nội dung về vệ sinh khi có kinh nguyệt”<br />
(Nhóm giáo viên Đà Nẵng).<br />
Theo thiết kế chương trình phổ thông,<br />
kiến thức SKSS được giảng dạy lồng ghép<br />
trong các môn từ lớp 5 trở đi, như khoa<br />
học, giáo dục công dân hay sinh học. Trong<br />
khi đó, HSKT thường đến trường muộn và<br />
chủ yếu học ở cấp tiểu học, tối đa là lớp 4.<br />
“…Nội dung đang được dạy ở các khối<br />
lớp theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
thì có thể không phù hợp với lứa tuổi, vì<br />
nhiều truờng hợp lớn tuổi mới đi học. Có em<br />
học hết lớp 2 thì về cưới vợ” (Nhóm giáo<br />
viên Xã Đàn).<br />
Nội dung kiến thức SKSS được giảng<br />
dạy khá tùy tiện. Đôi lúc đề cập ngẫu nhiên,<br />
thông qua trao đổi, tư vấn trên lớp hoặc với<br />
riêng từng HSKT. Thậm chí, giáo viên còn<br />
bỏ qua các nội dung nhạy cảm.<br />
<br />
23<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br />
<br />
“Các vấn đề về SKSS thường được đề<br />
cập một cách bộc phát. Một số nội dung đã<br />
được đề cập nhưng lướt qua và tránh né<br />
các vấn đề nhạy cảm” (Nhóm giáo viên Lâm<br />
Đồng).<br />
2. Giáo trình có nội dung SKSS.<br />
Đối với TTN khiếm thính, tài liệu được<br />
hoan nghênh và tiếp thu dễ dàng nhất là<br />
các loại hình truyền thông trực quan. Trong<br />
khi đó, sách giáo khoa phổ thông đang<br />
được sử dụng ít tranh ảnh, nhiều chữ và<br />
không có ký hiệu ngôn ngữ kèm theo. Vì<br />
vậy, tài liệu giáo dục SKSS hiện nay trong<br />
các trường chuyên biệt chưa đáp ứng được<br />
nhu cầu thông tin trực quan của HSKT.<br />
Theo Maerrawi, tài liệu truyền thông phải<br />
được thiết kế chuyên biệt dành cho TTN<br />
khiếm thính [7].<br />
“Các sách đó quá nhiều chữ, các em ghi<br />
chép nhiều, nhưng không hiểu gì” (Nhóm<br />
giáo viên Đà Nẵng).<br />
Tranh ảnh trong sách giáo khoa hiện tại<br />
chỉ mang tính minh họa, không diễn đạt đầy<br />
đủ nội dung, không giúp nhiều cho HSKT<br />
hiểu được sự vật, hiện tượng. Đặc biệt, khi<br />
đó là một quá trình, ví dụ thụ thai hoặc<br />
mang thai.<br />
“Tranh ảnh còn cô đọng, không thể hiện<br />
các nội dung cụ thể, do đó, không giúp cho<br />
HSKT hiểu được các quá trình” (giáo viên<br />
Lâm Đồng).<br />
3. Phƣơng pháp giảng dạy SKSS.<br />
Nhìn chung, giáo viên các trường đang<br />
quan tâm áp dụng nhiều phương pháp<br />
giảng dạy cho HSKT: từ thảo luận, kể chuyện<br />
trên tranh ảnh… Nhưng phương pháp giảng<br />
bài vẫn là chủ yếu. Các hoạt động ngoại<br />
khóa, trò chơi hiếm khi được thực hiện.<br />
“…Giảng bài là chính. Tuy nhiên, khi các<br />
em có thắc mắc đến hỏi cô giáo thì cô trò<br />
có thể tâm sự. Nhân lúc đó, cô sẽ cung cấp<br />
<br />
kiến thức về SKSS và tình dục cho các em”<br />
(Giáo viên Đà Nẵng).<br />
Trong khi đó, vì các lý do tâm sinh lý và<br />
khiếm khuyết cơ thể của HSKT như vốn<br />
ngôn ngữ cử chỉ khác nhau; khả năng đọc<br />
khẩu hình miệng hạn chế; sự tập trung chỉ<br />
kéo dài tối đa 20 - 30 phút; nên phương<br />
pháp giảng bài không được các em ưa thích.<br />
“Chúng em không thích phương pháp<br />
giảng bài vì cô giáo ra nhiều ký hiệu, các<br />
em không thể nhớ hết” (Nhóm HSKT nam<br />
Hải Phòng).<br />
Học qua hình ảnh là kênh tiếp thu tự<br />
nhiên của thanh thiến niên khiếm thính. Vì<br />
vậy, các em thích được xem tranh, giảng<br />
giải thông qua tranh ảnh hơn là đọc sách<br />
hay nghe (và xem) thầy cô giảng bài. Có<br />
thể nói, vai trò của giáo cụ hỗ trợ giảng dạy<br />
trong giáo dục TTN khiếm thính rất quan<br />
trọng. Ngoài tranh ảnh, HSKT chưa bao giờ<br />
được tiếp cận với giáo cụ hỗ trợ trực quan<br />
khác như video clip, mô hình, mẫu vật [3].<br />
HSKT rất thích tranh ảnh minh họa, giáo<br />
viên đã cố gắng tự bổ sung, dù chỉ là phô tô<br />
trắng đen.<br />
“Thường phải dạy chay, không có các<br />
tranh ảnh minh hoạ cho học sinh hiểu”<br />
(Nhóm giáo viên Lâm Đồng).<br />
Giáo viên đã rất cố gắng tự làm thủ công<br />
hoặc sưu tầm, nhưng giáo cụ thường không<br />
đẹp, nhỏ và không đầy đủ.<br />
“Các cô thường phải tự sưu tầm tranh<br />
ảnh để dạy các em, tuy nhiên, chủ yếu là<br />
tranh đen trắng và không đẹp, không thu<br />
hút được sự chú ý của học sinh” (giáo viên<br />
Xã Đàn).<br />
4. Ngôn ngữ cử chỉ.<br />
HSKT không đủ ký hiệu để diễn đạt các<br />
nội dung về SKSS và tình dục. Bộ ngôn<br />
ngữ cử chỉ đang áp dụng trong trường<br />
không có từ vựng chuyên biệt về nội dung<br />
<br />
24<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br />
<br />
này. Tình trạng trên không thay đổi gì từ<br />
điều tra nhu cầu can thiệp của Viện Nghiên<br />
cứu Phát triển Xã Hội năm 2007 và hạn chế<br />
đáng kể hiệu quả công tác truyền thông,<br />
giáo dục [3]. Thiếu hụt ngôn ngữ cử chỉ<br />
không những cản trở giáo viên truyền đạt<br />
nội dung bài học mà còn cản trở việc giao<br />
tiếp, tiếp nhận thông tin trong gia đình và<br />
giữa HSKT với bạn bè đồng đẳng trong<br />
cộng đồng khiếm thính. Cùng với thực<br />
trạng, phần lớn HSKT do điều kiện kinh tế<br />
gia đình khó khăn, không được trang bị<br />
máy trợ thính, mục tiêu hòa nhập các em<br />
tương tự như trẻ khuyết tật nói chung khó<br />
đạt được [2].<br />
“...Ký hiệu ngôn ngữ về SKSS và tình<br />
dục không có, giáo viên không dạy. Hầu hết<br />
các vấn đề về SKSS và tình dục đều khó<br />
diễn tả bằng ký hiệu ngôn ngữ vì chưa có<br />
ký hiệu nên chúng em cho là khó” (Nhóm<br />
HSKT nam Lâm Đồng).<br />
Ngôn ngữ cử chỉ đang được phát triển<br />
khá tự phát. HSKT sáng tạo ra ký hiệu<br />
trước, giáo viên sử dụng theo. Có thể các<br />
ký hiệu đó khá thô, cộng thêm tâm lý ngại<br />
ngùng về chủ đề SKSS và tình dục, một số<br />
giáo viên né tránh, không muốn học và sử<br />
dụng các ký hiệu mới.<br />
“Giáo viên không được học và cũng<br />
không muốn học các ký hiệu về SKSS và<br />
tình dục. Do ảnh hưởng của văn hoá phong<br />
kiến, giáo viên muốn né tránh các vấn đề về<br />
SKSS và tình dục” (Nhóm giáo viên Lâm Đồng).<br />
5. Khung chƣơng trình.<br />
Cũng như trong hệ thống giáo dục toàn<br />
quốc, không trường chuyên biệt nào có<br />
môn SKSS riêng biệt. Nội dung SKSS được<br />
lồng ghép vào nhiều môn khác nhau như<br />
giáo dục công dân, khoa học, sinh học,<br />
thậm chí là đạo đức. Cách thiết kế này dẫn<br />
đến một loạt những bất cập trong giáo dục<br />
SKSS. Đó là, không có giáo viên chuyên<br />
<br />
trách về SKSS và tình dục, trong khi giáo<br />
viên các môn khác chưa hề được đào tạo,<br />
tập huấn giảng dạy về nội dung này. Kiến<br />
thức SKSS được cung cấp cho HSKT<br />
không hệ thống, không đầy đủ. Quan trọng<br />
hơn, nhà trường và giáo viên có muốn cũng<br />
không thể thiết kế bài giảng về SKSS theo<br />
mô hình đồng tâm, lấy học sinh làm trung<br />
tâm như nhiều nước tiên tiến đang áp dụng [8].<br />
“Hiện nay chưa có môn học riêng về<br />
SKSS, các nội dung này thường được kết<br />
hợp trong môn học khác như môn khoa học<br />
lớp 5, các hoạt động ngoại khoá, hoặc khi<br />
cô trò tâm sự với nhau. Trong những buổi<br />
đó, các em phát sinh rất nhiều câu hỏi<br />
thêm.” (Nhóm giáo viên Hải Phòng).<br />
“Cần có giáo viên chuyên trách, nếu<br />
không, cần đào tạo toàn bộ giáo viên về<br />
kiến thức SKSS và phương pháp giáo dục”<br />
(Cán bộ quản lý Đà Nẵng).<br />
Trong báo cáo điều tra tình hình học tập<br />
và làm việc của TTN khuyết tật Ninh Bình<br />
và Quảng Nam, tổ chức Catholic Relief<br />
Service cho biết đang rất thiếu giáo viên<br />
dành học sinh khuyết tật. Hai tỉnh Ninh Bình<br />
và Quảng Nam chỉ có ba giáo viên có bằng<br />
cấp đào tạo chuyên biệt học sinh khuyết tật,<br />
số còn lại chỉ có 5% được giới thiệu về giáo<br />
dục hòa nhập tại trường sư phạm và một<br />
phần ba được tập huấn ngắn ngày về giáo<br />
dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật [5]. Chưa<br />
có số liệu thống kê về số giáo viên có thể<br />
sử dụng ngôn ngữ cử chỉ.<br />
Nhiều ý kiến đề xuất khác nhau về<br />
khung chương trình giảng dạy SKSS, thể<br />
hiện sự quan tâm cũng như nhu cầu đa<br />
dạng của giáo viên và cán bộ quản lý.<br />
Nhưng các thầy cô thống nhất về sự cần<br />
thiết có một môn riêng như Baker đã kiến<br />
nghị [4]. Môn này có thể triển khai ở chính<br />
khóa và ngoại khóa, thời lượng khoảng 1<br />
tiết/tuần. Mô hình giáo dục đồng tâm mà<br />
<br />
25<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br />
<br />
giáo viên đề xuất tương tự mô hình của Hội<br />
đồng Thông tin, Giáo dục SKSS Hoa Kỳ,<br />
theo đó, một chủ đề được giảng dạy cho<br />
nhiều lứa tuổi với những mức độ kiến thức,<br />
thái độ và kỹ năng khác nhau [8].<br />
“Là môn riêng cộng hoạt động ngoại<br />
khoá. Giảm tải các môn tự chọn như kỹ<br />
thuật, hát... Khối lượng là 1 tiết/tuần, 35 tuần<br />
một năm học” (Nhóm giáo viên Hà Nội).<br />
Do khả năng tiếp thu của HSKT hạn chế<br />
nên một bài học thường bị kéo dài gấp đôi<br />
so với học sinh bình thường. Để tránh bị<br />
cháy giáo án, giáo viên hoặc cắt bỏ bớt kiến<br />
thức hoặc không áp dụng các phương pháp<br />
giảng dạy tốn thời gian hơn.<br />
“… Vì ít thời gian, trong khi khối lượng<br />
kiến thức lại nhiều nên phương pháp cũng<br />
bị hạn chế, chủ yếu là giảng bài, cố gắng<br />
truyền tải cho hết khối lượng nội dung đã<br />
được giao trong tiết học” (Nhóm giáo viên<br />
Lâm Đồng)<br />
6. Trao đổi trong gia đình về SKSS.<br />
Cha mẹ có vai trò và trách nhiệm to lớn<br />
đối với sự trưởng thành của TTN khiếm<br />
thính. Vì vậy, so với HSKT và giáo viên,<br />
phụ huynh là đối tượng có nhiều tâm tư và<br />
cảm thấy bối rối hơn trong việc áp dụng<br />
giảng dạy SKSS và tình dục cho con em họ.<br />
Một mặt, họ rất lo lắng về nguy cơ gặp phải<br />
các vấn đề SKSS của HKST, mặt khác họ<br />
cảm thấy không có khả năng truyền đạt cho<br />
con mình những kiến thức cần thiết. Phụ<br />
huynh cũng bức xúc vì sự thiếu quan tâm<br />
của Chính phủ, cộng đồng và xã hội. Nhà<br />
trường là cứu cánh cho phụ huynh trong<br />
vấn đề này.<br />
“Ở nhà nói thiệt là mình không có trao<br />
đổi gì với con mình về tình dục hết trơn á,<br />
không có nói, vì theo mình, mình không biết<br />
là phải truyền đạt với con như thế nào” (Phụ<br />
huynh Đà Nẵng).<br />
<br />
Như với phần lớn các gia đình Việt Nam,<br />
SKSS là chủ đề nhạy cảm, thậm chí cấm<br />
kỵ. Cả cha mẹ và HSKT đều thấy rất khó<br />
khăn để gợi mở, chia sẻ.<br />
“Tuổi dậy thì các em rất ít chia sẻ với gia<br />
đình, bố mẹ về những thay đổi cơ thể. Hơn<br />
nữa, tâm lý tuổi dậy thì, cái này gia đình<br />
cảm thấy rất khó khăn với điều đó” (Phụ<br />
huynh TP. HCM).<br />
Trong khi đó, một số gia đình, phụ huynh<br />
lại chưa có sự quan tâm đúng mức đến<br />
SKSS nói riêng và học tập nói chung của<br />
TTN khiếm thính.<br />
“Cha mẹ ít quan tâm đến trẻ điếc, một số<br />
trường hợp sẵn sàng cho con nghỉ học khi<br />
gia đình có việc, cần sức lao động của các<br />
em” (Giáo viên Đà Nẵng).<br />
KẾT LUẬN<br />
Giáo dục cho HSKT về SKSS trong nhà<br />
trường còn nhiều bất cập, dù thầy cô giáo<br />
đã có nhiều cố gắng. Đó là: (1) không có<br />
hướng dẫn nội dung giảng dạy về SKSS<br />
thống nhất; (2) không có sách giáo khoa<br />
chuyên biệt giảng dạy cho HSKT; (3) Phần<br />
lớn HSKT học đến lớp 4, nhưng nội dung<br />
SKSS lại được giảng dạy từ lớp 5; (4) Giáo<br />
viên không được tập huấn, đào tạo; (5)<br />
Ngôn ngữ cử chỉ không thể truyển tải đầy<br />
đủ nội dung giảng dạy do gần như không<br />
có ký hiệu về SKSS; (6) Không có giáo cụ<br />
hỗ trợ giảng dạy trực quan, trong khi sách<br />
giáo khoa phổ thông đang được sử dụng<br />
không có đủ hình ảnh minh họa và dùng<br />
nhiều từ ngữ trìu tượng. Với các thực trạng<br />
trên, chúng tôi khuyến nghị đổi mới toàn<br />
diện và triệt để công tác giáo dục SKSS cho<br />
HSKT để đáp ứng mong đợi thiết tha của<br />
gia đình, của các trường chuyên biệt và quyền<br />
được học tập, chăm sóc một cách bình đẳng<br />
của thanh thiếu niên khiếm thính.<br />
<br />
26<br />
<br />