Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG TÔM THẺ<br />
CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) SẠCH BỆNH<br />
TẠI TUY PHONG BÌNH THUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP<br />
PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG<br />
TECHNICAL STATUS OF SEED PRODUCTION OF SPECIFIC PATHOGEN FREE WHITELEG<br />
SHRIMP (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) IN TUY PHONG DISTRICT, BINH THUAN<br />
PROVINCE AND ORIENTAL SOLLUTIONS TOWARDS SUSTAINABLE DEVELOPMENT<br />
Nguyễn Văn Khương1, Hoàng Thị Bích Mai2, Trần Văn Dũng3<br />
Ngày nhận bài: 14/02/2012; Ngày phản biện thông qua: 25/9/2012; Ngày duyệt đăng: 15/12/2012<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tuy Phong là vùng trọng điểm cung cấp giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh của Bình Thuận nói riêng cũng như cả<br />
nước nói chung đáp ứng nhu cầu nuôi tôm thương phẩm tại nhiều địa phương trên toàn quốc. Điều tra hiện trạng kỹ thuật<br />
của nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tại Tuy Phong - Bình Thuận được thực hiện trong năm 2009 và 2010. Trong<br />
nghiên cứu này, toàn bộ 186 trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh tại huyện Tuy Phong được tiến hành điều<br />
tra bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra qua phiếu (SQ). Kết quả nghiên cứu<br />
cho thấy, cơ sở trang thiết bị phục vụ sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh ở Tuy Phong là khá đầy đủ và hiện đại.<br />
Nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho các trại giống hoàn toàn là nguồn nhập nội từ Singapore, Thái Lan và Mỹ. Ấu trùng mới<br />
nở được xử lý bằng vi sinh hay hóa chất, sau đó được ương bằng quy trình lọc sinh học tuần hoàn và quy trình thay nước<br />
với chế độ kiểm soát nghiêm ngặt để tạo ra nguồn tôm giống sạch bệnh. Cỡ tôm giống xuất thường ở giai đoạn Postlarvae<br />
8 - 12 với tỷ lệ sống khoảng 34 - 55%. Sản lượng postlarvae hàng năm đạt khoảng 15 - 25 tỷ con, giá bán dao động 28 - 65<br />
đồng/con. Nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng phát triển đã tạo ra những thay đổi tích cực về kinh tế - xã hội cho địa<br />
phương. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp liên quan đến kỹ thuật, quy hoạch và chính sách nhằm phát triển bền<br />
vững nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng chất sạch bệnh tại Tuy Phong - Bình Thuận.<br />
Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, Tôm giống sạch bệnh, Kỹ thuật ương, Tuy Phong<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Tuy Phong is one of the major areas which provide specific pathogen free whiteleg shrimp postlarvae of Binh Thuan<br />
province in particular and in the whole country in general satisfying the demands of whiteleg shrimp culture in many<br />
regions throughout the country. Investigation into technical status of seed production industry of specific pathogen free (SPF)<br />
whiteleg shrimp in Tuy Phong district, Binh Thuan province was carried out between 2009 and 2010. In this study, all of 186 SPF<br />
whiteleg shrimp hatcheries in Tuy Phong district were surveyed by Rapid Rural Appraisal (RRA) and Survey Questionnaire<br />
(SQ). The result showed that, facilities and conditions for specific pathogen free whiteleg shrimp seed production in the area<br />
were fairly adequate and well-equipped. Sources of broodstock supply for the hatcheries were completely imported from<br />
Singapore, Thailand and America. Newly hatched larvae were treated by probiotics or chemicals, and then reared by two<br />
common methods of open water - system and recirculating aquaculture systems with strictly controlled regime in order to<br />
producce specific pathogen free postlarvae. Selling postlarvae were often at the stages of 8 to 12 with survival rates of about<br />
34 - 55%. Total anual postlarvae production were around 20 - 25 billions, with selling prices of about 28 - 65 VND/individual.<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Nguyễn Văn Khương: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Hoàng Thị Bích Mai, 3ThS. Trần Văn Dũng: Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 131<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
The development of whiteleg shrimp seed production industry had positively changed the socioeconomic in the locality. The<br />
study also put forward a large number of solutions related to techniques, plans and policies in order to develop substainably<br />
the whileleg shrimp highly quality seed production industry in Tuy Phong – Binh Thuan.<br />
Keywords: Whiteleg shrimp, Specific pathogen free postlarvae, Rearing techniques, Tuy Phong<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Kể từ khi được di nhập vào nước ta vào năm<br />
2001, nghề nuôi tôm chân trắng đã phát triển mạnh<br />
mẽ và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu [5, 6]. Mặc<br />
dù đã có một số công trình nghiên cứu sản xuất<br />
giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh trong điều kiện<br />
Việt Nam thời gian qua, tuy nhiên, vẫn chưa đáp<br />
ứng được nhu cầu của nghề nuôi tôm thương phẩm<br />
tại nhiều địa phương trên cả nước [6]. Năm 2010,<br />
cả nước có 25.000ha nuôi tôm thẻ chân trắng và<br />
nhu cầu tôm giống mỗi năm cần khoảng 40 - 50<br />
tỷ con. Thêm vào đó, diện tích chuyển đổi từ vùng<br />
nuôi tôm sú kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân<br />
trắng không ngừng gia tăng (năm 2011, trên 50.000<br />
ha) [8]. Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung cấp giống<br />
tôm thẻ chân trắng ra thị trường vừa thiếu về số<br />
lượng và kém về chất lượng [5]. Trên thực tế, tôm<br />
giống sạch bệnh được sản xuất theo đúng quy trình<br />
và quy định hiện nay còn quá ít, chỉ chiếm khoảng<br />
10 - 15% so với lượng tôm giống sản xuất trên thị<br />
trường. Trong khi nguồn tôm giống nhập lậu, nguồn<br />
gốc không rõ ràng, không qua kiểm dịch theo đường<br />
tiểu ngạch tràn vào Việt Nam với giá rất rẻ, chỉ bằng<br />
60 - 70% so với giá tôm giống có nguồn gốc từ<br />
Hawaii [8]. Chất lượng tôm trôi nổi trên thị trường<br />
khó kiểm soát, tôm giống không rõ nguồn gốc đang<br />
chiếm thị phần lớn gây rất nhiều khó khăn cho các<br />
cơ sở sản xuất tôm giống sạch bệnh.<br />
Thực tiễn cho thấy, khó khăn lớn nhất trong sản<br />
xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh hiện nay là<br />
việc bị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tôm bố mẹ<br />
nhập khẩu với chi phí rất cao và thủ tục nhập khẩu<br />
phức tạp [6]. Trong quá trình sản xuất, do chạy đua<br />
với lợi nhuận, nhiều trại sử dụng nguồn tôm bố mẹ<br />
không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, thậm chí là<br />
nguồn tôm thịt nuôi trong ao đầm. Hơn nữa, nhiều<br />
trại còn tiến hành cho tôm mẹ đẻ nhiều lứa, ương<br />
nuôi với mật độ dày, lạm dụng thuốc kháng sinh và<br />
hóa chất và xuất tôm không có chứng nhận kiểm<br />
dịch của các cơ quan chức năng [8]. Hậu quả là,<br />
nguy cơ tôm nhiễm bệnh, năng suất, sản lượng và<br />
hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng<br />
<br />
132 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
thương phẩm ở nhiều địa phương bị ảnh hưởng rất<br />
lớn trong thời gian gần đây [8]. Tuy Phong - Bình<br />
Thuận là địa phương có tiềm năng rất lớn để trở<br />
thành một trong những trung tâm giống lớn nhất cả<br />
nước, tuy nhiên, cần có những giải pháp đồng bộ<br />
để thúc đẩy tiềm năng này [4]. Nghiên cứu được<br />
thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề<br />
xuất các giải pháp triển theo hướng bền vững nghề<br />
sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh tại Tuy<br />
Phong - Bình Thuận.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương<br />
pháp điều tra thu mẫu trong năm 2009 và 2010. Số<br />
liệu thứ cấp về tình hình sản xuất giống tôm thẻ<br />
chân trắng được thu từ Sở và Phòng Nông nghiệp<br />
và Phát triển Nông thôn huyện Tuy Phong, tỉnh Bình<br />
Thuận. Trong nghiên cứu này, toàn bộ 186 trại sản<br />
xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh tại huyện<br />
Tuy Phong được tiến hành điều tra bằng phương<br />
pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương<br />
pháp điều tra qua phiếu (SQ) [11, 12]. Những thông<br />
tin chính được thu thập gồm: thông tin chung về<br />
người tham gia sản xuất giống, hệ thống công trình<br />
và trang thiết bị của trại giống, kỹ thuật xử lý nước,<br />
tôm bố mẹ, kỹ thuật cho đẻ và ương ấu trùng, các<br />
biện pháp phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế - xã hội,<br />
những khó khăn và giải pháp để phát triển nghề sản<br />
xuất giống tôm thẻ chân trắng tại địa phương. Các<br />
số liệu sau khi thu được tổng hợp và phân tích bằng<br />
phần mềm Microsoft Excel nhằm khái quát lên hiện<br />
trạng kỹ thuật của nghề sản xuất giống tôm thẻ chân<br />
trắng sạch bệnh tại địa phương.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Hiện trạng kỹ thuật nghề sản xuất giống tôm<br />
thẻ chân trắng sạch bệnh<br />
1.1. Hệ thống trại sản xuất<br />
Cơ sở trang thiết bị phục vụ sản xuất giống tôm<br />
thẻ chân trắng ở các trại là khá đầy đủ, đặc biệt là<br />
các trại của các công ty lớn với các hệ thống xử lý<br />
nước, bể ương nuôi, nhà xưởng,... được thiết kế<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
hợp lý và trang thiết bị tương đối hiện đại. Hệ thống<br />
bể chứa là khá lớn với tỷ lệ phần trăm thể tích bằng<br />
68,6% (50 - 90%) bể ương.<br />
Bể nuôi tôm bố mẹ có hình chữ nhật, sơn màu<br />
trắng và được che bạt màu đen đặt trong nhà. Diện<br />
tích bể trung bình 54,9m2 (40 - 68m2) với độ sâu mực<br />
nước là 53,3cm (40 - 65cm). Bể ương ấu trùng có<br />
hình vuông hoặc hình chữ nhật thể tích 8 - 10m3/bể<br />
được cấp nước ở mức 6,8 - 8,5m3. Dạng bể dài<br />
10m3 (1 x 10 x 1m) sử dụng công nghệ vi sinh làm<br />
sạch môi trường cũng được áp dụng ở một số trại<br />
và tỏ ra khá hiệu quả.<br />
Hầu hết các bể ương là bề xi măng (96,7%),<br />
một số là composite (3,3%) được sơm màu xám.<br />
So với bể composite, bể xi măng ít tốn kém hơn<br />
nhưng lại không di chuyển được và khó vệ sinh hơn.<br />
Bể nuôi tôm bố mẹ thường được thiết kế liền nhau<br />
trong khi các bể ương được bố trí tách riêng theo<br />
từng khu, mỗi khu gồm 4 - 10 bể.<br />
1.2. Chuẩn bị trại sản xuất<br />
Công tác vệ sinh trại được đặc biệt coi trọng<br />
trước mỗi chu kỳ sản xuất. Hầu hết các trại đều<br />
tiến hành tu sửa và vệ sinh bể ương nuôi trước mỗi<br />
đợt sản xuất (96,7%). Nước ngọt và các loại hóa<br />
chất như: xà phòng, chlorine (100 ppm) và formol<br />
(100%) thường được sử dụng để vệ sinh trại và sát<br />
trùng dụng cụ (96,9%). Tuy nhiên, trong quá trình sử<br />
dụng hóa chất này, chỉ có cán bộ và công nhân trong<br />
các trại giống của các công ty lớn (Việt Úc hay Uni<br />
President) mới sử dụng các loại thiết bị bảo hộ lao<br />
động (22,2%) và công tác bệ sinh khử trùng cũng<br />
được kiểm soát hết sức nghiêm ngặt.<br />
Về kỹ thuật xử lý nước: hiện nay các trại sử<br />
dụng hai hệ thống chính đó là lọc sinh học tuần<br />
hoàn (xử lý nước bằng vi sinh) và hệ thống lọc nước<br />
thông thường (hóa học và cơ học). Các trại của các<br />
công ty lớn như Việt Úc và CP sử dụng hệ thống lọc<br />
<br />
hiện đại (nước được vào ao chứa, lắng rồi qua lọc<br />
cơ học, đèn cực tím, xử lý vi sinh) trong khi các trại<br />
sản xuất nhỏ hơn thường dùng hệ thống lọc đơn<br />
giản (chứa lắng, xử lý hóa học và lọc cát).<br />
1.3. Hiện trạng sử dụng tôm bố mẹ<br />
Nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh cung cấp cho các<br />
trại giống hoàn toàn là nguồn nhập nội chủ yếu từ<br />
Singapore (44,7%), Thái Lan (33,4%), Mỹ (19,4%)<br />
và Trung Quốc (2,5%) (Hình 1). Trong đó, nguồn<br />
tôm từ Mỹ thường có kích thước, sinh trưởng và<br />
chất lượng cao hơn so với các nguồn tôm còn lại,<br />
tuy nhiên, giá của chúng thường cao hơn từ 1 - 3<br />
lần. Tuổi tôm bố mẹ trung bình 278,8 ± 18,1 ngày,<br />
kích thước tôm bố và tôm mẹ lần lượt là 36,6 ± 2,6<br />
và 42,6 ± 1,7 gam.<br />
<br />
Hình 1. Nguồn gốc xuất xứ của tôm thẻ chân trắng bố mẹ<br />
tại Tuy Phong<br />
<br />
Tôm bố mẹ sau khi vận chuyển về được nuôi<br />
riêng với mật độ 8 - 12 con/m2. Chúng được cho ăn<br />
bằng các loại thức ăn tươi sống giàu dinh dưỡng<br />
như hàu, giun nhiều tơ và mực với tỷ lệ cho ăn tương<br />
ứng là 3%, 10,3% và 2,4% khối lượng thân/ngày,<br />
được chia thành 4 - 6 lần ăn/ngày. Sau thời gian<br />
nuôi vỗ 5 - 10 ngày, tiến hành chọn những con khỏe<br />
mạnh để cắt mắt. Khi buồng trứng thành thục ở giai<br />
đoạn 4, chuyển tôm mẹ sang bể tôm đực để giao vĩ<br />
và tiếp theo là chuyển sang bể đẻ.<br />
<br />
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại Tuy Phong<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Kích thước và tuổi tôm bố mẹ<br />
- Tôm bố (g/con)<br />
- Tôm mẹ (g/con)<br />
Tuổi tôm bố mẹ (ngày)<br />
Thức ăn và tỷ lệ cho ăn (%)<br />
Mật độ nuôi (con/m2)<br />
Số lần cho ăn (lần/ngày)<br />
<br />
Trung bình/khoảng dao động (n = 186)<br />
<br />
30,6 ± 2,6 (30 - 45)<br />
42,6 ± 2,7 (40 - 46)<br />
278,8 ± 18,1 (230 - 305)<br />
Giun nhiều tơ (10,3%), hàu (3%), mực (2,4%)<br />
10,3 ± 0,9 (8 – 12)<br />
4–6<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 133<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
<br />
Bể đẻ thường có diện tích 20m2 và độ sâu<br />
60cm. Tôm bố mẹ (4 - 5 con/m2) được thả trong các<br />
lồng đẻ 60 x 100 x 100 cm đặt chìm trong nước.<br />
Sau khi trứng nở trong bể đẻ, ấu trùng chuyển sang<br />
giai đoạn Nauplius 2, tiến hành chuyển sang bể<br />
ương. Nguồn Nauplius này được xử lý bằng cách<br />
sử dụng vi sinh, hóa chất (22,2%) hoặc kết hợp cả<br />
hai (77,8%) trong các bể 3 - 5 m3 với mật độ 200<br />
con/L. Mật độ ương ấu trùng giữa các trại không có<br />
sự khác biệt lớn dao động 180 - 200 con/L (bảng 1<br />
và bảng 2).<br />
1.4. Hiện trạng ương nuôi ấu trùng<br />
Thức ăn và cách cho ăn:<br />
Các loại thức ăn sử dụng trong ương ấu<br />
trùng khá đa dạng nhưng không có sự khác biệt<br />
lớn giữa các trại giống. Các trại thường kết hợp<br />
thức ăn sống (tảo và Nauplius Artemia) và thức<br />
ăn tổng hợp (Frippak, Lansy, tảo khô Spirulina,<br />
<br />
Flake, V8 larva,…) để khắc phục nhược điểm<br />
của mỗi loại thức ăn và giảm chi phí sản xuất. Ở<br />
tất cả các trại giống, tôm đều được cho ăn 8 lần/<br />
ngày (bảng 2).<br />
Quản lý môi trường:<br />
Việc quản lý môi trường bể ương có sự khác<br />
biệt giữa hai phương pháp ương không thay nước<br />
(dùng chế phẩm vi sinh) và có thay nước. Chế độ<br />
thay nước tùy thuộc vào chất lượng nước và giai<br />
đoạn ấu trùng (bắt đầu từ Zoea 3, với tỷ lệ 20 - 30%<br />
tăng lên đến 40 - 60%/lần ở giai đoạn Postlarvae)<br />
(bảng 2). Trong quá trình thay nước, tiến hành bổ<br />
sung nước ngọt để giảm độ mặn từ 30 xuống 22‰.<br />
Các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy<br />
hòa tan và hàm lượng nitơ tổng số) được theo dõi<br />
hàng ngày và quản lý trong phạm vi thích hợp trong<br />
suốt quá trình ương.<br />
<br />
Bảng 2. Hiện trạng ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng tại Tuy Phong<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Thể tích bể ương<br />
Phương pháp xử lý Nauplius<br />
Mật độ ương (con/l)<br />
Số lần cho ăn<br />
Chế độ thay nước (%/ngày)<br />
Tỷ lệ sống đến PL8 (%)<br />
<br />
Trung bình/khoảng dao động (n = 186)<br />
<br />
3 - 5 m3<br />
Hóa chất (22,2%), vi sinh và hóa chất (77,8%)<br />
180 - 200<br />
6 - 12<br />
20 - 60%<br />
33,9 ± 12,6 (15 – 67)<br />
<br />
Bệnh và biện pháp phòng trị:<br />
Hầu hết các trại áp dụng quy trình ương tiên<br />
tiến, quản lý chặt chẽ chất lượng nước, vệ sinh và<br />
khử trùng trong suốt quá trình sản xuất. Đồng thời,<br />
công tác phòng trị bệnh được tuân thủ một cách<br />
nghiêm ngặt và định kỳ lấy mẫu kiểm tra xét nghiệm<br />
bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời nên trong quá<br />
trình điều tra, hầu như không phát hiện trường hợp<br />
nhiễm bệnh nào xảy ra.<br />
1.5. Thu hoạch và sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế<br />
Thời gian ương mỗi đợt tùy thuộc vào giai đoạn<br />
ấu trùng, kích cỡ giống xuất và yêu cầu của khách<br />
hàng. Cỡ giống xuất bán thông thường là Postlarvae<br />
8 - 12. Tỷ lệ sống đến giai đoạn này thường thấp, chỉ<br />
đạt trung bình 33,9 ± 12,7% (15 - 67%). Với những<br />
công ty lớn, áp dụng quy trình ương tiên tiến, tỷ lệ<br />
sống thường đạt cao hơn (54,3 ± 9,4%). Trước khi<br />
xuất bán, người mua thường xét nghiệm tôm tại các<br />
trung tâm uy tín của các trường hay viện, tuy nhiên<br />
hầu như tôm giống không nhiễm bệnh.<br />
<br />
134 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Hình 2. Cơ cấu chi phí trong sản xuất<br />
giống tôm thẻ chân trắng<br />
<br />
Sản lượng tôm giống sản xuất hàng năm phụ<br />
thuộc vào quy mô trại giống và công ty, trung bình<br />
15 - 25 tỷ con/năm, với các công ty nhỏ dao động<br />
khoảng 0,3 - 1 tỷ con (Tuấn Cự, Huy Lâm, Đại<br />
Thịnh,...) trong khi các công ty lớn là 5 - 7 tỷ con<br />
(Việt Úc, CP, Thông Thuận). Giá thành dao động<br />
18 - 32 đồng/con và giá bán khoảng 28 - 65 đồng/con<br />
tùy thuộc vào chất lượng, uy tín và thời điểm xuất.<br />
Trong cơ cấu chí phí sản xuất, chi phí thức ăn chiếm<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
tỷ lệ cao nhất (45,7 ± 3,6%), tiếp theo là tôm bố mẹ<br />
(21,2 ± 2,5%), nhân công (21,2 ± 2,5%), thuốc, hóa<br />
chất và chế phẩm vi sinh (9,9 ± 4,5%) và các chi phí<br />
khác (5,1 ± 2,1%). Tỷ suất lợi nhuận bình quân đạt<br />
20,2 ± 3% (13 - 25%) (hình 2).<br />
Nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng phát<br />
triển đã tạo ra những thay đổi to lớn tại địa phương.<br />
Từ một vùng hoang sơ, dân cư thưa thớt với vài<br />
trại sản xuất giống nhỏ lẻ, hoạt động kém hiệu quả<br />
đã trở thành một khu công nghiệp sản xuất giống<br />
tôm thẻ chân trắng vào loại lớn nhất cả nước. Điều<br />
này không những góp phần phát triển kinh tế địa<br />
phương mà còn giải quyết công ăn việc làm, tăng<br />
thu nhập và đảm bảo an sinh xã hội cho nhiều người<br />
lao động.<br />
2. Một số giải pháp phát triển theo hướng bền<br />
vững nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng<br />
sạch bệnh<br />
Tuy Phong là địa phương có nhiều điều kiện<br />
thuận lợi để phát triển nghề sản xuất tôm giống<br />
sạch bệnh [4]. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn<br />
cần được tháo gỡ liên quan đến chất lượng tôm bố<br />
mẹ nhập khẩu, công tác kiểm dịch chất lượng tôm<br />
giống, công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, nguồn<br />
vốn đầu tư cho việc cải tiến quy trình và mở rộng<br />
sản xuất và sự hỗ trợ của nhà nước, địa phương<br />
cũng như các doanh nghiệp [3, 9].<br />
Để phát triển bền vững nghề sản xuất giống<br />
tôm thẻ chân trắng sạch bệnh của địa phương, cần<br />
tiến hành đồng bộ các giải pháp. Trước hết cần quy<br />
hoạch vùng sản xuất giống hợp lý, đặc biệt là hệ<br />
thống cấp và thoát nước, tuân thủ quy định về quy<br />
trình xử lý nước trước khi thải ra môi trường. Các<br />
giải pháp về công nghệ nên tập trung vào việc kiểm<br />
soát chặt chẽ chất lượng nguồn tôm bố mẹ nhập<br />
nội. Về lâu dài, cần đầu tư bài bản cho một số cơ<br />
sở trọng điểm (trường, viện hay công ty lớn) để<br />
nghiên cứu gia hóa, chọn lọc di truyền và sản xuất<br />
tôm bố mẹ chất lượng cao, sạch bệnh và kháng bệnh<br />
phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian<br />
nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu bức thiết về tôm<br />
giống sạch bệnh trong nước, có thể tiến hành hợp<br />
tác với Viện Hawaii để sản xuất tôm bố mẹ sạch<br />
bệnh và kháng bệnh theo mô hình đã được ứng<br />
dụng thành công ở Trung Quốc và Thái Lan [6, 10].<br />
Với các trại sản xuất tôm giống hiện tại, cần sử dụng<br />
nguồn tôm mẹ đạt tiêu chuẩn, trong quá trình sản<br />
<br />
Soá 4/2012<br />
xuất sử dụng công nghệ vi sinh, đồng thời hạn chế<br />
sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất.<br />
Các cán bộ khuyến ngư cần phối hợp với các<br />
trường, viện và trung tnâm mở các lớp tập huấn<br />
kỹ thuật về quy trình sản xuất giống đạt tiêu chuẩn<br />
như VietGAP (Vietnamese Good Aquaculture<br />
Practices) và BMP (Better Management Practices)<br />
[7]. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thực<br />
thi các quy định của ngành về hoạt động sản xuất<br />
và kinh doanh tôm giống [1, 2]. Về các dịch vụ hỗ<br />
trợ, cần xây dựng các trung tâm xét nghiệm bệnh<br />
tôm đạt tiêu chuẩn quốc gia tại địa phương. Tránh để<br />
việc xét nghiệm tôm giống một cách tràn lan, thiếu<br />
chuẩn xác như thời gian vừa qua, gây hoang mang<br />
cho người nuôi và ảnh hưởng đến uy tín của doanh<br />
nghiệp sản xuất tôm giống sạch bệnh [6]. Đồng thời,<br />
cần có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn, thuế và<br />
sử dụng đất đai để thúc đẩy sản xuất. Tăng cường<br />
vai trò hoạt động của các Hiệp hội sản xuất tôm giống<br />
tại địa phương nhằm trao đổi kinh nghiệm, thông tin<br />
và bảo vệ quyền lợi của người sản xuất tôm giống.<br />
Bên cạnh việc quan tâm cải tiến công nghệ, nâng<br />
cao chất lượng tôm giống thì cũng cần quan tâm đến<br />
công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu đến tận các<br />
hộ nuôi trong và ngoài tỉnh; cần liên kết các cơ sở để<br />
xây dựng thương hiệu vùng sản xuất hoạt động cùng<br />
với thương hiệu của cơ sở thành viên.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Cơ sở trang thiết bị phục vụ sản xuất giống tôm<br />
thẻ chân trắng sạch bệnh ở Tuy Phong là khá đầy<br />
đủ. Nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho các trại giống<br />
hoàn toàn là nguồn nhập nội. Nauplius sau khi nở<br />
được xử lý bằng vi sinh hay hóa chất, sau đó được<br />
ương bằng quy trình thay nước và lọc sinh học tuần<br />
hoàn để tạo ra nguồn tôm giống sạch bệnh.<br />
Cỡ tôm giống xuất thường ở Postlarvae 8 - 12<br />
với tỷ lệ sống 34 - 55%. Sản lượng tôm giống hàng<br />
năm đạt khoảng 15 - 25 tỷ con, giá bán dao động<br />
28 - 65 đồng/con. Nghề sản xuất giống tôm thẻ chân<br />
trắng phát triển đã tạo ra những thay đổi tích cực về<br />
kinh tế - xã hội cho địa phương và tỉnh.<br />
Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về kỹ<br />
thuật, quy hoạch, chính sách về vốn và thuế cho<br />
người nuôi và tăng cường tập huấn kỹ thuật và<br />
áp dụng các quy trình tiên tiến và thân thiện với<br />
môi trường nhằm phát triển nghề sản xuất giống<br />
tôm thẻ chân trắng ở Tuy Phong theo hướng<br />
bền vững.<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 135<br />
<br />