intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện tượng từ đồng âm, từ đồng nghĩa trong tiếng Nhật

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hiện tượng từ đồng âm, từ đồng nghĩa trong tiếng Nhật" trình bày về từ đồng âm, đồng nghĩa sẽ giúp sinh viên vận dụng đúng các phương pháp khi nghe phát âm của người Nhật trong môn học hội thoại để cải thiện và sử dụng đúng tiếng Nhật trong các bối cảnh văn hóa Nhật Bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện tượng từ đồng âm, từ đồng nghĩa trong tiếng Nhật

  1. HIỆN TƯỢNG TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG NHẬT Phạm Thị Ái Nguyên*, Đỗ Thành Danh, Nguyễn Thị Thanh Nhung Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hồ Tố Liên TÓM TẮT Mỗi ngôn ngữ luôn chịu sự tác động của hai yếu tố: xã hội và ngôn ngữ. Từ đó cũng hình thành sự kết nối, đồng điệu giữa các ngôn ngữ với nhau tạo ra vô số từ đồng âm, từ đồng nghĩa. Tiếng Nhật là một ngôn ngữ có số lượng các loại âm tố và âm tiết ít hơn so với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Âm tiết trong tiếng Nhật là âm tiết âm vị học, mang những đặc trưng và có nhiều hiện tượng từ đồng âm, đồng nghĩa xuất hiện trong quá trình học và tìm hiểu ngôn ngữ này. Tuy nhiên, về phương pháp học tập trường hợp từ đồng âm, đồng nghĩa thì còn mới mẻ đối với sinh viên. Việc hiểu rõ về từ đồng âm, đồng nghĩa sẽ giúp sinh viên vận dụng đúng các phương pháp khi nghe phát âm của người Nhật trong môn học hội thoại để cải thiện và sử dụng đúng tiếng Nhật trong các bối cảnh văn hoá Nhật Bản. Từ khóa: từ đồng âm, từ đồng nghĩa, âm vị học âm tố, âm tiết tiếng Nhật. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Nhật với các chữ tượng hình, các âm sắc và ngữ pháp riêng biệt, âm vị của tiếng Nhật, ngoại trừ âm "っ" (phụ âm đôi) và "ん" (âm gảy), thì mang đặc điểm của ngôn ngữ theo âm tiết kết thúc bằng nguyên âm, ngoài ra tiếng Nhật tiêu chuẩn cũng như đa số các phương ngữ tiếng Nhật được nói theo từng nhịp đều nhau. Điều này sẽ tạo ra những trường hợp đồng âm và đồng nghĩa làm cho người học khó phân biệt trong quá trình học hỏi và tìm hiểu về tiếng Nhật. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 2.1.1 Khái niệm về từ đồng âm và từ đồng nghĩa Từ đồng âm khác nghĩa là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo thành âm thanh giống nhau, nhưng về mặt ngữ nghĩa hay từ loại thì hoàn toàn khác. Với từ đồng âm nhưng khác nghĩa, do hệ thống bảng chữ cái của tiếng Nhật ít âm tiết nên khi vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài sẽ dễ gây ra hiện tượng này, một chữ Hán tuy có nhiều hình thức về mặt chữ nhưng biểu thị cùng một ý nghĩa. Hiện tượng này trong tiếng Nhật được gọi là đồng âm ( 同音異義語). Từ đồng nghĩa là những nhóm từ mang ý nghĩa gần giống nhau hoặc giống nhau.. Kể cả một từ mang nhiều ý nghĩa cũng hoàn toàn có thể nằm trong nhiều nhóm đồng nghĩa riêng biệt,…). Hiện tượng này trong tiếng Nhật được gọi là đồng nghĩa ( 同義語). 2.1.2 Loại hình ngôn ngữ Nhật Bản 2093
  2. Tiếng Nhật là loại hình ngôn ngữ chắp dính, quan hệ ngữ pháp cũng có thể diễn đạt bên trong từ và cũng có những sự đối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố; nhưng căn tố có sự biến đổi và có thể tách ra dùng độc lập thành từ; còn phụ tố thì kết hợp với căn tố, mỗi phụ tố thường diễn đạt một ý nghĩa nhất định. 2.2 Quá trình hình thành từ đồng âm, từ đồng nghĩa 2.2.1 Hiện tượng vay mượn từ vựng Khi người học học một ngôn ngữ mới sẽ hình thành sự tiếp xúc ngôn ngữ (quá trình của việc dùng ngôn ngữ này để biểu đạt ý trong một ngôn ngữ khác). Từ đó, những yếu tố, dấu hiệu, tính chất của ngôn ngữ này cũng được hình thành ở ngôn ngữ khác (tiếng Anh *television*(TV) => tiếng Việt *ti-vi*=> tiếng Nhật *テレビ*「terebi」 2.2.2 Quá trình vay mượn từ vựng Chữ Hán du nhập vào bán đảo Triều Tiên từ rất lâu về trước, khoảng thời kỳ đồ đá, theo những người dân từ bán đảo Triều Tiên di cư sang vào thế kỉ IV-V. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết nên người Nhật dùng chữ Hán để biểu đạt tiếng nói của họ; dạng chữ đầu tiên được gọi là Man-yogana - Vạn Diệp Giả Danh 万葉仮名,do dựa vào chữ Hán khá phức tạp nên họ đã tạo ra 2 bảng chữ Hiragana và Katakana ngày nay qua nhiều lần đơn giản hóa. 2.2.3 Các hình thức vay mượn từ vựng Phỏng âm: tạo ra cách phát âm mới hoặc phát âm gần giống từ vay mượn, nhưng đó là phương thức “chuyển tự” do tiếng Anh và tiếng Nhật không cùng hệ văn tự (チャット “chat”、ホット “hot”. Mượn cách phát âm từ nước ngoài: Hầu hết các từ vay mượn đều được phát âm không giống so với ngôn ngữ gốc( tiếng Anh, tiếng Hán) vì được điều chỉnh theo quy tắc ngôn ngữ đi vay. VD: Leadership = リーダーシップ . Thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm: cách mượn theo cách dịch nghĩa từ có gốc châu Âu phỏng dịch sang tiếng Hán VD: telephone = 電話 “ĐIỆN+THOẠI”; society = 社会 : “XÃ+HỘI”;… Giữ nguyên hình thức cấu trúc: xảy ra giữa các ngôn ngữ cùng hình thức và cấu tạo từ( trong một cụm từ có cấu tạo là yếu tố chính và yếu tố phụ thì “~語” từ 語 là yếu tố chính quyết định nghĩa của từ, phần trước 語 là yếu tố phụ để làm rõ nghĩa cho nó như 日本語、中国語 đều mang nghĩa là tiếng ~ ). Mượn toàn bộ nội dung, ngữ nghĩa: Các thuật ngữ chuyên môn. VD: CPU (shii-pii-yuu). Mượn nghĩa có chọn lọc: (trong Tiếng Anh có từ “Fan” có hai nghĩa: cái quạt hoặc người hâm mộ thì tiếng Nhật lấy có một nghĩa là người hâm mộ) Mượn có thay đổi về nghĩa: (trong tiếng Anh “Home” có những nghĩa như: nhà, quê hương, trang chủ,… nhưng sang tiếng Nhật thì nó bị thay đổi thành “sân ga, nhà ga” ホーム) 2.2.4 Các yếu tố của hiện tượng vay mượn từ vựng 2.2.4.1 Yếu tố xã hội Giai đoạn 1: Theo Nihonshoki, Luận ngữ và “Thiên tự văn” được đưa vào Nhật năm 285, nên từ Hán được cho rằng du nhập vào Nhật Bản vào thế kỉ IV-V. Vào giai đoạn này, người Nhật bắt đầu sử dụng chữ Hán để ghi tiếng Nhật(VD: 花: hana được ghi bằng chữ Hán là 波奈), dùng âm On của từ Hán. 2094
  3. Giai đoạn 2: Thời Trung cổ (791-1192), những từ thuần Nhật đa âm tiết mà mỗi chữ Hán chỉ tương ứng với một âm tiết nên cần phải viết nhiều chữ Hán để biểu thị cho một từ thuần Nhật. Từ đó bộ chữ Katakana ra đời bằng cách lược bỏ một phần nét chữ Hán.(VD: 伊 → イ; 加→ カ). Giai đoạn 3: Thời Trung đại (1192-1603), có sự biến đổi về ngữ âm trong tiếng Nhật nên xảy ra sự không tương ứng giữa chữ viết và phát âm( ハtrong kata đọc là Ha mà trong chữ Hán thì 八là Hachi , nét như nhau nhưng cách đọc khác). Giai đoạn 4: Thời Cận Đại (1603-1868): chính quyền Mạc Phủ thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến ngôn ngữ Nhật. Trong thời kì người Nhật học chuyên về chữ Hán này, họ nhận ra được sự khó khăn khi dùng chữ Hán để viết văn bản nên họ chuyển dần sang sử dụng bộ chữ Katakana xen lẫn chữ Hán Giai đoạn 5: Thời Cận-Hiện Đại: (1868 - nay): người Nhật vẫn dùng âm Hán để ghi các từ vay mượn châu Âu, hoặc ghi địa danh, tên nước ngoài 2.2.4.2 Các yếu tố ngôn ngữ Tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính phách tính, có cấu trúc âm tiết mở, không có thanh điệu, ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng hệ thống các trợ từ chức năng ngữ pháp và phương thức biến hình của động từ và tính từ. Trong quá trình chuyển hóa chữ Hán đã xảy ra sự tác động của yếu tố chữ Hán lên âm vị tiếng Nhật và ngược lại, điều nay tạo ra thuận lợi tiếp nhận và Nhật hóa các từ Hán. 3. SỰ ĐA DẠNG CỦA NGÔN NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TỪ ĐỒNG ÂM Do chữ Hán được du nhập từ Trung Quốc vào trước thời Nara thông qua bán đảo Triều Tiên nên khi tra từ điển Nhật-Hàn ta sẽ thấy từ 「蝶」 sẽ được phát âm thành “chop” (âm “p”). Không phải toàn bộ hệ thống phát âm của người Nhật không thay đổi, họ chỉ đổi cách phát âm cho dễ dàng đọc hơn. Nếu không có những sự thay đổi này thì người học có thể dễ dàng phân biệt được những từ đồng âm ngày này (“ かうしょう かせふ 考 証 ”↔“交渉”)thay vì chỉ có một cách đọc là 「こうしょう」. Hiện tượng đồng âm mà người Nhật đã tạo ra các cách chơi chữ độc đáo, thú vị như: 鼻から花 (Hoa mọc trên mũi); 猫が寝込んでる (Con mèo đang say giấc);...thậm chí người Nhật tạo ra một thuật ngữ riêng dùng để chơi chữ gọi là goroawase (語呂合わせ). Goroawase (語呂合わせ) là hình thức chơi chữ phổ biến ở Nhật, được tạo ra bằng cách biểu thị các chữ trong một cụm từ bằng các chữ, số hoặc kí hiệu (phổ biến nhất là số), được áp dụng như một kỹ thuật ghi nhớ với các cách đọc đa dạng của các con số được dùng phổ biến trong đời sống hằng ngày như biển quảng cáo, game, tên thương hiệu, nickname,... 3.1 Sự đa dạng trong quá trình hình thành từ đồng nghĩa Bên cạnh sự hình thành của từ đồng âm qua quá trình tiếp xúc, vay mượn từ vựng của người Nhật thì từ đồng nghĩa cũng được hình thành. Do có sự khác nhau về cấu tạo, hình thái, ngữ nghĩa của từ mà từ đồng nghĩa được chia làm 3 loại: 同義語 - là những từ giống nhau về nghĩa nhưng lại khác chữ Hán; 同意語 - là những từ giống nhau về nghĩa nhưng lại khác hình thái từ,類義語 - là những từ có nghĩa gần giống nhau hay còn được gọi là từ gần nghĩa. 3.2 Một số vấn đề về từ đồng âm, từ đồng nghĩa của sinh viên 2095
  4. 3.2.1 Ảnh hưởng của từ đồng âm, đồng nghĩa đến sinh viên học tiếng Nhật trong quá trình học hội thoại Trong quá trình giao tiếp thông thường những vấn đề hỏi tuổi, đồ vật, ai đó, nơi làm việc,... luôn được đề cập thường xuyên với những ngôn từ thoải mái, thân mật như: 何歳、誰、どこ、... và ở Nhật Bản – một đất nước đề cao tính lịch sự, trang trọng thì điều này được thể hiện qua ngôn ngữ với: おいくつ 、 どなた、どちら…Có thể được dùng để thay thế khi muốn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự với đối phương. Khi giao tiếp với người khác dùng cách nào để hỏi thì câu hỏi vẫn chỉ có duy nhất một nghĩa nhưng khi thay đổi cách sử dụng từ thì không khí giao tiếp cũng sẽ thay đổi theo. Ngoài những trường hợp về từ đồng âm dễ gây hiểu nhầm trong quá trình học giao tiếp thì những trường hợp sử dụng từ đồng nghĩa cũng là một trong những rào cản của các bạn sinh viên khi học và tìm hiểu tiếng Nhật. Người Nhật họ rất xem trọng trật tự xã hội, ăn nói đúng mực và kính ngữ là một loại “ngữ pháp” phổ biến, nhằm thể hiện sự kính trọng hoặc tôn trọng cho vị trí hay cấp bậc khi được dùng trong giao tiếp. 3.2.2 Ảnh hưởng của từ đồng âm, đồng nghĩa đến sinh viên học tiếng Nhật trong quá trình học văn hóa Nhật Bản Văn hóa sản sinh ra ngôn ngữ, ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện văn hóa. Trong ngôn ngữ Nhật, từng nét màu văn hóa đều được tô đậm và biểu đạt rõ nét. Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa và đề cao giáo dục. Và câu nói “xin lỗi” dần trở nên quen thuộc và hình thành nên một nét văn hoá “xin lỗi” kiểu Nhật Bản, được người Nhật sử dụng thường xuyên trong nhiều hoàn cảnh. Văn hóa xin lỗi ở Nhật không chỉ được xem trọng mà còn trở thành ý thức và sự thấu cảm sâu trong mỗi người dân xứ Phù Tang. Erin Niimi Longhurst – tác giả của cuốn sách Japonisme cho biết “Văn hóa xin lỗi cũng là văn hóa cảm ơn”. Hình..1 Văn hóa xin lỗi của người Nhật Nguồn: https://vn.japo.news/contents/van-hoa/truyen-thong/6544.html 4. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐẾN SINH VIÊN KHOA NHẬT BẢN HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4.1 Thực trạng của sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật về việc học từ đồng âm, từ đồng nghĩa Đa số sinh viên khoa Nhật Bản học gặp khó khăn trong quá trình học Kaiwa khi họ không thể nghe và hiểu kịp tốc độ giao tiếp của người Nhật trong các cuộc hội thoại thực tế. Do đó, những từ đồng âm xuất 2096
  5. hiện trong cuộc hội thoại sinh viên hầu như không thể hiểu kịp và chọn cách đoán dựa theo ngữ cảnh hoặc bỏ qua. Điều này sẽ không đảm bảo tính chính xác của cuộc hội thoại hay những điều người nói muốn truyền tải. Đối với từ đồng nghĩa, 58% sinh viên không biết cách sử dụng từ đồng nghĩa tuỳ vào ngữ cảnh. Mỗi từ đồng nghĩa đều có cách sử dụng khác dụng khác nhau ứng với từng hoàn cảnh. Một thực trạng phổ biến của sinh viên hiện nay không có biết nhiều vốn từ vựng và không hiểu được nghĩa sâu xa của từ vựng thành ra xài từ không đúng gây ra sai nghĩa câu, đặt câu sẽ không đảm bảo tính chính xác và hoàn chỉnh... 〇 私は楽しい人が好きだ。(Tạm dịch: Tôi thích những người vui tính, vui vẻ) X 私はうれしい人が好きだ。(Tạm dịch: Tôi thích những người vui sướng.) 4.2 Cách khắc phục cho việc học và tìm hiểu từ đồng âm, từ đồng nghĩa • Từ đồng âm Trọng âm: 雨(あめ)Khi muốn nói từ “mưa” ta sẽ nhấn lên rồi mới xuống giọng khi phát âm (). Ngược lại khi nói 飴(あめ)(kẹo) thì phát âm xuống sau đó mới lên giọng (). 箸(はし)();橋 (はし)(). Trọng âm của các vùng khác nhau sẽ có cách nhấn mạnh khác nhau. Ngữ cảnh: Tùy vào ngữ cảnh mà ta có thể suy đoán được từ đồng âm đó mang ý nghĩa như thế nào, trong 1 ngữ cảnh nhất định thì từ đồng âm chỉ mang 1 ý nghĩa nhất định. VD: あめを食べ. Trong trường hợp này, có thể hiểu ngay ý muốn truyền đạt là “Ăn kẹo” chứ không thể bị hiểu thành “Ăn mưa” được. Chọn cách diễn đạt khác: Để tránh bị nhầm lẫn giữa các từ đồng âm, ta có thể tìm các từ mang nghĩa tương ứng để diễn đạt các từ đồng âm đó. Nhiệm vụ của từ trong câu: Nếu phân biệt được từ đó đóng vai trò gì trong câu ( động từ, danh từ, tính từ hay phó từ,...) thông qua trợ từ đi kèm hay dấu hiệu thì có thế dễ xác định nghĩa của từ hơn 1 chút. • Từ đồng nghĩa Khi các cách phân biệt từ đồng âm như trọng âm; ngữ cảnh,... không đạt được hiệu quả mong muốn thì việc chọn cách diễn đạt khác chính là phương án tối ưu nhất. Điều đó vô tình làm cho vốn từ xuất hiện nhiều từ đồng nghĩa và đặt ra vấn đề rằng làm sao để phân biệt được chúng. Hầu như không có từ nào là đồng nghĩa hoàn toàn nên có thể phân biệt chúng dựa vào ngữ nghĩa và cách sử dụng của từ. VD: 勿論;当たり前;当然 (đương nhiên, dĩ nhiên,...) còn từ 勿論:mang tính chủ quan của người nói, tự cho điều đó là đương nhiên. 5. KẾT LUẬN Ngôn ngữ Nhật là một ngôn ngữ có số lượng các loại âm tố và âm tiết ít hơn so với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Trường hợp về từ đồng âm và đồng nghĩa là một trong những mảng của âm vị học, đối với sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật hiện nay là một điều quen thuộc theo họ suốt quá trình học những môn chuyên ngành. Tuy nhiên, về kỹ năng và phương pháp học tập trường hợp đồng âm, đồng nghĩa thì còn mới mẻ đối với sinh viên. Bài nghiên cứu khoa học này đã giới thiệu về hiện tượng đồng âm khác nghĩa và đồng nghĩa khác cách sử dụng của tiếng Nhật. Đồng thời đưa ra những phương pháp, kỹ năng phân 2097
  6. biệt giúp sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật vận dụng biện pháp một cách hiệu quả, hữu ích mang lại kết quả tích cực trong suốt quá trình học môn chuyên ngành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiroshi Kashima (2002), Sách 日本語教育をめざす人のための基礎から学ぶ音声学. 2. Từ điển Quốc ngữ 三省堂 例解小学国語辞典 第六版 (2015, của nhà xuất bản 三省堂, tái bản lần thứ 6). 3. Tìm hiểu nguồn gốc tiếng Nhật, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Nh%E1%BA%ADt , cập nhật 16/3/2023. 4. Tìm hiểu về hiện tượng đồng âm trong tiếng Nhật, https://morningjapan.com/tong-hop/tu-dong- am-khac-nghia-trong-tieng-nhat/, cập nhật 3/2018. 5. Tìm hiểu về hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Nhật, https://tuhoconline.net/tu-dong-nghia-va- tu-gan-nghia-trong-tieng-nhat.html, cập nhật 11/12/2020. 6. Đỗ Hoàng Ngân, Khảo sát Sinh viên Đại học Việt Nam về những khó khăn mà người học tiếng Nhật gặp phải khi nghe tiếng Nhật, https://ir.lib.hiroshima-u.ac.jp/files/public/2/29778/2014101617281886248/JIDC_14-2_89.pdf, cập nhật 2008. 2098
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0