Hiệp định giữa Việt Nam và Litva
lượt xem 7
download
Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Litva về hợp tác kinh tế thương mại (1995).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiệp định giữa Việt Nam và Litva
- HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ LITVA VỀ HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI (1995). Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng hoà Litva, dưới đây gọi tắt là hai bên ký kết. Với lòng mong muốn củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước, Tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Đã thoả thuận những điều sau đây: Điều 1 Hai Bên ký kết sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước phù hợp với luật pháp và quy định hiện hành ở mỗi nước. Điều 2 Hai Bên ký kết dành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến: - Thuế hải quan và các khoản thu áp dụng đối với nhập khẩu và xuất khẩu, kể cả phương pháp thu các khoản thuế và khoản thu đủ. - Các quy định về thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho, chuyển dỡ qua lại hàng hoá và các dịch vụ tương tự khác. - Thuế và bất kỳ khoản thu nội địa nào khác thu trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hàng hoá nhập khẩu. - Phương thưc thanh toán và phương thức chuyển khoản thanh toán đó đối với hoạt động xuất nhập khẩu. - Các quy định về mua, bán, vận chuyển, phân phối và sử dụng hàng hoá trên thị trường nội địa. - Những quy tắc và thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Điều 3 Những quy định của Điều 2 khung áp dụng đối với:
- a. Những ưu đãi mà một trong hai Bên ký kết đó hoặc sẽ dành cho các nước láng giềng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch và giao lưu biên giới. b. Những ưu đãi mà một trong hai Bên ký kết đó hoặc cụ thể dành cho nước thành viên cùng tham gia với mình trong các khu mậu dịch tự do, liên minh quan thuế và các Hiệp định kinh tế khu vực khác. c. Những ưu đãi được dành theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập. Điều 4 Các điều khoản của Hiệp định này khung hạn chế quyền của mỗi Bên ký kết áp dụng các biện pháp để: -Bảo vệ an ninh quốc gia - Bảo vệ đời sống và sức khoẻ nhân dân, phòng ngừa các bệnh động vật và thực vật. - Bảo vệ các giá trị văn hoá, mỹ thuật, lịch sử và khảo cổ quốc gia Tuy nhiên, việc cấm và những hạn chế như vậy không được trở thành những phương tiện phân biệt đối xử hoặc hạn chế khung chính đáng đối với bổn phận giữa hai nước. Điều 5 Việc xuất nhập khẩu hàng hoá và cung ứng dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế đối ngoại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Litva sẽ được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng được ký kết theo các quy định của Hiệp định này, phù hợp với luật pháp hiện hành của mỗi nước và tập quán thương mại quốc tế, trên cơ sở giá thị trường thế giới. Điều 6 Việc thanh toán phát sinh từ các hợp đồng ký kết trong khuôn khổ Hiệp định này sẽ được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi phù hợp với luật pháp và các quy định hiện hành ở mỗi nước. Điều 7 Hai bên ký kết sẽ hỗ trợ việc tổ chức và tiến hành trên lãnh thổ nước mình các hội chợ triển lãm thương mại, hội thảo kinh tế- kỹ thuật, cũng như hỗ trợ các chuyến đi của các đoàn và nhóm thương mại. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trưng bầy và hàng mẫu phục vụ mục đích triển lãm, hội chợ được thực hiện phù hợp với luật pháp hiện hành ở mỗi nước.
- Điều 8 Hai Bên ký kết sẽ thành lập Uỷ ban hỗn hợp về thương mại để xem xét quá trình thực hiện Hiệp định này, chuẩn bị những biện pháp khuyến nghị về phát triển hợp tác kinh tế- thương mại giữa hai nước. Khoá họp của Uỷ ban hỗn hợp vệ thương mại sẽ được tiến hành luân phiên tại thành phố Hà nội và thành phố Vinhius tuỳ theo sự cần thiết, với sự thoả thuận của hai Bên ký kết. Điều 9 Hiệp định này trong trường hợp cần thiết cụ thể được thay đổi hoặc bổ sung bằng văn bản theo sự thoả thuận của hai Bên ký kết. Nhũng thay đổi và bổ sung này có hiệu lực từ ngày một trong hai Bên ký kết nhận được thông báo cuối cùng của Bên kia về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc này. Điều 10 Hiệp định này có hiệu lực từ thời điểm một trong hai bên ký kết nhận được thông báo cuối cùng của Bên kia về việc hoàn tất các thủ tục cần thiết cho việc này phù hợp với luật pháp hiện hành ở mỗi nước. Hiệp định này có hiệu lực trong thời hạn 5 năm và mặc nhiên được gia hạn thêm từng 5 năm một, trừ phi một trong hai Bên ký kết thông báo bằng văn bản cho bên kia ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này ít nhất là 6 tháng trước khi Hiệp định này hết hiệu lực. Sau khi hiệp định này hết hiệu lực, các điều khoản của Hiệp định này vẫn được áp dụng cho tất cảc các hợp đồng được ký kết trong thời gian hiệu lực của Hiệp định, nhưng chưa thực hiện xong vào thời điểm Hiệp định này hết hiệu lực. Làm tại Hà nội, ngày 27 tháng 9 năm 1995 thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Litva và tiếng Nga, các văn bản đều có giá trị như nhau. Trường hợp có sự hiểu khác nhau, bản tiếng Nga là bản quyết định. THỪA UỶ QUYỀN THỪA UỶ QUYỀN CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XHCN VIỆT CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀLITVA NAM BỘ NGOẠI GIAO SAO Y BẢN CHÍNH ------- (Để thực hiện) Số : 50/LPQT Hà Nội ngày 5 tháng 3 năm 1999
- TL.BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO Nơi nhận: KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LP VÀ ĐU QUỐC - Văn phòng chính phủ (Để báo cáo), - Bộ thương mại, TẾ - Ngân hàng Nhà nước VN, PHÓ VỤ TRƯỞNG - Tổng cục hải quan - Đại sứ quán Việt nam tại Liên bang Nga, - Vụ châu Âu 1, - Vụ LPQT, - Lưu trữ. Đỗ Hoà Bình Ghi chú: Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Litva về hợp tác kinh tế- thương mại (đó có hiệu lực).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Anh và Bắc Ireland
9 p | 216 | 49
-
Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Italia
9 p | 120 | 19
-
Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Inđônêxia
6 p | 132 | 16
-
Quyết định 97/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
1 p | 165 | 12
-
Hiệp định giữa Việt Nam và Italia
9 p | 124 | 10
-
Quyết định 803/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
1 p | 181 | 10
-
Hiệp định về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Austraylia
10 p | 134 | 9
-
Hiệp định giữa Việt Nam và Inđônêxia
6 p | 101 | 7
-
Công văn 1717/TCT-CS của Tổng cục Thuế
2 p | 70 | 7
-
Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Tunisie
4 p | 143 | 7
-
Hiệp định giữa Việt Nam và Cu Ba (1995)
6 p | 116 | 5
-
Hiệp định giữa Chính phủ CHXNCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức
3 p | 89 | 5
-
Hiệp định giữa Việt Nam và Austraylia
10 p | 85 | 5
-
Quyết định 1037/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
1 p | 139 | 4
-
Hiệp định về hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và Đức
5 p | 94 | 4
-
Hiệp định giữa chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland về khuyến khích và bảo hộ đầu tư
9 p | 29 | 2
-
Hiệp định giữa chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Vương quốc Ma-Rốc ngày 28 tháng 6 năm 2001 về tăng cường quan hệ thương mại-kinh tế, xúc tiến thương mại và hàng hoá dịch vụ
3 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn