Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ CẮT NANG TRONG ĐIỀU TRỊ <br />
THỦNG NANG ỐNG MẬT CHỦ Ở TRẺ EM <br />
Chu Văn Lai*, Trương Nguyễn Uy Linh** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của mổ cắt nang trong điều trị thủng nang ống mật chủ ở trẻ em. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu tất cả các hồ sơ bệnh án của bệnh nhi được chẩn đoán <br />
thủng nang ống mật chủ và được điều trị cắt nang tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ 01/01/2004 tới 31/12/2012. Các <br />
dữ liệu được tập hợp phân tích bao gồm đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các biến chứng trong và sớm sau mổ. <br />
Kết quả: Có 32 trường hợp thủng nang ống mật chủ. Tuổi từ 1 − 154 tháng, trung vị là 24 tháng.Trẻ gái <br />
chiếm 75%. Biểu hiện lâm sàng bao gồm sốt 75%, ói 43,75%, đau bụng 78,13%, vàng da 25%, phân bạc màu <br />
6,25%, chướng bụng 75%, đề kháng 46,88%, khối dưới sườn phải 15,63%. Chẩn đoán được trước mổ trong <br />
90,63%. Thời gian mổ 137,5 phút. Không có trường hợp nào tử vong sau mổ. <br />
Kết luận: Mổ cắt nang trong điều trị thủng nang ống mật chủ ở trẻ em là khả thi, an toàn cho kết quả ban <br />
đầu tốt và nên là lựa chọn ưu tiên ở những trung tâm nhi khoa nhiều kinh nghiệm. <br />
Từ khóa: Nang ống mật chủ, thủng nang ống mật chủ, viêm phúc mạc mật, mổ cắt nang. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE EFFECT OF PRIMARY CYST EXCISION FOR PERFORATED CHOLEDOCHAL CYST <br />
IN CHILDREN <br />
Chu Van Lai, Truong Nguyen Uy Linh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 529 ‐ 533 <br />
Objective: The aim of this study is to evaluate the early effect of primary cyst excision for perforated <br />
choledochal cyst in children. <br />
Methods: Medical records of all patientswith perforated choledochal cyst undergoing primary cyst excision <br />
at Pediatric Hospital No.1 from 01/2004‐12/2012 were review. The clinical, paraclinical presentations, diagnosis, <br />
operative procedures, complications and early results were analyzed. <br />
Results: There were 32 patients, with median age 24 months (ranged from 1 to 154 months) and female <br />
dominance (75%). The clinical manifestations were fever in 75%, vomitting 43.75%, abdominal pain 78.13%, <br />
jaundice 25%, acholic stool 6.25%, abdominal distention 75%, abdominal tenderness 46.88% and palpable mass <br />
15.63%. The median operative time were 137.5 minutes. There was no death. <br />
Conclusions: The primary cyst excision for perforated choledochal cyst in children is safe, feasible, with <br />
early good results and should be preferred in pediatric experienced centers. <br />
Keywords: Choledocal cyst, perforated choledochal cyst, bile peritonitis, primary cyst excision. <br />
1 hàng năm có hơn 100 trẻ được chẩn đoán và <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
phẫu thuật(10). Điều trị chuẩn cho nang OMC <br />
Nang ống mật chủ (OMC) là tình trạng dãn <br />
chưa biến chứng là cắt trọn nang, nối cao mật <br />
bẩm sinh dạng cầu hay dạng thoi của đường <br />
ruột theo Roux‐en‐Y.Trong các biến chứng của <br />
mật trong và ngoài gan. Tại Bệnh viện Nhi đồng <br />
nang OMC, thủng nang là một tình huống cấp <br />
* Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai, ** Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Chu Văn Lai <br />
ĐT: 01693924936 <br />
Email: lovosarcoma@yahoo.com <br />
<br />
Ngoại Nhi<br />
<br />
529<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
cứu, gặp với tỉ lệ 4,1 ‐ 18,2%(1,4,9,11). Nguyên nhân <br />
thủng nang chưa được biết rõ nên thường gọi là <br />
thủng nang tự nhiên.Chẩn đoán thủng nang vẫn <br />
là một thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng, tỉ <br />
lệ chính xác chỉ đạt được từ 38,46 − 78,9%(1,11). <br />
Ngày nay, cắt nang lúc cấp cứu là phẫu thuật <br />
được đa số các tác giả lựa chọn cho thủng nang <br />
để thay thế dẫn lưu mật tạm thời(2,4,6,8,10,12). Tuy <br />
nhiên, tính khả thi,an toàn của phương pháp <br />
này vẫn chưa được đánh giá đầy đủ do đa số các <br />
báo cáo chỉ dựa trên một số ít trường hợp. Chính <br />
vì vậy, chúng tôi thấy cần có một nghiên cứu với <br />
số lượng lớn hơn để đánh giá kết quả của phẫu <br />
thuật cắt nang trong điều kiện hiện tại. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Đánh giá kết quả sớm của mổ cắt nang trong <br />
điều trị thủng nang OMC ở trẻ em. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đây là một hồi cứu mô tả loạt ca bệnh. <br />
Chúng tôi hồi cứu tất cả các hồ sơ bệnh án của <br />
bệnh nhi được chẩn đoán thủng nang OMC và <br />
được điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ <br />
01/01/2004 tới 31/12/2012. <br />
Các dữ liệu được tập hợp phân tích bao gồm <br />
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các biến <br />
chứng trong và sớm sau mổ. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Trong 9 năm từ 1/2004 đến 12/2012 tại Bệnh <br />
viện Nhi đồng 1 có 38 trường hợp viêm phúc <br />
mạc mật, gồm 32 (84,21%)do thủng nang OMC, <br />
6 do nguyên nhân khác (4 thủng OMC mà <br />
không có dãn đường mật,1 vỡ nang gan ở phân <br />
thùy IV,1 u ác tính đường mật ngoài gan). Trong <br />
cùng thời gian có 907 trường hợp nang OMC <br />
được điều trị, vì vậy tỉ lệ biến chứng thủng nang <br />
là 3,53%. <br />
Tuổi từ 1 − 154 tháng, trung vị là 24 tháng. Giới <br />
tính: 24 nữ, 8 nam, tỉ lệ nữ/nam là 3/1. <br />
Có 25 (78,13%) do bệnh viện tuyến dưới <br />
chuyển tới, 7 (21,87%) tự đến. Trong 25 trường <br />
hợp được chuyển viện, 13 (52%) đã được xác <br />
<br />
530<br />
<br />
định có nang OMC, tuy nhiên không có trường <br />
hợp nào chẩn đoán được thủng nang. <br />
Thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi nhập <br />
viện từ 2 − 30 ngày, trung vị là 4 ngày, 2 trường <br />
hợp đã có lịch mổ chương trình. <br />
Triệu chứng lâm sàng được thể hiện qua <br />
Bảng 1. <br />
Bảng 1: Các triệu chứng lâm sang <br />
Triệu chứng<br />
Số trường hợp<br />
Sốt<br />
24<br />
Ói<br />
14<br />
Đau bụng<br />
25<br />
Vàng da<br />
8<br />
Phân bạc màu<br />
2<br />
Chướng bụng<br />
24<br />
Đề kháng<br />
15<br />
Khối dưới sườn phải<br />
5<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
75<br />
43,75<br />
78,13<br />
25<br />
6,25<br />
75<br />
46,88<br />
15,63<br />
<br />
Siêu âm (SA) xác định được nang ở 27 <br />
(84,38%) trong 32 trường hợp. Trong 27 trường <br />
hợp được chẩn đoán nang OMC, SA xác định <br />
thủng nang trong 2 (7,41%) và nghi ngờ ở 21 <br />
(77,78%) trường hợp. Bốn trường hợp còn lại <br />
(14,81%), SA không gợi ý được thủng nang. <br />
Kích thước nang đo được trên SA từ 8 − 92 <br />
mm, trung vị là 25 mm. Có 4 trường hợp được <br />
thực hiện SA nhiều lần, ngoài xác định được <br />
nang như lần đầu, SA lần sau còn ghi nhận dịch <br />
tự do ổ bụng. <br />
Phân loại nang dựa vào SA trước mổ: 26 <br />
(81,25%) loại I, 6 (18,75%) loại IVa (theo Todani). <br />
Chọc dò dịch ổ bụng dưới đánh dấu của SA <br />
trong 17 (53,13%) trường hợp: hút được dịch <br />
mật ở 16 (94,12%), 1 không hút được do lượng <br />
dịch ít và khu trú. <br />
Dung tích hồng cầu từ 22 − 46%, trung bình <br />
là32,19 ± 5,16%. Chức năng đông máu bị rối loạn <br />
19 (59,38%) trường hợp. Bilirubin trực tiếp trong <br />
máu máu tăng ở tất cả 26 trường hợp được thử <br />
nghiệm (100%), đa số là tăng nhẹ từ 0,26 − 4,72 <br />
mg%, trung vị là 1,14 mg%. <br />
Chẩn đoán trước mổ là thủng nang trong 24 <br />
(75%), thủng OMC trong 5 (15,63%), viêm ruột <br />
thừa có biến chứng 1 (3,12%), nang OMC chưa <br />
có biến chứng 2 (6,25%). Ở trường hợp được <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
chẩn đoán viêm ruột thừa có biến chứng, SA <br />
trước mổ ghi nhận viêm phúc mạc nghi do viêm <br />
ruột thừa kèm nang OMC. Tuy nhiên bệnh nhi <br />
không được thực hiện chọc dò dịch ổ bụng. <br />
Biểu hiện lâm sàng nặng, cần phải hồi sức <br />
trước mổ ở 4 trường hợp: 1 nhiễm trùng huyết, 2 <br />
nhiễm trùng huyết kèm rối loạn đông máu và 1 <br />
mất máu cấp. Tuy nhiên, cả 4 trường hợp đều <br />
được mổ cắt nang triệt để mà không phải dẫn <br />
lưu đường mật tạm thời. <br />
Lỗ thủng được tìm thấy trong 31 (96,88%) <br />
trường hợp, 3 trường hợp có 2 lỗ thủng. Thủng ở <br />
mặt trước nang trong 25 trường hợp (73,54%), <br />
mặt sau 4 (11,76%), bên phải 2, bên trái 1, đáy <br />
nang 1, đáy túi mật 1. <br />
Kích thước lỗ thủng từ 2 − 5 mm. Bờ lỗ <br />
thủng hoại tử, mủn được ghi nhận trong tất cả <br />
các trường hợp. Có 2 (6,25%) trường hợp hình <br />
thành nang giả ở vùng cửa gan. <br />
Sau khi cắt nang, nối ống gan‐hỗng tràng <br />
theo Roux‐en‐Y trong 31 (96,88%) trường hợp, <br />
trường hợp còn lại được nối ống gan‐tá tràng do <br />
bệnh nhi có nhiễm trùng huyết và rối loạn đông <br />
máu nặng, cần rút ngắn thời gian mổ. <br />
Miệng nối mật‐ruột được thực hiện tại hợp <br />
lưu hai ống gan trong 18 trường hợp (56,25%), <br />
dưới hợp lưu ở 14 (43,75%) trường hợp. <br />
Thời gian mổ từ 80 − 290 phút, trung vị là <br />
137,50 phút. <br />
Máu mất khi mổ từ 20 − 1300 ml. Có 4 <br />
(12,5%) cần truyền trong lúc mổ. <br />
Kết quả sau mổ được thể hiện qua Bảng 2. <br />
Bảng 2.Các biến chứng sớm sau mổ <br />
Biến chứng<br />
Tử vong<br />
Chảy máu sau mổ<br />
Rò mật<br />
Tụ dịch<br />
Nhiễm trùng vết mổ<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số trường hợp<br />
0<br />
1<br />
1<br />
6<br />
1<br />
9<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
0<br />
3,12<br />
3,12<br />
18,75<br />
3,12<br />
28,13<br />
<br />
Có 1 trường hợp chảy máu phải mổ lại, <br />
nguyên nhân do rối loạn đông máu nặng kèm <br />
theo. Mộttrường hợp rò mật (ống dẫn lưu dưới <br />
gan vẫn ra dịch mật sau ngày thứ 7 hậu phẫu) <br />
<br />
Ngoại Nhi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhưng tự lành vào ngày thứ 11 hậu phẫu.Tụ <br />
dịch sau mổ ở 6 trường hợp: 5 đáp ứng với điều <br />
trị nội, 1 phải mổ lại để dẫn lưu khối tụ <br />
dịch.Nhiễm trùng vết mổ 1 trường hợp, lành tốt <br />
với chăm sóc vết thương. <br />
Bệnh nhi được xuất viện từ 6 − 22 ngày sau <br />
mổ, trung vị là 11,5 ngày. Một bệnh nhi có thời <br />
gian nằm viện 140 ngày do có bệnh nặng kèm <br />
theo (loạn sản phế quản phổi và có trào ngược <br />
dạ dày thực quản). <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Thủng nang là biến chứng tương đối hiếm <br />
gặp của nang OMC với tỉ lệ được ghi nhận cao ở <br />
các nước phương Tây so với các nước châu <br />
Á(1,3,4,9). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ <br />
thủng nang được ghi nhận là 3,53%. Đến thời <br />
điểm hiện tại, đây là nghiên cứu loạt ca lâm sàng <br />
về biến chứng thủng nang có số lượng lớn nhất <br />
so với các nghiên cứu trước đây ở cả trong nước <br />
và trên thế giới. Do thủng nang là nguyên nhân <br />
của 84,21% trong tổng số 38 trường hợp gây <br />
viêm phúc mạc mật.Từ đó, chúng tôi thấy rằng <br />
nếu chọc dò ổ bụng ra dịch mật ở một trường <br />
hợp viêm phúc mạc thì thủng nang OMC phải <br />
được nghĩ tới đầu tiên. <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có <br />
trường hợp nào được chẩn đoán chính xác <br />
thủng nang trong 25 trường hợp được chuyển <br />
viện tới mặc dù có tới 52% trường hợp đã được <br />
xác định nang OMC. Điều này cho thấy thủng <br />
nang OMC còn ít được biết đến ở các bệnh viện <br />
đa khoa, các bệnh viện chuyên nhi của các tỉnh. <br />
Vì vậy, tập huấn về chẩn đoán biến chứng này <br />
đối với tuyến cơ sở là cần thiết. <br />
Do biểu hiện trên lâm sàng là một tình <br />
trạng viêm phúc mạc hóa học vô trùng nên các <br />
triệu chứng về bụng của thủng nang OMC <br />
thường không đặc hiệu(1,4). Trong khi đó, các <br />
triệu chứng gợi ý bất thường của đường mật <br />
như vàng da, phân bạc màu, khối dưới sườn <br />
phải ít xuất hiện nên thủng nang hiếm khi <br />
được lưu tâm để có được chẩn đoán sớm, <br />
<br />
531<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
chính xác trên lâm sàng và đôi khi chẩn đoán <br />
chỉ được xác định trong khi mổ. <br />
Theo nhiều tác giả, trong đa số trường hợp, <br />
SA chỉ cho các dấu hiệu gợi ý chẩn đoán như <br />
nang OMC kèm tụ dịch quanh nang và/hoặc có <br />
tràn dịch ổ bụng kèm theo, rất ít các trường hợp <br />
SA cho thấy sự mất liên tục thành nang và có sự <br />
thông thương giữa nang với một nang giả <br />
khác(7,12).Trong nghiên cứu của chúng tôi, khả <br />
năng định hướng chẩn đoán của SA là khá cao <br />
với 85,19% số trường hợp, trong đó có 2 (7,14%) <br />
trường hợp SA xác định thủng nang với dấu <br />
hiệu mất liên tục thành nang. Ngoài ra, ở những <br />
bệnh nhiđược SA nhiều lần, nếu SA lần sau <br />
ngoài xác định nang OMC như lần đầu còn có <br />
thêm dịch trong ổ bụng thì chẩn đoán thủng <br />
nang nên được nghĩ tới. <br />
Trong thủng nang OMC, do lượng dịch ổ <br />
bụng thường nhiều và với sự hỗ trợ của SA nên <br />
chọc dò dịch ổ bụng dễ thực hiện thành công và <br />
an toàn. Tuy nhiên, nếu chọc dò không được <br />
thực hiện sẽ thường gây chẩn đoán nhầm thủng <br />
nang với một bệnh khác như viêm ruột thừa có <br />
biến chứng, u nang ổ bụng(1,11)... Một trường hợp <br />
của chúng tôi do không được thực hiện chọc dò, <br />
dẫn đến chẩn đoán trước mổ là viêm ruột thừa <br />
có biến chứng.Trong hoàn cảnh thiếu các <br />
phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại như ở <br />
nước ta hiện nay thì sự kết hợp giữa lâm sàng, <br />
SA và chọc dò có thể giúp chẩn đoán xác định <br />
thủng nang trong đa số trường hợp. <br />
Tình trạng lâm sàng trước mổ là yếu tố <br />
quyết định bệnh nhi được cắt nang hay chỉ dẫn <br />
lưu mật tạm thời(1,2). Chúng tôi có 12,5% trường <br />
hợp lâm sàng nặng. Tuy nhiên tất cảđều được <br />
hồi sức ổn định và được cắt nang cấp cứu. Từ đó <br />
cho thấy với trình độ của phẫu thuật viên cùng <br />
sự tiến bộ của gây mê, hồi sức ngoại nhi thì cắt <br />
nang có thể được thực hiện thường quy cho tất <br />
cả các trường hợp một cách an toàn. <br />
Miệng nối mật‐ruột được thực hiện ở hợp <br />
lưu 2 ống gan (56,25%) và ngay dưới hợp lưu <br />
(43,75%). Đây là một trong những ưu điểm lớn <br />
nhất của cắt nang cấp cứu so với dẫn lưu nang <br />
<br />
532<br />
<br />
tạm thời vì cắt nang sau khi đã dẫn lưu nang <br />
tạm thời thường rất khó khăn do dính, đôi khi <br />
không thể cắt bỏ được nang hoàn toàn mà phải <br />
thực hiện phẫu thuật tạm bợ như nối nang‐ruột <br />
(nang‐hỗng tràng hay nang‐tá tràng) hoặc nếu <br />
có thể cắt bỏ được nang thì cũng rất khó khăn để <br />
nối cao mật‐ruột(10). Điều này cho thấy chúng ta <br />
hoàn toàn có thể thực hiện được nối cao mật <br />
ruột ngay trong lần mổ cấp cứu và phương <br />
pháp này nên là lựa chọn đầu tiên cho thủng <br />
nang OMC. <br />
Với thời gian mổ từ 80 − 290 phút (trung vị là <br />
137,5 phút), chúng tôi thấy hoàn toàn có thể <br />
chấp nhận được và không quá dài so với cắt <br />
nang khi không có biến chứng thủng. Mặt <br />
khác,lượng máu mất khi mổ không nhiều, chỉ 4 <br />
(12,5%) trường hợp chảy máu lúc mổ hơn 100 ml <br />
và phải truyền máu. Đây cũng có thể được xem <br />
là yếu tố ủng hộ cho cắt nang. <br />
Diễn tiến hậu phẫu cũng tương đối ổn định: <br />
chảy máu cần phải mổ lại trong 1 trường hợp do <br />
rối loạn đông máu, rò mật sau mổ ở 1 trường <br />
hợp nhưng tự lành, tụ dịch cần mổ lại cũng chỉ <br />
trong một trường hợp. Do đó thời gian nằm viện <br />
của bệnh nhi cũng không quá dài so với cắt <br />
nang OMC chưa biến chứng thủng vỡ. <br />
Chúng tôi không theo dõi được bệnh nhi <br />
sau xuất viện để đánh giá các biến chứng <br />
muộn cũng như chất lượng sống của bệnh nhi. <br />
Mặc dù vậy, những báo cáo có thời gian theo <br />
dõi sau mổ dài đều cho thấy bệnh nhi có sức <br />
khỏe tốt, không có biến chứng viêm đường <br />
mật, hẹp miệng nối(4,6,8,11,12). <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Qua nghiên cứu 32 trường hợp thủng nang <br />
OMC được mổ cắt nang chúng tôi nhận thấy <br />
rằng thủng nang là biến chứng tương đối hiếm <br />
gặp trong nang OMC, biểu hiện bằng bệnh cảnh <br />
viêm phúc mạc mật với những triệu chứng <br />
không đặc hiệu gây khó khăn cho chẩn đoán. <br />
Việc kết hợp giữa lâm sàng, chọc dò dịch ổ bụng <br />
và siêu âm giúp chẩn đoán trong đa số các <br />
trường hợp. Mổ cắt nang lúc cấp cứu là khả thi, <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
an toàn cho kết quả ban đầu tương đối tốt và <br />
nên là lựa chọn ưu tiên ở những trung tâm nhi <br />
khoa nhiều kinh nghiệm. <br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Ando K, Miyano T, Kohno S (1998). ʺSpontaneous perforation <br />
of choledochal cyst: a study of 13 casesʺ, Eur J Pediatr Surg <br />
8(1), pp. 23‐25. <br />
Arda IS,Tuzun M, Aliefendioglu D(2005). ʺ Spontaneous <br />
rupture of extrahepatic choledochal cyst: two pediatric cases <br />
and literature reviewʺ, Eur J Pediatr Surg 15(5), pp. 361‐363. <br />
Buyukyavuz I, Ekinci S, Ciftci AO (2003). ʺA retrospective <br />
study of choledochal cyst: clinical presentation, diagnosis and <br />
treatmentʺ, Turk J Pediatr 45(4), pp. 321‐325. <br />
Chiang L, Chui CH, Low Y (2011), ʺPerforation: a rare <br />
complication of choledochal cysts in childrenʺ, Pediatr Surg Int <br />
27(8), pp. 823‐827. <br />
Evans K, Marsden N, Desai A (2010). ʺSpontaneous <br />
perforation of the bile duct in infancy and childhood: a <br />
systematic reviewʺ, J Pediatr Gastroenterol Nutr 50(6), pp. <br />
677‐681. <br />
Franga DL, Howell CG, Mellinger JD (2005). ʺSingle‐stage <br />
reconstruction of perforated choledochal cyst: case report and <br />
review of the literatureʺ, Am Surg 71(5), pp. 398‐401. <br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Fumino S, Iwai N, Deguchi E (2006). ʺSpontaneous rupture of <br />
choledochal cyst with pseudocyst formation‐report on 2 cases <br />
and literature reviewʺ, J Pediatr Surg 41(6), pp. e19‐e21. <br />
Moss RL, Musemeche CA (1997). ʺSuccessful management of <br />
ruptured choledochal cyst by primary cyst excision and <br />
biliary reconstructionʺ, J Pediatr Surg 32(10), pp. 1490‐1491. <br />
Stringer MD, Dhawan A, Davenport M (1995). ʺCholedochal <br />
cysts: lessons from a 20 years experienceʺ, Arch Dis Child <br />
73(6), pp. 528‐531. <br />
Trương Nguyễn Uy Linh, Nguyễn Kinh Bang, Đào Trung <br />
Hiếu (2006), ʺPhẫu thuật cắt nang một thì cho thủng nang ống <br />
mật chủ ở trẻ emʺ, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 10(1), tr. <br />
216‐219. <br />
Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Thanh Liêm (2011), ʺĐiều trị nang <br />
ống mật chủ hoại tử thủng với viêm phúc mạc mật: phẫu <br />
thuật một thì so với hai thìʺ, Y học Thành phố Hồ Chí Minh tập <br />
15(3), tr. 101‐105. <br />
Yasufuku M, Hisamatsu C, Nozaki N (2012). ʺA very low‐<br />
birth‐weight infant with spontaneous perforation of a <br />
choledochal cyst and adjacent pseudocyst formationʺ, J Pediatr <br />
Surg 47(7), pp. e17‐e19. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26/10/2013 <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
<br />
26/10/2013 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
05/01/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngoại Nhi<br />
<br />
533<br />
<br />