Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA MIFEPRISTONE VÀ MISOPROSTOL<br />
TRONG CHẤM DỨT THAI KỲ DƯỚI 49 NGÀY VÔ KINH Ở PHỤ NỮ<br />
CÓ VẾT MỔ CŨ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN SÓC TRĂNG<br />
Lê Hồng Cẩm*, Lê Thị Giáng Châu**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng cao dẫn đến số người mang thai có vết mổ lấy thai cũ ngày càng tăng.<br />
Có thai ngoài ý muốn vẫn còn là vấn đề sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, do đó cùng với tỷ lệ MLT cao số<br />
phụ nữ mang thai ngoài ý muốn có vết mổ cũ cũng tăng theo. Phá thai nội khoa (PTNK) có thể hạn chế được các<br />
tai biến của hút nạo thai trên tử cung có sẹo mổ cũ.<br />
Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả và sự an toàn của phác đồ PTNK bằng Mifeprisone và Misoprostol trong chấm<br />
dứt thai kỳ dưới 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên 170 phụ nữ có thai ngoài ý<br />
muốn tuổi thai dưới 49 ngày vô kinh có vết mổ cũ (VMC) lấy thai tại khoa Sản Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng từ<br />
tháng 06/2009 đến 05/2010. Phác đồ sử dụng uống 200mg Mifepristone và 36- 48 giờ sau uống 400µg<br />
Misoprostol, lặp lại liều 400µg Misoprostol ở những trường hợp không ra thai sau 4 giờ dùng liều đầu<br />
Misoprostol.<br />
Kết quả: Tỷ lệ thành công 90% (KTC 95% 84- 94%). Thời gian ra huyết âm đạo trung bình 11,1 ± 4,9<br />
ngày. Các tác dụng phụ sau uống Misoprostol: đau bụng (68,2%), buồn nôn (18,8%), ớn lạnh/ run (15,3%),<br />
tiêu chảy (4,1%), nôn (1,8%), sốt (0,6%). Không có tai biến: vỡ tử cung, choáng mất máu, nhiễm trùng.<br />
Kết luận: Phá thai nội khoa với Mipfepriston and Misoprostol an toàn và hiệu quả cao ở thai phụ có vết mổ<br />
lấy thai cũ.<br />
Từ khóa: Phá thai nội khoa, mổ lấy thai, thử nghiệm lâm sàng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFECTIVENESS OF MIFEPRISTONE AND MISOPROSTOL FOR MEDICAL ABORTION OF<br />
PREGNANCY OF LESS THAN 49 DAYS IN WOMEN WITH PREVIOUS CAESAREAN SECTION AT<br />
SOC TRANG HOSPITAL<br />
Le Hong Cam, Le Thi Giang Chau<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 41 - 46<br />
Background: The more the rate of caesarean section has been rising, the more pregnancy with previous<br />
caesarean scar is increasing. Unwanted pregnancy has been a common health problem in women of reproductive<br />
age. Unwanted pregnancy in women with previous caesarean scar increases when the rate of caesarean section<br />
rises. Therefore, medical abortion can limit complications of surgical abortion on uterus with caesarean scar.<br />
Objective: To evaluate the effectiveness and safety of medical abortion with Mifepristone and Misoprostol<br />
for termination of early pregnancy up to 49 days of amenorrhea on women with caesarean scarred uterus.<br />
Methods: This was a non-controlled clinical trial conducted on 170 women with previous caesarian section,<br />
having unwanted pregnancy of less than or equal to 49 days at Department of Obstetrics and Gynecology, Soc<br />
Trang General Hospital from 06/2009 to 05/2010. The study participants received mifepristone 200 mg orally<br />
*Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Lê Hồng Cẩm,<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
** Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng<br />
<br />
ĐT: 0913645517<br />
<br />
email: lehongcam61@yahoo.com,<br />
<br />
41<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
and followed by 400µg of misoprostol orally at 36 – 48 hours later. A repeated dose of 400µg of misoprostol was<br />
administered 4 hours after the first dose if there was no fetal tissue expulsion.<br />
Result: The success rate was 90% (95% CI: 84- 94%). Mean bleeding time was 11.1 ± 4.9 days. Side effects<br />
of oral misoprostol: abdominal painfulness (68.2%), nausea (18.8%), chill (15.3%), diarrhea (4.1%), vomitting<br />
(1.8%), fever (0.6%). There was no uterine rupture, shock or uterine infection.<br />
Conclusion: Medical abortion with mifepristone and misoprostol is safe and effective for women with<br />
previous caesarean section.<br />
Keyword: Medical abortion, caesarean section, clinical trial.<br />
quả của phác đồ phá thai nội khoa bằng<br />
MỞ ĐẦU<br />
Mifepristone và Misoprostol trong chấm dứt<br />
Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng cao trên thế giới<br />
thai kỳ ≤ 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ lấy<br />
cũng như tại Việt Nam trong những năm gần<br />
thai cũ tại Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng nhằm<br />
đây dẫn đến số người mang thai có vết mổ lấy<br />
mục đích khảo sát hiệu quả và sự an toàn của<br />
thai cũ ngày càng tăng. Có thai ngoài ý muốn<br />
phương pháp này.<br />
vẫn còn là vấn đề sức khỏe sinh sản của người<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
phụ nữ do không ngừa thai hay biện pháp tránh<br />
Xác định tỷ lệ thành công của phác đồ phá<br />
thai đang sử dụng không hiệu quả. Phá thai nội<br />
thai nội khoa bằng Mifepristone và Misoprostol<br />
khoa trở thành phương pháp thay thế cho nạo<br />
ở tuổi thai ≤ 49 ngày vô kinh trên người có vết<br />
hút thai và ngày càng được nhiều phụ nữ mang<br />
mổ lấy thai cũ tại khoa Sản Bệnh viện đa khoa<br />
thai ngoài ý muốn cũng như người cung cấp<br />
tỉnh Sóc Trăng.<br />
dịch vụ lựa chọn khi chấm dứt thai kỳ sớm<br />
không mong muốn trong ba tháng đầu. Phá thai<br />
bằng thuốc hiệu quả và an toàn với tỷ lệ sẩy thai<br />
hoàn toàn cao, tác dụng phụ có thể chấp nhận<br />
được, không ảnh hưởng đến tương lai sản khoa<br />
cũng như mang tính riêng tư và có vẻ tự nhiên<br />
hơn so với nạo hút thai.<br />
Ở người đã mổ lấy thai trước đó, hút nạo<br />
thai có nguy cơ xảy ra tai biến cao do thực hiện<br />
thủ thuật khó khăn trên tử cung có sẹo mổ cũ.<br />
Phá thai nội khoa (PTNK) không chống chỉ định<br />
đối với người có vết mổ cũ lấy thai và có thể hạn<br />
chế được các tai biến của can thiệp ngoại khoa.<br />
Hiện nay trên thế giới chưa có nhiều nghiên<br />
cứu về PTNK ở thai phụ có vết mổ lấy thai cũ<br />
cũng như chưa có ghi nhận trường hợp nào vỡ<br />
tử cung khi chấm dứt thai kỳ sớm ở đối tượng<br />
này(0),(0),(0),(1). Tại Việt Nam, chỉ có nghiên cứu của<br />
Hoàng Thị Diễm Tuyết đánh giá hiệu quả PTNK<br />
ở bệnh nhân có vết mổ lấy thai cũ thực hiện tại<br />
Bệnh viện Từ Dũ năm 2007(0). Tử cung có sẹo mổ<br />
cũ vẫn còn là tiêu chuẩn loại trừ trong một số<br />
nghiên cứu về phá thai bằng thuốc ở nước ta, vì<br />
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài hiệu<br />
<br />
42<br />
<br />
Xác định tỷ lệ các tai biến (vỡ tử cung, chảy<br />
máu âm đạo nhiều, nhiễm trùng) và tác dụng<br />
phụ hay gặp (đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu<br />
chảy, ớn lạnh/ run, sốt) của phá thai nội khoa ở<br />
người có vết mổ cũ lấy thai.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Các phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai mang<br />
thai ngoài ý muốn với tuổi thai ≤ 49 ngày vô<br />
kinh có nguyện vọng chấm dứt thai kỳ bằng<br />
PTNK tại phòng khám khoa Sản BVĐK Sóc<br />
Trăng từ tháng 06/2009 đến 05/2010, đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu, thỏa tiêu chuẩn chọn<br />
mẫu và tiêu chuẩn loại trừ.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
N = Z21-α/2. P(1-P) / d2<br />
Z: trị số từ phân phối chuẩn; α: xác suất sai<br />
lầm loại 1.<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Chọn α = 0,05 ⇒ Z= 1,96 (khoảng tin cậy<br />
95%).<br />
Chọn P = 87,6% = 0,88 (6).<br />
d = 0,05: sai số cho phép 5%.<br />
Cỡ mẫu tối thiểu N= 163 người.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Giống như các tiêu chuẩn loại trừ của phá<br />
thai nội khoa còn thêm một số tiêu chuẩn như<br />
sau: Đã mổ lấy thai theo phương pháp dọc<br />
thân tử cung, mổ bóc nhân xơ tử cung, mổ lấy<br />
thai >2 lần, có biến chứng nhiễm trùng sau mổ<br />
lấy thai, siêu âm thấy túi thai làm tổ ở đoạn eo<br />
tử cung, nghi ngờ thai tại sẹo mổ cũ hay nhau<br />
cài răng lược.<br />
<br />
Phác đồ dùng trong nghiên cứu<br />
Phác đồ sử dụng Mifepristone kết hợp<br />
Misoprostol: Mifepristone (biệt dược Mifestad)<br />
uống 200mg (1 viên). Misoprostol (biệt dược là<br />
Cytotec): 36- 48 giờ sau uống 400μg (2 viên), nếu<br />
không ra thai sau 4 giờ đầu uống lặp lại liều thứ<br />
hai 400μg (2 viên).<br />
<br />
Cách tiến hành<br />
Thai phụ sẽ được siêu âm đầu dò để chẩn<br />
đoán tuổi thai, xét nghiệm máu, tư vấn. Sau khi<br />
thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ ký vào<br />
bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu. Thai phụ<br />
được cho uống 1 viên Mifepristone 200mg tại<br />
phòng khám và theo dõi 30 phút: tình trạng toàn<br />
thân và các tác dụng phụ của thuốc. Thai phụ sẽ<br />
nhận phiếu theo dõi tại nhà và được hướng dẫn<br />
cách đánh dấu vào phiếu mỗi ngày. Sau uống<br />
Mifepristone 36- 48 giờ (ngày 3), thai phụ trở lại<br />
bệnh viện: được cho uống 400μg Misoprostol và<br />
theo dõi tại phòng khám 4 giờ: mạch, huyết áp,<br />
tình trạng ra huyết âm đạo, dấu hiệu ra thai và<br />
các tác dụng phụ của thuốc. Sau 4 giờ những<br />
trường hợp chưa ra thai sẽ được cho uống liều<br />
thứ hai 400μg Misoprostol. Sau đó thai phụ về<br />
nhà, dặn dò kỹ thai phụ các dấu hiệu cần tự theo<br />
dõi: ra huyết âm đạo, đau bụng, dấu hiệu gợi ý<br />
đến ra thai (nếu chưa ra thai) và các tác dụng<br />
phụ. Hướng dẫn thai phụ lịch tái khám, các số<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
điện thoại cần liên hệ khi có vấn đề thắc mắc, các<br />
dấu hiệu bất thường cần trở lại bệnh viện ngay.<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của phương<br />
pháp PTNK<br />
PTNK thành công<br />
Khi sẩy thai trọn, thai được tống xuất khỏi<br />
buồng tử cung hoàn toàn mà không cần phải<br />
can thiệp bằng thủ thuật cho đến lúc kết thúc<br />
quá trình theo dõi qua khám lâm sàng và siêu<br />
âm.<br />
PTNK thất bại<br />
Khi phải can thiệp thủ thuật nạo hút buồng<br />
tử cung do bất kỳ lý do trong suốt thời gian<br />
nghiên cứu.<br />
Xử lý số liệu<br />
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi- data<br />
3.1. Xử lý phân tích số liệu bằng phần mềm<br />
STATA 10.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu<br />
nhận 170 đối tượng thỏa điều kiện tham gia và<br />
đạt được một số kết quả sau:<br />
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (n = 170).<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
20- 24 tuổi<br />
25- 29 tuổi<br />
30- 34 tuổi<br />
≥ 35 tuổi<br />
Nơi ở<br />
Thành phố Sóc Trăng<br />
Thị trấn<br />
Xã<br />
Dân tộc<br />
Kinh<br />
Khơmer<br />
Hoa<br />
Tôn giáo<br />
Không tôn giáo<br />
Phật<br />
Thiên chúa<br />
Tin lành<br />
Nghề nghiệp<br />
Nội trợ<br />
Buôn bán<br />
Trí thức<br />
<br />
Tần suất<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
18<br />
56<br />
60<br />
36<br />
<br />
10,6<br />
32,9<br />
35,3<br />
21,2<br />
<br />
65<br />
84<br />
21<br />
<br />
38,2<br />
49,4<br />
12,4<br />
<br />
146<br />
14<br />
10<br />
<br />
85,9<br />
8,2<br />
5,9<br />
<br />
142<br />
24<br />
2<br />
2<br />
<br />
83,5<br />
14,1<br />
1,2<br />
1,2<br />
<br />
53<br />
47<br />
24<br />
<br />
31,2<br />
27,7<br />
14,1<br />
<br />
43<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Đặc điểm<br />
Nghề khác<br />
Làm ruộng<br />
Công nhân<br />
Trình độ học vấn<br />
Mù chữ và cấp 1<br />
Cấp 2<br />
Cấp 3<br />
Trung cấp<br />
Cao đẳng- đại học<br />
<br />
Tần suất<br />
23<br />
13<br />
10<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
13,5<br />
7,6<br />
5,9<br />
<br />
22<br />
62<br />
55<br />
2<br />
29<br />
<br />
12,9<br />
36,5<br />
32,3<br />
1,2<br />
17,1<br />
<br />
Bảng 5. Phân bố các yếu tố liên quan đến hiệu quả<br />
phá thai nội khoa (n = 170).<br />
Đặc tính<br />
<br />
Bảng 2. Đặc điểm về tiền căn mổ lấy thai (n = 170).<br />
Đặc điểm<br />
Tần suất Tỷ lệ (%)<br />
Số lần mổ<br />
1 lần<br />
141<br />
82,9<br />
2 lần<br />
29<br />
17,1<br />
Thời gian mổ gần nhất cách nay<br />
< 12 tháng<br />
24<br />
14,1<br />
12 – 24 tháng<br />
65<br />
38,2<br />
81<br />
<br />
47,7<br />
<br />
Nhận xét: Đa số là MLT 1 lần chiếm tỷ lệ<br />
82,9%. Thời gian MLT trên 24 tháng chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất 47,7 %, có 24 trường hợp MLT cách lần<br />
mang thai này < 12 tháng chiếm 14,1%.<br />
Bảng 3. Tuổi thai.<br />
Tuổi thai<br />
5 tuần<br />
Từ >5- 6 tuần<br />
Từ >6- 7 tuần<br />
Tổng số<br />
<br />
Tần suất<br />
109<br />
51<br />
10<br />
170<br />
<br />
Tỷ lệ(%)<br />
64,1<br />
30<br />
5,9<br />
<br />
Nhận xét: Nhóm tuổi thai 5 tuần chiếm tỷ lệ<br />
nhiều nhất 64,1%, có 10 trường hợp tuổi thai >67 tuần tỷ lệ 5,9%.<br />
Bảng 4. Hiệu quả của phác đồ PTNK.<br />
Kết quả<br />
Sấy thai trọn<br />
Sót nhau<br />
Thai lưu<br />
Thai tiếp tục phát triển<br />
<br />
44<br />
<br />
Số trường hợp<br />
153<br />
13<br />
3<br />
1<br />
<br />
Thành công<br />
<br />
Tuổi thai<br />
<br />
Nhận xét: Tuổi thai phụ nhỏ nhất là 20, tuổi<br />
lớn nhất là 42, tập trung nhiều nhất ở tuổi từ 2534 tuổi chiếm 68,2%, trung bình 30,7 ± 5,2 tuổi.<br />
Địa chỉ: tập trung ở thị trấn và thành phố với tỷ<br />
lệ lần lượt là 49,4% và 38,2%. Đa số là dân tộc<br />
Kinh 85,9%. Không tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
83,5%. Nghề nghiệp nội trợ 31,2% và buôn bán<br />
27,7% chiếm tỷ lệ cao hơn các nghề còn lại. Trình<br />
độ học vấn cấp 2 và cấp 3 chiếm tỷ lệ cao 68,8%.<br />
<br />
>24 tháng<br />
<br />
Nhận xét: Có 153 trường hợp sẩy thai trọn<br />
với phác đồ PTNK này tỷ lệ thành công là 90%,<br />
khoảng tin cậy 95%: 84% đến 94%. Thất bại gồm<br />
các nguyên nhân: sót nhau, thai lưu và thai sống<br />
chiếm tỷ lệ 10%.<br />
<br />
Tỷ lệ(%)<br />
90<br />
7,6<br />
1,8<br />
0,6<br />
<br />
Thất bại<br />
P= 0,1 (Fisher)<br />
<br />
5 tuần<br />
<br />
99 (90,8%)<br />
<br />
10(9,2%)<br />
<br />
Từ >5- 6 tuần<br />
<br />
47(92,2%)<br />
<br />
4(7,8%)<br />
<br />
Từ >6- 7 tuần<br />
Số lần MLT<br />
1 lần<br />
2 lần<br />
<br />
7(70%)<br />
<br />
3(30%)<br />
P= 0,75<br />
15 (10,6%)<br />
2(6,9%)<br />
<br />
24 tháng<br />
<br />
60(92,3%)<br />
72(88,9%)<br />
<br />
3(12,5%)<br />
5(7,7%)<br />
9(11,1%)<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ thành công cao nếu tuổi thai<br />
< 6 tuần vô kinh, không có sự khác biệt về số lần<br />
mổ và thời gian mổ với tỷ lệ thành công của phá<br />
thai nội khoa.<br />
Bảng 5. Đặc điểm ra huyết âm đạo (n = 170).<br />
Tính chất<br />
Thời điểm bắt đầu ra huyết<br />
Sau khi uống Mifepristone<br />
Sau uống Misoprostol liều 1<br />
Sau uống Misoprostol liều 2<br />
Mức độ ra huyết<br />
<br />
Tần số Tỷ lệ (%)<br />
55<br />
107<br />
8<br />
<br />
32,4<br />
62,9<br />
4,7<br />
<br />
Rất ít hơn kinh nguyệt<br />
<br />
3<br />
<br />
1,8<br />
<br />
Ít hơn kinh nguyệt<br />
<br />
9<br />
<br />
5,3<br />
<br />
Giống như kinh nguyệt<br />
<br />
41<br />
<br />
24,1<br />
<br />
Nhiều hơn kinh nguyệt<br />
<br />
77<br />
<br />
45,3<br />
<br />
Rất nhiều hơn kinh nguyệt<br />
Thời gian ra huyết<br />
≤ 7 ngày<br />
<br />
40<br />
<br />
23,5<br />
<br />
47<br />
<br />
27,7<br />
<br />
7 ngày đến ≤ 14 ngày<br />
<br />
86<br />
<br />
50,6<br />
<br />
>14 ngày đến ≤ 21 ngày<br />
<br />
31<br />
<br />
18,2<br />
<br />
>21 ngày<br />
<br />
6<br />
<br />
3,5<br />
<br />
Nhận xét: Đa số thai phụ ra huyết âm đạo<br />
sau uống Misoprostol liều 1 chiếm tỷ lệ 62,9%.<br />
Mức độ ra huyết âm đạo nhiều hơn hay rất<br />
nhiều hơn kinh chiếm tỷ lệ 68,8%. Chiếm đa số<br />
trường hợp là ra huyết âm đạo từ 7 đến 14 ngày<br />
50,6%. Thời gian ra huyết âm đạo kéo dài trung<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
bình 11,1 ± 4,9 ngày, ngắn nhất là 5 ngày và dài<br />
nhất là 33 ngày.<br />
Bảng 6. Tác dụng phụ của Mifepristone và<br />
Misoprostol.<br />
Tác dụng phụ<br />
<br />
Sau uống<br />
Sau uống<br />
Mifepristone<br />
Misoprostol<br />
Số trường hợp (tỷ Số trường hợp (tỷ<br />
lệ %)<br />
lệ%)<br />
<br />
Đau bụng<br />
<br />
17 (10)<br />
<br />
116 (68,2)<br />
<br />
Buồn nôn<br />
<br />
33 (19,4)<br />
<br />
32 (18,8)<br />
<br />
Nôn<br />
<br />
5 (2,9)<br />
<br />
3 (1,8)<br />
<br />
Tiêu chảy<br />
<br />
0<br />
<br />
7 (4,1)<br />
<br />
Ớn lạnh/run<br />
<br />
17 (10)<br />
<br />
26 (15,3)<br />
<br />
Sốt<br />
<br />
0<br />
<br />
1 (0,6)<br />
<br />
Nhận xét: Sau uống Mifepristone: 10%<br />
trường hợp đau bụng, buồn nôn 19,4%, nôn<br />
2,9%, ớn lạnh/run 10%, không trường hợp nào<br />
tiêu chảy hay sốt. Sau uống Misoprostol: buồn<br />
nôn 18,8%, nôn 1,8%, tiêu chảy 4,1%, ớn lạnh/<br />
run 15,3%, chỉ 1 trường hợp sốt 0,6. Không<br />
trường hợp nào dị ứng với Mifepristone hay<br />
Misoprostol.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Phác đồ của nghiên cứu chúng tôi sử dụng<br />
liều lặp lại Misoprostol cho những trường hợp<br />
không ra thai sau 4 giờ đầu dùng liều thứ nhất<br />
với mong muốn liều lặp lại này sẽ giúp tăng<br />
hiệu quả sẩy thai trọn, tăng tỷ lệ tống xuất thai<br />
sớm và có thể giảm thời gian ra huyết âm đạo<br />
kéo dài ở đối tượng PTNK có VMC lấy thai.<br />
So với các nghiên cứu khác ở đối tượng có<br />
VMC lấy thai, tỷ lệ thành công của nghiên cứu<br />
chúng tôi cũng giống như kết quả nghiên cứu<br />
của Hoàng Thị Diễm Tuyết ở thai phụ ít nhất 1<br />
con có VMC lấy thai với tuổi thai ≤ 49 ngày vô<br />
kinh sử dụng phác đồ 200mg Mifepristone và<br />
sau 48 giờ chỉ uống 1 liều 400μg Misoprostol tỷ<br />
lệ sẩy thai hoàn toàn là 87,6%, như vậy việc lập<br />
lại liều Misoprostol không làm tăng hiệu quả<br />
của phá thai nội khoa. So với nghiên cứu của Xu<br />
ở 35 thai phụ chỉ MLT 1 lần với tuổi thai ≤ 49<br />
ngày VK dùng liều 150mg Mifepristone chia ra<br />
uống trong 3 ngày và 600μg Misoprostol vào<br />
ngày thứ 4, tỷ lệ thành công 94,29%. Nghiên cứu<br />
của Gao (1999) ở 213 phụ nữ có VMC lấy thai,<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tuổi thai < 70 ngày VK với liều 150mg<br />
Mifepristone và sau đó uống 1 lần 600μg<br />
Misoprostol vào ngày thứ 3 tỷ lệ thành công<br />
92,5%. Nghiên cứu của Gautam gồm 66 thai phụ<br />
có tiền căn đã mổ lấy thai 1 hay 2 lần, tuổi thai ≤<br />
60 ngày VK với phác đồ Methotrexate 50mg<br />
tiêm bắp ở ngày 1, đặt âm đạo 800μg<br />
Misoprostol vào ngày 2 - 3, lặp lại liều thứ 2<br />
Misoprostol 400μg (uống hoặc đặt âm đạo) nếu<br />
không ra thai sau liều đầu, tỷ lệ thành công 94%,<br />
không trường hợp nào vỡ tử cung. Các nghiên<br />
cứu của các tác giả như trên cho kết quả cao hơn<br />
kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên<br />
phác đồ khác với nghiên cứu của chúng tôi.<br />
Tỷ lệ thành công trong nghiên cứu chúng tôi<br />
thấp hơn kết quả của các phác đồ PTNK với<br />
Mifepristone và Misoprostol ở người không có<br />
VMC lấy thai với cùng tuổi thai ≤ 49 ngày vô<br />
kinh. Nghiên cứu của Nguyễn Bạch Tuyết có<br />
dùng liều lặp lại Misoprostol đặt dưới lưỡi<br />
400μg, tỷ lệ sẩy thai trọn đến 98,7%. Nghiên cứu<br />
của Đỗ Thị Ánh với liều tăng thêm 200μg<br />
Misoprostol uống, hiệu quả thành công 95,6%.<br />
Hiệu quả của PTNK tùy thuộc vào tuổi thai,<br />
khi tuổi thai càng lớn tỷ lệ sẩy thai hoàn toàn<br />
giảm đi. Nghiên cứu của chúng tôi ở những đối<br />
tượng có VMC lấy thai với tuổi thai ≤ 49 ngày vô<br />
kinh, nhóm tuổi thai >6- 7 tuần có tỷ lệ thành<br />
công là 70% thấp hợn tỷ lệ thành công ở nhóm<br />
tuổi thai < 6 tuần là 90-92% với p 24 tháng) không liên quan đến tỷ lệ<br />
thành công hay thất bại của phác đồ này khi<br />
kiểm định thống kê.<br />
Thời điểm bắt đầu ra huyết âm đạo tập<br />
trung nhiều nhất quanh 4 giờ đầu uống<br />
Misoprostol liều 1 với 95,3% trường hợp. Đa số<br />
các phụ nữ nhận định mức độ huyết ra từ<br />
nhiều hơn (45,3%) đến rất nhiều hơn kinh<br />
nguyệt (23,5%), tập trung quanh thời điểm ra<br />
thai và giảm dần sau đó. Ba thai phụ (1,8%)<br />
<br />
45<br />
<br />