Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA MIFEPRISTONE VÀ MISOPROSTOL<br />
TRONG CHẤM DỨT THAI KỲ ≤ 49 NGÀY VÔ KINH<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÀ VINH<br />
Huỳnh Thị Như Anh*, Võ Minh Tuấn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu & Mục tiêu: Hiệu quả của phương pháp phá thai nội khoa tới 7 tuần khi áp dụng thực tế tại Trà<br />
Vinh là thế nào? Tại sao trong cùng một phác đồ mà có nhóm thành công và một nhóm thì chưa thành công sau 4<br />
giờ ngậm Misoprostol liều thứ nhất?<br />
Phương pháp: Trong thời gian nghiên cứu 01/09/2010 đến 30/04/2011, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng ở phụ nữ muốn phá thai nội khoa ≤ 49 ngày vô kinh, đến điều trị tại<br />
Bệnh viện đa khoa Trà Vinh. Với số mẫu là 554 khách hàng.<br />
Kết quả: Tỉ lệ thành công chung của nghiên cứu là 97,7%. Tác dụng phụ bao gồm: buồn nôn 48,9%, nôn<br />
23,5%, sốt 5,2%, tiêu chảy 17,7%. Tỷ lệ thành công sau 4 giờ ngậm MIS của nhóm có khoảng thời gian từ uống<br />
MIF đến ngậm MIS lần thứ nhất > 42 giờ sẽ tăng gấp 2 lần so với nhóm có khoảng thời gian ≤ 42 giờ với P<<br />
0,05.<br />
Kết luận: Trà Vinh có thể áp dụng hiệu quả phác đồ phá thai nội khoa theo hướng dẫn Quốc gia 2009.<br />
Từ khóa: Phá thai nội khoa; Ngậm dưới lưỡi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFICACY OF MIFEPRISTONE & MISOPROSTOL FOR TERMINATING<br />
THE UNDER - 49 DAYS TERMS<br />
Huynh Thi Nhu Anh, Vo Minh Tuan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 207 - 212<br />
Objectives: Determining the efficacy of mifepristone & misoprostol for terminating the under - 49 days<br />
terms in Tra Vinh. Finding the factors that related to the successful rate of medical abortion after 4 hours taking<br />
sublingual misoprostol.<br />
Methods: A clinical trial without control group was carried out from Sept 2010 to April 2011 among<br />
women who had unwanted pregnancy at less than 7 weeks of gestation and came to seek the health care from Tra<br />
Vinh General Hospital. There were 554 subjects for intervention arm.<br />
Result: In general, the complete abotion rate was 97.7%. The common side effects were: nausea 48.9%,<br />
vomit 23.5%, diarrhea 17.7% and fever 5.2%. The successful rate of medical abortion after 4 hours taking<br />
sublingual misoprostol was 2 times significant higher among group taking mifepristone more than 42 hours<br />
inadvandge comparing to group that taking those of less than 42 hour (P < 0.05).<br />
Conclusion: The regimen of medical abortion from The Vietnamese National Guidline’s Reproductive<br />
Health issues (2009) could be applied well in Tra Vinh.<br />
Keywords: Medical Abortion; Sublingual.<br />
<br />
*Bộ Môn Sản – Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS. Võ Minh Tuấn<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
** Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh<br />
ĐT: 0909727199<br />
Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn<br />
<br />
207<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU<br />
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cảnh báo, Việt<br />
Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá<br />
thai đứng hàng đầu của Châu Á và thế giới,<br />
trong đó tỷ lệ hút nạo thai không an toàn cũng<br />
là con số báo động. Trước đây, phương pháp<br />
phá thai thông dụng nhất là hút nạo thai, đây là<br />
một thủ thuật có thể gây cho bệnh nhân nhiều<br />
biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn,<br />
thủng tử cung, thậm chí có thể ảnh hưởng đến<br />
tính mạng và các di chứng về sau như: viêm<br />
dính lòng tử cung, thai ngoài tử cung, vô sinh<br />
do tắc nghẽn ống dẫn trứng(1).<br />
Năm 2002, Bộ y tế đã chính thức đưa vào<br />
chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu<br />
cho phép sử dụng thuốc Mifepristone và<br />
Misoprostol vào phác đồ PTNK áp dụng cho<br />
tuyến tỉnh và tuyến trung ương với tuổi thai ≤<br />
49 ngày trong cả nước (5).<br />
Riêng tỉnh Trà Vinh, Trung tâm chăm sóc<br />
sức khỏe sinh sản tỉnh đã thống kê trong 3 năm,<br />
tỷ lệ phá thai ngoài ý muốn đang tăng cao từ<br />
năm 2008 là 708.500, đến năm 2009 là 850.900 và<br />
năm 2010 là 1.090.900 trường hợp, hầu hết là phá<br />
thai ngoại khoa, trong đó tuổi thai từ 7 tuần trở<br />
xuống chiếm khoảng 93%. Từ các thống kê trên<br />
cho thấy tình hình nạo phá thai ở Trà Vinh ngày<br />
càng gia tăng đáng kể.<br />
Tuy có nhiều ưu điểm, đã và đang đưa vào<br />
hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản năm<br />
2009, nhưng hiện nay phá thai nội khoa vẫn<br />
chưa được áp dụng tại Trà Vinh. Câu hỏi nghiên<br />
cứu được đặt ra là: “Hiệu quả của phương pháp<br />
phá thai nội khoa khi áp dụng thực tế tại Trà Vinh là<br />
thế nào? Tại sao trong cùng một phác đồ mà có nhóm<br />
thành công và một nhóm thì chưa thành công sau 4<br />
giờ ngậm Misoprostol liều thứ nhất?”.<br />
<br />
và Misoprostol tại khoa sản bệnh viện đa khoa<br />
Trà Vinh.<br />
<br />
Mục tiêu phụ<br />
Khảo sát những yếu tố liên quan đến tỷ lệ<br />
thành công và chưa thành công sau 4 giờ ngậm<br />
Misoprostol liều thứ nhất.<br />
Xác định thời gian ra thai, ra huyết trung<br />
bình với tỷ lệ biến chứng, tác dụng phụ phác đồ.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dân số mục tiêu<br />
Những phụ nữ có thai ≤ 49 ngày muốn phá<br />
thai nội khoa tại Trà Vinh.<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Phụ nữ sống tại Trà Vinh có thai ≤ 49 ngày<br />
đến khám tại BVTV từ 01/09/2010 đến<br />
30/04/2011, có chỉ định PTNK + đồng ý tham<br />
gia NC.<br />
Dân số chọn mẫu<br />
Lấy toàn bộ mẫu trong thời gian nghiên cứu,<br />
những bệnh nhân thoả điều kiện nhận mẫu và<br />
đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Thai trong tử cung<br />
Tuổi thai ≤49 ngày<br />
Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
Khách hàng có số điện thoại liên lạc thật.<br />
Nơi ở cách BVTV ≤60 phút<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Thai ngưng tiến triển, thai trứng hoặc dọa<br />
sẩy thai.<br />
Nghi ngờ thai ngoài tử cung.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu chính<br />
Xác định tỷ lệ thành công của phá thai nội<br />
khoa tại các thời điểm khác nhau cho tới 4 tuần,<br />
ở tuổi thai ≤ 49 ngày vô kinh bằng Mifepristone<br />
<br />
Vết mổ trên thân tử cung.<br />
Dị ứng Mifepristone hoặc Misoprostol.<br />
Không thực hiện đủ các bước của phác đồ.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
CT tìm một tỷ lệ trong quần thể<br />
<br />
208<br />
<br />
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
n<br />
<br />
Z21/2 P1P<br />
<br />
Xác định tình trạng ra huyết và độ mở CTC<br />
khi nhập viện.<br />
<br />
d2<br />
<br />
Với: Z(1 - α/2) = 1,96; α = 0,05; d = 0,04<br />
(8)<br />
<br />
Kết quả sau 4 giờ<br />
Kết quả sau 2 giờ<br />
Kết quả sau 4 tuần<br />
<br />
P- NC trước<br />
64,17%<br />
94%<br />
97%<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
353<br />
86<br />
44<br />
<br />
Tổng cộng có 353 trường hợp cần nghiên<br />
cứu, tỷ lệ mất dấu và không tuân thủ điều trị<br />
ước tính khoảng 25 %, nên cỡ mẫu dự trù cần<br />
thiết cho nghiên cứu khoảng 465 trường hợp.<br />
<br />
Phác đồ sử dụng<br />
Dựa vào dược động học của thuốc, tham<br />
khảo các liều dùng và tác dụng phụ của các<br />
nghiên cứu, chúng tôi chọn thống nhất chọn<br />
phát đồ sau:<br />
Lần 1: Uống 200 mcg MIF<br />
Sau 36 - 48 giờ NDL 400 mcg MIS<br />
Sau 4 giờ nếu không ra thai ngậm tiếp 400<br />
mcg MIS<br />
Thất bại nếu sau 2 tuần còn sót thai hay sau<br />
4 tuần còn echo hỗn hợp kèm ra huyết.<br />
Thuốc được sử dụng có tên là Misoprostol<br />
dạng viên nén có hàm lượng 200µg do Công ty<br />
liên doanh TNHH Stada – Việt Nam cung cấp.<br />
Trong thời gian nghiên cứu chỉ sử dụng một<br />
loại thuốc duy nhất.<br />
<br />
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu<br />
Thời gian<br />
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng<br />
09/2010 đã kết thúc vào tháng 04/2011. Cỡ mẫu<br />
thu thập được là 554 trường hợp.<br />
Địa điểm<br />
Tại BV Đa khoa tỉnh Trà Vinh<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Nhận bệnh đưa vào<br />
Tiền sử: kinh cuối, kinh áp chót, chu kỳ kinh<br />
hoặc các siêu âm có trước đó.<br />
Bệnh sử và thăm khám phụ khoa: xác định<br />
tình trạng bệnh lý đi kèm thai kỳ.<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Siêu âm màng âm đạo để hỗ trợ xác định<br />
tuổi thai và phát hiện các bệnh lý đi kèm nếu có.<br />
Các xét nghiệm cần thực hiện: TS, TC<br />
Thai phụ được tư vấn và ký cam đoan đồng thuận<br />
Sau khi đã thỏa được tiêu chuẩn chọn mẫu,<br />
bệnh nhân sẽ được tư vấn về chấm dứt thai kỳ<br />
ngưng tiến triển.<br />
Giới thiệu cả 2 phương pháp: về điều trị<br />
ngoại khoa, nội khoa trong chấm dứt thai kỳ,<br />
các ưu và khuyết điểm của cả hai phương pháp<br />
điều trị, các bước tiến hành thực hiện để bệnh<br />
nhân chọn lựa.<br />
Bệnh nhân được quyền chọn phương pháp<br />
chấm dứt thai. Nếu chọn phương pháp chấm<br />
dứt thai nội khoa, khi đối tượng đã đồng ý tham<br />
gia nghiên cứu thì phải ký bảng đồng thuận<br />
tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Thực hiện phác đồ điều trị và theo dõi<br />
Các dấu hiệu cần theo dõi<br />
Theo dõi tình trạng sẩy thai: mức độ đau<br />
bụng, mức độ ra huyết âm đạo, các phần thai<br />
sẩy qua âm đạo.<br />
Theo dõi lượng máu mất: được so sánh với<br />
lượng máu trong kinh nguyệt bình thường<br />
thông qua băng vệ sinh thường dùng. Trường<br />
hợp ra huyết âm đạo nhiều ảnh hưởng đến dấu<br />
hiệu sinh tồn và huyết động học phải hút cầm<br />
máu, nếu cần thì truyền máu (tại khoa).<br />
Theo dõi tình trạng đau bụng: không đau,<br />
đau ít, đau vừa, đau nhiều. Được đánh giá qua<br />
tiêu chuẩn FPS - R.<br />
Theo dõi tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, sốt,<br />
tiêu chảy.<br />
Trong quá trình uống thuốc nếu :<br />
Sốt ≥ 38,50C hoặc đau bụng nhiều thì uống<br />
paracetamol 500 mg.<br />
Nôn nhiều thì tiêm bắp 10mg primperan.<br />
Trường hợp các tác dụng phụ nhiều làm<br />
khách hàng quá lo lắng có thể gọi cho bác sĩ bất<br />
<br />
209<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
cứ lúc nào hoặc vào ngay bệnh viện khi cần<br />
thiết.<br />
<br />
gởi về bệnh viện tỉnh. Nghiên cứu của chúng tôi<br />
không có trường hợp nào mất dấu.<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi dựa theo hướng<br />
dẫn quốc gia 2009, nhưng số lần siêu âm kiểm<br />
tra nhiều hơn, vì đây là nghiên cứu PTNK đầu<br />
tiên thực hiện tại tỉnh Trà Vinh, do chúng tôi<br />
chưa có kinh nghiệm nên phải theo dõi sát hơn.<br />
Số lần khám được ghi rõ trong bảng đồng thuận<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên<br />
cứu<br />
<br />
Tư vấn về các dấu hiệu bệnh nhân cần biết<br />
để báo động với nhân viên y tế trong thời gian<br />
thực hiện nghiên cứu trực tiếp với nhân viên tại<br />
bệnh viện khi điều trị nội trú và ngoại trú thông<br />
qua cấp phiếu theo dõi tại nhà, điện thoại liên<br />
hệ giữa nhóm nghiên cứu và bệnh nhân cho<br />
những bệnh được theo dõi khi xuất viện:<br />
Ra huyết ướt đẫm 2 băng vệ sinh trong vòng<br />
một giờ, rất nhiều so với kinh.<br />
Đau bụng nhiều không bớt sau khi dùng<br />
thuốc giảm đau.<br />
Sốt 38,5˚C kéo dài trên 6 giờ, có dịch âm đạo<br />
hôi hoặc dịch mủ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn thành công, tiêu chuẩn thất bại,<br />
thời gian đánh giá nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn thành công<br />
Thai sẩy trọn hoàn toàn, kết thúc nghiên cứu<br />
không có can thiệp thủ thuật ngoại khoa.<br />
Tiêu chuẩn thất bại.<br />
Ra huyết nhiều ảnh hưởng đến tổng trạng<br />
và huyết động học.<br />
Sau 2 tuần: sót thai hoặc echo hỗn hợp + đau<br />
bụng.<br />
Sau 4 tuần: echo hỗn hợp.<br />
Do khách hàng yêu cầu hút thai.<br />
<br />
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu<br />
Cỡ mẫu ban đầu dự tính 465 trường hợp,<br />
trong thời gian nghiên cứu thu thập được 554<br />
trường hợp có đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng<br />
ý tham gia. Do có sự hỗ trợ của Sở Y Tế, tất cả<br />
trường hợp phá thai dưới 7 tuần được các huyện<br />
<br />
210<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Nhóm tuổi<br />
≤ 20 tuổi<br />
21 - 30 tuổi<br />
31 - 40 tuổi<br />
> 40 tuổi<br />
Nghề nghiệp<br />
Nội trợ<br />
CNV<br />
Buôn bán<br />
Nông dân<br />
Khác<br />
Trình độ học Mù chữ - Cấp 1<br />
vấn<br />
Cấp 2<br />
Cấp 3<br />
CĐ - ĐH<br />
Địa chỉ<br />
Trung tâm TP<br />
Thị trấn<br />
Vùng sâu<br />
Tôn giáo<br />
Phật<br />
Công giáo<br />
Không tôn giáo<br />
Dân tộc<br />
Kinh<br />
Khmer<br />
<br />
Tổng<br />
28<br />
308<br />
175<br />
43<br />
188<br />
130<br />
122<br />
59<br />
55<br />
92<br />
199<br />
157<br />
106<br />
183<br />
154<br />
217<br />
330<br />
38<br />
186<br />
492<br />
62<br />
<br />
Tỷ lệ%<br />
5,1<br />
55,6<br />
31,6<br />
7,8<br />
33,9<br />
23,5<br />
22,0<br />
10,6<br />
9,9<br />
16,6<br />
35,9<br />
28,4<br />
19,1<br />
33,0<br />
27,8<br />
39,2<br />
59,6<br />
6,8<br />
33,6<br />
88,8<br />
11,2<br />
<br />
Nhận xét: Tuổi của khách hàng trung bình là<br />
29,70. Nhiều nhất là từ 21 - 30 tuổi với tỷ lệ<br />
55,6%, nhóm < 20 tuổi có 18 trường hợp chiếm<br />
5,1%, nhóm > 40 tuổi 43 trường hợp chiếm 7,8%.<br />
Tuổi thấp nhất là 18 có 6 trường hợp chiếm tỷ lệ<br />
1,1% và cao nhất là 50 tuổi chiếm 0,4%.<br />
Bảng 2: Đánh giá các yếu tố chung của nghiên cứu.<br />
Yếu tố<br />
Đánh giá hiệu<br />
Thành công<br />
quả<br />
Thất bại<br />
≤ 4 giờ<br />
4 - ≤ 48 giờ<br />
≥ 48 giờ<br />
Liều sử dụng<br />
Liều 1<br />
Liều 2<br />
Mức độ đau bụng Không đau<br />
Ít<br />
Vừa<br />
Nhiều<br />
Mức độ ra huyết<br />
Ít<br />
Vừa<br />
Tác dụng phụ Buồn nôn, nôn<br />
Sốt<br />
<br />
Số lượng<br />
541<br />
13<br />
299<br />
217<br />
12<br />
509<br />
45<br />
72<br />
88<br />
241<br />
153<br />
5<br />
16<br />
401<br />
29<br />
<br />
%<br />
97,7<br />
2,3<br />
54,0<br />
39,2<br />
2,2<br />
91,9<br />
8,1<br />
13,0<br />
15,9<br />
43,5<br />
27,6<br />
0,9<br />
2,9<br />
72,4<br />
5,2<br />
<br />
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Yếu tố<br />
Tiêu chảy<br />
<br />
Số lượng<br />
98<br />
<br />
%<br />
17,7<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi dựa theo kết quả<br />
siêu âm để đánh giá tỷ lệ thành công hay chưa<br />
thành công:<br />
Thành công trước khi ngậm MIS, chiếm tỷ lệ<br />
3,2%.<br />
Sau ngậm MIS 4 giờ thành công 300 trường<br />
hợp, chiếm 54,2%.<br />
Sau 2 tuần tỷ lệ thành công tăng lên 97,1%.<br />
Sau 4 tuần tỷ lệ thành công đạt 97,7%<br />
(541/554 trường hợp).<br />
Nhóm ra huyết ít hơn kinh bình thường của<br />
chúng tôi 0,9%, thấp hơn của Hoàng Thị Thu<br />
Ngân 4,17%(2) và Nguyễn Kim Hoa là 13,4%(6).<br />
Thời gian ra huyết kéo dài từ 7- 14 ngày là<br />
nhiều nhất chiếm 49,6%, nhóm < 7 ngày 37,5%,<br />
từ 14 - 21 ngày chiếm 11,9% và nhóm tỷ lệ thấp<br />
nhất là kéo dài > 21 ngày.<br />
Mức độ đau bụng vừa của nhóm nghiên cứu<br />
chúng tôi 43,5%, thấp hơn của Nguyễn Kim Hoa<br />
có tỷ lệ đau bụng vừa 67,2%, nhưng cao hơn của<br />
Lê Thị Giáng Châu 25,9%.<br />
Nhóm không đau bụng của chúng tôi chiếm<br />
13%, thấp hơn Hoàng Thị Thu Ngân có tỷ lệ<br />
không đau bụng là 41,67% và của Lê Thị Giáng<br />
Châu là 31,8%.<br />
Bảng 3: Thời gian ra thai trung bình của phác đồ sử<br />
dụng thuốc Misoprostol<br />
Thời gian ra thai<br />
sau khi uống MIF<br />
<br />
Tối thiểu<br />
15 giờ<br />
<br />
Tối đa<br />
98 giờ<br />
<br />
Trung bình<br />
50,35±11,43 giờ.<br />
<br />
Bàn luận: Theo Nguyễn Thị Ba (2009) có tỷ lệ<br />
ra thai sau 24 giờ là 90,2% và thời gian ra thai<br />
trung bình sau uống MIF là 27,67 ± 3,8 giờ, thời<br />
gian này ngắn hơn nghiên cứu của chúng tôi,<br />
mặc dù cùng 1 phác đồ nhưng NC của<br />
N.B.Tuyết có cỡ mẫu 153 trường hợp nhỏ hơn<br />
chúng tôi nên có thể đây là nguyên nhân gây<br />
nên sự chênh lệch về kết quả(4).<br />
Nghiên cứu của Tang OS(9), thực hiện trên<br />
100 thai phụ có tuổi thai dưới 49 ngày vô kinh<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
và cũng dùng MIS ngậm dưới lưỡi, có thời gian<br />
tống xuất thai trung bình là 5,6 4,54 giờ, khác<br />
biệt nhiều so với NC của chúng tôi, có thể do<br />
mẫu nghiên cứu quá nhỏ làm ảnh hưởng đến sự<br />
chênh lệch của kết quả nghiên cứu.<br />
Bảng 4: Yếu tố liên quan giữa khoảng thời gian từ<br />
khi uống MIF tới ngậm MIS với tỷ lệ thành công sau<br />
4 giờ.<br />
Chưa<br />
thành công<br />
≤ 42 giờ 103 (57,9%)<br />
> 42 giờ 151 (40,2%)<br />
Tổng 254 (45,8%)<br />
<br />
Thời gian<br />
<br />
Thành công OR 95% CI<br />
<br />
P<br />
<br />
75 (42,1%) Ref<br />
225 (59,8%) 0,49 0,34- 0,72 0,01<br />
300 (54,2%)<br />
<br />
( ) Logistic Regression<br />
<br />
Theo kết quả phân tích trên, những người<br />
phá thai nội khoa sau 4 giờ ngậm MIS, có<br />
khoảng thời gian từ uống MIF đến ngậm MIS ><br />
42 giờ, có tỷ lệ thành công gấp 2 lần (1/0,49) so<br />
với những người có khoảng thời gian từ uống<br />
MIF đến ngậm MIS ≤ 42 giờ khác biệt này có ý<br />
nghĩa thống kê, với P < 0,05.<br />
Bảng 5: So sánh tỷ lệ thành công sau 4 giờ ngậm<br />
Misoprostol<br />
Liều<br />
MIS<br />
Peyron.R và cs (1993)<br />
400g<br />
Nguyễn Bạch Tuyết 2006) 400g<br />
Nguyễn Kim Hoa (2008)<br />
400g<br />
HoàngThị Thu Ngân(2009) 400g<br />
Lê Thị Giáng Châu (2010) 400g<br />
NC chúng tôi<br />
400g<br />
Tác giả<br />
<br />
Đường<br />
Tỷ lệ<br />
sử dụng thành công<br />
Uống<br />
60,9%<br />
Uống<br />
70,70%<br />
NDL<br />
75,3%<br />
NDL<br />
4,17%<br />
Uống<br />
60,9%<br />
NDL<br />
54,2%<br />
<br />
Tỷ lệ thành công của chúng tôi thấp hơn các<br />
nghiên cứu khác có thể do định nghĩa tiêu<br />
chuẩn thành công khác nhau như: kết quả<br />
chúng tôi dựa theo kết quả siêu âm, trong khi<br />
các nghiên cứu khác tính theo giờ sẩy thai qua<br />
quan sát, nên bỏ qua các trường hợp sẩy thai<br />
nhưng siêu âm cón khối echo hỗn hợp chúng tôi<br />
xếp vào nhóm chưa thành công.<br />
<br />
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ<br />
Tỷ lệ thành công:<br />
Sau uống MIF: 3,2%<br />
Sau MIS 4 giờ: 54,2%<br />
Sau MIS 2 tuần: 97,1%<br />
<br />
211<br />
<br />