Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA VI PHẪU CỘT TĨNH MẠCH TINH<br />
HAI BÊN NGẢ BẸN BÌU TRONG VÔ TINH KHÔNG BẾ TẮC<br />
Nguyễn Hồ Vĩnh Phước*, Phạm Văn Hảo*, Đặng Quang Tuấn*, Mai Bá Tiến Dũng*, Đào Quang Oánh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của vi phẫu cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn-bìu trên bệnh nhân vô<br />
tinh không bế tắc kèm giãn tĩnh mạch tinh.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng tiền cứu mô tả. Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch<br />
tinh hai bên ngả bẹn-bìu và sinh thiết tinh hoàn được thực hiện trên các bệnh nhân điều trị vô tinh không bế tắc có<br />
kèm giãn tĩnh mạch tinh, tại khoa Nam Học, bệnh viện Bình Dân, từ tháng 01/2011 đến 09/2014. Các bệnh nhân<br />
được theo dõi hậu phẫu ít nhất trong 12 tháng, thử tinh dịch đồ mỗi 3 tháng và ghi nhận tình trạng có thai<br />
và/hoặc có con.<br />
Kết quả: Có 259 bệnh nhân, tỉ lệ có tinh trùng di động hậu phẫu là 22%. Tỉ lệ bệnh nhân có con sau mổ là<br />
7,33%.<br />
Kết luận: Vi phẫu cột tĩnh mạch tinh hai bên ngả bẹn-bìu mang lại khả năng cho người bệnh vô tinh không<br />
bế tắc kèm giãn tĩnh mạch tinh có tinh trùng di động hậu phẫu.<br />
Từ khóa: giãn tĩnh mạch tinh, vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn-bìu, vô tinh không bế<br />
tắc.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFICACY OF BILATERAL SCROTO-INGUINAL MICROSCOPIC VARICOCELECTOMY<br />
IN NON-OBSTRUCTIVE AZOOSPERMIA ASSOCIATED WITH VARICOCELE<br />
Nguyen Ho Vinh Phuoc, Pham Van Hao, Dang Quang Tuan, Mai Ba Tien Dung, Dao Quang Oanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 232 - 236<br />
Objective: Evaluating efficacy of bilateral scroto-inguinal microscopic varicocelectomy in non-obstructive<br />
azoopermic men with varicocele.<br />
Methods: A prospective clinical descriptive study. Bilateral scroto-inguinal microscopic varicocelectomy and<br />
testicular biopsy were performed on non-obstructive azoospemia patients with varicocele admitted from January<br />
2011 to September 2014 at Department of Andrology, Binh Dan hospital.<br />
Results: In 269 patients, 22% of those had motile sperm and 7.33% of patients had live births.<br />
Conclusion: Bilateral scroto-inguinal microscopic varicocelectomy advices the ability to non-obstructive<br />
azoospermic men with varicocele have motile sperm postoperative.<br />
Key-words: microscopic varicocelectomy, non-obstructive azoospermia, varicocele.<br />
không bế tắc (VTKBT) có kèm giãn tĩnh mạch<br />
MỞ ĐẦU<br />
tinh (GTMT) chiếm từ 4,3-13,3%Error! Reference source not<br />
Vô tinh là không có tinh trùng trong cặn lắng<br />
found.. Phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giúp cải thiện<br />
ly tâm tinh dịch trong ít nhất 2 lần thử khác<br />
tinh dịch đồ trong 60-80% bệnh nhân vô sinh có<br />
nhau, chiếm khoảng 1% nam giới và lên đến 15%<br />
GTMT(4,9).<br />
ở nam giới vô sinh4. Tỉ lệ bệnh nhân vô tinh<br />
Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá<br />
* Bệnh viện Bình Dân Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hồ Vĩnh Phước<br />
<br />
232<br />
<br />
ĐT: 0989212535<br />
<br />
Email: bsvinhphuoc@gmail.com<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
hiệu quả của vi phẫu cột tĩnh mạch tinh hai bên<br />
ngả bẹn-bìu trên bệnh nhân VTKBT kèm GTMT.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đây là nghiên cứu lâm sàng tiền cứu mô<br />
tả. Đối tượng khảo sát là những bệnh nhân<br />
VTKBT kèm GTMT, điều trị tại khoa Nam<br />
Học, bệnh viện Bình Dân, từ tháng 01/2011<br />
đến tháng 09/2014.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
hiển vi hoặc kính lúp có độ phóng đại 3x đến<br />
3.5x trong quá trình bộc lộ các thành phần trong<br />
thừng tinh.<br />
+ Tiến hành đóng cân cơ chéo lớn, cân và mỡ<br />
dưới da và khâu dưới da bằng chỉ thích hợp.<br />
<br />
Tinh dịch đồ trước mổ được thực hiện tối<br />
thiểu 2 lần, cách nhau tối thiểu 1 tháng.<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được thực hiện<br />
cùng một kỹ thuật mổ gồm: sinh thiết tinh<br />
hoàn và cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên vi<br />
phẫu ngả bẹn-bìu theo tác giả Nguyễn Thành<br />
Như (2007)(10):<br />
+ Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi. Gây<br />
tê tủy sống.<br />
+ Rạch da theo đường giữa bìu, lần lượt mở<br />
bao tinh mạc mỗi bên. Tiến hành thám sát từng<br />
bên tinh hoàn, mào tinh, thừng tinh trong bìu.<br />
Ghi nhận về thể tích tinh hoàn, mức độ căng của<br />
mào tinh, tình trạng ống dẫn tinh. Sinh thiết hai<br />
tinh hoàn: quan sát đại thể mô tinh hoàn, sau đó<br />
cố định hai mẫu thử trong từng lọ riêng biệt.<br />
Nếu có giãn tĩnh mạch tinh kèm theo, cột các<br />
tĩnh mạch vùng bìu và thừng tinh hai bên. Đóng<br />
bìu ba lớp: bao tinh mạc, các lớp cơ bìu và khâu<br />
da bằng chỉ thích hợp.<br />
+ Rạch da vùng bẹn theo nếp da, cách củ<br />
mu 1-2cm, trên đường đi của thừng tinh. Rạch<br />
mở cân cơ chéo ngoài theo hướng sợi cân. Bộc<br />
lộ thừng tinh, bóc tách khỏi thừng tinh thần<br />
kinh chậu bẹn và nhánh sinh dục của thần<br />
kinh sinh dục-đùi. Kéo và giữ thừng tinh nhờ<br />
một penrose.<br />
+ Rạch mở lần lượt bao xơ tinh ngoài và tinh<br />
trong. Bộc lộ các tĩnh mạch tinh trong và tinh<br />
ngoài, thuộc đám rối dây leo trong thừng tinh.<br />
Lần lượt cột các tĩnh mạch tinh (cả giãn và không<br />
giãn) bằng chỉ silk không tan 3.0. Chú ý bảo toàn<br />
ống dẫn tinh, các động mạch tinh và hệ thống<br />
bạch mạch của thừng tinh. Có thể sử dụng kính<br />
<br />
Hình 1: Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn<br />
Các biến chứng như: tụ máu bìu, teo tinh<br />
hoàn, tràn dịch tinh mạc hoặc GTMT tái phát<br />
được ghi nhận. Bệnh nhân tái khám được thực<br />
hiện tinh dịch đồ sau phẫu thuật mỗi ba tháng.<br />
Mỗi bệnh nhân có tối thiểu 2 lần thử tinh dịch<br />
đồ hậu phẫu. Ghi nhận tình trạng có thai<br />
và/hoặc có con tự nhiên hoặc nhờ hỗ trợ sinh<br />
sản.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 1/2008 đến 09/2014, ghi nhận 259<br />
bệnh nhân VTKBT kèm GTMT, 100% có GTMT<br />
hai bên.<br />
Tuổi của bệnh nhân: trung bình là 31,47 ±<br />
4,58 (23-44 tuổi).<br />
Thời gian từ khi lập gia đình đến khi phẫu<br />
thuật: trung bình là 3,53 ± 2,26 năm (1-12 năm).<br />
Thể tích tinh hoàn trước mổ: trung bình là<br />
7,54 ± 1,94 ml (5-12 ml).<br />
Nồng độ FSH trong máu trước mổ: trung<br />
bình là 15,06 ± 7,48 mIU/ml (5,79-49,16 mIU/ml).<br />
Ghi nhận trong mổ các trường hợp đều có<br />
giãn tĩnh mạch tinh hai bên. Trong khi đó, siêu<br />
âm trước mổ phát hiện giãn tĩnh mạch tinh trong<br />
240/259 trường hợp (92,66%).<br />
<br />
233<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Thời gian phẫu thuật: trung bình là 50,52 ±<br />
5,22 phút (40-60 phút).<br />
Kết quả sinh thiết tinh hoàn: có 70 trường<br />
hợp giảm sinh tinh (27%), 72 trường hợp ngừng<br />
sinh tinh nửa chừng (27,8%), 93 trường hợp hội<br />
chứng chỉ toàn tế bào Sertoli (35,9%) và 24<br />
trường hợp thoái hóa hyalin (9,3%).<br />
<br />
100% bệnh nhân được theo dõi hậu phẫu,<br />
ghi nhận về thai kỳ và có con. Thời gian theo dõi<br />
trung bình là 27,40 ± 4,49 (22–36 tháng). Có 57<br />
trường hợp (22%) có tinh trùng (TT) di động hậu<br />
phẫu, mật độ trung bình là 1,65 ± 1,58x106/ml.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Thời điểm lần đầu ghi nhận có tinh trùng trong tinh dịch hậu phẫu<br />
Có 19 trường hợp có con hậu phẫu (7,33%),<br />
trong đó có 12 trường hợp đã có con tự nhiên và<br />
7 trường hợp có con nhờ thụ tinh trong ống<br />
nghiệm (TTTON).<br />
Bảng 1: Những trường hợp có con hậu phẫu<br />
Bệnh<br />
Sinh thiết<br />
nhân<br />
tinh hoàn<br />
026-NQH<br />
STNC<br />
027-VNQ<br />
GST<br />
043-HVA<br />
STNC<br />
082-PHP<br />
STNC<br />
090-NVT<br />
STNC<br />
097-HVC<br />
STNC<br />
100-NAA<br />
STNC<br />
114-NDH<br />
GST<br />
121-NQT<br />
GST<br />
135-TVD<br />
STNC<br />
149-TVN<br />
STNC<br />
187-NCK<br />
GST<br />
<br />
234<br />
<br />
Có tinh trùng sau mổ<br />
(tháng)<br />
18<br />
9<br />
9<br />
9<br />
12<br />
12<br />
24<br />
9<br />
9<br />
12<br />
12<br />
6<br />
<br />
Có con<br />
TTON<br />
TN<br />
TTON<br />
TN<br />
TN<br />
TN<br />
TN<br />
TTON<br />
TN<br />
TTON<br />
TTON<br />
TN<br />
<br />
Bệnh<br />
Sinh thiết<br />
nhân<br />
tinh hoàn<br />
191-PHH<br />
STNC<br />
199-PVQ<br />
STNC<br />
206-VTH<br />
STNC<br />
209-NVK<br />
STNC<br />
237-HVT<br />
GST<br />
244-NTT<br />
STNC<br />
258-PVT<br />
STNC<br />
<br />
Có tinh trùng sau mổ<br />
(tháng)<br />
9<br />
12<br />
12<br />
12<br />
6<br />
6<br />
12<br />
<br />
Có con<br />
TN<br />
TN<br />
TN<br />
TN<br />
TTON<br />
TTON<br />
TN<br />
<br />
Các biến chứng: 1 trường hợp tụ máu bìu<br />
(0,4%), 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ (0,8%).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Hiệu quả trong cải thiện tinh dịch đồ hậu<br />
phẫu<br />
Năm 2010, Weedin và cộng sự(12) đã công bố<br />
một phân tích gộp của 11 báo cáo từ 7 quốc gia<br />
trong 20 năm gần đây về thắt tĩnh mạch tinh ở<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
nam giới VTKBT. Trong tất cả hơn 233 bệnh<br />
nhân được phân tích, tuổi trung bình là 30,1 tuổi;<br />
thời gian theo dõi trung bình là 13,3 tháng; có 91<br />
(39,1%) bệnh nhân có tinh trùng di động trong<br />
tinh dịch hậu phẫu, mật độ tinh trùng trung bình<br />
là 1,6 ± 1,2x106/ml.<br />
Matthews và cộng sự(7) báo cáo một nghiên<br />
cứu đoàn hệ ghi nhận 78 nam giới vô sinh gồm<br />
có 22 bệnh nhân vô sinh không tinh trùng và 56<br />
bệnh nhân thiểu nhược tinh nặng. Tất cả bệnh<br />
nhân được thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu. Sau phẫu<br />
thuật, trong nhóm bệnh nhân không tinh trùng,<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
có 12 (55%) bệnh nhân có tinh trùng di động<br />
trong tinh dịch.<br />
Kadioglu và cộng sự(4) đã nghiên cứu 24 nam<br />
giới VTKBT có GTMT. Có 5 (21%) bệnh nhân có<br />
tinh trùng trong tinh dịch hậu phẫu với mật độ<br />
tinh trùng trung bình 0,04 ± 0,03x106/ml trong<br />
thời gian theo dõi trung bình là 13,4 ± 4,7 tháng.<br />
Kim và cộng sự (5) đã nghiên cứu 28 nam giới<br />
VTKBT có GTMT. Có 12 (43%) bệnh nhân có tinh<br />
trùng trong tinh dịch hậu phẫu với mật độ tinh<br />
trùng trung bình 1,2 ± 3,6x106/ml trong 24 tháng<br />
theo dõi. Trường hợp có tinh trùng di động sớm<br />
nhất sau mổ là 4 tháng.<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả tinh dịch đồ sau mổ của các nghiên cứu<br />
Tác giả<br />
(7)<br />
<br />
Matthews<br />
(5)<br />
Kim<br />
(4)<br />
Kadioglu<br />
(10)<br />
Pasqualotto<br />
(1)<br />
Cakan<br />
(2)<br />
Esteves<br />
(6)<br />
Lee<br />
(12)<br />
Weedin<br />
(11)<br />
Taha<br />
Chúngtôi<br />
<br />
Năm<br />
báo cáo<br />
1998<br />
1999<br />
2001<br />
2003<br />
2004<br />
2005<br />
2007<br />
2010<br />
2012<br />
2015<br />
<br />
Cỡ mẫu (n)<br />
22<br />
28<br />
24<br />
15<br />
13<br />
17<br />
19<br />
233<br />
31<br />
259<br />
<br />
Thời gian theo dõi<br />
(tháng)<br />
10,3<br />
15<br />
13,4<br />
KR*<br />
9<br />
18,9<br />
7,4<br />
13,3<br />
19,3<br />
27,4<br />
<br />
6<br />
<br />
Có tinh trùng di động<br />
12 (55%)<br />
12 (43%)<br />
05 (21%)<br />
7 (47%)<br />
3 (23%)<br />
8 (47%)<br />
07 (36,4%)<br />
91 (39,1%)<br />
10 (32,3%)<br />
57 (22%)<br />
<br />
Mật độ tinh trùng (x10 )<br />
2,2<br />
1,2<br />
0,04<br />
4,1<br />
0,7<br />
0,8<br />
0,36<br />
1,6<br />
2,3<br />
1,65<br />
<br />
* KR: không rõ<br />
<br />
Năm 2012, Taha và cộng sự (11) thực hiện<br />
nghiên cứu tiền cứu không đối chứng trên<br />
những nam giới VTKBT có GTMT sờ thấy trên<br />
lâm sàng, kết quả có 10/31 (32,3%) bệnh nhân có<br />
tinh trùng di động trong tinh dịch sau mổ thắt<br />
tĩnh mạch tinh vi phẫu.<br />
Trong nghiên cứu này:<br />
+ Tỷ lệ có tinh trùng di động trong tinh dịch<br />
sau mổ là 57/259 (22%) với thời gian theo dõi<br />
trung bình là 27,40 ± 4,49 tháng; mật độ trung<br />
bình là 1,65 ± 1,58x106/ml.<br />
+ Thời điểm lần đầu có tinh trùng sau mổ<br />
sớm nhất là 3 tháng (2 trường hợp). Thời điểm<br />
lần đầu có tinh trùng sau mổ thường gặp nhất là<br />
12 tháng (27/259 bệnh nhân, chiếm 10,4%). Có<br />
9/259 (3,9%) bệnh nhân có tinh trùng sau mổ<br />
trong khoảng thời gian từ 12-24 tháng.<br />
<br />
Như vậy, VTKBT không phải là vô vọng.<br />
Phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh mang lại khả<br />
năng có tinh trùng di động trong tinh dịch sau<br />
mổ. Thời điểm có tinh trùng sau mổ lần đầu sớm<br />
nhất là 3 tháng, thường gặp nhất là 12 tháng. Do<br />
đó, theo chúng tôi, nên theo dõi hậu phẫu ít nhất<br />
là 12 tháng về hiệu quả trong cải thiện tinh dịch<br />
đồ.<br />
<br />
Tỷ lệ có con sau mổ<br />
Trong điều trị vô sinh nam, mục tiêu là giúp<br />
bệnh nhân có con từ tinh trùng của họ.<br />
Báo cáo đầu tiên trên thế giới về hiệu quả<br />
của phẫu thuật điều trị GTMT là của Tulloch<br />
vào năm 1952 về một trường hợp vô tinh. Sau<br />
phẫu thuật, vợ bệnh nhân đã có thai tự<br />
nhiên(12). Kể từ đó, thắt tĩnh mạch tinh giãn đã<br />
trở thành một phẫu thuật phổ biến trong điều<br />
trị vô sinh nam(10).<br />
<br />
235<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Theo phân tích gộp 11 báo cáo của<br />
Weedin(13). tỷ lệ có con tự nhiên hậu phẫu là 6%.<br />
Có những báo cáo cho thấy tỉ lệ có thai tự nhiên<br />
lên đến 12,5% (Kadioglu, 2001) hoặc 15%<br />
(Matthews, 1998) (bảng 4.4).<br />
<br />
2.<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả có con sau mổ của các nghiên cứu<br />
<br />
4.<br />
<br />
Tác giả<br />
<br />
(7)<br />
<br />
Matthews<br />
(5)<br />
Kim<br />
(4)<br />
Kadioglu<br />
(6)<br />
Lee<br />
(13)<br />
Weedin<br />
Chúng tôi<br />
<br />
Năm Cỡ mẫu<br />
Có con<br />
báo<br />
(n)<br />
Tự nhiên Thụ tinh trong<br />
cáo<br />
ống nghiệm<br />
1998<br />
1999<br />
2001<br />
2007<br />
2010<br />
2015<br />
<br />
22<br />
28<br />
24<br />
19<br />
233<br />
259<br />
<br />
3 (15%)<br />
2 (7%)<br />
3 (12,5%)<br />
1 (5,3%)<br />
14 (6%)<br />
12 (4,63%)<br />
<br />
3 (13,63%)<br />
2 (7,14%)<br />
KR*<br />
KR*<br />
KR*<br />
7 (2,7%)<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, có 19 (7,33%)<br />
trường hợp có con. Trong đó, có 12 bệnh nhân<br />
có con bằng thụ thai tự nhiên và 7 bệnh nhân<br />
có con bằng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào<br />
tương trứng.<br />
Tóm lại, so với tổng số bệnh nhân trải qua<br />
phẫu thuật, tỷ lệ có con tính chung và tỷ lệ có<br />
thai tự nhiên tính riêng chưa đến 1/10. Tuy<br />
nhiên, phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh trên bệnh<br />
nhân VTKBT đã mở ra cho bệnh nhân một hi<br />
vọng mới: có con từ tinh trùng của chính họ.<br />
<br />
3.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Vô tinh không phải là vô vọng. Vi phẫu thuật<br />
cột tĩnh mạch tinh hai bên ngả bẹn-bìu mang lại<br />
khả năng cho những bệnh nhân VTKBT kèm<br />
GTMT có tinh trùng di động trong tinh dịch và<br />
có con tự nhiên hay kèm hỗ trợ sinh sản bằng<br />
tinh trùng của chính họ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
236<br />
<br />
Cakan M., Altug U., (2004). Induction of spermatogenesis by<br />
inguinal varicocele repair in azoospermic men. Arch Androl, 50<br />
(3), pp.145-150.<br />
<br />
13.<br />
14.<br />
<br />
Czaplicki<br />
M.,<br />
Bablok<br />
L.,<br />
Janczewski<br />
Z. (1979).<br />
Varicocelectomy in patients with azoospermia, Arch Androl,<br />
3(1), 51-55.<br />
Esteves SC, Glina S (2005). Recovery of spermatogenesis after<br />
microsurgical subinguinal varicocele repair in azoospermic<br />
men is related to testicular histology. Int Braz J Urol; 31(6):541548.<br />
Goldstein M. Surgical management of male infertility and<br />
other scrotal disorder. In Campbell - Walsh’s Urology 2007,<br />
W.B Saunders, 1532-1587.<br />
Kadioglu A, Tefekli A, Cayan S (2001). Microsurgical inguinal<br />
varicocele repair in azoospermic men. Urology; 57:328-333.<br />
Kim ED, Leibman BB, Grinblat DM (1999). Varicocele repair<br />
improves semen parameters in azoospermic men with<br />
spermatogenic failure. J Urol; 162:737-740.<br />
Lee JS, Park HJ, Seo JT (2007). What is the indication of<br />
varicocelectomy in men with nonobstructive azoospermia?.<br />
Urol; 69:352-355.<br />
Matthews GJ, Matthews ED, Goldstein M (1998). Induction of<br />
spermatogenesis and achievement of pregnancy after<br />
microsurgical varicocelectimy in men with azoospermia and<br />
severe oligoasthenospermia. Fertil Steril; 70:71-75.<br />
Nguyễn Thành Như, Trần Chung Thủy, Mai Bá Tiến Dũng<br />
(2010). Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹnbìu: hiệu quả điều trị trong hiếm muộn nam. Tạp Chí Y Học<br />
Thực Hành; 14 (2):43-47.<br />
Nguyễn Thành Như, Mai Bá Tiến Dũng, Phạm Hữu Đương<br />
(2007). Giãn tĩnh mạch tinh: bệnh lý của hai bên thừng tinh.<br />
Hội nghị của Hội tiết niệu – thận học TP Hồ Chí Minh 2007,<br />
Kiên Giang.<br />
Pasqualotto FF, Lucon AM, Hallak J, Góes PM, Saldanha LB,<br />
Arap S (2003). Induction of spermatogenesis in azoospermic<br />
men after varicocele repair. Human Reproduction; 18 (1):108112.<br />
Taha A. Abdel-Meguid (2012). Predictors of Sperm Recovery<br />
and Azoospermia Relapse in Men With Nonobstructive<br />
Azoospermia After Varicocele Repair. J Urol, 187, 222-226.<br />
Tulloch W.S. (1952). Consideration of sterility, subfertility in<br />
the male. Edinburgh Med J, 59, 29-34.<br />
Weedin JW, Khera M, Lipshultz LI (2010). Varicocele repair in<br />
patients with nonobstructive azoospermia: a meta-analysis. J<br />
Urol; 183(6):2309-2315.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
10/05/2015<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
01/06/2015<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
05/08/2015<br />
<br />