T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
<br />
HIỆU QUẢ GIẢM TỶ LỆ ĐA THAI BẰNG GIẢM<br />
SỐ PHÔI CHUYỂN VÀ ĐÔNG LẠNH PHÔI<br />
Nguyễn Thanh Tùng*; Quản Hoàng Lâm*; Đoàn Thị Hằng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả giảm tỷ lệ đa thai bằng giảm số phôi tươi chuyển và đông<br />
lạnh phôi. Đối tượng và phương pháp: 200 bệnh nhân (BN) được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1:<br />
100 BN thực hiện 166 chu kỳ chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh với số phôi chuyển tối đa<br />
2 phôi. Nhóm 2: 100 BN có phôi tươi chuyển 3 phôi tại Trung tâm Công nghệ Phôi, Học viện<br />
Quân y. Kết quả: nhóm chuyển 2 phôi tươi có kết quả thai lâm sàng 35%, thai sinh sống 34%<br />
với tỷ lệ đa thai 5,72%. Nhóm chuyển 2 phôi phôi đông lạnh có tỷ lệ thai lâm sàng, thai sinh<br />
sống và đa thai lần lượt là 36,36%; 34,84% và 12,5%. Kết luận: sau chuyển phôi tươi và đông<br />
lạnh, 100 BN có tỷ lệ thai lâm sàng cộng dồn 59%, thai sinh sống 56% và tỷ lệ đa thai 8,47%.<br />
* Từ khóa: Thụ tinh trong ống nghiệm; Phương pháp thủy tinh hóa; Đông lạnh phôi.<br />
<br />
The Effect of Reducing Multiple Pregnancy by Limiting Number of<br />
Transferred Embryo and Freezing Embryos<br />
Summary<br />
Objectives: To assess the effect of reducing multiple births by limiting the numbers of<br />
transferred fresh embryo and freezing embryos. Subjects and methods: 200 patients were<br />
divided into 2 groups. The first group included 166 cycles of fresh and frozen embryo transfer<br />
with 2 transferred embryos, the second group included fresh embryo tranferred 100 cycles with<br />
3 transferred embryos in IVF Centre, Viet Nam Military Medical University. Results: The fresh 2<br />
embryos transfer group had the clinical pregnancy rate 35% with the multiple pragnancy rate<br />
5.72%. The frozen 2 embryos transfer group had the clinical pregnancy rate and the multiple<br />
pregnancy rate was 36.36%; 34.84% and 12.5%, respectively. Conclusion: Therefore, after<br />
transferring fresh and frozen embryos, 100 IVF patients had the cumulative clinical pregnancy<br />
rate 59%; the live birth rate 56%; the multiple pregnancy rate 8.47%.<br />
* Keywords: In vitro fertilization; Vitrification; Freezing embryo.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là<br />
cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh.<br />
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của<br />
phương pháp này, những biến chứng<br />
<br />
thường gặp trong quá trình điều trị như<br />
quá kích buồng trứng, đa thai do phải<br />
kích thích để có nhiều trứng cần thiết và<br />
chuyển hơn một phôi nhằm đạt tyr lệ thai<br />
lâm sàng mong muốn. Đa thai trong<br />
TTTON có tỷ lệ tương đối cao, từ 15 - 20%.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Tùng (tung_ttcnp@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/08/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/09/2017<br />
<br />
65<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Biến chứng đa thai trong TTTON để lại<br />
nhiều hậu quả không tốt như sinh non, trẻ<br />
sinh ra giảm cân, dị tật khi sinh, ảnh<br />
hưởng đến sức khoẻ của người mẹ. Một<br />
số các nước Tây Âu, Mỹ đã chủ động<br />
ngăn cản đa thai bằng hạn chế số phôi<br />
chuyển chỉ từ một đến hai phôi. Các kỹ<br />
thuật hỗ trợ sinh sản trong labo ngày một<br />
hoàn thiện, trong đó kỹ thuật đông lạnh<br />
phôi bằng phương pháp thuỷ tinh hoá cho<br />
tyr lệ phôi sống sau rã đông và tỷ lệ phôi<br />
làm tổ khá cao. Ưu điểm của phương<br />
pháp đông lạnh này giúp bảo quản các<br />
phôi còn dư sau khi chuyển phôi tươi,<br />
phôi đông lạnh sẽ sử dụng cho chuyển<br />
phôi lần sau. Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá hiệu<br />
quả giảm tỷ lệ đa thai bằng giảm số phôi<br />
chuyển và đông lạnh phôi.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
200 BN có chỉ định làm TTTON tại<br />
Trung tâm Công nghệ Phôi, Học viện<br />
quân y từ tháng 6 - 2016 đến 12 - 2016,<br />
chia thành hai nhóm:<br />
- Nhóm 1: 100 BN có 2 phôi tươi<br />
chuyển và có phôi dư để đông lạnh.<br />
- Nhóm 2: 100 BN có 3 phôi tươi<br />
chuyển.<br />
BN thuộc nhóm 1 nếu chuyển phôi<br />
tươi không có kết quả, sau 2 tháng sẽ<br />
chuyển phôi đông lạnh với số phôi<br />
chuyển không quá 2 phôi.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả so sánh<br />
hồi cứu.<br />
66<br />
<br />
* Chọn mẫu nghiên cứu:<br />
- BN có 2 phôi tươi chuyển và có phôi<br />
dư để đông phôi.<br />
- BN không có bất thường về tử cung:<br />
dính buồng tử cung, polýp buồng tử cung,<br />
nhân xơ tử cung.<br />
- BN không có hiện tượng quá kích<br />
buồng trứng.<br />
* Nuôi cấy và theo dõi phôi:<br />
Sau 16 - 18 giờ thực hiện kỹ thuật tiêm<br />
tinh trùng vào bào tương, đánh giá noãn<br />
thụ tinh, chuyển noãn thụ tinh bình<br />
thường sang đĩa nuôi mới trong môi<br />
trường G1 plus. Đánh giá phân loại phôi<br />
ngày 2 và tiếp tục nuôi cấy trong môi<br />
trường G2 plus trong tủ ấm Cook. Đến<br />
ngày thứ 3, phân loại phôi dựa trên đánh<br />
giá đồng thuận Alpha của Hiệp hội<br />
ESHRE (2011) [1].<br />
* Quy trình đông lạnh và rã đông phôi<br />
bằng kỹ thuật thuỷ tinh hoá theo phương<br />
pháp Cryotop của Massashige Kuwayama<br />
(2005) [4]:<br />
- Quy trình đông lạnh: đặt phôi trong<br />
giếng có môi trường cân bằng (ES equilibration solution) trong 12 phút. Sau<br />
đó chuyển sang giếng có môi trường thuỷ<br />
tinh hoá VS1 (vitrification solution), thời<br />
gian 1 phút, tiếp tục chuyển sang giếng<br />
có môi trường thuỷ tinh hoá VS2<br />
(vitrification solution), sau đó nhanh<br />
chóng đặt phôi lên đầu của dụng cụ<br />
Cryotop (cần lưu ý thời gian phôi trong<br />
VS2 đến khi đặt trong Cryotop không quá<br />
30 giây), nhúng trực tiếp vào trong nitơ<br />
lỏng và cất trong cassette để trong bình<br />
chứa.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
- Quy trình rã đông phôi: lấy phôi ra từ<br />
nitơ lỏng, nhúng thẳng vào trong môi<br />
trường rã đông TS (thaw solution) 370C<br />
trong 1 phút, sau đó chuyển sang môi<br />
trường pha loãng DS (diluent solution)<br />
trong 3 phút, tiếp tục chuyển sang môi<br />
trường rửa WS1 (washing solution)<br />
5 phút, môi trường rửa WS2 - 1 phút.<br />
Phôi sau rã đông, chuyển sang môi<br />
trường nuôi phôi.<br />
* Đánh giá phôi sau rã đông và phát<br />
triển:<br />
Căn cứ vào tiêu chuẩn của Veeck<br />
(1988) [7]: đánh giá phôi sau 1 giờ rã<br />
đông.<br />
- Phôi còn nguyên vẹn: 100% phôi bào<br />
còn sống.<br />
- Phôi tổn thương một phần: > 50%<br />
phôi bào còn sống.<br />
- Phôi thoái hoá: < 50% phôi bào còn<br />
sống.<br />
Phôi được cho là sống khi có ≥ 50%<br />
phôi bào còn nguyên vẹn. Chỉ số sống<br />
tính bằng tỷ lệ phôi bào còn sống trên<br />
tổng số phôi bào trong một phôi.<br />
* Kỹ thuật hỗ trợ thoát màng phôi đông<br />
lạnh bằng laser [3]:<br />
Phôi trước khi chuyển vào buồng tử<br />
cung sẽ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ thoát<br />
màng bằng laser. Lựa chọn màng trong<br />
suốt cách xa phôi bào hoặc nơi có mảnh<br />
vỡ bào tương. Chọn chế độ bắn laser liên<br />
tục, vẽ vùng làm mỏng màng màng trong<br />
suốt với tỷ lệ làm mỏng 50%. Phôi sau khi<br />
hỗ trợ thoát màng, chuyển vào môi<br />
trường chuyển phôi và chờ để chuyển<br />
phôi.<br />
<br />
* Chuẩn bị niêm mạc tử cung để<br />
chuyển phôi đông lạnh:<br />
-Thuốc sử dụng: estrogen (valiera<br />
2 mg, progynova 2 mg), progesterone<br />
(utrogestan 200 mg).<br />
- Cho BN uống progynova 4 - 6 mg/ngày<br />
từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh.<br />
- Siêu âm đo niêm mạc tử cung vào<br />
ngày thứ 10 của chu kỳ kinh, chỉnh liều<br />
progynova.<br />
- Ngày 12 - 14: siêu âm đo niêm mạc<br />
tử cung: nếu niêm mạc tử cung ≥ 8 mm,<br />
bổ sung utrogestan 800 mg/ngày (đặt âm<br />
đạo) trước 3 ngày chuyển phôi.<br />
* Phương pháp đánh giá kết quả lâm<br />
sàng:<br />
- Đánh giá có thai sinh hóa: sau 2 tuần<br />
chuyển phôi, định lượng nồng độ βhCG<br />
> 30 mIU/ml.<br />
- Đánh giá có thai lâm sàng: sau 5 6 tuần chuyển phôi, siêu âm kiểm tra thấy<br />
có túi ối, có tim thai.<br />
- Tỷ lệ làm tổ: tỷ lệ phần trăm của tổng<br />
số thai có trên tổng số phôi chuyển.<br />
- Tỷ lệ thai diễn tiến: thai phát triển<br />
tuần thứ 10.<br />
- Tỷ lệ thai sinh sống: trẻ sinh ra khỏe<br />
mạnh.<br />
* Phương pháp xử lý số liệu:<br />
Phân tích số liệu bằng phần mềm<br />
SPSS 13.0 (statistical products for the<br />
social services). Sử dụng test x2, t-test<br />
student để so sánh, sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
67<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm BN chuyển phôi tươi.<br />
Nhóm 1<br />
<br />
Nhóm 2<br />
<br />
(chuyển 2 phôi)<br />
<br />
(chuyển 3 phôi)<br />
<br />
Tuổi trung bình<br />
<br />
31,8 ± 2,4<br />
<br />
31,2 ± 3,6<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Số năm vô sinh<br />
<br />
6,5 ± 3,7<br />
<br />
6,7 ± 4,2<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
3412 ± 438<br />
<br />
3645 ± 526<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
9,9 ± 1,4<br />
<br />
9,2 ± 1,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
p<br />
<br />
trung bình<br />
Nồng độ E2 ngày tiêm hCG<br />
Độ dày trung bình niêm mạc tử cung (mm)<br />
<br />
Tuổi trung bình và số năm vô sinh của hai nhóm tương đương nhau (p > 0,05).<br />
Nồng độ estrogen trong huyết thanh tại ngày tiêm hCG và độ dày niêm mạc tử cung<br />
tương ứng của hai nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05).<br />
Bảng 2: Đặc điểm labo và kết quả lâm sàng của 2 nhóm BN chuyển phôi tươi.<br />
Nhóm 1<br />
<br />
Nhóm 2<br />
<br />
(chuyển 2 phôi)<br />
<br />
(chuyển 3 phôi)<br />
<br />
37/200 (18,5%)<br />
<br />
51/300 (17%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ thai sinh hoá<br />
<br />
37/100 (37%)<br />
<br />
42/100 (42%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ thai lâm sàng<br />
<br />
35/100 (35%)<br />
<br />
39/100 (39%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ sẩy thai và lưu thai<br />
<br />
1/35 (2,85%)<br />
<br />
4/39 (10,25%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
1 thai: 33 ca (94,28%)<br />
<br />
1 thai: 30 ca (76,92%)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
2 thai: 2 ca<br />
<br />
2 thai: 6 ca<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
(5,72% )<br />
<br />
3 thai: 3 ca<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Tỷ lệ phôi làm tổ<br />
<br />
Tỷ lệ thai đơn<br />
Tỷ lệ đa thai<br />
<br />
p<br />
<br />
(23,08%)<br />
Tỷ lệ thai diễn tiến<br />
<br />
34/100 (34%)<br />
<br />
36/100 (36%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ thai sinh sống<br />
<br />
34/100 (34%)<br />
<br />
35/100 (35%)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ phôi làm tổ của nhóm chuyển 2 phôi và nhóm chuyển 3 phôi không có khác<br />
biệt (p > 0,05) cũng như tỷ lệ thai sinh hóa, thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy và lưu thai giữa hai<br />
nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05). Nhưng tỷ lệ đa thai của nhóm chuyển 2 phôi<br />
giảm đáng kể so với nhóm chuyển 3 phôi, p < 0,05. Tỷ lệ đa thai của hai nhóm này có<br />
sự chênh lệch (5,72% ở nhóm 1 và 23,08% ở nhóm 2; p < 0,05). Tỷ lệ thai diễn tiến và<br />
thai sinh sống của 2 nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05).<br />
68<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Bảng 3: Kết quả sau rã đông phôi của<br />
66 BN không thành công của chu kỳ<br />
chuyển phôi tươi thuộc nhóm 1.<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Sau rã đông phôi<br />
<br />
Số phôi rã đông<br />
<br />
132<br />
<br />
Tỷ lệ phôi sống<br />
<br />
132/132 (100%)<br />
Phôi tốt: 95 phôi (71,97%)<br />
<br />
Chất lượng phôi<br />
<br />
Phôi trung bình: 37 phôi<br />
(28,03%)<br />
<br />
132 phôi sau rã đông có tỷ lệ phôi sống<br />
100%, trong đó phôi tốt 95 (71,97%), phôi<br />
trung bình 37 (28,03%).<br />
Bảng 4: Kết quả lâm sàng của 66 BN<br />
chuyển phôi đông lạnh lần 1.<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Chu kỳ chuyển phôi<br />
đông lạnh<br />
(n = 66 )<br />
<br />
Số phôi chuyển<br />
<br />
2 phôi<br />
<br />
Tỷ lệ phôi làm tổ<br />
<br />
18/132 (13,63%)<br />
<br />
Tỷ lệ thai sinh hoá<br />
<br />
27/66 (40,9%)<br />
<br />
Tỷ lệ thai lâm sàng<br />
<br />
24/66 (36,36%)<br />
<br />
Tỷ lệ đơn và đa thai<br />
<br />
1 thai: 21 (87,5%)<br />
2 thai: 3 (12,5%)<br />
<br />
Tỷ lệ thai diễn tiến<br />
<br />
23/66 (34,84%)<br />
<br />
Tỷ lệ thai sinh sống<br />
<br />
23/66 (34,84%)<br />
<br />
66 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh chỉ<br />
chuyển 2 phôi cho tỷ lệ thai lâm sàng<br />
36,36%; trong 24 trường hợp có thai,<br />
21 ca thai đơn và 3 ca 2 thai. Tỷ lệ thai<br />
sinh sống 23 ca (34,84%).<br />
<br />
Bảng 5: Kết quả tỷ lệ có thai cộng dồn<br />
của chu kỳ chuyển phôi tươi và chu kỳ<br />
chuyển phôi đông lạnh.<br />
Kết quả có thai cộng<br />
dồn<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Tỷ lệ thai lâm sàng<br />
Tỷ lệ đơn và đa thai<br />
<br />
59/100 (59%)<br />
1 thai: 54 (91,53%)<br />
2 thai: 5 (8,47%)<br />
<br />
Tỷ lệ thai diễn tiến<br />
<br />
57/100 (57%)<br />
<br />
Tỷ lệ thai sinh sống<br />
<br />
56/100 (56%)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Sự ra đời các thuốc kích thích trứng và<br />
phương pháp TTTON làm tăng đáng kể<br />
đa thai, một phụ nữ được điều trị TTTON<br />
có cơ hội đa thai cao gấp 10 lần so với đa<br />
thai tự nhiên. Đa thai trong TTTON chiếm<br />
20 - 25%. Do vậy, từ 2008 Hiệp hội Y học<br />
Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) nỗ lực giảm<br />
nguy cơ đa thai bằng cách giảm số phôi<br />
chuyển dựa trên ngày chuyển phôi, tuổi,<br />
phân loại chẩn đoán như: phụ nữ < 35 tuổi,<br />
tiên lượng chẩn đoán tốt chỉ chuyển từ<br />
1 - 2 phôi ngày 3 hoặc 1 phôi nang ngày<br />
5 hoặc 6, chỉ phụ nữ > 40 tuổi mới được<br />
chuyển 5 phôi ngày 3 hoặc 3 phôi nang<br />
ngày 5 [2]. Ouhilal và CS (2012) so sánh<br />
giữa hai nhóm chuyển 1 phôi và 2 phôi ở<br />
phụ nữ < 35 tuổi, tỷ lệ thai lâm sàng<br />
tương đương nhau (41,2% và 46,6%),<br />
nhưng nhóm chuyển 1 phôi có tỷ lệ đa<br />
thai (1,6%) giảm đáng kể so với nhóm<br />
chuyển 2 phôi (41%) [6]. Một nghiên cứu<br />
khác của Leniaud L và CS (2008) so sánh<br />
giữa hai nhóm chuyển 1 phôi và 2 phôi<br />
nuôi cấy ngày 2 hoặc 3 của BN < 37 tuổi,<br />
kết quả cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng của<br />
hai nhóm không có sự khác biệt (43,9%<br />
và 57,5%) với p = 0,07; tuy nhiên tỷ lệ<br />
69<br />
<br />