Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất
lượt xem 4
download
Bài viết Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất tập trung vào việc phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Phạm vi nghiên cứu của bài viết xem xét hiệu quả hoạt động một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (NHTM) có thực hiện sáp nhập, hợp nhất trong giai đoạn 2010-2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau sáp nhập, hợp nhất
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 99 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM SAU SÁP NHẬP, HỢP NHẤT Vương Thị Minh Đức Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt Bài viết tập trung vào việc phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Phạm vi nghiên cứu của bài viết xem xét hiệu quả hoạt động một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (NHTM) có thực hiện sáp nhập, hợp nhất trong giai đoạn 2010-2020. Sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA, tác giả phân tích thực tế hiệu quả hoạt động của một số NHTM Việt Nam sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM trong giai đoạn 2011-2020. Từ khóa: hiệu quả hoạt động, sáp nhập hợp nhất, ngân hàng thương mại. OPERATIONAL EFFICIENCY OF VIETNAMESE JOINT STOCK COMMERCIAL BANKS AFTER MERGERS AND ACQUISITIONS Abstract The article focuses on analyzing the performance of Vietnamese joint stock commercial banks after mergers and consolidations. The scope of this article examines the performance of a number of Vietnamese joint stock commercial banks that have merged and consolidated in the period of 2010 -2020. Using the DEA data envelopment analysis method, the author analyzes the actual performance of a number of Vietnamese commercial banks after the merger and consolidation. The data used in the study are secondary data collected from the financial statements of commercial banks in the period of 2011-2020. Keywords: operational efficiency, mergers and acquisitions, commercial banks. 1. Đặt vấn đề Hoạt động sáp nhập, hợp nhất (M&A) xuất hiện từ năm 1997 và thị trường cho hoạt động này phát triển kể từ năm 2006, khi mà Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực và đi vào đời sống. Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (NH), hoạt động M&A đóng vai trò hết sức quan trọng. hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng đã có sự biến đổi mạnh mẽ trong hoạt động với sự gia tăng về quy mô, chất lượng tài sản, năng lực cạnh tranh. Giai đoạn 2011-2020, nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã tiến hành sáp nhập, hợp nhất trong đó một số ngân hàng nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu, tiềm ẩn rủi ro đã được sáp nhập vào các ngân hàng có quy mô và tiềm lực tài chính lớn hơn; trong khi đó cũng có nhiều thương vụ, các ngân hàng thương mại thực hiện M&A nhằm tăng
- 100 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán cường sức mạnh về tài chính, nhân sự, hệ thống mạng lưới… Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào sau khi thực hiện hoạt động M&A cũng đạt được hiệu quả như mong muốn, trong khi một số ngân hàng thương mại có sự tăng trưởng mạnh thì cũng có những ngân hàng phải đối diện với hàng loạt các khó khăn sau M&A như các vấn đề về văn hóa quản trị điều hành, xử lý nợ xấu, bộ máy hoạt động, hiệu quả hoạt động... Trong bài nghiên cứu, tác giả phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại thực hiện sáp nhập, hợp nhất trong giai đoạn 2011-2020 sau khi thực hiện M&A và đưa ra một số khuyến nghị. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết 2.1. Tổng quan nghiên cứu Hoạt động M&A đã được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Các vấn đề cơ bản về hoạt động M&A được một số các nhà nghiên cứu đề cập tới như: Stevens, K.L (1973) xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định thưc hiện mua bán sáp nhập; Galpin và Herndon (1999) đưa ra những nội dung hướng dẫn hoàn chỉnh về hợp nhất và sáp nhập; Dymski (2002) xem xét lại nguyên nhân và tác động của làn sóng sáp nhập NH toàn cầu, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển; Walter (2004) nghiên cứu một cách rõ ràng và trực quan cũng như toàn diện về sáp nhập và mua lại trong ngành dịch vụ tài chính; Frankel (2005) tập trung vào việc phân tích nội dung hoạt động mua bán sáp nhập căn bản. Trong lĩnh vực ngân hàng, Mylonakis (2006) tập trung phân tích tác động của hoạt động M&A đối với nguồn nhân lực NH, nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các nhân viên ngân hàng coi M&A là mối đe dọa với công việc của họ, tuy nhiên hoạt động M&A giúp cho việc phân bổ nhân viên hiệu quả hơn, các ngân hàng lớn của Hy Lạp đã chọn phát triển thông qua M&A; Benson & Fole (2012) nghiên cứu những tác động đến thương hiệu khi sáp nhập các NH. Berger & Humphrey (1997) đưa ra những đánh giá và tổng kết của hơn 130 nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính. Adnan Kasman (2002) nghiên cứu hiệu quả của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trên các yêu tố hiệu quả chi phí, tính kinh tế nhờ quy mô và tiến bộ công nghệ, nghiên cứu sử dụng hàm chi phí linh hoạt Fourier với ba đầu vào và ba đầu ra để điều tra hiệu quả chi phí, quy mô kinh tế và tiến bộ công nghệ trong hệ thống ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn 1988-1998 hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ có sự hoạt động kém hiệu quả, mặc dù điều này đã được cải thiện hành năm nhưng trong giai đoạn tự do hóa tài chính, các NHTM ở Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động kém hiệu quả hơn so với các đối tác ở Hoa Kỳ và châu Âu. Hefferman & Xiaoqing Fu (2005) đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Trung Quốc thông qua mô hình hồi quy 2 bước để xác định ảnh hưởng của một số biến số quan trọng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn 1985-2002, kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM Trung Quốc hoạt động với hiệu quả ở mức 50-60%, ngoài ra các NHTM mang yếu tố nhà nước hoạt động không hiệu quả như các NHTM cổ phần. Chen (2005) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đế hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ở Đài Loan thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á. Thông qua mô hình DEA tác giả đánh giá sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật và nhân tố năng suất tổng hợp, sử dụng mô hình
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 101 hồi quy để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng với các yếu tố được đưa vào mô hình gồm loại hình sở hữu, quy mô, ROE, ROA. Tại Việt Nam, Trần Ái Phương (2008) xem xét những vấn đề cơ bản về mua bán sáp nhập NH và xem xét động cơ xu hướng hình thành tập đoàn tài chính. Phạm Đức Nguyện (2008) xem hoạt động mua bán sáp nhập như động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM. Nguyễn Thị Minh Huyền (2009) phân tích về lý luận và thực tiễn vấn đề về tài chính trong sáp nhập các doanh nghiệp nói chung. Phan Diên Vỹ (2013) đã nghiên cứu những tác động của sáp nhập, hợp nhất và mua bán NHTM cổ phần đem lại lợi ích như hiệu quả kinh tế do quy mô, do phạm vi kinh doanh, lợi ích có được từ hiệu ứng kế toán và hiệu ứng quản lý; những tác động đem lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội. Nguyễn Thị Diệu Chi (2013) làm rõ những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính NH, qua việc nghiên cứu, đánh giá số liệu thứ cấp về thực trạng số lượng, giá trị và chất lượng của các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính NH Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013, luận án thấy được có sự tác động tích cực của hoạt động M&A tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tài chính sau M&A. Đồng thời, với việc đánh giá mô hình Probit qua các số liệu tài chính của 22 tổ chức tài chính NH Việt Nam với biến phụ thuộc là xác suất doanh nghiệp sẽ thực hiện M&A, và 7 biến độc lập là vốn chủ sở hữu, doanh thu, tài sản, lợi nhuận, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, nợ xấu, và tổng dư nợ, luận án cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa vốn chủ sở hữu, doanh thu, tài sản, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, nợ xấu với xác suất, khả năng doanh nghiệp tài chính NH sẽ thực hiện M&A trong tương lai và mối quan hệ ngược chiều giữa xác suất DN sẽ thực hiện M&A với tình hình lợi nhuận và dư nợ hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó, luận án chứng minh được việc phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính NH Việt Nam là cần thiết. Nguyễn Quang Minh (2016) sử dụng mô hình định lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam sau M&A, thời gian nghiên cứu đến năm 2014. Trong mô hình định lượng tác giả có sử dụng phương pháp DEA, chỉ số Malmquist để xác định mức thay đổi hiệu suất tổng hợp ở hai thời điểm khác nhau t và t+1 của hai NHTM có thực hiện M&A là SHB và HD Bank, luận án đã chứng minh NHTM Việt Nam trong và ngay sau thời gian M&A thường chịu sự sụt giảm lớn về hiệu quả hoạt động kinh doanh, biểu hiện rõ ràng nhất qua chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu. NH sau M&A một thời gian thường đạt được xu hướng hiệu quả hoạt động kinh doanh tích cực. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sau M&A gồm nhân tố vốn và các quỹ/tổng tài sản, dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ NIM, thời gian sau M&A, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt. 2.2. Cơ sở lý thuyết Theo quan điểm Mishkin (2001) thì NHTM là định chế trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác. Peter S.Rose (2004) cho rằng ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất bao gồm tín dụng, tiết kiệm, các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính khác. WTO trong Hiệp định chung về thương mại (GATS)
- 102 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán xem dịch vụ ngân hàng thuộc nhóm dịch vụ tài chính trong đó bao gồm dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tài chính khác. Sáp nhập, hợp nhất theo quan điểm của David L.Scott (2003) là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty trong đó có tài sản và trách nhiệm pháp lý của (những) công ty được công ty khác tiếp nhận; mua lại tài sản như máy móc một bộ phận, hay thậm chí toàn bộ công ty. Ở Việt Nam, theo Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng thì: Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số TCTD (sau đây gọi là TCTD bị sáp nhập) sáp nhập vào một TCTD khác (sau đây gọi là TCTD nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang TCTD nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của TCTD bị sáp nhập; Hợp nhất TCTD là hình thức hai hoặc một số TCTD hợp nhất thành một TCTD mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang TCTD hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các TCTD bị hợp nhất. Hoạt động sáp nhập, hợp nhất NHTM có thể mang lại những tác động tích cực như góp phần củng cố sự phát triển bền vững của thị trường tài chính, là biện pháp quan trọng trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động của NHTM. Tuy nhiên việc thực hiện M&A các NHTM cũng có những ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi của các cổ đông thiểu số, nguy cơ xung đột lợi ích của các cổ đông lớn, thách thức về văn hóa doanh nghiệp, xu hướng chuyển dịch nguồn nhân sư. (Hồ Tuấn Vũ. 2011) Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo cách hiểu thông thường phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực đã có để đạt được kết quả cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Theo quan điểm của Antonio, Ludger và Vito (2006) thì hiệu quả là sự chênh lệch giữa yếu tố đầu vào và đầu ra hay nói cách khác là chênh lệch giữa lợi nhuận và chi phí, với cùng yếu tố đầu vào hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn được đánh giá là có hiệu quả hơn. Về cách tiếp cận hiệu quả của các ngân hàng thương mại, theo Hughes & Mester (2008) có 2 cách tiếp cận đó là cách tiếp cận cấu trúc và phi cấu trúc: Cách tiếp cận phi cấu trúc so sánh hiệu suất giữa các ngân hàng và xem xét mối quan hệ của hiệu suất với các chiến lược đầu tư và các yếu tố khác nhau như là đặc điểm của quản trị, các chỉ số tài chính ROE, ROA, ROS... Cách tiếp cận cấu trúc dựa trên tính kinh tế của việc giảm thiểu chi phí hoặc tối đa hóa lợi nhuận, trong đó phương trình hiệu suất biểu thị hàm chi phí hoặc hàm lợi nhuận. Cách tiếp cận cấu trúc gồm có: Cách tiếp cận tham số với 3 phương pháp đó là SFA (phương pháp biên ngẫu nhiên), TFA (Thick Frontier Approach - phương pháp tiếp cận biên giới dày), DFA (Distribution Free Approach- phương pháp tiếp cận phân phối tự do); Cách tiếp cận phi tham số với 2 phương pháp là DEA (phương pháp phân tích bao dữ liệu), phương phán FDH (phương pháp xử lý yếu tố tự do Hull). Phương pháp phân tích đường bao dữ liệu DEA có thể áp dụng với nhiều lĩnh vực khác nhau, lợi thế của phương pháp này không đòi hỏi xác định hàm với biên hiệu quả và có thể xác định được hiệu quả tương đối của các đơn vị hoạt động trong một hệ thống phức tạp với nhiều mối quan hệ giữa các đầu vào đầu ra không
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 103 xác định (Nguyễn Thị Hà Thanh, Lê Hoàng Việt, 2018). Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, nhiều mối quan hệ các yếu tố đầu vào, đầu ra, do vậy trong nghiên cứu này tác giả sử dụng cách tiếp cận phi cấu trúc và sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả của các NHTM cổ phần ở Việt Nam đã thực hiện M&A. 3. Phương pháp nghiên cứu Mô tả mẫu Quá trình tái cấu trúc hệ thống NH Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn được bắt đầu từ cuối năm 2011. Giai đoạn đầu tiên thực hiện tái cấu trúc một số NH có nguy cơ khủng hoảng về mặt thanh khoản, khắc phục thiếu hụt thanh khoản của toàn hệ thống. Giai đoạn 2 được tiến hành đầu năm 2012 với nội dung chấn chỉnh thị trường tiền tệ liên NH, thị trường tín dụng, đặc biệt NHNN đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống cũng như từng nhóm TCTD, đưa ra các chỉ thị về việc cơ cấu lại nợ, xây dựng các chương trình hiện đại hóa các TCTD. Giai đoạn 3 là giai đoạn tái cấu trúc tổ chức và hoạt động, tái cấu trúc lại hệ thống quản trị rủi ro, xây dựng các dự thảo áp dụng các chuẩn mực quốc tế về kế toán và báo cáo tài sản. Trong giai đoạn tái cấu trúc nhiều thương vụ M&A đã được thực hiện, trong đó nổi bật là các thương vụ: Bảng 1. Các thương vụ sáp nhập, hợp nhất ngân hàng điển hình ở Việt Nam Tên viết tắt Tên NH sau M&A NH tham gia Năm SCB NHTM CP Sài Gòn NHTMCP Đệ Nhất –Ficombank 2011 NHTM CP Việt Nam Tín Nghĩa NHTMCP Sài Gòn LPB NHTM CP Liên Việt Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện VNPT 2011 NHTMCP Liên Việt SHB NHTM CP Sài Gòn Hà NHTMCP Nhà Hà Nội 2011 Nội NHTMCP Sài Gòn Hà Nội HDB NHTM CP Phát triển TP NHTMCP Đại Á 2013 Hồ Chí Minh NHTMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Công ty tài chính Việt Societe Generale- SGVF BIDV NHTM CP Đầu tư và NH TMCP Phát triển Nhà đồng bằng sông 2015 phát triển Việt Nam Cửu Long NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam STB NHTM CP Sài Gòn NHTMCP Phương Nam 2015 thương tín NH TMCP Sài Gòn thương tín MSB NHTM CP Hàng Hải NH Phát triển Mê Kông 2015 NH TMCP Hàng hải Việt Nam Nguồn: Tổng hợp của tác giả Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán công bố trên website giai đoạn 2011-2020 của 7 NHTM trên đã thực hiện sáp nhập, hợp nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM này sau khi thực hiện M&A thay đổi như thế nào.
- 104 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Lựa chọn các biến đầu vào, đầu ra DEA là một công cụ để đánh giá hiệu quả của mỗi đơn vị tạo quyết định (DMUs). DEA cho phép áp dụng với các kích thước mẫu linh hoạt. Phương pháp DEA xác định độ đo hiệu quả chung, hiệu quả kỹ thuật cố định (crste), hiệu quả kỹ thuật biến đổi (vrste), hiệu quả quy mô (scale). Trong mô hình DEA, VRS được chia nhỏ thành hiệu quả giảm theo quy mô (DRS) và hiệu quả tăng theo quy mô (IRS). Coelli và các cộng sự (2005) thiết lập mô hình DEA với mô hình ở dạng cơ bản như sau: giả sử ta có dữ liệu của N đơn vị được đánh giá, mỗi đơn vị sử dụng X đầu vào và Y đầu ra, với công ty thứ i, dữ liệu đầu vào được thể hiện bằng véc tơ cột xi và đầu ra được thể hiện bằng véc tơ cột yi. Số liệu đầu vào đầu ra của các đơn vị được đánh giá được thể hiện bằng ma trận X (X hàng, N cột) và ma trận Y (Y hàng, N cột). Với mỗi đơn vị được xem xét, phương pháp DEA sẽ đo tỷ lệ của tổng số lượng các đầu ra trên cơ sở các yếu tố đầu vào được sử dụng. Trong các bài toán DEA định hướng đầu ra, hiệu quả được đánh giá trong khoảng 0 đến 1. Qua đó nếu hiệu quả kỹ thuật bằng 1 thì đối tượng nghiên cứu đạt hiệu quả tối ưu. Chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp (TPF)- chỉ số Malmquist phản ánh sự thay đổi các yếu tố hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ, hiệu quả thuần, hiệu quả quy mô và năng suất nhân tố tổng hợp. Để đánh giá hiệu quả của các NHTM thực hiện M&A tác giả lựa chọn bộ số liệu bao gồm các yếu tố đầu vào và đầu ra được trích dẫn từ các báo cáo tài chính của 7 NHTM đã được lựa chọn giai đoạn 2011-2020. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm DEAP 2.1. NHTM là ngành dịch vụ có nhiều đầu vào, nhiều đầu ra, hiện nay chưa có lý thuyết hoàn chỉnh về đầu vào, đầu ra của NHTM. Việc lựa chọn các yếu tố đầu vào đầu ra theo tổng kết của Nguyễn Việt Hùng (2008) có nhiều cách tiếp cận khác nhau: Cách tiếp cận sản xuất, cách tiếp cận trung gian, cách tiếp cận tài sản, cách tiếp cận giá trị gia tăng, cách tiếp cận chi phí. Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng cách tiếp cận trung gian, trong điều kiện các NH thực hiện M&A, tác giả lựa chọn các yếu tố đầu vào là: Tiền gửi khách hàng, chi phí trả lương, tài sản cố định. Yếu tố đầu ra là thu nhập từ lãi, thu nhập ngoài lãi. Bảng 2: Các biến đầu vào, đầu ra Tên biến Ký hiệu Biến đầu vào Tiền gửi khách hàng I2 Ji-Li Hu, Chiang-Ping Chen và Yi-Yuan Su (2006), Olson and Zoubi (2011), Tser-yieth Chen (2005), Nguyễn Việt Hùng (2008), Nguyễn Quý Phúc Thạnh (2019) Chi phí lương nhân viên I3 Ferrier&Lovel (1990), Kwan &Eisenbeis (1996), evdet A. Denizer and Mustafa Dinc
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 105 (2000), Hassan, M. Kabir (2004), Nguyễn Việt Hùng (2008), Nguyễn Quý Phúc Thạnh (2019) Tài sản cố định ròng I4 Ji-Li Hu, Chiang-Ping Chen và Yi-Yuan Su (2006) Nguyễn Việt Hùng (2008), Nguyễn Quý Phúc Thạnh (2019) Biến đầu ra Thu nhập lãi O1 Cevdet A. Denizer Thu nhập ngoài lãi O2 and Mustafa Dinc (2000), Matthews, C. and Tripe, D (2002), Richard S. Barr, Kory A. Killgo, and Thomas F. Siems (1999), Thomas, F Siems. and Richard, S Barr (1998), Nguyễn Việt Hùng (2008), Nguyễn Quý Phúc Thạnh (2019) Nguồn: Tổng hợp của tác giả 4. Kết quả và thảo luận Sau khi lựa chọn các biến đầu vào, đầu ra, dựa trên cách tiếp cận phi tham số và chạy trên phần mềm DEAP 2.1 để thực hiện các ước lượng đánh giá hiệu quả kỹ thuật biến đổi và thông qua phân tích chỉ số Malmquist để đánh giá sự thay đổi hiệu suất tổng hợp. Bảng 3: Thống kê hiệu quả kỹ thuật biến đổi theo quy mô Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 SCB 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 LPB 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 0.895 SHB 1.000 0.485 0.769 0.718 0.753 0.911 1.000 1.000 1.000 1.000 HDB 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 BIDV 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 STB 1.000 1.000 1.000 1.000 0.781 0.754 0.764 0.789 0.758 0.813 MSB 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 Giá trị trung 1.000 0.926 0.967 0.960 0.933 0.952 0.966 0.970 0.965 0.958 bình Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu qua phần mềm DEAP 2.1 Dựa trên kết quả đo lường hiệu quả kỹ thuật của các NHTM cổ phần đã thực hiện M&A thì có thể thấy hiệu quả bình quân của NHTM này duy trì ở mức tương đối tốt. Trong đó một số NHTM duy trì được mức hiệu quả kỹ thuật ổn định như SCB, HDB, BIDV, MSB. Một số NHTM như SHB khi thực hiện M&A vào năm 2012, STB thực hiện M&A vào năm 2015 thì có hiệu quả kỹ thuật chung có xu hướng giảm vào những năm ngay sau khi thực hiện
- 106 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán M&A, nhưng những năm sau đó đã dần hoạt động ổn định trở lại như SHB từ 2017 đến nay đạt được mức hiệu quả kỹ thuật ở mức tối ưu so với các NHTM khác trong nhóm. NHTM Sacombank (STB) trước khi thực hiện M&A vào năm 2015 có hiệu quả kỹ thuật cao so với các NH khác, tuy nhiên từ sau khi thực hiện M&A, hiệu quả kỹ thuật của NH này có xu hướng giảm, chỉ đạt ở mức trên 70% và năm 2020 đạt mức 81,3%. Bằng việc sử dụng phân tích Malmquist, tác giả thực hiện đánh giá chỉ số TFP của nhóm các NHTM đã thực hiện M&A. Chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) Malmquist đo lường sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp qua từng thời kỳ. TFP được hiểu là tỷ số giữa tổng sản lượng sản xuất trên số lượng đầu vào đã sử dụng. Thông qua kỹ thuật ước lượng Malmquist, tác giả đánh giá sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật (effch), thay đổi hiệu quả công nghệ (techch), thay đổi hiệu quả thuần (pech), thay đổi hiệu quả quy mô (sech), thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp (tfpch). Bảng 4: Kết quả ước lượng chỉ số Malmquist Năm effch techch pech sech tfpch 2011-2012 0.887 0.960 0.910 0.974 0.851 SCB 1.000 1.154 1.000 1.000 1.154 LPB 1.000 0.839 1.000 1.000 0.839 SHB 0.461 0.890 0.517 0.891 0.410 HDB 1.000 0.791 1.000 1.000 0.791 BIDV 1.000 0.920 1.000 1.000 0.920 STB 1.000 0.738 1.000 1.000 0.738 MSB 0.933 0.872 1.000 0.933 0.814 2012-2013 1.054 0.719 1.059 0.995 0.758 SCB 1.000 0.527 1.000 1.000 0.527 LPB 1.000 0.781 1.000 1.000 0.781 SHB 1.668 0.689 1.494 1.116 1.150 HDB 0.808 0.598 1.000 0.808 0.483 BIDV 1.000 0.949 1.000 1.000 0.949 STB 1.000 0.863 1.000 1.000 0.863 MSB 1.071 0.716 1.000 1.071 0.767 2013-2014 0.993 0.987 0.997 0.995 0.980 SCB 1.000 0.941 1.000 1.000 0.941 LPB 0.821 0.921 1.000 0.821 0.756 SHB 0.935 0.921 0.982 0.952 0.862 HDB 1.238 1.274 1.000 1.238 1.577 BIDV 1.000 0.916 1.000 1.000 0.916 STB 1.000 0.815 1.000 1.000 0.815 MSB 1.000 1.202 1.000 1.000 1.202 2014-2015 0.990 1.023 0.972 1.019 1.013 SCB 1.000 1.181 1.000 1.000 1.181 LPB 1.199 0.999 1.000 1.199 1.198
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 107 SHB 1.048 0.993 1.021 1.026 1.041 HDB 1.000 1.176 1.000 1.000 1.176 BIDV 1.000 0.896 1.000 1.000 0.896 STB 0.743 0.907 0.800 0.928 0.674 MSB 1.000 1.045 1.000 1.000 1.045 2015-2016 1.019 0.896 1.004 1.014 0.912 SCB 1.000 0.752 1.000 1.000 0.752 LPB 1.016 1.080 1.000 1.016 1.098 SHB 1.207 0.854 1.180 1.023 1.031 HDB 1.000 1.147 1.000 1.000 1.147 BIDV 1.000 1.013 1.000 1.000 1.013 STB 0.930 0.833 0.874 1.064 0.774 MSB 1.000 0.689 1.000 1.000 0.689 2016-2017 1.018 0.907 1.019 0.999 0.924 SCB 1.000 0.695 1.000 1.000 0.695 LPB 1.000 1.036 1.000 1.000 1.036 SHB 1.103 0.960 1.093 1.009 1.058 HDB 1.000 0.953 1.000 1.000 0.953 BIDV 1.000 0.839 1.000 1.000 0.839 STB 1.025 0.884 1.043 0.983 0.906 MSB 1.000 1.038 1.000 1.000 1.038 2017-2018 0.998 1.130 1.005 0.994 1.128 SCB 1.000 1.117 1.000 1.000 1.117 LPB 1.000 1.049 1.000 1.000 1.049 SHB 1.000 1.080 1.000 1.000 1.080 HDB 1.000 1.082 1.000 1.000 1.082 BIDV 1.000 1.037 1.000 1.000 1.037 STB 0.987 1.086 1.033 0.956 1.072 MSB 1.000 1.531 1.000 1.000 1.072 2018-2019 0.985 1.098 0.990 0.995 1.081 SCB 1.000 1.129 1.000 1.000 1.129 LPB 0.946 1.056 1.000 0.946 0.999 SHB 1.000 1.052 1.000 1.000 1.052 HDB 1.000 1.373 1.000 1.000 1.373 BIDV 1.000 1.020 1.000 1.000 1.020 STB 0.949 1.037 0.932 1.018 0.984 MSB 1.000 1.054 1.000 1.000 1.054 2019-2020 0.992 1.020 1.001 0.991 1.013 SCB 1.000 1.029 1.000 1.000 1.029 LPB 0.933 0.974 0.931 1.002 0.909 SHB 1.000 1.029 1.000 1.000 1.029 HDB 1.000 0.978 1.000 1.000 0.978
- 108 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán BIDV 0.939 0.954 1.000 0.939 0.896 STB 1.082 0.983 1.082 0.999 1.063 MSB 1.000 1.217 1.000 1.000 1.217 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu qua phần mềm DEAP 2.1 Bảng kết quả phân tích cho thấy sự thay đổi của năng suất nhân tố tổng hợp của nhóm các NHTM đã thực hiện M&A trong giai đoạn 2011-2020 có sự thay đổi lớn. Giai đoạn 2011- 2012, hệ thống NHTM Việt Nam thực hiện quá trình tái cơ cấu, hiệu quả hoạt động của các NHTM trong nhóm nghiên cứu có xu hướng giảm ở mức thấp dưới 1, đặc biệt khó khăn với những NHTM thực hiện M&A như NHTM Sài Gòn- Hà Nội sau khi sáp nhập với Habubank đã phải đối diện với hàng loạt khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu còn tồn đọng. Hệ số hiệu quả tổng hợp của nhóm NHTM đã thực hiện M&A trong giai đoạn 2011-2020 có sự cải thiện trong những năm gần đây đặc biệt trong các giai đoạn 2014-2015 (1.013), 2017-2018 (1.128), 2018-2019 (1.081), 2019-2020 (1.013). Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do sự thay đổi của tiến bộ công nghệ, thay đổi hiệu quả thuần và hiệu quả quy mô qua các năm. Các NHTM sau khi thực hiện M&A đã có những thay đổi đáng kể về vốn, quy mô tài sản, nhân sự cũng như mạng lưới hoạt động, hệ thống khách hàng…tất cả những yếu tố này đều có những tác động nhất định đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Đối với cụ thể từng NH: NH SCB, sau khi thực hiện M&A vào năm 2011, về quy mô hoạt động, cơ cấu vốn, lao động đã đạt sự thay đổi lớn trong giai đoạn 2011-2012 và duy trì được sự ổn định ở những năm gần đây. BIDV có hệ số hiệu suất tổng hợp cao sau khi thực hiện M&A đây là những NH có quy mô vốn và tài sản lớn, đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế nên trước và sau thực hiện M&A vẫn duy trì được hiệu quả kỹ thuật ở mức cao, tuy nhiên kết quả phân tích chỉ số Malmquist cho thấy giai đoạn 2019- 2020 hiệu quả tổng hợp của BIDV có xu hướng giảm trong đó giảm mạnh nhất là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô. LienViet Post Bank cũng là NHTM duy trì được hiệu quả cao sau M&A nhưng giai đoạn 2019-2020, chỉ số hiệu quả của NH này giảm xuống dưới 1 do giảm hiệu quả công nghê, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả thuần. Đối với trường hợp HD Bank, MSB đây là một NHTM hoạt động khá hiệu quả, không gặp khó khăn quá nhiều trong thanh khoản hay nợ xấu - những vấn đề thường trực chung của hệ thống NH khi thực hiện với NHTMCP Đại Á-NHTM CP có xuất xứ là NHTM CP nông thôn được chuyển đổi NHTM CP thành thị đã tận dụng những thế mạnh hiện có của 2 NHTM để nâng cao hiệu quả trong hoạt động. Năm 2013 khi NHTM này thực hiện M&A, hiệu quả kỹ thuật của NHTM này có sự sụt giảm nhưng ngay ở năm sau đó, HD Bank đã đạt được đà tăng trưởng ấn tượng. HD Bank và MSB cũng duy trì được mức độ tăng trưởng khá tốt trong những năm gần đây, tạo đà cho sự phát triển bền vững. Như vậy xét tình hình chung trong nhóm NHTM được nghiên cứu thì phần lớn các NHTM trong giai đoạn 2014 trở về trước đạt hiệu quả tổng hợp ở mức tương đối thấp, nguyên nhân là do một số khó khăn chung của nền kinh tế, bên cạnh đó những khó khăn trong xử lý những vấn đề hậu sáp nhập đặc biệt là vấn đề nợ xấu cũng khiến cho các NHTM giảm hiệu
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 109 quả hoạt động. Giai đoạn 2015 trở lại đây, quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã đạt được những kết quả khả quan, việc lành mạnh hóa hoạt động của các NHTM cùng với việc xử lý nợ xấu, tăng cường công tác quản trị rủi ro đã khiến cho hiệu quả hoạt động của các NHTM được cải thiện rất nhiều, đặc biệt là những NHTM cổ phần năng động đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn cả một số NHTM cổ phần mà nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Bên cạnh đó, ở các yếu tố đầu vào chi phí về lương của các NHTM cổ phần thấp hơn so với các NHTM nhà nước giữ cổ phần chi phối cũng khiến cho hiệu quả của các NHTM cổ phần được xem xét trong nhóm các NHTM này có xu hướng cao hơn. 5. Kết luận Từ việc phân tích hiệu quả hoạt quả hoạt động của các NHTM sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, có thể thấy rằng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào việc cân đối giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra. Có những NHTM sau sáp nhập có quy mô lớn hơn nhưng hiệu quả tổng hợp không những không tăng lại có xu hướng giảm. Do vậy việc sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có, cắt giảm những chi phí đầu vào, tập trung hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ theo chiều sâu là bài toán mà nhiều NHTM sau khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất cần giải quyết. Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chú trọng quản lý rủi ro là những yếu tố quan trọng để các NHTM phát triển bền vững thời kỳ hậu M&A. Quyết định 986/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã chỉ rõ mục tiêu phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng “các tổ chức tín dụng trong nước đóng vai trò chủ lực, hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững, cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình, dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế…” Trong thời gian tới, để tăng cường năng lực hoạt động của các NHTM sau khi thực hiện M&A, tác giả cho rằng: Thứ nhất: Hiệu quả hoạt động là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của các ngân hàng, phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực để đảm bảo hiệu quả tối ưu trong đó hiệu quả kỹ thuật là mục tiêu quan trọng để các NHTM nâng cao hiệu quả tổng hợp. Các NHTM cần có sự tính toán, sử dụng đầu vào hợp lý hơn, nhất là trong điều kiện hiện nay trước những thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn tới sự thay đổi trong việc sử dụng các nguồn lực hiện có, các NHTM cần có sự tính toán, đầu tư, nâng cao hiệu quả kỹ thuật, tiết kiệm chi phí đầu vào để đảm bảo tối ưu hóa hiệu quả đầu ra, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với xây dựng các chương trình đào tạo bồi dưỡng thường xuyên. Thứ hai: Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn. Từ việc nghiên cứu các trường hợp NHTM thực hiện M&A cho thấy, ở hầu hết các NHTM thực hiện M&A nhiều trường hợp giảm hiệu quả hoạt động do phải xử lý các vấn đề về bộ máy, nợ xấu. Chính vì thế để đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu các NHTM cần chú trọng nâng cao chất
- 110 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán lượng tín dụng, chú trọng công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ ba: Qua việc nghiên cứu thực tế tại các NHTM đã thực hiện M&A tác giả nhận thấy các NHTM hoạt động lâu năm, các NHTM năng động có nguồn thu đa dạng là những ngân hàng có hiệu quả kỹ thuật cao kể cả trước và sau khi thực hiện M&A. Do vậy trong tình hình điều kiện hiện nay, khi mà cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực NH, xu hướng M&A có thể là xu hướng được nhiều NHTM lựa chọn để nâng cao tiềm lực, vị thế thì việc các NHTM chủ động nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện hiệu quả, chất lượng hoạt động, tích cực nâng cao năng lực về vốn, kỹ thuật là điều cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững hơn trong tương lai./. Tài liệu tham khảo Berger, A.N. and Humphrey (1997), ‘Efficiency of Financial Institutions: International Survey and Directions for Future Research’, European Journal of Operational Research, 98, pp. 175-212. Chen (2005), ‘A measurement of Taiwan's bank efficiency and productivity change during the Asian financial crisis, Department of International Business’, National Dong Hwa University. Denizer and Dinc (2000), ‘Measuring banking efficiency in the Pre- and Post- liberalization environment: evidence from the Turkish banking system’, George Washington University. Hassan & Kabir (2004), ‘The cost, profit and X-efficiency of Islamic Banks’, Department of economics and Finance, University of New Orleans. Hồ Tuấn Vũ (2011), ‘Những lợi ích và hạn chế của thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng’, Tạp chí kiểm toán số 9/2011. Kasman (2002), ‘Cost efficiency, Scale economies, and technological progress in Turkish banking’, Department of Economics, Vanderbilt University, USA. Mishkin, F.S. (2001), ‘The Economics of Money, Banking and Financial Markets’, 6th ed., Addison-Wesley, Reading, MA. Nguyễn Việt Hùng (2006), ‘Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam’, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân. Nguyễn Thị Diệu Thuần và cộng sự (2013), ‘Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2008-2011’, Đề tài nghiên cứu, ĐH Kinh tế quốc dân. Nguyễn Thị Hà Thanh & Lê Hoàng Việt (2018), ‘Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011-2016’, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 103, tháng 5/2018. Peter S. Rose (2004), ‘Quản trị ngân hàng thương mại’ (Bản dịch), NXB Tài chính – Hà Nội
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 111 Scott (2003), ‘Wall Street Words: M&A Ato Z guide to Investment tém for Today’s Investor’, Houghton Mifilin Company Publisher Trịnh Quốc Trung & Nguyễn Văn Sang (2013), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam’, Tạp chí công nghệ ngân hàng số 85/2013. Thân Thị Thu Thủy & Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hiệu hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số 22/2014. Yudistira (2003), ‘Efficiency in Islamic Banking: an Empirical Analysis of 18 Banks’, Department of Economics, Loughborough University.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ứng dụng phương pháp bao dữ liệu DEA vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
7 p | 174 | 14
-
Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
4 p | 119 | 11
-
Ảnh hưởng của dòng tiền tự do đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành thực phẩm
10 p | 97 | 10
-
Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
1 p | 72 | 7
-
Tình hình sức khỏe tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam
18 p | 68 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
14 p | 11 | 6
-
Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 25 | 5
-
Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
11 p | 130 | 5
-
Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
7 p | 65 | 5
-
Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
11 p | 94 | 5
-
Phân tích tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
14 p | 111 | 4
-
Đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
14 p | 7 | 3
-
Ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển và cấu trúc tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chế biến niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 7 | 3
-
Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 59 | 2
-
Tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
4 p | 9 | 1
-
Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
10 p | 42 | 1
-
Tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (2)
9 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam
8 p | 8 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn