Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018<br />
<br />
HIỆU QUẢ TRỒNG XEN SẮN VỚI CÂY HỌ ĐẬU TRÊN ĐẤT GÒ ĐỒI<br />
CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC<br />
Lê Quý Tường1, Lê Quý Tùng2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu trồng xen sắn với cây họ đậu trên đất gò đồi 6 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc từ năm 2013 - 2015<br />
đã xác định được công thức trồng xen sắn với lạc (2 hàng) đạt năng suất sắn tươi trung bình 35,16 tấn/ha, vượt hơn<br />
sắn trồng thuần 16 %; hiệu quả kinh tế đạt lãi thuần 43,65 triệu đồng/ha, vượt sắn trồng thuần 13,99 triệu đồng/ha<br />
và cung cấp lượng chất xanh (thân, lá, rễ) cho đất trung bình 30,48 tấn/ha; Công thức trồng xen sắn với đậu đỗ<br />
(2 hàng) năng suất sắn tươi trung bình 31,86 tấn/ha, vượt sắn trồng thuần 5,15 %; hiệu quả kinh tế đạt lãi thuần<br />
38,387 triệu đồng/ha, vượt sắn trồng thuần 11,70 triệu đồng/ha và cung cấp lượng chất xanh (thân, lá, rễ) trả cho<br />
đất trung bình 17,66 tấn/ha. Trồng xen sắn với cây họ đậu làm tăng năng suất sắn tươi, tăng lãi thuần và có tác dụng<br />
chống xói mòn, cải tạo đất trồng sắn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.<br />
Từ khóa: Trồng xen, sắn, lạc, đậu đỗ<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Cây sắn (Manihot Esculenta Cantz) là cây lương 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
thực, cây nguyên liệu chế biến có vị trí quan trọng<br />
- Giống sắn: KM94.<br />
trên thế giới, được trồng trên 100 quốc gia (Hoàng<br />
Kim, 1995). Ở Việt Nam, từ năm 2012 đến nay, kim - Giống cây trồng xen: Lạc L14, lạc địa phương,<br />
ngạch xuất khẩu sắn hàng năm ổn định trên 1 tỷ USD, đậu tương DT84, đậu đen, đậu xanh ĐX11.<br />
sắn đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn so với một số 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
cây trồng khác (Nguyễn Hữu Hỷ, 2015). Năm 2015,<br />
diện tích trồng sắn đạt 567.900 ha, năng suất trung 2.2.1. Công thức thí nghiệm<br />
bình (TB) 18,91 tấn/ha, sản lượng 10.209.900.000 - Sắn trồng thuần: Giống KM94, khoảng cách<br />
tấn (Tổng cục Thống kê, 2016). Hiện nay cả nước có hàng 1 m, khoảng cách cây 1 m, mật độ 10.000 cây/ha.<br />
trên 100 nhà máy sản xuất tinh bột sắn, trên 400 cơ - Sắn trồng xen: Giống KM94, khoảng cách và<br />
sở chế biến tinh bột sắn thủ công và có 6 nhà máy mật độ như trồng thuần (1 m ˟ 1 m và 10.000 cây/ha),<br />
sản xuất Ethanol (Cục Trồng trọt, 2015). giữa 2 hàng sắn trồng xen lạc hoặc cây đậu (đậu<br />
Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB), tương, đậu xanh, đậu đen).<br />
năm 2015, diện tích sắn 120.280 ha, năng suất TB<br />
Thí nghiệm gồm 3 công thức, được bố trí ở<br />
128,2 tạ/ha, sản lượng 1.549.840 tấn. Các tỉnh có diện<br />
mỗi tỉnh 3 điểm thực nghiệm/năm, mỗi điểm thực<br />
tích sắn lớn: Sơn La (30.500 ha), Yên Bái (16.500 ha),<br />
nghiệm 9 - 10 ha/năm, tổng số điểm thực nghiệm<br />
Hòa Bình (12.500 ha), Lào Cai (9.100 ha), Phú Thọ<br />
tại 6 tỉnh TDMNPB trong 3 năm từ 2013 - 2015 là<br />
(8.600 ha) và Thái Nguyên (3.700 ha) (Tổng cục<br />
Thống kê, 2016). Các giống sắn đang trồng phổ biến 51 điểm.<br />
trong vùng gồm: sắn lá tre, sắn xanh Vĩnh Phúc, 2.2.2. Quy trình kỹ thuật, chỉ tiêu theo dõi<br />
sắn nếp và một số giống sắn chế biến công nghiệp: - Quy trình kỹ thuật áp dụng theo “Quy trình<br />
KM60, KM94 và KM98-7. canh tác sắn bền vững cho các tỉnh phía Bắc” (Cục<br />
Hạn chế đối với sản xuất sắn các tỉnh TDMNPB Trồng trọt, 2010) và “Định mức khuyến nông trồng<br />
là hạn, lũ lụt, sản xuất sắn manh mún, quảng canh, trọt” (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009).<br />
một số giống sắn đang nhiễm sâu bệnh nặng, lẫn tạp,<br />
- Chỉ tiêu theo dõi áp dụng theo “Quy chuẩn<br />
thoái hóa giống, thiếu luân canh, xen canh với cây<br />
quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị<br />
họ đậu, vì thế đã ảnh hưởng đến năng suất và hiệu<br />
sử dụng giống sắn” QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT<br />
quả trồng sắn. Để khắc phục tình trạng này, dưới đây<br />
là kết quả nghiên cứu “Hiệu quả trồng xen sắn với của Bộ Nông nghiệp và PTNT.<br />
cây họ đậu trên đất gò đồi các tỉnh Trung du miền - Tính hiệu quả kinh tế theo phương thức hạch<br />
núi phía Bắc”. toán đầy đủ, tổng thu _ tổng chi = lãi thuần.<br />
<br />
1<br />
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia<br />
2<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
87<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018<br />
<br />
2.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu - Thời gian sinh trưởng: Các công thức trồng xen<br />
Thu thập năng suất sắn củ tươi và cây họ đậu sắn với lạc hoặc đậu đỗ có TGST từ 300 - 303 ngày,<br />
trồng xen theo mẫu, tại mỗi điểm thực nghiệm, mỗi dài hơn công thức sắn trồng thuần từ 2 - 6 ngày.<br />
công thức thí nghiệm lấy mẫu theo đường chéo 3 Nguyên nhân kéo dài TGST của các công thức trồng<br />
điểm sau đó quy đổi ra năng suất tấn/ha. xen sắn: là do thời kỳ cây con đến giai đoạn sinh<br />
Số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình trưởng dinh dưỡng của sắn bề mặt đất đã được phủ<br />
Excel và IRISTAT 5.0. bởi cây lạc hoặc đậu đỗ có tác dụng che tủ bề mặt, giữ<br />
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ẩm đất hạn chế bốc hơi nước bề mặt. Chính sự cộng<br />
- Năm 2013: Từ tháng 2 - 12/2013 tại tỉnh các hưởng của đất ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho vi<br />
tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và sinh vật trong đất hoạt động mạnh, trong đó có vi<br />
Lào Cai; mỗi tỉnh có 3 điểm thí nghiệm. khuẩn nốt sần cố định đạm từ không khí, một phần<br />
- Năm 2014: Từ tháng 2 - 12/2014 tại các tỉnh: tích lũy trong nốt sần, phần khác tiết ra môi trường<br />
Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên xung quanh đất đã tạo ra tiểu môi trường khá thuận<br />
và Lai Cai; mỗi tỉnh có 3 điểm thí nghiệm. lợi cho cây sắn sinh trưởng mạnh, hình thành tán lá<br />
- Năm 2015: Từ tháng 3 - 12/2015 tại các tỉnh: rộng phía trên để che cho cây trồng xen phía dưới và<br />
Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên kích thích cây trồng xen cũng sinh trưởng mạnh mẽ.<br />
và Lào Cai; mỗi tỉnh có 3 điểm thí nghiệm. - Chiều cao cây: Các công thức trồng xen, cây<br />
sắn sắn đều có chiều cao cây cao hơn trồng sắn<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
thuần, trong đó, công thức sắn với lạc có chiều cao<br />
3.1. Ảnh hưởng của trồng xen đến thời gian sinh cây từ 2,6 - 2,9 m, so với công thức sắn với đậu đỗ<br />
trưởng và chiều cao cây sắn hơn từ 0,2 - 0,3 m và so với sắn trồng thuần hơn từ<br />
Kết quả số liệu ở bảng 1 cho thấy: 0,3 - 0,4 m.<br />
<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của công thức trồng xen sắn với lạc hoặc đậu đỗ đến thời gian sinh trưởng<br />
và chiều cao cây sắn trên đất gò đồi tại TDMNPB (2013-2015)<br />
Sơn La Hòa Bình Phú Thọ Vĩnh Phúc Lào Cai<br />
Công thức Cao Cao Cao Cao<br />
xen TGST TGST TGST TGST TGST Cao<br />
cây cây cây cây<br />
(ngày) (ngày) (ngày) (ngày) (ngày) cây (m)<br />
(m) (m) (m) (m)<br />
Sắn với Lạc 303 2,6 302 2,7 301 2,9 300 2,7 303 2,8<br />
Sắn với Đậu đỗ 300 2,4 300 2,5 300 2,6 300 2,5 300 2,6<br />
Sắn thuần 295 2,3 296 2,3 296 2,5 297 2,2 294 2,5<br />
<br />
3.2. Năng suất sắn và cây trồng xen 3 năm từ 2013 - 2015 tại 5 tỉnh TDMNPB từ 30,2 -<br />
42,6 tấn/ha, trung bình 35,16 tấn/ha, vượt hơn sắn<br />
3.2.1. Năng suất sắn củ tươi công thức trồng xen sắn<br />
trồng thuần 16,03%. Công thức xen canh sắn với đậu<br />
với cây họ đậu đỗ, năng suất sắn tươi trung bình 3 năm từ 2013 -<br />
Kết quả bảng 2 và hình 1 cho thấy: Công thức 2015 tại 6 tỉnh TDMNPB từ 28,5 - 34,3 tấn/ha, trung<br />
xen canh sắn với lạc, năng suất sắn tươi trung bình bình 31,86 tấn/ha, vượt hơn sắn trồng thuần 5,15%.<br />
<br />
Bảng 2. Năng suất sắn tươi trồng xen với cây họ đậu tại 6 tỉnh TDMNPB<br />
Năng suất sắn tươi (tấn/ha) Năng suất TB<br />
Công thức<br />
trồng xen Năng suất Vượt hơn sắn<br />
Sơn La Hòa Bình Phú Thọ Vĩnh Phúc Thái Nguyên Lào Cai<br />
TB (tấn/ha) trồng thuần (%)<br />
Sắn với lạc 33,2 30,2 42,6 33,0 36,8 - 35,16 +16,03<br />
Sắn với đậu 31,0 28,5 33,8 31,7 34,3 31,9 31,86 +5,15<br />
Sắn thuần 28,8 27,5 35,6 29,7 31,9 28,3 30,30 -<br />
Ghi chú: Số liệu trung bình 3 năm 2013-2015 của 6 tỉnh TDMNPB.<br />
<br />
88<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Năng suất sắn củ tươi của các công thức trồng xen ở các điểm<br />
<br />
3.3. Năng suất cây họ đậu trồng xen với sắn 0,67 tấn/ha.<br />
Kết quả bảng 3 và hình 2 cho thấy: Năng suất lạc Như vậy, ngoài sản phẩm chính là sắn, trồng xen<br />
củ tươi 3 năm từ 2013 - 2015 từ 1,15 - 1,72 tấn/ha, còn cho thu hoạch sản phẩm phụ là cây trồng xen:<br />
trung bình 1,48 tấn/ha. Năng suất đậu đỗ hạt khô 3 lạc, đậu đỗ với năng suất đáng kể, làm gia tăng hiệu<br />
năm từ 2013 - 2015 từ 0,62 - 0,74 tấn/ha, trung bình quả kinh tế.<br />
<br />
Bảng 3. Năng suất cây họ đậu trồng xen với sắn tại 6 tỉnh TDMNPB (tấn/ha)<br />
Công thức Năng suất TB<br />
Sơn La Hòa Bình Phú Thọ Vĩnh Phúc Thái Nguyên Lào Cai<br />
trồng xen (tấn/ha)<br />
Lạc 1,48 1,15 1,50 1,56 1,72 - 1,48<br />
Đậu đỗ 0,74 0,57 0,62 0,74 0,74 0,63 0,67<br />
Ghi chú: Số liệu trung bình 3 năm 2013 - 2015 của 6 tỉnh TDMNPB.<br />
<br />
3.4. Khối lượng chất xanh của các cây họ đậu trồng suất chất xanh (thân, lá, rễ) đậu đỗ 3 năm từ 2013 -<br />
xen với sắn 2015 từ 15,3 - 20,0 tấn/ha, trung bình 17,66 tấn/ha.<br />
Kết quả bảng 4 và hình 3 cho thấy: Năng suất Đây là khối lượng chất xanh đáng kể trả lại chất hữu<br />
chất xanh (thân, lá, rễ) lạc 3 năm từ 2013 -2015 từ cơ cho đất, tăng độ phì nhiêu và hạn chế xói mòn<br />
29,6 - 31,2 tấn/ha, trung bình 30,48 tấn/ha. Năng đất trồng sắn.<br />
<br />
Bảng 4. Khối lượng chất xanh (thân, lá, rễ) của cây họ đậu trồng xen với sắn tại 6 tỉnh TDMNPB (tấn/ha)<br />
Công thức Năng suất TB<br />
Sơn La Hòa Bình Phú Thọ Vĩnh Phúc Thái Nguyên Lào Cai<br />
trồng xen (tấn/ha)<br />
Lạc 30,8 31,2 30,5 30,3 29,6 - 30,48<br />
Đậu đỗ 17,5 18,5 20,0 15,3 15,8 18,9 17,66<br />
Ghi chú: Số liệu trung bình 3 năm 2013 - 2015 của 6 tỉnh TDMNPB.<br />
<br />
3.5. Hiệu quả kinh tế của trồng xen sắn với cây Phúc (14,825 triệu đồng/ha) và Thái Nguyên (14,65<br />
họ đậu triệu đồng/ha).<br />
Kết quả bảng 5 cho thấy: Trồng xen sắn với lạc Trồng xen sắn với đậu đỗ đạt lãi thuần 28,30 -<br />
50,25 triệu đồng/ha; trung bình đạt 38,387 triệu<br />
đạt lãi thuần từ 34,55 - 56,15 triệu đồng/ha; trung<br />
đồng/ha, vượt sắn trồng thuần 11,70 triệu đồng/ha,<br />
bình đạt 43,65 triệu đồng/ha, vượt sắn trồng thuần trong đó các tỉnh có lãi thuần vượt cao hơn sắn trồng<br />
13,99 triệu đồng/ha, trong đó các tỉnh cho lãi thuần thuần gồm: Phú Thọ (15,90 triệu đồng/ha), Thái<br />
vượt sắn trồng thuần cao gồm: Sơn La (15,633 triệu Nguyên (15,833 triệu đồng/ha)và Vĩnh Phúc (12,40<br />
đồng/ha), Phú Thọ (15,525 triệu đồng/ha), Vĩnh triệu đồng/ha).<br />
<br />
89<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018<br />
<br />
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của trồng xen sắn với cây họ đậu trên đất gò đồi tại các tỉnh TDMNPB từ 2013 - 2015<br />
Năng suất (tấn/ha) Tổng thu Tổng chi Lãi thuần Vượt trồng<br />
Năm/điểm Công thức Cây (Triệu (Triệu (Triệu thuần (triệu<br />
Sắn<br />
trồng xen đồng/ha) đồng/ha) đồng/ha) đồng/ha)<br />
Năm 2013<br />
Sắn + lạc 35,7 1,09 64,450 23,400 41,050 10,750<br />
Sơn La Sắn + đậu đỗ 32,0 0,67 58,050 23,000 35,050 4.750<br />
Sắnthuần 32,0 - 48,000 17,700 30,300 -<br />
Sắn + đậu đỗ 28,5 0,57 51,300 23,000 28,300 7,300<br />
Hòa Bình<br />
Sắn thuần 25,8 - 38,700 17,700 21,000 -<br />
Sắn + đậu đỗ 33,8 0,62 66,200 23,000 43,200 15,900<br />
Phú Thọ<br />
Sắn thuần 30,0 - 45,000 17,700 27,300 -<br />
Sắn + đậu đỗ 30,5 0,74 64,250 23,000 41,250 16,200<br />
Thái Nguyên<br />
Sắn thuần 28,5 - 42,750 17,700 25,050 -<br />
Sắn + đậu đỗ 33,8 0,63 60,150 23,000 37,150 10,150<br />
Lào Cai<br />
Sắn thuần 29,8 - 44,700 17,700 27,000 -<br />
Năm 2014<br />
Sắn + lạc 33,9 0,71 57,950 23,400 34,550 10,550<br />
Sơn La<br />
Sắn thuần 27,8 - 41,700 17,700 24,000 -<br />
Sắn + lạc 30,1 1,47 59,850 23,400 36,450 11,700<br />
Hòa Bình<br />
Sắn thuần 28,3 - 42,450 17,700 24,750 -<br />
Sắn + lạc 43,7 1,40 79,550 23,400 56,150 14,600<br />
Phú Thọ<br />
Sắn thuần 39,5 - 59,250 17,700 41,550 -<br />
Sắn + lạc 33,5 1,95 69,750 23,400 46,350 17,550<br />
Vĩnh Phúc Sắn + đậu đỗ 31,5 0,97 66,650 23,000 43,650 14,850<br />
Sắn thuầ 31,0 - 46,500 17,700 28,800 -<br />
Sắn + lạc 36,1 1,72 71,350 23,400 47,950 17,050<br />
Thái Nguyên Sắn + đậu đỗ 36,5 0,74 73,250 23,000 50,250 19,350<br />
Sắn thuần 32,4 - 48,600 17,700 30,900 -<br />
Sắn + đậu đỗ 32,7 0,57 57,600 23,000 34,600 7,750<br />
Lào Cai<br />
Sắn thuần 29,7 - 44,550 17,700 26,850 -<br />
Năm 2015<br />
Sắn + lạc 30,0 2,65 71,500 23,400 48,100 25,600<br />
Sơn La Sắn + đậu đỗ 30,0 0,8 57,000 23,000 34,000 11,500<br />
Sắn thuần 26,8 - 40,200 17,700 22,500 -<br />
Sắn + lạc 30,3 0,83 53,750 23,400 30,350 5,300<br />
Hòa Bình<br />
Sắn thuần 28,5 - 42,750 17,700 25,050 -<br />
Sắn + lạc 41,6 1,60 78,400 23,400 55,000 16,450<br />
Phú Thọ<br />
Sắn thuần 37,5 - 56,250 17,700 38,550 -<br />
Sắn + lạc 32,5 1,18 60,550 23,400 37,150 12,100<br />
Vĩnh Phúc Sắn + đậu đỗ 32,0 0,50 58,000 23,000 35,000 9,950<br />
Sắn thuần 28,5 - 42,750 17,700 25,050 -<br />
Sắn + lạc 35,5 1,72 70,450 23,400 47,050 12,250<br />
Thái Nguyên Sắn + đậu đỗ 34,0 0,75 69,750 23,000 46,750 11,950<br />
Sắn thuần 35,0 - 52,500 17,700 34,800 -<br />
Sắn + đậu đỗ 29,3 0,70 54,450 23,000 31,450 10,750<br />
Lào Cai<br />
Sắn thuần 25,6 - 38,400 17,700 20,700 -<br />
TB Sắn + lạc 43,650 13,990<br />
Sắn + đậu đỗ 38,387 11,700<br />
Sắn thuần 27,891 -<br />
Ghi chú: Giá hom giống sắn: 200 đồng/hom; lạc củ giống:10.000 đồng/kg; đậu tương giống: 15.000 đồng/kg; đậu đen<br />
giống: 25.000 đồng/kg; đậu xanh giống: 20.000 đồng/kg. Giá sắn củ tươi: 1.500 đồng/kg; lạc củ tươi: 10.000 đồng/kg;<br />
đậu tương: 15.000 đồng/kg; đậu đen: 25.000 đồng/kg; đậu xanh: 20.000 đồng/kg. Giá phân Urea: 12.000 đồng/kg; Phân<br />
lân sulphe: 4.000 đồng/kg; Kali clorua: 13.000 đồng/kg; Giá nhân công: 150.000 đồng/công.<br />
<br />
90<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên.<br />
4.1. Kết luận - Nhân rộng công thức trồng xen sắn với đậu đỗ<br />
trên đất gò đồi tại tỉnh Lào Cai.<br />
- Công thức trồng xen sắn với lạc (2 hàng) hoặc<br />
sắn với đậu đỗ (2 hàng) đạt năng suất sắn củ tươi<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
cao và cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng sắn thuần<br />
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Định mức khuyến<br />
trên đất gò đồi các tỉnh TDMNPB, giúp hạn chế xói<br />
nông Trồng trọt - Quyết định số 3073/QĐ-BNN-<br />
mòn, cải tạo đất, trong đó công thức trồng xen sắn KHCN ngày 28/10/2009.<br />
với lạc đạt hiệu quả kinh tế cao hơn công thức sắn<br />
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-61:2011/<br />
với đậu đỗ. BNNPTNT. Quy chuẩn Quốc gia về khảo nghiệm<br />
- Trồng xen sắn với cây họ đậu liên tục qua 3 năm giá trị canh tác và sử dụng giống sắn.<br />
sẽ giúp ổn định năng suất sắn củ tươi từ 31,86 - 35,16 Cục Trồng trọt, 2010. Quy trình canh tác sắn bền vững<br />
tấn/ha, vượt hơn trồng sắn thuần từ 5,15 - 16,0 %; cho các tỉnh phía Bắc. Quyết định số 104/QĐ-TT-<br />
cho lãi thuần vượt hơn trồng sắn thuần từ 11,70 - CLT ngày 27/4/2010 của Cục trưởng Cục Trồng trọt.<br />
13,99 triệu đồng/ha; lượng chất xanh (thân, lá, rễ) Cục Trồng trọt, 2015. Báo cáo hội nghị sắn toàn quốc<br />
được cung cấp lại cho đất từ 17,66 - 30,48 tấn/ha. ngày 11/5/2015. Bộ Nông nghiệp và PTNT.<br />
- Các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Nguyễn Hữu Hỷ, 2015. Nghiên cứu ứng dụng công<br />
Phúc, Thái Nguyên trồng xen sắn với lạc cho năng nghệ chọn tạo giống và quy trình canh tác của Hàn<br />
suất sắn tươi và hiệu quả kinh tế cao hơn trồng xen Quốc vào phát triển sản xuất sắn bền vững cho vùng<br />
sắn với đậu đỗ; trong khi công thức trồng xen sắn trồng sắn trọng điểm các tỉnh phía Nam. Báo cáo<br />
nghiệm thu đề tài cấp nhà nước năm 2015.<br />
với đậu đỗ thích hợp tại tỉnh Lào Cai.<br />
Hoàng Kim, Phạm Văn Biên, 1995. Cây sắn. Nhà xuất<br />
4.2. Đề nghị bản Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh.<br />
- Nhân rộng công thức trồng xen sắn với lạc ra Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2016. Niên giám thống kê<br />
sản xuất trên đất gò đồi tại các tỉnh: Sơn La, Hòa 2015. Nhà xuất bản Thống kê.<br />
<br />
Efficiency of intercropping cassava with legumes on hilly areas<br />
of Northern midland and mountainous provinces<br />
Le Quy Tuong, Le Quy Tung<br />
Abstract<br />
The study on intercropping cassava with legumes on hilly areas of 6 Northern midland and mountainous provinces<br />
from 2013 to 2015 identified an intercropping formula between cassava and peanut (2 rows) and the average yield of<br />
fresh cassava reached 35, 16 tons/ha, surpassing over 16% in comparison with that of cassava monoculture. The net<br />
profit from cassava reached 43.65 million VND/ha, surpassing 13.99 million VND/ha and providing 30.48 tons/ha<br />
of green matters(stem, leaf, root). The yield of cassava was 31.86 tons/ha when intercropping with other legumes<br />
(2 rows), surpassing over 5.19% in comparison with that of cassava monoculture. The net profit from cassava was<br />
38.387 million VND/ha, surpassing 11.70 million VND/ha and providing 17.66 tons/ha of green matters (stem,<br />
leaf, root). The intercropping cassava with legumes increased the yield of cassava, net profit and could prevent soil<br />
erosion, improve soil quality and protect ecological environment.<br />
Keywords: Intercropping, cassava, peanuts, legumes<br />
<br />
Ngày nhận bài: 12/4/2018 Người phản biện: TS. Phạm Xuân Liêm<br />
Ngày phản biện: 19/4/2018 Ngày duyệt đăng: 16/4/2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
91<br />