intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiểu về sự phát triển của bé

Chia sẻ: Abcdef_15 Abcdef_15 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

101
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lướt qua 14 chủ điểm dưới đây, bạn có thể tự rút ra kết luận về mức độ thông hiểu ca bản thân đối với bé. 1.Mọi bé đều phát triển như nhau. Quá trình phát triển này rất xuôn xẻ và sẽ tiếp tục trong tương lai.Không. Mỗi bé phát triển hoàn toàn khác biệt nhau.Tuy cùng lứa tuổi nhưng con bạn có thể lớn nhanh hơn hoặc chậm hơn bé khác. Con bạn có thể giai đoạn này vượt nhưng giai đoạn khác lại tụt lùi so với bé khác....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiểu về sự phát triển của bé

  1. Hiểu về sự phát triển của bé Lướt qua 14 chủ điểm dưới đây, bạn có thể tự rút ra kết luận về mức độ thông hiểu của bản thân đối với bé. 1.Mọi bé đều phát triển như nhau. Quá trình phát triển này rất xuôn xẻ và sẽ tiếp tục trong tương lai. Không. Mỗi bé phát triển hoàn toàn khác biệt nhau. Tuy cùng lứa tuổi nhưng con bạn có thể lớn nhanh hơn hoặc chậm hơn bé khác. Con bạn có thể giai đoạn này vượt nhưng giai đoạn khác lại tụt lùi so với bé khác. Tuy nhiên, cũng cần tham khảo một số cột mốc đã được đúc rút về quá trình trưởng thành của bé sơ sinh, như: "Ba tháng biết lẫy; Bảy tháng biết bò; Chín tháng lò dò biết đi." Song trên thực tế vẫn xuất hiện trường hợp bé “trốn lẫy”.
  2. 2.Làm gì để kích thích bé phát triển trí não? Hãy tạo điều kiện cho bé nghe, nhìn, ngửi... và sử dụng tất cả các giác quan. Bổ sung vào đó, dành thời gian trò chuyện với bé, đọc sách cho bé, đưa bé đi đây đó và quan trọng nhất là hãy thế hiện tình cảm bằng những cử chỉ chăm sóc thích hợp.
  3. Cảm giác "tắm" mình trong sự quan tâm của cha mẹ sẽ giúp bé tự tin để phát triển. 3.Bộ phận nào trên cơ thể bé phát triển trước nhất về thể chất? Bé sơ sinh không thể làm chủ cổ, không thể độc lập điều khiển cái đầu cho tới khoảng 2 tháng tuổi. Chân tay bé bắt đầu biết cầm nắm từ tháng thứ 3. Nhìn chung, khoảng 8 tháng tuổi là bé ngồi vững vàng. Bước chuyển đổi quan trọng là bé tự đi chắc chắn ở khoảng tháng 14-15. 4. Bạn làm gì khi bé rơi vào tình huống thất vọng, không làm được những việc như lấy đồ chơi, tự xúc thức ăn?
  4. Hãy để bé tự cố gắng. Mỗi bước phát triển của bé đều đi kèm với nỗ lực. Có thể bạn thấy "gai" mắt khi bé xúc vụng về làm thức ăn vương vãi khắp nơi, thậm chí bôi lên mặt nhoe nhoét. Song đó là cột mốc quan trọng để bé khẳng định khả năng độc lập của mình. Phương pháp tốt nhất trong trường hợp này là bạn làm động tác mẫu và khích lệ bé kiên nhẫn khắc phục sai sót của bản thân. 5.Giác quan nào của bé phát triển sớm nhất? Thính giác. Thai nhi trong bụng mẹ đã phát triển thính giác, đặc biệt là 03 tháng cuối. Chính vì vậy có những ý tưởng bồi bổ cho thai nhi bằng âm nhạc. Ngay tháng chào đời đầu tiên, thính giác của bé dần hoàn thiện dẫu chưa thể hiểu thực sự mọi tín hiệu âm thanh. Do vậy, bạn cần quan tâm chăm chút ngay từ đầu về tính giác và thị giác của bé.
  5. 6. Vì sao bé hay bò lung tung và bới lộn mọi thứ. Đó là bắt đầu giai đoạn bé khám phá thế giới quanh mình dù chưa thể đi bằng hai chân. Mỗi động tác của chân, tay đều mang lại cho bé thu nạp những thông tin nhất định về môi trường bao bọc cơ thể bé. Tất cả được truyền đến bộ não xử lý và dần dần trở thành kiến thức của bé. 7. Cho bé khỏa thân một lúc có tác dụng tốt. Bé thấy thoải mái nhất là trong trạng thái tự nhiên. Sau khi tắm hoặc thay tã lót hãy cho bé được vẫy vùng thoải mái trên khăn mềm một lúc để thưởng thức cảm giác tự do, không bị quần áo, tã bó người. ua đó, bạn cũng có thể giúp bé tăng khả năng nhận biết của các giác quan. Liên quan tới tã lót, bạn nên chú ý để cho bé có giác khô mình, thay vì liên tục bị bó trong bỉm ẩm ướt.
  6. 8.Bé học nói từ lúc nào? Ngay từ trong bụng mẹ bé đã học nói. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng bé nhận biết mẫu câu, âm tiết, phát âm rất lâu trước khi sử dung kiến thức đó. Cất tiếng chào đời, lập tức bé tiếp tục học nói bằng việc lắng nghe người khác nói. 9.Trung bình bé 2 tuổi biết bao nhiêu từ? Dân gian tổng kết: “Bé lên ba cả nhà học nói”. Nhìn chung, khoảng 2 tuổi bé đã tích luỹ được chừng 150 từ và có thể ghép những câu đơn giản. Một số chuyên gia ngôn ngữ còn đưa ra ước tính tại giai đoạn này, bé học được 10 từ mới/ngày. Cứ thế, lên 6 tuổi, vốn ngôn ngữ của bé ước chừng 13.000 từ. Những bé nào được cha mẹ thường xuyên trò chuyện
  7. sẽ có vốn từ phong phú hơn. 10. Khi nào nên cho bé ăn đồ ở thể cứng? Khoảng 6 tháng tuổi. Trước thời điểm này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, dễ tiêu hoá nhất đối với bé. 11. Trung bình, mấy tuổi bé bắt đầu đi? Phát triển trung bình, bé có thể chập chững từ 14-15 tháng tuổi. Tuy nhiên, kỹ năng đi, làm chủ đôi chân có sự khác biệt rất lớn ở từng bé. 12.Khi nào bé cần đi giày? Khi bé bắt đầu đi ra ngoài nhà. Theo lời khuyên của bác sĩ. Đứng bắt bé đi giày quá sớm. Di chuyển bằng chân trần sẽ làm cho bé biết lấy thăng bằng nhanh hơn.
  8. 13.Khi nào nên cho bé giao tiếp với bé khác? Khoảng 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, phải chờ tới 24 tháng tuổi thì bé mới thực sự có ý thức về giao tiếp với bạn bè. Trước đó, bé còn bận rộn phát triển các giác quan, khả năng ngôn ngữ. Quan trọng nhất, bé phải vượt qua giai đoạn tự nhận biết về bản thân. 14. Dạy bé tự đi vệ sinh. Nhìn chung, phải 18-24 tháng tuổi bé mới đủ khả năng tự điều tiết vệ sinh. Như vậy, bạn phải kiên trì chờ đợi thời điểm để dạy bé biết tự đi vệ sinh. Hằng Nga
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2