JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 124-135<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0077<br />
<br />
HÌNH THÀNH NĂNG LỰC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM GẮN KẾT CUỘC SỐNG<br />
TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC<br />
Phan Đồng Châu Thủy<br />
Khoa Hóa học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tóm tắt. Thực hiện đổi mới mục tiêu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện tại và tương<br />
lai, bên cạnh trang bị kiến thức chuyên ngành vững chắc, Khoa Hóa học, Trường Đại học<br />
Sư phạm Tp.HCM - chúng tôi còn rất quan tâm đến việc hình thành và phát triển các năng<br />
lực nghề nghiệp đặc thù cho sinh viên. Bài báo này giới thiệu biện pháp hình thành năng<br />
lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học,<br />
Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.<br />
Từ khóa: Thí nghiệm, thí nghiệm gắn kết cuộc sống, thí nghiệm hóa học, hình thành năng<br />
lực, đào tạo giáo viên hóa học.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thể hiện quan điểm chỉ đạo về định hướng đổi mới căn<br />
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như sau: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang<br />
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí<br />
luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [5].<br />
Do đó, quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm cần gắn chặt với thực tiễn giáo dục ở<br />
trường phổ thông. Không những chương trình, nội dung và kế hoạch đào tạo cần đáp ứng yêu cầu<br />
của người giáo viên hiện đại mà phương pháp đào tạo cũng phải phù hợp nhằm hình thành và phát<br />
triển những năng lực chung và năng lực đặc thù của ngành nghề sư phạm.<br />
Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, do đó thí nghiệm có ý nghĩa to<br />
lớn và giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Hóa học<br />
ở trường phổ thông. Bên cạnh đó, Hóa học có mối liên hệ mật thiết với các ngành khoa học liên<br />
quan như Vật lí, Sinh học,. . . và thực tiễn đời sống con người. Việc gắn kết thí nghiêm hóa học với<br />
cuộc sống hằng ngày sẽ góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng<br />
tạo. Để làm được điều đó, giáo viên cần có năng lực sử dụng thí nghiệm theo hướng gắn kết với<br />
thực tiễn cuộc sống trong dạy học các môn khoa học nói chung và môn Hóa học nói riêng.<br />
Sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học đã được nghiên cứu và sử<br />
dụng ở các nước có nền giáo dục tiến tiến trên thế giới. Một số nghiên cứu về thí nghiệm gắn<br />
Ngày nhận bài: 23/3/2016. Ngày nhận đăng: 15/7/2016.<br />
Liên hệ: Phan Đồng Châu Thủy, e-mail: thuypdc@hcmup.edu.vn.<br />
<br />
124<br />
<br />
Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học...<br />
<br />
kết cuộc sống như của nhóm tác giả Gimenez, S. M., Yabe, M. J., Kondo, N. K., & Mourino, R.<br />
O., Levitt, S. D., & List, J. A., [7,8],. . . đã được thực hiện cách đây hơn một thập niên. Rất nhiều<br />
website hướng dẫn thí nghiệm hóa học gắn kết với cuộc sống hằng ngày như Royal Society of<br />
Chemistry [9], Home science tools-the gateway to discovery [10], Steve Spangler Science [11],<br />
Home Experiments [12],. . . đã ra đời và được sự quan tâm không chỉ của giáo viên và học sinh mà<br />
của cả cộng đồng.<br />
Ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về sử dụng thí nghiệm gắn kết<br />
cuộc sống trong dạy học Hóa học. Theo kết quả điều tra của chúng tôi tại các trường phổ thông ở<br />
Tp.HCM, chưa có giáo viên nào sử dụng loại thí nghiệm này trong dạy học. Tuy nhiên, một số ít<br />
giáo viên thỉnh thoảng đã thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh thực hiện những thí nghiệm gắn kết<br />
cuộc sống trong các chương trình ngoại khóa.<br />
Từ thực trạng và lí do trên, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết của việc hình thành cho sinh<br />
viên sư phạm hóa học - những giáo viên tương lai - năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống<br />
trong dạy học Hóa học.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Đề tài được tiến hành nghiên cứu qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau:<br />
Phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp thực nghiệm - đối chứng, phương pháp quan sát<br />
hành động, phương pháp thống kê toán học.<br />
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Dựa trên sự tổng hợp các tài liệu và công trình nghiên<br />
cứu có liên quan, kết hợp với lí luận riêng, chúng tôi sẽ xây dựng một hệ thống những khái niệm<br />
có liên quan để định hướng cho việc toàn bộ quá trình điều tra thực tiễn cũng như nghiên cứu thực<br />
nghiệm.<br />
- Phương pháp thực nghiệm - đối chứng: Tiến hành dạy học dự án về thí nghiệm gắn kết<br />
cuộc sống đối với nhóm thực nghiệm, dạy học thuyết trình kết hợp đàm thoại đối với nhóm đối<br />
chứng.<br />
- Phương pháp quan sát hành động: Sử dụng để đánh giá năng lực sử dụng thí nghiệm hóa<br />
học gắn kết cuộc sống trong dạy học của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau khi<br />
tiến hành thực nghiệm sư phạm.<br />
- Phương pháp thống kê toán học: Phần mềm SPSS phiên bản 15.0 sẽ được sử dụng để xử lí<br />
các dữ kiện thu được, phục vụ cho việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tối đa tính khách quan<br />
trong quá trình nghiên cứu.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện trong học kì 1 và 2 của năm học 2014-2015.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Đối tượng và phương tiện nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu:<br />
Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu trên đối tượng sinh viên năm 2 và 3 của Khoa Hóa học,<br />
125<br />
<br />
Phan Đồng Châu Thủy<br />
<br />
Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.<br />
- Phương tiện nghiên cứu:<br />
Trong chương trình đào tạo [4] của Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM,<br />
chúng tôi có thể thông qua các môn học sau để hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết<br />
cuộc sống trong dạy học Hóa học cho sinh viên: Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học 2 (3 tín<br />
chỉ) (ở một số trường Đại học Sư phạm, môn học này có tên gọi khác là Phương pháp dạy học Hóa<br />
học ở trường phổ thông), Tập giảng (2 tín chỉ).<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng quá trình dạy học môn Lí luận và phương pháp<br />
dạy học Hóa học 2 làm phương tiện để hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống<br />
trong dạy học Hóa học cho sinh viên. Vì việc hình thành năng lực là cả quá trình và cần nhiều thời<br />
gian nên chúng tôi đã lựa chọn môn học này. Đồng thời, chúng tôi đã sử dụng quá trình dạy học<br />
môn Tập giảng để tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống<br />
trong dạy học Hóa học và tiến hành đánh giá.<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu<br />
<br />
2.4.1. Cơ sở lí luận<br />
a. Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống<br />
Theo chúng tôi, thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống là thí nghiệm hóa học có sử dụng<br />
dụng cụ và hóa chất trong sinh hoạt hằng ngày của con người và thiết lập được mối liên hệ giữa<br />
kiến thức khoa học hóa học với thực tiễn cuộc sống.<br />
b. Mục đích sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học<br />
Cũng như những thí nghiệm hóa học truyền thống (sử dụng dụng cụ hóa chất trong phòng<br />
thí nghiệm và không liên kết được kiết thức môn Hóa học với thực tiễn), thí nghiệm hóa học gắn<br />
kết cuộc sống được sử dụng trong dạy học nhằm giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập, tạo<br />
niềm tin vào khoa học, phát triển khả năng quan sát, khắc sâu kiến thức bài học, rèn luyện kĩ năng<br />
thực hành, . . . đặc biệt chúng còn nâng cao ý nghĩa thực tiễn của môn Hóa học ở trường phổ thông,<br />
tăng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn<br />
đề và sáng tạo cho học sinh.<br />
c. Năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học<br />
Theo dự thảo Chuẩn đầu ra ngành đào tạo sư phạm Hóa học [3] của Khoa Hóa học, Trường<br />
Đại học Sư phạm Tp.HCM, năng lực dạy học Hóa học của sinh viên sư phạm bao gồm những năng<br />
lực sau:<br />
- Tìm hiểu cá nhân người học và môi trường dạy học<br />
- Hiểu biết về hệ thống quan điểm và tư tưởng dạy học Hóa học<br />
- Làm chủ kiến thức các khoa học liên môn, bổ trợ, nền tảng<br />
- Phát triển chương trình môn học<br />
- Vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Hóa học<br />
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học<br />
- Dạy học phân hoá<br />
- Dạy học tích hợp<br />
126<br />
<br />
Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học...<br />
<br />
- Kiểm tra đánh giá trong dạy học Hóa học<br />
- Xây dựng, quản lí và sử dụng hồ sơ dạy học<br />
Năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hóa học là một năng lực<br />
thành phần của năng lực Vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Hóa<br />
học. Biểu hiện của năng lực này là sinh viên có thể thiết kế và thực hiện được những thí nghiệm<br />
hóa học gắn kết cuộc sống, có khả năng sử dụng các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong<br />
dạy học một cách hiệu quả (sử dụng đúng mục đích, thời điểm, nội dung nhằm nâng cao hiệu quả<br />
dạy học). Chúng ta có thể đánh giá năng lực này của sinh viên thông qua quan sát tiết dạy có sử<br />
dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống mà các em thực hiện.<br />
<br />
2.4.2. Biện pháp hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học<br />
cho sinh viên sư phạm hóa học<br />
Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học 2 là môn học mang tính đặc thù của ngành sư<br />
phạm Hóa học, gắn kết chặt chẽ với chương trình và thực tế dạy học Hóa học ở trường phổ thông.<br />
Môn học này không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức, phương pháp dạy học các loại bài cụ<br />
thể trong chương trình hóa học phổ thông mà nó còn hình thành và phát triển năng lực phân tích<br />
chương trình, lựa chọn kiến thức, thí nghiệm, chế tạo thiết bị dạy học phù hợp với nội dung dạy<br />
học, xây dựng giáo án một số buổi dạy cụ thể.<br />
Nội dung của môn Lí luận và phương pháp dạy học Hóa học 2 gồm hai phần:<br />
- Phần lí luận [6] 2 tín chỉ, gồm 6 chương, nội dung gồm phân tích chương trình hóa học<br />
phổ thông, dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở, phương pháp dạy học các dạng bài về thuyết<br />
và định luật, nguyên tố và chất hóa học, hóa học hữu cơ, luyện tập - ôn tập - thực hành.<br />
- Phần thực hành [1] 1 tín chỉ, gồm các thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông.<br />
Với mục đích hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuốc sống trong<br />
dạy học cho sinh viên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp dạy học dự án trong môn học này. Một<br />
nghiên cứu của TS. Nguyễn Anh Dũng và PGS. TS Đặng Thị Oanh [2] nhấn mạnh rằng vận dụng<br />
phương pháp dạy học dự án sẽ tạo điều kiện hình thành và phát triển năng lực, do người học có cơ<br />
hội được hoạt động để tự lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn<br />
của dự án.<br />
Chúng tôi đã xây dựng dự án sau và yêu cầu các nhóm sinh viên thực hiện trong thời gian 3<br />
tuần.<br />
a. Dự án dạy học: Sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hóa học ở trường<br />
phổ thông<br />
Ý tưởng dự án: Nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ<br />
năm 2015, Trường trung học phổ thông ABC phát động cuộc thi “Sáng tạo trong dạy học nhằm<br />
phát triển năng lực học sinh”. Là giáo viên dạy môn Hóa học của Trường, em hãy thiết kế, thực<br />
hiện những thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống để dự thi (quay clip hoặc thể hiện qua một<br />
presentation để nộp cho Trường) và xây dựng giáo án có sử dụng loại thí nghiệm này để thao giảng<br />
trong học kì này.<br />
Mục tiêu dự án: Sau khi thực hiện dự án, sinh viên sẽ được định hướng hình thành năng lực<br />
sử dụng thí nghiệm gắn kết cuốc sống trong dạy học Hóa học, cụ thể như sau:<br />
127<br />
<br />
Phan Đồng Châu Thủy<br />
<br />
- Có khả năng thiết kế và thực hiện các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống.<br />
- Có khả năng sử dụng các thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học một cách<br />
hiệu quả.<br />
Bộ câu hỏi định hướng<br />
Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để phát triển năng lực học sinh?<br />
Câu hỏi bài học: Sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học như thế nào để có thể phát triển<br />
năng lực cho học sinh?<br />
Câu hỏi nội dung:<br />
- Thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống là gì?<br />
- Mục đích của việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học Hóa học là gì?<br />
- Làm sao để thiết kế thí nghiệm gắn kết cuộc sống?<br />
- Thí nghiệm gắn kết cuộc sống có thể được sử dụng trong các loại bài nào thuộc chương<br />
trình Hóa học phổ thông?<br />
- Sử dụng thí nghiệm hóa học gắn kết cuộc sống trong dạy học như thế nào thì hiệu quả?<br />
Kế hoạch đánh giá<br />
Trước dự án<br />
<br />
- Bảng KWL<br />
<br />
Bảng 1. Kế hoạch đánh giá được sử dụng trong dự án<br />
Trong khi thực hiện dự án<br />
Sau khi thực hiện dự án<br />
- Bảng KWL<br />
- Bảng KWL<br />
- Tiêu chí đánh giá thí nghiệm gắn kết - Tiêu chí đánh giá thí nghiệm<br />
thực tiễn<br />
gắn kết thực tiễn<br />
- Tiêu chí đánh giá giáo án có sử dụng - Tiêu chí đánh giá giáo án có<br />
thí nghiệm gắn kết thực tiễn<br />
sử dụng thí nghiệm gắn kết thực<br />
- Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng<br />
tiễn<br />
<br />
Nguồn tài nguyên<br />
- Sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12<br />
- Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, 2014. Phương pháp dạy học Môn hóa học ở trường phổ<br />
thông, NXB ĐHSP Hà Nội.<br />
- Trịnh Văn Biều (chủ biên), Đào Thị Hoàng Hoa, Trịnh Lê Hồng Phương, Thái Hoài Minh,<br />
Phan Đồng Châu Thủy, 2013. Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hóa học, Tài liệu lưu<br />
hành nội bộ, TP. HCM.<br />
- Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh,<br />
Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh, 2005. Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hóa học,<br />
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
- Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi, 2008. Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, NXB<br />
Khoa học và kĩ thuật.<br />
- Royal Society of Chemistry, 2016. Learn chemistry enhancing learning and teaching,<br />
http://www.rsc.org.<br />
- Home science tools-the gateway to discovery, http://www.hometrainingtools.com<br />
128<br />
<br />