HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 8
lượt xem 6
download
Tại Phụ lục của Hiệp định, các quốc gia Thành viên cũng đã thống nhất một số điều kiện liên quan đến quy cách đóng gói các sản phẩm sữa và giá bán tối thiểu các mặt hàng từ sữa. Điều này làm hạn chế việc cạnh tranh phá giá giữa các quốc gia liên quan. 5.2.3.2. Việt Nam và các vấn đề liên quan đến các sản phẩm từ sữa Hiệp định về các Sản phẩm từ Sữa lập được trật tự giữa các quốc gia sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa. Nếu chiến lược sản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 8
- dành cho viện trợ lương thực cũng được đề cập trong tổng số sản lượng và có chương trình hành động phát triển sản phẩm trong từng thời kỳ. Tại Phụ lục của Hiệp định, các quốc gia Thành viên cũng đã thống nhất một số điều kiện liên quan đến quy cách đóng gói các sản phẩm sữa và giá bán tối thiểu các mặt hàng từ sữa. Điều này làm hạn chế việc cạnh tranh phá giá giữa các quốc gia liên quan. 5.2.3.2. Việt Nam và các vấn đề liên quan đến các sản phẩm từ sữ a Hiệp định về các Sản phẩm từ Sữa lập được trật tự giữa các quốc gia sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa. Nếu chiến lược sản xuất sữa giữa các quốc gia là minh bạch, thì các nước có thể có chiến lược sản xuất sữa của mình, từ đó có thể phát triển ngành công nghiệp của mình mang tính chất dài hạn hơn. Tuy nhiên, nếu số lượng quốc gia tham gia vào Hiệp định không đủ để tạo nên một đối trọng quan trọng trong vấn đề sản xuất sữa, thì các thoả thuận của các quốc gia Thành viên cũng không đủ để tạo tiếng nói quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất sữa. Nhiều quốc gia sản xuất sữa quan trọng đã không tham gia Hiệp định này, hệ thống giá tối thiểu cũng bị bãi bỏ năm 1995 và không thực hiện được. Đó cũng là lý do tại sao Hiệp định này không trở thành Hiệp định Thương mại đa phương. 5.2.4. Hiệp định về các Sản phẩm từ Thịt bò 5.2.4.1. Nội dung Hiệp định Hiệp định Quốc tế về các Sản phẩm từ Thịt bò ra đời nhằm thiết lập cơ chế hợp tác giữa các Thành viên nhằm mục đích tự do hoá thương mại trong việc buôn bán các sản phẩm từ thịt bò, minh bạch hoá các cơ chế chính sách thương mại nói trên, giúp Chính phủ các nước Thành viên có thể hoạch định chính sách phát triển liên quan đến ngàng công nghiệp sản xuất thịt bò, cũng như các tiêu chuẩn trong việc sản xuất thịt bò và các sản phẩm liên quan. Việc đưa vấn đề sản phẩm từ thịt bò vào chương 189
- trình nghị sự cho thấy sự quan tâm của các nước Thành viên trong lĩnh vực này. Để có những chính sách dài hạn, các nước Thành viên cũng đã thống nhất thành lập Hội đồng điều phối sản xuất sản phẩm từ thịt bò (giống trường hợp Hiệp định quốc tế về các sản phẩm từ sữa). Cũng giống như Hiệp định Quốc tế về các Sản phẩm từ Sữa, Hiệp định Quốc tế về các Sản phẩm từ Thịt bò cũng có quy định về giá tối thiểu các sản phẩm từ thịt bò, tiêu chuẩn thịt bò và cách thức kiểm nghiệm các tiêu chuẩn trên. Trong trường hợp phát hiện một quốc gia Thành viên vi phạm các quy định tại Hiệp định trên, Hội đồng có quyền xử lý theo các chế tài quy định tại Hiệp định GATT 1994. Để phân tích vị trí của Việt Nam trong thị trường toàn cầu về sản phẩm từ thịt bò, chúng ta có thể xem hộp dưới đây. Hộp 5.1. Tác động của việc gia nhập WTO đối với các sản phẩm từ thịt Ðối với nông nghiệp, các nước Thành viên cũ, mức thuế nông nghiệp khoảng 22%. Nhưng xu hướng các nước mới gia nhập phải giảm thuế nhiều hơn để gia nhập. Vì các nước cho rằng, các nước đã gia nhập phải mất vài chục năm đấu tranh từ GATT để có thành quả như bây giờ. Các nước mới gia nhập nhiều hay ít đều phải đóng góp qua việc cắt giảm thị trường, cắt giảm thuế. Nhưng, tổng thể với nông nghiệp, Việt Nam có lợi thế là có nhiều mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu. Ðã xuất khẩu được thì cạnh tranh được với thế giới. Chúng ta lo mặt hàng thịt bò, thịt lợn. Chúng ta thấy, thịt bò, thịt lợn là các mặt hàng từ chăn nuôi đơn lẻ, chưa có theo hình thức trang trại. Cho nên, trong đàm phán rất khó khăn. Các nước xuất khẩu thịt bò lớn: Hoa Kỳ, Canada, Australia, New Zealand đều yêu cầu giảm thuế tới 0-5%. Chúng ta trả lời: Bò Việt Nam phần lớn là bò cóc, mỗi hộ nuôi 5-10 con, năng suất thấp, sức cạnh tranh không cao. Giống bò của Việt Nam phần lớn phải nhập khẩu, phần trợ cấp của Nhà nước trong lĩnh vực này hầu như không có. Các nước cũng thấy được khó khăn của Việt Nam và cũng đi đến mức giảm đến 4-5% so với mức thuế hiện hành. Mức 0-5% thì chúng tôi cũng nói thẳng đàn bò cóc Việt Nam chết, không tồn tại. Và chúng tôi gia nhập WTO muốn để ổn định, phát triển, mở cửa, nhưng mức độ phải phù hợp với Việt Nam chứ không phải mở theo bất cứ điều kiện nào. Cuối cùng, các nước cũng phải chấp nhận, ngay cả đàm phán với Hoa Kỳ vấn đề cuối cùng là đàm phán về thịt bò và thịt lợn, thuế nông nghiệp. Chúng tôi phải chấp nhận điều kiện với Hoa Kỳ là cao hơn so với 190
- Australia và New Zealand. Sau này cân đối lại biểu thuế sẽ có sự điều chỉnh. Các mức thuế sẽ áp dụng MFN cho nên các nước đều hưởng mức thuế như nhau. Cuối cùng Ban Thư ký sẽ tổng hợp lại. Nguồn: Trích từ báo cáo “Tiến trình gia nhập WTO – Cơ hội và thách thức đối với đất nứơc ta” của Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự28). 5.2.4.2. Nền công nghiệp sữa và thịt bò của Việt Nam hiện nay Do Hiệp định này đã bị hủy bỏ năm 1997, vì vậy, việc Việt Nam tham gia các hiệp định Thương mại về sữa và thịt bò là điều chắc chắn không xảy ra. Tuy nhiên, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung, và lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa nói riêng, được coi là điểm yếu nhất của nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO. Vì vậy, việc phân tích một số cảnh báo về tác động của WTO đến các ngành sản xuất trong nước có lẽ là cần thiết. Nền sản xuất nhỏ, năng suât thấp, lực lượng lao động quá đông song chưa nắm bắt kịp các kỹ thuật tiên tiến là những trở ngại mà Việt Nam chưa thể vượt qua trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển nhanh và nhu cầu hoàn thiện con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập đã khiến nền công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam có những bước tăng đột biến. Từ Tổng công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), một trong những doanh nghiệp trong nước hàng đầu, đến các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Dutch Lady hay Campina đều có kết quả kinh doanh rất khả quan trong những năm vừa qua. Mặc dù vậy, kết quả phát triển đàn bò sữa trong nước vẫn còn hạn chế. Nhu cầu thị trường lớn tất yếu dẫn đến việc các nước yêu cầu Việt Nam giảm mạnh thuế đối với sản phẩm về sữa và thịt bò. Vì vậy, hai lĩnh vực sữa và thịt bò cũng sẽ đối diện với số lượng lớn hàng ngoại nhập. 5.3. VIỆT NAM VÀ VIỆC THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH NHIỀU BÊN Sự cần thiết gia nhập các hiệp định nhiều bên Các hiệp định về Thịt bò và Sữa đã hết hiệu lực từ năm 1997. Các quốc gia ký các hiệp định này đã quyết định rằng các lĩnh vực này nên được đưa vào các hiệp định về hàng hoá nông sản và vệ sinh thực phẩm 28 http://wto.dddn.com.vn/Web/ContentDetail.aspx?distid=95&lang=vi-VN. 191
- (Agriculture and Sanitary and Phytosanitary Agreements). Vì vậy, Việt Nam không cần phải tham gia các hiệp định trên. Hơn nữa, mặc dù Việt Nam chưa gia nhập các hiệp định Thương mại nhiều bên, song trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết giảm mạnh thuế suất các mặt hàng liên quan đến sữa và thịt bò. Theo cam kết của Việt Nam, mức thuế nhập khẩu thịt bò "loại hai" (như nội tạng, phần thừa...) sẽ ngay lập tức giảm từ 20% xuống còn 15%, và xuống 8% trong vòng 4 năm tiếp theo. Thuế đối với sản phẩm thịt bò lọc xương cũng sẽ giảm từ 20% xuống 14% trong vòng 5 năm. Xúc xích bò - hiện đang chịu mức thuế 50% - cũng sẽ giảm ngay lập tức xuống 40% và xuống 22% trong vòng 5 năm tới.29 Thuế đối với mặt hàng nước sữa nhập khẩu sẽ giảm 20-30% xuống còn 10% theo lộ trình 5 năm. Pho mát sẽ ngay lập tức được hưởng thuế 10% so với mức 20% hiện tại. Thuế đối với kem cũng giảm từ 50% xuống còn 20% sau 5 năm. Trước tình hình như trên, có thể nói dù có hay không tham gia các hiệp định Thương mại về sữa và thịt bò, thì nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của hàng ngoại nhập đối với các mặt hàng trên. Vấn đề còn lại là Việt Nam có nhất thiết phải tham gia cơ chế theo đó giá tối thiểu các sản phẩm từ thịt bò hay bơ sữa sẽ được quản lý không. Nếu Việt Nam không phải là nước phát triển mạnh về sản xuất thịt bò hay bơ sữa, thì việc quy định giá tối thiểu chỉ bất lợi cho người tiêu dùng. Mặc dù vậy, trong tương lai, khi sản phẩm sữa và thịt bò của Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác trên thế giới thì việc quy hoạch tốt sản xuất, trong đó quy định giá bán hợp lý có thể giúp cho hàng hoá Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh cao hơn trên trường quốc tế, cũng như giúp Chính phủ quy hoạch phát triển những ngành công nghiệp, nông nghiệp có liên quan. Riêng đối với Hiệp định về Mua sắm Máy bay và Hiệp định về Mua sắm của Chính phủ, Việt Nam chưa tham gia Hiệp định Thương mại nào. Tuy nhiên, các quy định hiện hành của Việt Nam về đấu thầu đã dần đạt được các mức quy định của WTO và Hiệp định về Mua sắm của Chính phủ. Hạn chế cuối cùng còn lại là việc bãi bỏ phân biệt đối xử 29 Thông tin của Bộ Tài Chính ngày 31/10/2006 “Doanh nghiệp Mỹ nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam”. 192
- giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Từ trước đến nay trong quá trình đàm phán, chúng ta luôn muốn được công nhận là một nước có nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp, để bảo vệ một số ngành công nghiệp và dịch vụ còn non trẻ. Vì vậy, khả năng mở rộng thị trường trong lĩnh vực mua sắm chính phủ có thể còn nhiều vấn đề phải cân nhắc. Riêng đối với Hiệp định Thương mại Mua sắm máy bay, trên thực tế ở Việt Nam chỉ có hai hãng hàng không, trong đó một là của Nhà nước (Vietnam Airlines), vì vậy, việc giảm thuế không tác động lớn. Nếu tăng thuế thì tiền đóng thuế cũng là tiền của Nhà nước (đối với trường hợp của Vietnam Airlines), nên cũng không tăng được nguồn thu đáng kể nào cho ngân sách. 193
- Chương VI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ PGS. TS. Trần Văn Nam Khoa Luật, Đại học Kinh tế Quốc dân Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những yêu cầu của WTO mà các Thành viên phải thực hiện, do đó, các nước Thành viên phải ban hành và tăng cường hệ thống luật pháp trong nước sao cho phù hợp tiêu chuẩn của Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs). Một quốc gia có chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh sẽ góp phần quan trọng vào việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nước đó. Đối với Việt Nam, sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng góp một vai trò rất to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và góp phần thực hiện đường lối chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Một hệ thống các quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, một cơ chế chính sách đồng bộ, nhất quán, một bộ máy thực thi có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Thực hiện mục tiêu này cũng là nhằm đáp ứng kỳ vọng của các doanh nghiệp, của các nhà đầu tư nước ngoài, của người tiêu dùng và của toàn xã hội. 6.1. TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6.1.1. Khái niệm về Tài sản trí tuệ và Quyền sở hữu trí tuệ Tài sản trí tuệ là các thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo , bao gồm các tác phẩm văn học nghệ thuật, các sáng tạo khoa học kỹ thuật và các giống cây trồng mới. 194
- Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc Nhà nước, thông qua hệ thống luật pháp và các cơ quan có thẩm quyền, xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân đã tạo ra hoặc nắm giữ tài sản trí tuệ đó và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền đó được thực thi, chống lại mọi sự xâm phạm của người khác. 6.1.2. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: quyền tác giả và các quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Đối tượng của quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng của quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, cuộc phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống 6.1.3. Tổng quan về quá trình hình thành pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ Sở hữu trí tuệ không phải là một vấn đề mới trong thực tiễn hoạt động kinh tế thế giới. Từ cuối thế kỷ XIX đã hình thành và phát triển nhiều Điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, trong đó quan trọng nhất là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (ký kết năm 1883, được sửa đổi lần cuối cùng vào năm 1979); Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (ký kết năm 1886, được sửa đổi lần cuối cùng năm 1979); Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng (ký kết năm 1961) và Công ước về bảo hộ giống cây trồng mới (ký kết năm 1961, được sửa đổi lần cuối cùng vào các năm 1978 và 1991). Các Điều ước nói trên đều khẳng 195
- định vai trò ngày càng quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với hoạt động đầu tư, sản xuất và thương mại ở từng quốc gia cũng như trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, chỉ từ những năm 1980, sở hữu trí tuệ mới trở thành mối quan tâm thường xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp tới các thể chế thương mại quốc tế 30. Các hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ đã có ở các quốc gia khác nhau được đánh giá lại và bị đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất có tính chất quốc tế. Thực tế đã hình thành một tư duy mới trên góc độ thương mại đối với vấn đề sở hữu trí tuệ. Các điều ước quốc tế liên tục được sửa đổi, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa xã hội. Một Điều ước quốc tế mới về sở hữu trí tuệ đã ra đời, đó là Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs) trong khuôn khổ WTO được ký kết ngày 15/04/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1995. Hiệp định TRIPs là kết quả của Vòng đàm phán Uruguay kéo dài từ năm 1986 đến năm 1994 . Cùng với sự phát triển của công nghệ, nguy cơ của một nền thương mại thiếu lành mạnh dựa trên tệ đánh cắp các tài sản trí tuệ cũng ngày càng trầm trọng. Tạo lập một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hữu hiệu nhằm ngăn chặn nguy cơ này là một đòi hỏi bức thiết và có tính chất quốc tế. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, Hiệp định TRIPs "góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ”. (Điều 7 Hiệp định TRIPs). Điều khoản này nhằm đảm bảo sự bảo hộ không quá thiên lệch về quyền của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của các nước đang phát triển. Việc Việt Nam trở thành Thành viên chính thức thứ 150 của WTO từ ngày 11/01/2007 buộc nước ta phải tuân thủ mọi quy định của Hiệp định TRIPs. Hiệp định TRIPs ra đời đã làm thay đổi bộ mặt của hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới. Về nguyên tắc bảo hộ sở hữu trí tuệ, Hiệp định 30 Cục Sở hữu trí tuệ. Vấn đề sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập quốc tế và các vấn đề pháp lý, thực tiễn đặt ra cho Việt Nam. Khóa tập huấn do Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức tại Phan Thiết, tháng 11/2006. 196
- TRIPs tái khẳng định đồng thời mở rộng các quy định của Công ước Paris và Công ước Berne. Hiệp định TRIPs đòi hỏi mọi quốc gia Thành viên của WTO phải xây dựng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ theo các tiêu chuẩn tối thiểu thống nhất. Một cách tổng quát, các tiêu chuẩn tối thiểu ấn định trong Hiệp định TRIPs nhằm bảo đảm cho mỗi Thành viên có một hệ thống sở hữu trí tuệ đầy đủ và có hiệu quả. Khi một hệ thống sở hữu trí tuệ đang vận hành có thể sản sinh ra những lợi ích về văn hóa và kinh tế quan trọng, thì vấn đề bảo hộ quyền sở hữu cũng có thể đóng góp vào một xã hội dân chủ, một nền kinh tế mạnh và sự tiến bộ của khoa học. Thúc đẩy việc truyền bá rộng rãi kiến thức và thông tin đồng thời bảo đảm rằng các tác giả và nhà sáng chế nhận được sự bảo vệ thích đáng đối với tác phẩm của họ là điều rất quan trọng. Với việc gia nhập WTO, các cam kết, nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ trong TRIPS dường như thống nhất và chi phối hầu hết các quan hệ kinh tế, thương mại song phương, đa phương khác giữa Việt Nam với các đối tác đồng thời cũng chi phối hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất, kinh doanh của các chủ thể khác nhau trên cả nước. Đối với nền kinh tế một nước, làm tốt việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo, bảo đảm động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thương mại; khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá và tạo uy tín cho sản phẩm. Hệ thống sở hữu trí tuệ mạnh sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lành mạnh, có vai trò tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế của mỗi Thành viên. 6.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 6.2.1. Quy định của Việt Nam về Quyền sở hữu trí tuệ trước năm 2005 Từ năm 1995 đến năm 2005, toàn bộ hệ thống các quy định của Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu được xây dựng trên cơ sở Chương I và Chương II phần IV của Bộ Luật Dân sự năm 1995. Ngoài ra còn có một số quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ (SHTT) 197
- được ghi nhận tại một số văn bản pháp luật thuộc các chuyên ngành khác như: Bộ luật Hình sự, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Hải quan, Luật Thương mại, Bộ luật Tố tụng dân sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh giống cây trồng...Trước khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Việt Nam đã có hơn 40 văn bản liên quan đến quy định việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, tạo cơ chế bảo hộ tương đối đầy đủ, tiếp cận được với tiêu chuẩn bảo hộ trên thế giới. Tuy nhiên, hệ thống đó cũng bộc lộ một số tồn tại như: (i) Các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ còn tản mạn, thiếu đồng bộ, hiệu lực thi hành thấp. (ii) Quy định về sở hữu trí tuệ của Bộ luật Dân sự chủ yếu mang tính nguyên tắc chung, chưa đầy đủ và cụ thể, thiên về khía cạnh dân sự mà chưa chú trọng đúng mức tới khía cạnh kinh tế, thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. (iii) Các quy định về thực thi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chưa đủ cụ thể và minh bạch, chưa phù hợp với yêu cầu của quốc tế. 6.2.2 Quy định hiện hành của Việt Nam về các đối tượng sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn bảo hộ các đối tượng SHTT Năm 2005, Việt Nam đã ban hành Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Tại phiên họp ngày 18/11/2005, Quốc Hội cũng đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ- Luật số 50/2005/QH11. Luật này có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2006, bao gồm 6 phần 18 chương và 226 điều. Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh tất cả các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ. Hai văn bản này đã tạo thành một hệ thống các quy định hoàn chỉnh và thống nhất về quyền sở hữu trí tuệ thay thế cho các quy định truớc đây. Xét ở phạm vi rộng, hai văn bản này đều dựa trên cơ sở những quy định trước đây về sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp có sự xung đột giữa Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sẽ được áp dụng. 198
- Quyền tác giả và quyền liên quan Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm các tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu Đối với quyền tác giả hoặc quyền liên quan chưa được đăng ký, nguồn gốc tác giả sẽ đuợc xác định trên cơ sở tên của tác giả xuất hiện theo thông lệ trên bản sao của tác phẩm gốc. Đối với quyền tác giả đã đăng ký, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đã đăng ký sẽ không có nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp, trừ phi có tuyên bố về việc nộp đơn đăng ký quyền tác giả là sai. Sáng chế: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy định tự nhiên. Theo quy định tại các Điều từ 750 đến 753 của Bộ luật Dân sự 2005 và Phần III của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Sáng chế được bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới so với tình trạng kỹ thuật thế giới; có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế có tính mới đối với thế giới, và có khả năng áp dụng công nghiệp - thậm chí không có trình độ sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông thường – có thể được bảo hộ theo Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (Điều 58.2 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Theo Hiệp định TRIPS, mẫu hữu ích- giải pháp hữu ích dạng cơ cấu, cũng phải được bảo hộ. Nhãn hiệu: Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, chữ cái, ảnh, hình ảnh – bao gồm cả hình khối - hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc 199
- nhiều màu sắc (Điều 72 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định tại các Điều từ 750-753 của Bộ luật Dân sự 2005 và Phần III của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Không có yêu cầu bắt buộc đăng ký nhãn hiệu đối với bất kỳ hàng hoá và dịch vụ nào. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ nếu được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và việc đăng ký nhãn hiệu là quyền của các chủ sở hữu nhãn hiệu. Kiểu dáng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp - hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp - được bảo hộ theo quy định tại các Điều từ 750 đến 753 của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Phần III của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Tên thương mại: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức/cá nhân dùng để phân biệt với tổ chức/cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo (Điều 124.6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung quy định nhằm giải quyết xung đột quyền giữa tên thương mại với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trước. Tên thương mại không được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng (Điều 78.3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Chỉ dẫn địa lý: Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hóa được xác lập trên cơ sở đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn. Điều 79 của Luật Sở hữu trí 200
- tuệ 2005 quy định các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải (i) có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó và (ii) có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, lãnh thổ hoặc nước tương ứng chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Chỉ dẫn địa lý tương ứng với khu vực và địa phương thuộc một quốc gia hoặc lãnh thổ xuyên biên giới quốc tế được bảo hộ nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Bí mật kinh doanh: Bất cứ thông tin nào có thể được sử dụng trong hoạt đông kinh doanh và có giá trị lớn trong việc tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai hay trong thực tại đều được coi là bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh có thể bao gồm bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm công thức sản xuất ra các sản phẩm; việc thu thập thông tin nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp. Bí mật kinh doanh thậm chí còn bao gồm cả chiến lược quảng cáo và quy trình phân phối. Khác với bằng sáng chế, bí mật kinh doanh được bảo vệ vô thời hạn và không cần thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Các bí mật kinh doanh, được bảo hộ theo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 về quyền sở hữu công nghiệp trong đó có các Điều 4.4, 6.3(c) và Phần III của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định mà không phải đăng ký. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền cấm việc sử dụng trái phép bí mật kinh doanh của mình và yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại Thiết kế bố trí mạch tích hợp Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Để được bảo hộ, thiết kế bố trí được phải có tính nguyên gốc và có tính mới thương mại. Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn, hoặc thông tin, phần mềm chứa 201
- trong mạch tích hợp bán dẫn không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ theo các Điều 4.4, 6.3(a) và Phần III của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Quyền đối với giống cây trồng Giống cây trồng mới hiện nay được bảo hộ theo Phần I và Phần IV của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Các quy định về nội dung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về bảo hộ giống cây trồng được dựa trên Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV). Công dân Việt Nam và người nước ngoài được hưởng sự bảo hộ theo quy định tại Điều 157 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Giống cây trồng được bảo hộ nếu có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. 6.2.3. Vấn đề bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 Quy định chung Nhìn chung, quy định pháp luật trước đây về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đã cơ bản phù hợp với pháp luật quốc tế, điển hình là Hiệp định TRIPS 31. Về nguyên tắc cơ bản của cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định tổng quan các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ32, bao gồm các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Ngoài ra còn có các biện pháp khác mang tính hỗ trợ áp dụng 3 loại chế tài nói trên bao gồm biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính trong những trường hợp cần thiết. 31 Bộ Tư pháp. Đề cương giới thiệu Luật Sở hữu trí tuệ 2005, truy cập tại trang web http://www.moj.gov.vn 32 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Điều 199 202
- Về quyền tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ coi quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là quyền quan trọng, xuất phát từ tính dân sự của quyền SHTT (quyền tài sản). Để quyền này được được pháp luật bảo hộ, đòi hỏi chủ thể quyền cần phải chủ động, tự mình tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Vì vậy, nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ nhấn mạnh trách nhiệm của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trong việc tự bảo vệ quyền của mình bằng các biện pháp thích hợp, không nên chỉ thụ động trông chờ vào sự hỗ trợ của các cơ quan thực thi 33 . Về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Luật Sở hữu trí tuệ xác định cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp). Việc phân định phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này sẽ được cụ thể hóa tại các văn bản dưới luật khác. Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã bổ sung quy định về hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ34, tạo cơ sở cho việc triển khai hoạt động này nhằm hỗ trợ cho công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện có hiệu quả. Biện pháp dân sự Quy định pháp luật trước đây về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo trình tự dân sự về cơ bản đã phù hợp với pháp luật quốc tế, điển hình là Hiệp định TRIPs. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã bổ sung các quy định cơ bản sau đây: Về nghĩa vụ chứng minh, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã quy định cụ thể hoá các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 về quyền và nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ của đương sự trong các vụ tranh chấp hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 203). Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã bổ sung quy định về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong vụ xâm phạm quyền đối với sáng chế sản phẩm mới hoặc sáng chế quy trình (Điều 203.4). 33 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Điều 198 34 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Điều 200, 201 203
- Về các biện pháp chế tài dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định cụ thể các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 202), bao gồm các biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 206, Điều 208) và các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó (Điều 207), bao gồm thu giữ; kê biên; niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển; cấm chuyển dịch quyền sở hữu; và các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã bổ sung quy định về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần, mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra (Điều 204), đồng thời bổ sung quy định về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 205), tạo cơ sở cho Toà án quyết định trong các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hầu hết nội dung nêu trên của Luật Sở hữu trí tuệ là các quy định mới được bổ sung nhằm đáp ứng với yêu cầu của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ và khắc phục các điểm bất cập trong quy định pháp luật trước đây về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo trình tự dân sự. Biện pháp hành chính và hình sự Về trình tự hành chính và các biện pháp chế tài hành chính, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính, 204
- đặc biệt là các hành vi xâm phạm bị xử lý. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính bao gồm hành vi thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. Trên thực tế, biện pháp hành chính được áp dụng đối với những hành vi xâm phạm có tính cố ý, gây mất ổn định trật tự của cộng đồng kinh doanh, trong khi phần lớn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra các xung đột trong thực thi các quyền dân sự. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị xử lý về hành chính theo quy định của Luật Cạnh tranh, hoặc bị xử lý về dân sự theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (xem hộp 6.1). Hộp 6.1. Hà Nội thu 51 máy tính vi phạm bản quyền phần mềm! Ngày 24/5/2005, Thanh tra Bộ Văn hoá Thông tin phối hợp với Cục cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Bộ Công an) đã tiến hành thanh tra hai công ty máy tính lớn ở Hà Nội là công ty Máy tính Vĩnh Xuân (trụ sở tại 39 Trần Quốc Toản, HN) và công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh (trụ sở tại 95 Lý Nam Đế, HN). Đoàn thanh tra liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính tại Công ty Máy tính Vĩnh Xuân; tạm thu giữ 21 chiếc CPU và 25 đĩa CD ROM có chứa các phần mềm vi phạm bản quyền. Tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh, đoàn thanh tra tạm thu giữ 30 chiếc CPU (trong đó, có 2 màn hình và 2 chiếc CPU là phương tiện sao chép phần mềm không có bản quyền) và 65 đĩa CD ROM. Các phần mềm vi phạm bản quyền trong các đĩa CD ROM này gồm: hệ điều hành Microsoft Windows XP, Microsoft Office 2003, bộ Từ điển Lạc Việt, bộ gõ Vietkey và phần mềm diệt Virus Norton Antivirus. Trong các máy tính bán cho khách hàng, đoàn thanh tra cũng phát hiện nhiều phần mềm không có bản quyền được cài đặt, chủ yếu gồm những ứng 205
- dụng phổ biến như trên: hệ điều hành, từ điển, bộ gõ, phần mềm chống virus... Thông tin từ đoàn thanh tra cho biết, tổng giá trị các phần mềm bất hợp pháp ước tính lên tới hơn 200 triệu đồng. Điều này cho thấy không chỉ những phần mềm của các doanh nghiệp phần mềm nước ngoài bị xâm hại mà ngay chính những sản phẩm phần mềm trong nước cũng đang bị sao chép tràn lan. Đợt kiểm tra này là một trong những hoạt động tiếp theo nằm trong chiến dịch xoá bỏ nạn vi phạm bản quyền phần mềm. Chủ trương của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan là nhất quán trong việc đẩy mạnh thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có phần mềm, nhằm tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh; đồng thời, thúc đẩy đầu tư sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài và phục vụ cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Những cuộc thanh tra này là một hành động nghiêm túc thể hiện cam kết của Chính phủ về đẩy mạnh hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm. Nguồn: Hoàng Hùng, Vietnamnet, 25/3/2005 Về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp ngăn chặn hành chính, Luật Sở hữu trí tuệ quy định chỉ những tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 211.1 của Luật này mới bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính gồm cảnh cáo; phạt tiền, và tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung gồm tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 214). Nhằm phát huy tác dụng răn đe và trừng phạt đối với những người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, Luật Sở hữu trí tuệ quy định nâng mức tiền phạt so với trước đây, theo đó mức tiền phạt cần được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được (Điều 214.4). Liên quan tới các biện pháp kiểm soát về sở hữu trí tuệ đối với 206
- hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, về cơ bản Luật Sở hữu trí tuệ kế thừa các quy định pháp luật trước đây, trong đó quy định cụ thể các biện pháp kiểm soát về sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cũng như trong thị trường nội địa theo hướng xác định rõ nội dung biện pháp (Điều 216), điều kiện và trình tự thực hiện biện pháp (Điều 217; 218). Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung quy định trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan có lý do chính đáng thì thời hạn tạm dừng có thể kéo dài, nhưng không được quá 20 ngày, với điều kiện người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan phải nộp khoản bảo đảm theo quy định. Quy định cho phép kéo dài thời hạn tạm dừng thủ tục hải quan nhằm đảm bảo việc bồi thường cho chủ hàng trong trường hợp chủ sở hữu trí tuệ lạm dụng quyền của mình. Đồng thời, Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định mang tính nguyên tắc về việc kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm (Điều 219), theo đó khi phát hiện lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan thông báo ngay cho người yêu cầu kiểm tra, giám sát. Trong thời hạn 3 ngày làm việc tính từ ngày được thông báo, nếu người yêu cầu kiểm tra, giám sát không có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan và cơ quan hải quan không quyết định xem xét việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng đó. Quy định này là cần thiết nhằm tránh sự lạm dụng thủ tục của người yêu cầu kiểm tra, giám sát và phù hợp với tập quán quốc tế. Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ quy định trong trường hợp cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. 6.2.4. Các điều ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ do Việt Nam ký kết hoặc tham gia Luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều uớc quốc tế năm 2005 quy định việc áp dụng trực tiếp, toàn bộ hay một phần các điều ước quốc tế mà Việt Nam là Thành viên do Quốc hội quyết định. Trong trường hợp có quy định khác nhau giữa luật pháp Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quy định của điều ước 207
- quốc tế sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 5.3 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Việt Nam đã tham gia Công ước Paris từ năm 1949 và gần đây đã ký kết tham gia thêm nhiều điều ước quốc tế song phương, Đa phương quan trọng về sở hữu trí tuệ. Việt Nam là Thành viên của Thoả ước Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu từ năm 1949; Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới từ năm 1976; Hiệp ước Hợp tác bằng sáng chế từ tháng 3/1993. Việt Nam là Thành viên chính thức của Công ước Berne từ ngày 26/10/2004, Công ước Geneva từ ngày 6/7/2005, Công ước Brussels từ ngày 12/1/2006 và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu từ ngày 11/7/2006. Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định song phương về bảo hộ sở hữu trí tuệ với Hoa Kỳ và Thuỵ Sĩ. Gần đây, Việt Nam đã tham gia Công ước Rome và Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) vào tháng 11/2006. Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế song phương và đa phương quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ sau: 6.2.4.1. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp Công ước này được ký tại Paris năm 1883 và đã có tới 155 nước Thành viên tính đến ngày 22/06/1999. Việt Nam trở thành Thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp kể từ ngày 08/03/1949. Công ước quy định một số điều khoản bắt buộc mà các nước Thành viên tuân thủ như tính độc lập của Bằng độc quyền sáng chế do nhiều nước cấp cho cùng một sáng chế, quyền được ghi tên vào Văn bằng bảo hộ của tác giả... Những điều khoản chủ yếu của Công ước này là: Đối xử quốc gia: Mỗi nước Thành viên của Công ước phải bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho công dân của các nước Thành viên khác như bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho chính công dân nước mình. Quyền ưu tiên: Nếu người nộp đơn yêu cầu bảo hộ cùng một đối tượng sở hữu công nghiệp tại nhiều nước Thành viên khác nhau của Công ước thì trong thời hạn nhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên (12 208
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng quan về bán phá giá
23 p | 494 | 190
-
BÁO CÁO CUỐI CÙNG KHUYẾN NGHỊ THÀNH LẬP ĐIỂM THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP GATS CỦA VIỆT NAM
51 p | 256 | 43
-
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 3
26 p | 124 | 16
-
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO - 2
26 p | 121 | 15
-
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 8
23 p | 107 | 10
-
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 6
27 p | 93 | 9
-
Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất: Trường hợp nghiên cứu điểm tại một số dự án trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
10 p | 14 | 9
-
HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 4
27 p | 75 | 8
-
Tác động của tự do hóa thương mại đến dịch vụ vận tải và các dịch vụ phụ trợ tại Việt Nam
15 p | 45 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn