intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hóa giải ca bệnh khó từ Singapore gửi sang

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

50
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở Việt Nam người bệnh chỉ thường biết đến “con đường một chiều” từ trong nước ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng có một sự thật là không ít trường hợp các bác sĩ nước ngoài phải gửi bệnh nhân đến Việt Nam chữa trị. Tại trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các bác sĩ vừa can thiệp thành công một trường hợp tắc tĩnh mạch phổi chưa từng gặp, điều đáng nói đây là bệnh nhân được gửi sang từ Trung tâm Tim mạch quốc gia Singapore. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hóa giải ca bệnh khó từ Singapore gửi sang

  1. Hóa giải ca bệnh khó từ Singapore gửi sang Ở Việt Nam người bệnh chỉ thường biết đến “con đường một chiều” từ trong nước ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng có một sự thật là không ít trường hợp các bác sĩ nước ngoài phải gửi bệnh nhân đến Việt Nam chữa trị. Tại trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các bác sĩ vừa can thiệp thành công một trường hợp tắc tĩnh mạch phổi chưa từng gặp, điều đáng nói đây là bệnh nhân được gửi sang từ Trung tâm Tim mạch quốc gia Singapore. Bệnh nhân Cheabon Thavy (bên trái) sau khi được bác sĩ Việt Nam điều trị. Cuộc hành trình tìm bác sĩ chữa bệnh Nhìn nụ cười tươi tắn, chan chứa tình yêu cuộc sống của cô gái 23 tuổi đến từ Campuchia có tên Cheabon Thavy khiến người đối diện khó có thể tưởng tượng được rằng đó là một bệnh nhân tim mạch hiếm gặp, người con gái đó
  2. có thể chết bất kỳ lúc nào. Nhưng có lẽ chính sự hồn nhiên, trong trẻo ấy đã khiến Cheabon Thavy có niềm tin mãnh liệt vào sự kỳ diệu của y học. Cuộc hành trình không biết mệt mỏi qua nhiều bệnh viện nổi tiếng từ Á sang Âu cũng chưa đủ mang lại cho Cheabon Thavy một cuộc sống bình thường. Thế rồi điều may mắn đã đến khi cô được gửi sang chữa trị ở Việt Nam. Cách đây 20 năm, Cheabon Thavy được đưa sang Pháp để phẫu thuật tim. Cuộc phẫu thuật đó tưởng chừng sẽ đem lại cho hệ tuần hoàn của cô được hoạt động bình thường, nhưng thật không may sự “bình yên” đó chỉ là tạm thời. Thời gian gần đây, Cheabon Thavy cảm thấy khó thở, tức ngực, mệt mỏi cả những lúc nghỉ ngơi. Lo ngại bệnh cũ tái phát gia đình đưa cô sang Trung tâm Tim mạch Singapore để khám và điều trị. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch phổi, đây là trường hợp bệnh rất hiếm gặp, tính mạng của người bệnh bị đe dọa nếu không được xử trí sớm vì tăng áp lực động mạch phổi (ĐMP) quá lớn. Đáng tiếc là trong trường hợp này, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch quốc gia Singapore không có kinh nghiệm xử trí, nhưng cơ hội của Cheabon Thavy chưa khép lại bởi các bác sĩ ở đây đã giới thiệu cô đến Việt Nam tìm gặp TS. Nguyễn Lân Hiếu - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để chữa trị.
  3. Bệnh nhân Cheabon Thavy. Tìm lời giải cho ca bệnh chưa từng gặp ThS. Lê Văn Tú - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, tình trạng sức khỏe của Cheabon Thavy khi nhập viện rất xấu, môi bệnh nhân bị tím, áp lực động mạch phổi ở mức 110mmHg (giới hạn bình thường là nhỏ hơn 30mmHg), người bệnh rất dễ bị phù phổi cấp. Kết quả chụp mạch và siêu âm tim cho thấy bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch thể giải phẫu khó nhất (tĩnh mạch phổi thùy dưới bên phải). Các bác sĩ nghi ngờ trước đây người bệnh không có tĩnh mạch phổi này, các bác sĩ Pháp đã phải tạo tĩnh mạch phổi bằng cách làm cầu nối. Vách ngăn liên nhĩ của người bệnh có một miếng vá nhưng cũng không rõ là chất liệu gì do tất cả hồ sơ phẫu thuật tại Pháp cách đây 20 năm đã không còn. TS. Nguyễn Lân Hiếu cho hay, tắc tĩnh mạch phổi là bệnh rất hiếm gặp, chủ yếu xuất hiện ngay sau sinh gây biến chứng tăng áp động mạch phổi nặng,
  4. bệnh nhân suy tim rất nhanh và thường tử vong ngay trong giai đoạn nhũ nhi. Bệnh có thể gặp sau phẫu thuật nối các tĩnh mạch phổi bất thường do hẹp miệng nối, hoặc sau điều trị đốt loạn nhịp tim bằng sóng cao tần. Trong các trường hợp này, bệnh diễn biến từ từ hơn nhưng hậu quả cuối cùng vẫn là tăng áp ĐMP nặng. Trước đây, các trường hợp này người ta thường phải phẫu thuật với tuần hoàn ngoài cơ thể, tuy nhiên tỷ lệ tái hẹp rất cao vì chính phẫu thuật cũng là một nguyên nhân gây hẹp tĩnh mạch phổi. Một số trung tâm lớn ở châu Âu và Hoa Kỳ có tiến hành nong chỗ hẹp bằng bóng nong có lưỡi thép (cutting balloon) hoặc đặt stent nhưng kết quả còn rất hạn chế. Tại Việt Nam, TS. Hiếu là người có kinh nghiệm can thiệp một số trường hợp tắc/hẹp tĩnh mạch phổi nhưng chưa từng gặp ca bệnh nào khó khăn như bệnh nhân Cheabon Thavy. Tắc tĩnh mạch phổi dễ dẫn đến phù phổi cấp. Khẳng định đẳng cấp của tim mạch can thiệp Việt Nam
  5. Sau khi nghiên cứu kỹ tổn thương của người bệnh và tiên lượng các yếu tố nguy cơ, TS. Nguyễn Lân Hiếu và các bác sĩ trong trung tâm quyết định can thiệp đặt stent nơi tĩnh mạch phổi bị tắc cho Cheabon Thavy. Khó khăn lớn nhất đối với các bác sĩ là đưa dụng cụ can thiệp vào tĩnh mạch phổi bị tắc. Vị trí giải phẫu của tĩnh mạch phổi đổ vào nhĩ trái, trong khi đường vào của dây dẫn đưa dụng cụ can thiệp qua tĩnh mạch đùi chỉ vào đến nhĩ phải. Các bác sĩ phải phá vách liên nhĩ đã bị vôi hóa mà các bác sĩ Pháp đã vá 20 năm trước để luồn được dây dẫn sang nhĩ trái rồi đến chỗ hẹp gần như tắc hoàn toàn của tĩnh mạch phổi. Sau đó nong đoạn tĩnh mạch phổi bị tắc bằng bóng nong có lưỡi thép và đưa được stent kích thước lớn (12mm đường kính và 55mm chiều dài) vào chỗ hẹp. Sau 4 giờ trong phòng Cathlab, các bác sĩ đã can thiệp thành công. Sau hai ngày bệnh nhân được xuất viện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0