HOA KỲ - MỘT DÂN TỘC BỊ CHIA RẼ
lượt xem 5
download
HOA KỲ - MỘT DÂN TỘC BỊ CHIA RẼ Trong thập niên 1850, vấn đề nô lệ đã làm chia rẽ các mối quan hệ chính trị vốn từng gắn kết nước Mỹ lại với nhau. Vấn đề này đã làm suy yếu hai đảng chính trị lớn của Mỹ, Đảng Whig và Đảng Dân chủ. Đảng Whig bị sụp đổ và Đảng Dân chủ bị chia rẽ không thể hàn gắn được. Vấn đề này cũng khiến cho các Tổng thống yếu thế hơn do họ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu quyết đoán trong đảng. Vấn đề này đương...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HOA KỲ - MỘT DÂN TỘC BỊ CHIA RẼ
- HOA KỲ - MỘT DÂN TỘC BỊ CHIA RẼ Trong thập niên 1850, vấn đề nô lệ đã làm chia rẽ các mối quan hệ chính trị vốn từng gắn kết nước Mỹ lại với nhau. Vấn đề này đã làm suy yếu hai đảng chính trị lớn của Mỹ, Đảng Whig và Đảng Dân chủ. Đảng Whig bị sụp đổ và Đảng Dân chủ bị chia rẽ không thể hàn gắn được. Vấn đề này cũng khiến cho các Tổng thống yếu thế hơn do họ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu quyết đoán trong đảng. Vấn đề này đương nhiên cũng làm mất thể diện của Tòa án Tối cao. Tinh thần quyết tâm bãi bỏ chế độ nô lệ ngày càng lớn mạnh. Năm 1852, Harriet Beecher Stowe đã cho ấn hành cuốn Túp lều Bác Tôm, một cuốn tiểu thuyết được gây cảm hứng từ việc ban hành Luật Nô lệ bỏ trốn. Hơn 300.000 bản đã bán hết trong năm đầu tiên. Các cỗ máy in đã phải chạy suốt ngày đêm để cho kịp với yêu cầu của độc giả. Tuy đa cảm và có nhiều ý tưởng dập khuôn nhưng Túp lều Bác Tôm đã khắc họa một bức tranh với một sức mạnh không thể chối cãi về sự độc ác của chế độ nô lệ và các cuộc xung đột căn bản giữa xã hội tự do và xã hội có nô lệ. Nó đã kích động lòng nhiệt tình của động cơ đấu tranh chống chế độ nô lệ. Tác phẩm hấp dẫn được mọi người do nó đã động chạm đến những tình cảm bản năng của con người - đó là lòng căm phẫn đối với sự bất công và lòng thương xót đối với những nạn nhân bất lực trước sự bóc lột tàn nhẫn. Vào năm 1854, vấn đề về chế độ nô lệ ở các vùng lãnh thổ đã được xới lên và cuộc tranh cãi trở nên gay gắt hơn. Khu vực mà ngày nay bao gồm các bang Kansas và Nebraska đã được người dân đến định cư nhanh chóng, điều này làm gia tăng áp lực đòi hỏi thiết lập những cơ quan chính quyền của lãnh thổ và sau đó là của bang. Theo những điều khoản của thỏa hiệp Missouri năm 1820, toàn bộ vùng này không cho phép chế độ nô lệ. Những thành phần chiếm hữu nô lệ chính yếu ở
- Missouri phản đối việc cho phép Kansas trở thành khu vực lãnh thổ tự do vì khi đó bang của họ sẽ có ba bang láng giềng cấm nô lệ (Illinois, Iowa và Kansas) và bang Missouri cũng có thể sẽ bị bắt buộc trở thành bang tự do. Các đại biểu Quốc hội bang Missouri, được dân miền Nam ủng hộ, đã ngăn cản tất cả những nỗ lực nhằ m tổ chức vùng này. Vào lúc đó, Stephen A. Douglas đã khiến những người ủng hộ phong trào bãi nô phải nổi giận. Douglas lập luận rằng Thỏa hiệp năm 1850 đã từng để cho các bang Utah và New Mexico tự do giải quyết cho chính mình về vấn đề nô lệ, nay thay thế cho Thỏa hiệp Missouri. Kế hoạch của ông hướng đến hai vùng lãnh thổ Kansas và Nebraska. Kế hoạch này cho phép dân định cư được mang nô lệ vào các lãnh thổ trên và sau đó tự thân các cư dân được quyết định họ sẽ gia nhập liên bang với tư cách bang tự do hay bang nô lệ. Những người phản đối Douglas đã buộc tội ông nịnh hót miền Nam để thắng cử tổng thống năm 1856. Phong trào đòi tự do vốn đã lắng dịu nay lại bùng lên với động lực mạnh hơn trước. Tuy nhiên, vào tháng Năm 1854, kế hoạch của Douglas mang tên Đạo luật Kansas - Nebraska đã được Tổng thống Franklin Pierce ký ban hành sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua. Những người miền Nam đã bắn đại bác ăn mừng. Nhưng khi Douglas tới thăm Chicago sau đó để phát biểu biện hộ cho mình thì tất cả các con tàu trên cảng đã hạ cờ của họ xuống đến nửa cột cờ, các nhà thờ gióng chuông cầu hồn suốt một giờ và đám đông một vạn người đã hò hét to đến nỗi không ai có thể nghe được ông nói. Những kết quả thật quan trọng ngay lập tức nảy sinh từ những biện pháp tai hại của Douglas. Đảng Whig, vốn dao động về vấn đề mở rộng chế độ nô lệ, đã bị xóa sổ và một tổ chức mới hùng mạnh đã xuất hiện thay thế đảng này, đó là Đảng Cộng hòa với nhu cầu tiên quyết là chế độ nô lệ phải bị loại bỏ khỏi tất cả các
- vùng lãnh thổ. Vào năm 1856, Đảng Cộng hòa đã chỉ định John Fremont ra tranh cử. Ông là người nổi tiếng nhờ có những cuộc thám hiểm tới miền Viễn Tây. Tuy Fremont thất cử nhưng Đảng Cộng hòa đã phát triển ra cả một vùng rộng lớn của miền Bắc. Các thủ lĩnh chống chế độ nô lệ như Salmon P.Chase và William Seward đã có ảnh hưởng lớn hơn bao giờ hết. Cùng với họ đã xuất hiện một luật sư người Illinois cao lớn là Abraham Lincoln. Trong khi đó, dòng người kể cả các chủ nô miền Nam và các gia đình chống chế độ nô lệ đổ tới Kansas đã làm nảy sinh xung đột vũ trang. Chẳng bao lâu sau vùng lãnh thổ này được gọi là miền Kansas đẫm máu. Tòa án Tối cao còn làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn với phán quyết Dred Scott quá nghiêm khắc vào năm 1857. Scott là một nô lệ ở bang Missouri, gần 20 năm trước bị chủ đưa đến sống ở Illinois và vùng lãnh thổ Wisconsin, những nơi chế độ chiếm hữu nô lệ đã bị cấm. Khi trở về Missouri và vì bất mãn với cuộc sống của mình ở đó, Scott đã kiện đòi tự do trên cơ sở ông cư trú trên lãnh thổ không có chế độ nô lệ. Tòa án Tối cao do người miền Nam chiếm đa số đã quyết định rằng Scott thiếu tư cách hầu tòa vì ông không phải là công dân; rằng luật lệ của một bang tự do (Illinois) không có hiệu lực về thân phận của ông vì ông đã là người cư trú ở bang có chế độ nô lệ (Missouri); rằng các chủ nô có quyền mang tài sản của họ đi bất cứ đâu trên khắp lãnh thổ liên bang và rằng Quốc hội không thể hạn chế sự mở rộng của chế độ nô lệ. Như vậy quyết định của Tòa án đã vô hiệu hóa các Thỏa ước trước đó về chế độ nô lệ và khiến cho không thể đưa ra được những thỏa ước mới. Phán quyết đối với Dred Scott đã dấy lên sự căm phẫn dữ dội ở khắp miền Bắc. Trước kia chưa bao giờ Tòa án lại bị kết tội ác liệt đến thế. Với phe Dân chủ miền Nam thì quyết định của Tòa án là một thắng lợi lớn vì nó đã đem lại sự bảo vệ pháp luật cho sự biện minh của họ về chế độ chiếm hữu nô lệ trên toàn bộ các vùng lãnh thổ.
- LINCOLN, DOUGLAS VÀ BROWN Abraham Lincoln từ lâu đã coi nạn chiếm hữu nô lệ là một tội ác. Ngay từ năm 1854 trong một diễn văn nổi tiếng ông đã tuyên bố rằng toàn bộ các cơ quan lập pháp quốc gia phải được thiết lập theo nguyên tắc mà theo đó chế độ nô lệ phải được hạn chế và cuối cùng bị phế bỏ. Ông cũng căm phẫn cho rằng nguyên tắc về chủ quyền nhân dân là giả dối, vì nạn chiếm hữu nô lệ ở các vùng lãnh thổ miền Tây đã là mối lo ngại không chỉ của dân chúng địa phương, mà cả của toàn bộ nước Mỹ. Năm 1858, Lincoln đối kháng với Stephen A. Douglas trong cuộc bầu cử vào chức Thượng nghị sỹ bang Illinois. Trong đoạn diễn văn mở đầu chiến dịch tranh cử ngày 17/7, Lincoln đã đề cập với tư tưởng chủ đạo của lịch sử nước Mỹ trong bảy năm kế tiếp: Một gia đình bị chia rẽ chống lại nhau thì không thể đứng vững được. Tôi tin rằng nhà nước này không thể chịu đựng mãi được tình trạng nửa nô lệ, nửa tự do. Tôi không muốn liên bang giải thể - Tôi không muốn gia đình sụp đổ - mà tôi mong muốn gia đình liên bang chấm dứt bị chia rẽ. Lincoln và Douglas đều tham gia vào một loạt bảy cuộc tranh luận vào những tháng sau đó trong năm 1858. Thượng nghị sỹ Douglas được mệnh danh là người khổng lồ bé nhỏ có một uy tín đáng ghen tị với tư cách một nhà diễn thuyết tài ba, nhưng ông đã gặp tay kỳ phùng địch thủ Lincoln, người đã dùng tài hùng biện thách thức quan điểm về chủ quyền nhân dân theo lối mà Doughlas đã định nghĩa. Cuối cùng, Douglas đã đắc cử với tỉ lệ sát nút nhưng Lincoln lại đoạt được vị thế của một nhân vật tầm cỡ quốc gia.
- Vào lúc đó thì các sự kiện đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Vào đêm ngày 16/10/1859, John Brown, một người chủ trương chống chế độ nô lệ đã từng bắt và giết năm người dân định cư ủng hộ chế độ nô lệ ở Kansas ba năm trước, đã chỉ huy một nhóm người ủng hộ tấn công vào kho vũ khí liên bang ở bến phà Harper's (nằm ở vùng Tây Virginia ngày nay). Mục tiêu của Brown là sử dụng các vũ khí chiếm được để dẫn dắt chỉ huy cuộc nổi dậy của nô lệ. Sau hai ngày đánh nhau, Brown và những chiến sỹ của ông còn sống sót đã bị lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ do đại tá Robert E. Lee chỉ huy bắt làm tù binh. Đối với nhiều người miền Nam thì những gì Brown làm đã khẳng định những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của họ. Ngược lại, những nhà hoạt động chống chế độ nô lệ lại chào đón Brown như một chiến sỹ tử vì đạo nhằm một mục tiêu cao cả. Brown đã bị bang Virginia xử án vì tội âm mưu phản nghịch và giết người. Ngày 2/12/1859 ông bị treo cổ. Mặc dù hầu hết người miền Bắc lúc đầu đều lên án ông, nhưng ngày càng có nhiều người chấp nhận quan niệm của ông cho ông là một công cụ trong tay của Chúa. CUỘC BẦU CỬ NĂM 1860 Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1860, Đảng Cộng hòa chỉ định Abraham Lincoln làm ứng cử viên của mình. Cương lĩnh của Đảng Cộng hòa đã tuyên bố rằng chế độ nô lệ không thể lan rộng thêm được nữa. Đảng cũng hứa đánh thuế bảo hộ cho công nghiệp và cam đoan ban hành luật cấp các trang trại miễn phí cho những dân định cư nào giúp đỡ trong việc khai khẩn miền Tây. Các đảng viên Dân chủ miền Nam, sau vụ án Dred Scott đã không hưởng ứng quan điểm chủ quyền nhân dân của Douglas, đã tách khỏi đảng và đề cử Phó Tổng thống John C. Breckenridge thuộc bang Kentucky ứng cử tổng thống. Stephen A. Douglas là ứng cử viên của Đảng Dân chủ miền Bắc. Đảng Whig vốn bảo thủ đến cùng ở các bang miền biên giới đã nhập vào lập Đảng Liên minh Lập hiến và đề cử John C. Bell ở bang Tennesse.
- Lincoln và Douglas đua tranh ở miền Bắc, còn Breckenridge và Bell đua tranh ở miền Nam. Lincoln chỉ đạt có 39% số phiếu phổ thông nhưng lại dành đa số tuyệt đối trong 180 phiếu đại cử tri ở tất cả 18 bang tự do. Bell thắng cử ở các bang Tennessee, Kentucky và Virginia; Breckenridge giành thắng lợi ở tất cả các bang có chế độ nô lệ khác ngoại trừ bang Missouri là bang Douglas thắng. Mặc dù tranh cử kém nhưng Douglas chỉ thua Lincoln trong việc giành lá phiếu phổ thông.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO ÁN TIẾN TRÌNH VÀ VĂN HOÁ NHẬN THỨC
4 p | 686 | 149
-
CÔNG LAO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC LÃNH ĐẠO TOÀN DÂN TỔNG KHỞI NGHĨA, THÀNH LẬP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (TỪ THÁNG 3 ĐẾN THÁNG 9 NĂM 1945)
10 p | 532 | 140
-
Những lễ hội và tập tục kỳ lạ của người dân tộc thiểu số
2 p | 385 | 92
-
Đề thi cuối kỳ môn Nhân học đại cương: Mã đề thi 112
10 p | 864 | 82
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương ba NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII)
14 p | 323 | 78
-
Trang phục của dân tộc Khơme
5 p | 304 | 33
-
Vua Lê Thánh Tông - Người phát triển những giá trị văn hóa dân tộc
6 p | 249 | 24
-
Tờ giấy bạc đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
6 p | 147 | 21
-
Nghệ thuật dệt thổ cẩm đặc sắc của dân tộc Mường
4 p | 166 | 19
-
Những kinh nghiệm về xây dựng chính quyền nhân dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
3 p | 112 | 16
-
Nghệ thuật làm giấy của những người thợ dân tộc Mông
4 p | 130 | 11
-
Trang phục Nam và Nữ dân tộc Lô lô
5 p | 108 | 8
-
Trang phục dân tộc La Chí
4 p | 119 | 8
-
Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
4 p | 113 | 7
-
Chiếc Khăn duyên – biểu tượng cho lòng chung thủy của phụ nữ Mường
4 p | 114 | 6
-
Lễ hội tăm khảu máu
3 p | 108 | 6
-
Đóng góp của Phan Huy Chú đối với địa chí dân tộc
7 p | 96 | 5
-
Đề cương chi tiết học phần Cơ sở Văn hóa Việt Nam (Mã học phần: 0101120668)
16 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn