Hoàn Thiện Chiến Lược Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam - Chương 4
lượt xem 88
download
Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt nam. Báo cáo điều tra KYOSHIRO ICHIKAWA Tư vấn Đầu tư Cao cấp, Cục Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản tại Hà nội Bản báo cáo này tóm tắt những kết quả tìm được trong cuộc điều tra của chính tác giả với tư cách là nhà tư vấn đầu tư cao cấp của Cục Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) từ ngày 16/2 đến 24/3/2004 (38 ngày) tại Việt nam. Mục đích của cuộc điều tra là tạo mối gắn kết giữa doanh nghiệp trong nước...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoàn Thiện Chiến Lược Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam - Chương 4
- Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt nam Báo cáo điều tra KYOSHIRO ICHIKAWA Tư vấn Đầu tư Cao cấp, Cục Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản tại Hà nội Bản báo cáo này tóm tắt những kết quả tìm được trong cuộc điều tra của chính tác giả với tư cách là nhà tư vấn đầu tư cao cấp của Cục Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) từ ngày 16/2 đến 24/3/2004 (38 ngày) tại Việt nam. Mục đích của cuộc điều tra là tạo mối gắn kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt nam trong nhiều ngành khác nhau nhằm xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ. Nói một cách cụ thể, cuộc điều tra này nhằm đạt được 5 mục tiêu sau đây. (1) Làm rõ định hướng chính sách của chính phủ Việt nam và các tổ chức có liên quan trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ. (2) Điều tra về thực trạng của các công ty Việt nam về khả năng tham gia của họ trong việc xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ. (3) Nghiên cứu cách thức đấu thầu mua sắm của các công ty lắp ráp nước ngoài và cách thức cung ứng phụ kiện của các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam, đặc biệt chú trọng đến các công ty của Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. (4) Đưa ra hướng dẫn sơ lược cho các nhà sản xuất phụ kiện của Nhật Bản đang quan tâm đến việc đầu tư ở Việt nam. (5) Đưa ra hướng dẫn sơ lược cho các doanh nghiệp của Việt nam đang mong muốn kinh doanh với các doanh nghiệp của Nhật Bản, bao gồm cả những doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng phụ kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt nam. Trong quá trình điều tra, tác giả đã phỏng vấn 19 Bộ và các cơ quan của Chính phủ Việt nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đến thăm 26 doanh nghiệp Việt nam, trong đó có 18 doanh nghiệp nhà nước và 8 doanh nghiệp tư nhân. Trong cuộc điều tra, có 33 doanh nghiệp có liên quan đến nước ngoài được phỏng vấn, trong đó có 17 liên doanh và 16 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tổng số nơi được phỏng vấn là 78. I. Dấu hiệu ra đời của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt nam Đã có rất nhiều nguồn thông tin nói rằng các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt nam không tồn tại, hoặc chỉ ở mức độ sơ khai. Tuy nhiên, kết quả của cuộc điều tra này cho thấy các nhận định đó đều không hoàn toàn sát thực. Sẽ là sát thực hơn nếu chúng ta nói rằng các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt nam hiện nay đang được thai nghén và bắt đầu phát triển. Nhận định này được đưa ra dựa trên những ba bằng chứng, đó là (i) luồng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên; (ii) việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước đang được tiến hành nhanh chóng; và (iii) sự lên ngôi của các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ đòi hỏi chính phủ Việt nam phải có khuôn khổ chính sách phù hợp, và sự hỗ trợ đúng mức của Nhật Bản trong quá trình này. 1
- Để làm được điều đó, Sáng kiến chung Việt nam – Nhật Bản1 trở thành chỗ dựa quan trọng. Thông qua cuộc điều tra này, những vấn đề cần quan tâm trong quá trình triển khai kế hoạch hành động của Sáng kiến chung này sẽ được làm rõ. Nhưng điều quan trọng hơn cả chính sách của chính phủ và sự hỗ trợ của Nhật Bản chính là sự sẵn sàng của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, trong việc nhận biết tầm quan trọng của các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này, và trong việc xây dựng và phát triển những ngành như thế từ nỗ lực của chính bản thân họ. Các biện pháp chính sách và sự tích cực chủ động mang tính liên tục sẽ góp phần làm tăng nhận thức và sự sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt nam đối với mục tiêu này. Điều tra của chúng tôi đã xác định được rằng ngành xe máy và điện tử gia dụng - những ngành có quy mô sản xuất lớn – phải trở thành những ngành công nghiệp trụ cột và tiên phong trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt nam. Tỷ lệ nội địa hoá linh phụ kiện của các ngành này đã đạt ở mức 70-80%. Vì thế, tiến hành đánh giá những điểm yếu kém nhất của những ngành công nghiệp phụ trợ cho hai ngành này (kể cả sự yếu kém của các nhà sản xuất linh phụ kiện riêng lẻ) là việc làm thiết thực để giảm thiểu những hạn chế về chất lượng, công nghệ và quy mô cung ứng. Dựa vào quá trình giải quyết các vấn đề nêu trên đối với hai ngành xe máy và điện tử gia dụng, chúng ta có thể phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho nhiều ngành khác, ví dụ như ngành sản xuất thiết bị nghe-nhìn tiêu dùng. Và hơn hết, trong quá trình đó, chúng ta cũng có thể thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành ôtô – một ngành đang đối mặt với nhu cầu nội địa thấp và những yêu cầu cao về tiêu chuẩn công nghệ. II. Hiện trạng tại Việt nam 1. Quan niệm về ngành công nghiêp phụ trợ của các cơ quan chính phủ Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp phụ trợ, nhưng hầu hết quan chức của các Bộ và cơ quan chính phủ vẫn mơ hồ về khái niệm các ngành công nghiệp phụ trợ. Một phần của nguyên nhân này là người ta đã quá quen với cách sản xuất tích hợp theo chiều dọc của doanh nghiệp nhà nước – từng là trụ cột của nền kinh tế - là mọi linh phụ kiện đều được sản xuất và chế tạo trong nội bộ doanh nghiệp đó. Một nguyên nhân khác là do không có đầy đủ khái niệm mang tính pháp lý đối với các ngành công nghiệp phụ trợ, và vì thế mà việc thực thi một cách có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy các ngành này vẫn còn hạn chế. Bản thân chính phủ Việt nam vẫn không biết làm thế nào để xác định đúng các ngành này. 2. Phân cực hoá và chuyên môn hoá của các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) Hiện nay Việt nam có khoảng 6.000 doanh nghiệp nhà nước. Tuỳ thuộc vào chất lượng, khả năng và phương thức quản lý, các doanh nghiệp nhà nước đang bắt đầu phân hoá thành những doanh nghiệp thành công và doanh nghiệp thất bại. Một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả cao đã thực hiện việc cổ phần hoá và tự chủ về quản lý. Thậm chí nhiều lãnh đạo làm việc một thời gian dài trong các công ty nhà nước này đã bắt đầu nhận thức và hoà nhập vào những cơ hội kinh doanh mới. Chúng tôi có cơ hội phỏng vấn những người này trong quá trình điều tra. Bản thân họ cũng rất ngạc nhiên khi thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp nhà nước hoạt 1 Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản nhàm cải thiện môi trường đầu tư với quan điểm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt nam đã được Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Võ Hồng Phúc và Đại sứ Nhật Bản tại Việt nam Norio Hattori thông qua vào ngày 4/12/2003 tại Hà nội. Đặc biệt, Phần I, Khoản 1 kêu gọi sự phát triển, thiết lập và sử dụng ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt nam. 2
- động có hiệu quả lại ở miền Bắc. Một điều hết sức quan trọng là chính phủ phải xác định và ủng hộ hết lòng những doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả này trở thành một trong những nhóm trụ cột khi xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn đã bắt đầu bỏ hình thức sản xuất tích hợp theo chiều dọc trước đây và chuyển sang hình thức chuyên môn hoá sản phẩm và quy trình mà họ có khả năng cạnh tranh. Thậm chí, một số doanh nghiệp nhà nước đã nỗ lực xây dựng một mạng lưới sản xuất dựa trên việc chuyên môn hoá. Ví dụ, Nhà máy Diesel Sông Công (DISOCO) ở miền Bắc chuyên sản xuất động cơ diesel cho tàu thuỷ và máy nông nghiệp. Đây từng là một nhà máy lớn có cấu trúc sản xuất tích hợp theo chiều dọc đối với nhiều sản phẩm được sản xuất trong dây chuyền lớn của mình, ví dụ như cán, đúc, xử lý mặt kim loại, nung, và lắp ráp. Tuy nhiên, hiện nay, nhà máy này tập trung vào việc cán ép kim loại, trong khi một doanh nghiệp ngay gần bên, đó là Công ty Phụ tùng Máy móc số 1 (FUTU1), thực hiện công đoạn cải thiện chức năng của máy móc. Kết quả là, hai doanh nghiệp nhà nước này hợp tác với nhau dựa trên quá trình chuyên môn hoá. Bên cạnh đó, DISOCO hy vọng rằng công việc cán ép kim loại này không chỉ phục vụ hoạt động kinh doanh của nó, mà còn có thể nhận được đơn đặt hàng từ các nhà lắp ráp xe máy của Nhật Bản. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp này đã đầu tư vào trang thiết bị mới và cải thiện công nghệ sản xuất. Sự thay đổi như thế chưa từng xảy ra trong các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn trong quá khứ. Mặt khác, FUTU1 cũng sử dụng máy móc chính xác cao để cung cấp linh phụ kiện cho một doanh nghiệp xe máy Nhật Bản. Không như các doanh nghiệp nhà nước truyền thống, xưởng sản xuất của nhà máy này rất sạch sẽ và được bố trí hợp lý, và hoạt động sản xuất diễn ra với cường độ cao. Ngược lại, một số doanh nghiệp nhà nước khác lại không thể làm được những việc như thế bởi cung cách quản lý của họ quá lỗi thời và họ thường xuyên đòi hỏi sự hỗ trợ của nhà nước bất kỳ khi nào họ gặp khó khăn. Các nhà quản lý của những doanh nghiệp này cũng thiếu cả tinh thần kinh doanh và coi công việc hiện thời của họ chỉ là vị trí tạm thời trước khi họ được luân chuyển sang công tác khác hoặc về hưu. 3. Sự vươn lên của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đặc biệt ở miền Nam) Số lượng doanh nghiệp tư nhân Việt nam đã tăng rất nhanh trong thời gian gần đây, một phần là do Luật Doanh nghiệp mới năm 2000 đã tự do hơn và đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tại miền Nam, câu chuyện về các doanh nghiệp tư nhân thậm chí còn nhiều tình tiết hơn và một số doanh nghiệp tư nhân ở đây đã rất thành công trong các lĩnh vực kinh doanh như làm bánh, sản xuất giày dép và các dụng cụ làm bếp. Ví dụ, một nhà sản xuất bình nước bằng nhôm và thép không gỉ đã sử dụng công nghệ của một doanh nghiệp nước ngoài, và chất lượng sản phẩm tăng lên rõ rệt, thậm chí những sản phẩm đó đã giúp doanh nghiệp này xây dựng được thương hiệu riêng cho mình. Bây giờ, doanh nghiệp này đang xây dựng một nhà máy lớn tại vùng ngoại thành của Tp.Hồ Chí Minh để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Bằng việc áp dụng công nghệ trong ngành sản xuất của mình, doanh nghiệp này đang cung cấp phần ruột nồi cơm điện cho các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử gia dụng của Nhật Bản. Trong hoạt động tạo khuôn nhựa, một số doanh nghiệp trong nước đã làm chủ được phương thức quản lý chất lượng thông qua việc cung cấp cho những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chất lượng sản phẩm của họ hiện nay được đánh giá cao. Tương tự cho ngành đúc, một giám đốc điều hành của một công ty đã nhận ra tầm quan trọng của những sản phẩm đúc có chất lượng 3
- cao. Kết quả là, doanh nghiệp này đã sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp Nhật Bản và Đức và tăng mức sản xuất sản phẩm đúc cho ngành tạo khuôn nhựa và cán ép nhựa. Hiện nay, doanh nghiệp này được Hiệp hội Nhựa bình chọn là doanh nghiệp xuất sắc. 4. Đầu tư nước ngoài chủ động, đặc biệt là các nhà đầu tư Đài Loan Gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Đài Loan và Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, các doanh nghiệp của Đài Loan rất chủ động không chỉ trong đầu tư mà còn thực hiện nhiều dạng liên kết kinh doanh, bao gồm cả việc cấp vốn cho các doanh nghiệp trong nước của Việt nam. Như ngài Chủ tịch Uỷ ban Phát triển Ngoại thương Trung quốc (CETRA) đã nói, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp Đài Loan rộng hơn nhiều so với thống kê chính thức trong các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tổng số dự án là 1.100). Ở miền Nam, các nhà lắp ráp xe máy Đài Loan kéo theo những nhà sản xuất linh kiện của họ đến Việt nam. Họ tập trung vào các khu công nghiệp do người Đài Loan xây dựng nhằm tích tụ các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành xe máy. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn có cả nhân viên là người Nhật nhằm tiếp thị linh phụ kiện đến các nhà lắp ráp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt nam. Chính những nỗ lực đó mà các nhà sản xuất xe máy Nhật Bản bắt đầu dựa vào nguồn cung ứng linh phụ kiện từ các doanh nghiệp Đài Loan. Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy, các nhà cung ứng linh phụ kiện Đài Loan thường không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các nhà lắp ráp xe máy Nhật Bản. Theo lời của Chủ tịch Ban thúc đẩy Đầu tư và Thương mại Hàn Quốc (KOTRA) thì hầu hết các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt nam đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động như dệt may, may mặc mà không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp phụ trợ. III. Một số vấn đề cần quan tâm trong tương lai 1. Hình thành chính sách thúc đẩy Để thực hiện mục tiêu xây dựng một khuôn khổ chính sách phù hợp, việc đầu tiên cần làm là phải làm rõ định nghĩa mang tính pháp lý về các ngành công nghiệp phụ trợ. Tiếp đến, chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, bao gồm ưu đãi về thuế, các biện pháp hỗ trợ kinh doanh, cần phải xây dựng trên cơ sở không phân biệt doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Để sử dụng một cách tối đa các nguồn nhân lực và tài chính, chính phủ Việt nam cần phải xác định một cách rõ ràng số lượng tương đối nhỏ những trụ cột cần ưu tiên trong phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Có một cách lựa chọn là nỗ lực xây dựng các ngành tạo khuôn, dập khuôn và cán thép – những ngành hiện nay Việt nam đang thiếu. Sức tăng trưởng dồi dào của các ngành công nghiệp lắp ráp, đặc biệt là ngành ô tô và điện tử dân dụng, cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ. Theo quan điểm này thì việc dự thảo chính sách phát triển công nghiệp toàn diện, trong đó có ngành lắp ráp, là điều hết sức cần thiết. Chính sách này cần được thực hiện trong bối cảnh Việt nam phải thực hiện lộ trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) của Khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) vào năm 2006. Chính phủ Việt nam đã tăng thuế nhập khẩu với linh kiện ô tô nhằm thúc đẩy quá trình nội địa hoá. Tuy nhiên, với một ngành cần sự đầu tư lớn để sản xuất linh kiện, ví dụ như ngành ô tô, thì việc đơn phương ép buộc các công ty lắp ráp phải sử dụng linh kiện trong nước có thể tác động 4
- tiêu cực việc thúc đẩy tăng trưởng của những ngành đó. Ngược lại, nếu thị trường nội địa tăng trưởng và quy mô sản xuất vượt quá một ngưỡng nào đó thì các công ty lắp ráp sẽ tự động xác định việc mua sắm tối ưu lượng linh phụ kiện nội địa nhằm giảm chi phí. Chính điều này thúc đẩy họ tự nguyện liên kết với các nhà sản xuất linh phụ kiện và các ngành có liên quan ở nước ngoài. Nếu điều này xảy ra trong bối cảnh chính phủ có những chính sách thúc đẩy hiệu quả thì số lượng các nhà sản xuất linh phụ kiện nước ngoài trong nền sản xuất tăng lên, và các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ nhanh chóng được hình thành. Nếu ngành ô tô – ngành công nghệ cao với sự liên kết ngành chặt chẽ giữa thượng nguồn và hạ nguồn – làm được điều này thì sức mạnh công nghiệp tổng thể ở Việt nam sẽ tăng lên rõ rệt. Quan điểm này cần được các quan chức chính phủ Việt nam hiểu một cách thấu đáo và trong mọi hoàn cảnh để từ đó họ có một cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ. 2. Đẩy nhanh việc cải tổ doanh nghiệp nhà nước (SOE) Hiện nay, chính phủ Việt nam đang thực hiện việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước theo quy định trong Luật cải cách Doanh nghiệp nhà nước, nhưng tiến độ thực hiện lại tương đối chậm. Như đã nêu trên, một số SOE được cổ phần hoá hiện đang hoạt động rất tốt nên cần có những hỗ trợ tập trung để các doanh nghiệp này phát triển mạnh hơn. Điều này sẽ giúp cho quá trình sử dụng nguồn lực đầu vào khan hiếm có hiệu quả cao hơn, và nâng cao vị thế của SOE trong nền kinh tế. Những SOE hoạt động có hiệu quả cần được khuyến khích chuyển hoá sản xuất từ phương thức tích hợp theo chiều dọc sang chuyên môn hoá trong một mạng lưới có nhiều doanh nghiệp hoạt động. Điều này đòi hỏi Bộ Công nghiệp và những Bộ khác phải có năng lực hoạt động cao hơn để thúc đẩy sự phối hợp trong ngành của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phải giải quyết thế nào với các doanh nghiệp nhà nước yếu kém cũng là câu hỏi hóc búa đối với chính phủ. Tuy nhiên, dù có thể nào đi nữa thì vẫn còn cách là khôi phục khả năng hoạt động hoặc loại bỏ hẳn các doanh nghiệp loại này. 3. Thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân Bằng chứng từ những nước khác cho thấy, doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ. Tại Việt nam, sự nở rộ của khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải được chính phủ ủng hộ một cách mạnh mẽ. Trước đây, các doanh nghiệp tư nhân bị cản trở bởi hàng loạt các quy định và vì thế sự phát triển mạnh mẽ của họ bị bóp méo. Vì thế, nỗ lực chủ yếu trong các biện pháp hỗ trợ chính là việc xoá bỏ các quy định này để các doanh nghiệp tư nhân hoạt động dễ dàng hơn. Ở Việt nam, doanh nghiệp được phân loại và được đối xử hết sức khác biệt dựa trên tiêu thức là doanh nghiệp đó có phải doanh nghiệp nhà nước (theo Luật Doanh nghiệp nhà nước), doanh nghiệp nước ngoài (theo Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài) hay là doanh nghiệp tư nhân (theo Luật Doanh nghiệp). Trong khi các quan chức nói rằng các doanh nghiệp được đối xử công bằng thì có hàng loạt khiếu nại về việc các doanh nghiệp tư nhân thường xuyên bị phân biệt đối xử. Báo cáo của Chủ tịch Công đoàn Hiệp hội Công thương Hà nội (HUAIC) cho thấy hiện nay chính phủ đang xem xét việc phân loại lại các doanh nghiệp theo vị thế pháp lý của họ, ví dụ như liên doanh, trách nhiệm hữu hạn hay doanh nghiệp hợp tác xã. Trong khu vực tư nhân, có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được đảm bảo một trường để phát triển mạnh hơn. Một điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp này cần được ưu đãi đặc biệt về thuế đối với các khoản tái đầu tư để giúp họ mở rộng sản xuất kinh doanh với một mức lợi nhuận giữ lại nào đó, và để đóng góp cho sự phát triển của các ngành công nghiệp Việt nam. Việc khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính là căn bệnh kinh niên của các doanh nghiệp tư nhân. Nếu cần thiết, các tổ chức tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách có hiệu quả phải 5
- được thành lập với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (với các khoản vay hai giai đoạn) và IFS (với Cơ quan phát triển khu vực tư nhân Mekong). 4. Phát triển nguồn nhân lực (1) Lực lượng kỹ sư Một điều hết sức hiển nhiên là nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ. Với lực lượng lao động khoảng 46 triệu người, Việt nam có thể cung cấp một lượng lao động lớn mà không gặp bất kỳ một trở ngại nào. Tuy nhiên, Việt nam lại thiếu lực lượng kỹ sư có trình độ trung cấp đến cao cấp. Số lượng kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng có đủ năng lực thể đáp ứng các nhu cầu về quản lý lại rất thiếu, đặc biệt là ở miền Bắc. Một phần của thực trạng này là việc đào tạo thực hành khoa học và kỹ thuật (kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, hoá ứng dụng….) trong các trường đại học còn rất yếu, và vì thế đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này cũng thiếu. Sự thiếu nhiệt tình trong quá trình tiếp thu những kiến thức thực tế cũng là một vấn đề nảy sinh từ phía sinh viên ở các trường. Thực trạng đó chỉ ra rằng cần phải cải cách triệt để đào tạo đại học theo cả hai hướng, đó là phần cứng (bằng trang thiết bị) và phần mềm (chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy), và có một khối lượng lớn kỹ sư có thể làm việc trong các ngành công nghiệp phụ trợ. Các chương trình liên thông giữa các trường đại học và các tổ chức học thuật, ví dụ như chương trình thực tập ngắn hạn, cần phải có hiệu quả để sinh viên có điều kiện nâng cao kỹ năng thực hành và có thái độ đúng đắn với môi trường làm việc của một doanh nghiệp sản xuất. Để có được một lực lượng kỹ sư có trình độ trung cấp, việc mở rộng các trường cao đẳng kỹ thuật và các trung tầm đào tạo nghề là điều hết sức cần thiết. Một ví dụ điển hình là, từ năm 2002, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) giúp trường Cao đẳng Công nghiệp Hà nội trang bị lại cơ sở đào tạo bằng việc hỗ trợ máy móc và thiết bị, đào tạo giảng viên Việt nam, và tìm kiếm đầu ra cho việc sản xuất linh phụ kiện. Những việc làm như thế nên được tiến hành ở các trường cao đẳng kỹ thuật ở miền Nam để thúc đẩy trình độ kỹ thuật của cả nước. (2) Cổ vũ việc đào tạo quản lý ở bậc trung cấp Hiện nay, Việt nam thiếu một thế hệ có thể làm quản lý ở bậc trung cấp, một phần do ảnh hưởng của chiến tranh. Các doanh nghiệp nước ngoài thường khó tìm được những người quản lý bậc trung cấp mà có đủ khả năng làm việc. Vì thế, thông qua các chương trình đào tạo thông qua học việc (OJT-On the Job Training) dài hạn, các nhà quản lý theo yêu cầu nghề nghiệp được lựa chọn từ số sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học. Một nhà sản xuất hàng điện tử Nhật Bản thậm chí còn sẵn sàng đứng ra hỗ trợ cho khoá đào tạo thường niên về quản lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam. Hiệu quả của các chương trình này sẽ cao hơn rất nhiều nếu chính phủ đứng ra tổ chức các khoá học nhằm tăng cường trình độ quản lý ở bậc trung cấp. Ví dụ, các khoá đào tào chính thức của Hiệp hội Học bổng Kỹ thuật hải ngoại (AOTS) cần được các doanh nghiệp Việt nam chủ động tham gia. (3) Đào tạo và nâng cao trình độ phiên dịch Việt-Nhật Tiếng Việt là một trong các ngôn ngữ rất khó học đối với người Nhật. Vượt qua được rào cản ngôn ngữ là điều quan trọng để Nhật Bản và Việt nam cùng nhau phát triển sâu rộng hơn các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt nam. Phiên dịch viên có chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc diễn giải chính xác thông tin và nâng cao sự hiểu biết của hai bên. Để nâng cao trình 6
- độ phiên dịch, việc xuất bản một cuốn từ điển Nhật-Việt gồm những thuật ngữ kỹ thuật, đặc biệt là các thuật ngữ kinh tế và kỹ thuật, là việc làm hết sức thiết thực. 5. Phổ biến thông tin doanh nghiệp Trong nền kinh tế kế hoạch trước đây, các doanh nghiệp nhận được rất ít đơn đặt hàng sản xuất từ cấp trên nên họ không cần mở rộng sản xuất bằng nỗ lực của mình. Thậm chí ngay cả bây giờ, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ thụ động làm các đơn đặt hàng có sẵn chứ không nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới cho sản phẩm của mình. Để phát hiện ra các doanh nghiệp có tiềm năng hoạt động cao trong số các doanh nghiệp trong nước, chúng ta cần phải thiết lập một hệ thống phổ biến thông tin doanh nghiệp chính thức và xây dựng các mạng lưới thông tin nội bộ doanh nghiệp. Để làm được việc này, các thông tin và dịch vụ hỗ trợ của Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam (VCCI), của Công đoàn Hiệp hội Công nghiệp và Thương mại (UAIC), và của Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC) cần được thúc đẩy mạnh hơn. Hơn nữa, cũng cần tăng số lượng hội trợ thương mại nhằm tìm kiếm các đối tác kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. 6. Cải thiện hệ thống kiểm soát chất lượng Hiện nay, các khía cạnh pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng (STAMEQ) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng và phân tích mẫu do Trung tâm Quản lý và Kiểm định chất lượng (QUATEST) thực hiện dưới sự chỉ đạo của STAMEQ tại Hà nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh. Việc quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm là một trong nhiều chức năng quan trọng của chính phủ trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và tăng cường khả năng cạnh tranh của chúng. Vì thế, năng lực của QUATEST cũng cần phải cải thiện. QUATEST cần tăng cường hoạt động của mình nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt nam chỉ coi việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là trách nhiệm với người sử dụng sản phẩm của họ khi những sai sót của sản phẩm được phát hiện. Quan niệm này không thể chấp nhận được và cần phải thay đổi trước khi họ có thể trở thành nhà cung cấp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc nhận thức được công việc của QUATEST, việc hỗ trợ kỹ thuật dài hạn cũng rất cần thiết nhằm thay đổi tư tưởng cố hữu của một số doanh nghiệp trong nước đối với chất lượng. Đào tạo ngắn hạn không phải là cách làm có hiệu quả đối với vấn đề này. Tuy nhiên, chi phí cho việc hỗ trợ dài hạn như thế vượt quá sức các doanh nghiệp tư nhân. Một số doanh nghiệp Nhật Bản đã đứng ra hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, nhưng hỗ trợ về tài chính và thời gian cho những khoá đào tạo như thế rất tốn kém và không thể kéo dài mãi được. Việc làm thiết thực nhất là tổ chức các chương trình chính thức và thường xuyên hơn cho các doanh nghiệp Việt nam với sự tham gia của nhiều chuyên gia, trong đó có các chuyên gia của Tập đoàn Phát triển hải ngoại Nhật Bản (JODC). 7. Tận dụng vốn và công nghệ nước ngoài Việc hấp thụ một lượng vốn FDI, trong đó có FDI Đài Loan, cho sản xuất linh kiện và phụ tùng sẽ trực tiếp mở rộng các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt nam và gián tiếp giúp các doanh nghiệp trong nước liên kết lại. Phần lớn nhà sản xuất linh kiện nước ngoài đang hoạt động ở Việt nam chỉ là những doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Để thu hút họ, việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do và mở, đặc biệt là một khuôn khổ chính sách ổn định, là điều kiện quan trọng nhất 7
- bên cạnh những yêu cầu thông thường như chất lượng lao động cao, cơ sở hạ tầng phải được cải thiện và ưu đãi về thuế. Nói chung, những thách thức nêu trên có thể được giải quyết dần bằng nỗ lực chung giữa chính phủ Việt nam, các tổ chức có liên quan và các doanh nghiệp Việt nam. Nỗ lực đó cần có sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản, các tổ chức có liên quan và các doanh nghiệp Nhật Bản. Chỉ có vậy, việc phát triển lành mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ mới trở nên khả thi. Với Việt nam, đây là bước đi tất yếu trong việc nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh công nghiệp với Trung quốc và các nước khác trong ASEAN. 8
- Phụ lục [Ghi chép của người biên tập] Bên cạnh bài báo cáo này, Ngài Kyoshiro Ichikawa đã trình bày một loạt quan điểm khác tại các hội thảo tổ chức tại VDF (vào tháng 8/2004), Đại sứ quán Nhật Bản và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 11/2004), và Đại sứ quán Nhật Bản và Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công Nghiệp (vào tháng 1/2005). Do chúng chỉ mang tính chất thông tin trong việc phân tích các vấn đề chính sách có liên quan đến các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt nam nên chúng tôi tóm tắt lại những quan điểm đó để bạn đọc được biết. Hình 1 và 2 thể hiện khái niệm và kết cấu cơ bản của ngành công nghiệp phụ trợ. Ngành công nghiệp phụ trợ cần được coi là một cơ sở công nghiệp hoạt động với nhiều chức năng để phục vụ một số lượng lớn các ngành lắp ráp, chứ không nên coi nó đơn giản chỉ là ngành thu thập ngẫu nhiên những linh kiện sản xuất không liên quan. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp phụ trợ không chỉ sản xuất linh kiện mà quan trọng hơn là thực hiện quá trình sản xuất hỗ trợ việc sản xuất các bộ phận nhựa và kim loại, ví dụ như cán, ép, dập khuôn. Hình 3, 4 và 5 thể hiện thực trạng của các nhà lắp ráp và ngành công nghiệp phụ trợ trong 6 ngành lắp ráp chủ lực ở Việt nam. Mỗi ngành có một cách thức khác nhau trong việc đưa thành phẩm tiếp cận thị trường, đấu thầu mua sắm trong nước, và xuất khẩu linh kiện. Phân tích ngành và chiến lược của mỗi ngành sẽ phản ánh chính xác sự khác biệt trong các hoạt động đó. Hình 6, 7 và 8 mô tả sơ lược gợi ý chính sách của tác giả. Để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, ba biện pháp sau đây cần được thực hiện: (i) khuyến khích và hỗ trợ một nhóm doanh nghiệp, trong đó có cả SOE, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; (ii) phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản lý trung cấp, các kỹ sư và nhân công lành nghề; và (iii) chính phủ cần hỗ trợ việc tiếp cận thị trường và kiểm định chất lượng. 9
- Hình 1. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ Ngành mô-tô Ngành ô tô Ngành công Ngành điện tử nghiệp phụ trợ - (Âm thanh, TV, Bán dẫn...) Ngành điện (Gia dụng) Ngành đóng tàu Hình 2. Ngành công nghiệp phụ trợ, gồm lin kiện và chế biến Nhà lắp ráp Ngành công nghiệp phụ trợ Linh phụ kiện Cao su Nhựa Điện Ốc vítt Lò xo Cán Cán thép Ép Đúc Dập Máy móc Xử lý nhiệt Vật liệu Ép Nguyên liệu thô 10
- Hình 3. Quan hệ giữa doanh nghiệp lắp ráp và ngành công nghiệp phụ trợ (Phần 1) Mô tô Ô tô Sản phẩm Sản phẩm cho thị trường cho thị trường XK n ộ i đ ịa n ộ i đ ịa Nhà lắp ráp Dây chuyền lắp ráp Dây chuyền lắp ráp Linh kiện Ngành phụ Tự sản xuất và mua sắm máy móc trong nước trợ, Tự sản xuất NK từ Import cung cấp và mua sắm from nước linh phụ trong nước Overseas ngoài kiện XK Hình 4. Quan hệ giữa doanh nghiệp lắp ráp và ngành công nghiệp phụ trợ (Phần 2) Nghe nhìn Gia dụng (TV, DVD, Video...) (Máy giặt, điều hoà... Sản phẩm Sản phẩm cho thị trường XK XK Nhà lắp cho thị trường n ộ i đ ịa ráp n ộ i đ ịa Dây chuyền lắp ráp Dây chuyền lắp ráp Ngành phụ Tự sản Tự sản trợ, Bán NK từ NK từ xuất xuất dẫn... cung cấp nước nước và mua và mua linh phụ ngoài ngoài sắm sắm kiện trong trong nước nước XK 11
- Hình 5. Quan hệ giữa doanh nghiệp lắp ráp và ngành công nghiệp phụ trợ (Phần 3) Máy văn phòng Loại khác (Máy in...) (Màn hình Quạt...) Mới xuất khẩu gần đây Chỉ xuất khẩu Nhà lắp ráp Dây chuyền lắp ráp Dây chuyền lắp ráp Ngành phụ Tự sản Tự sản trợ, xuất NK từ xuất NK từ cung cấp và mua và mua nước nước linh phụ sắm sắm ngoài trong ngoài kiện trong nước nước Hình 6. Chính sách xúc tiến (Phần 1) 12
- Hình 7. Chính sách xúc tiến (Phần 2) Hình 8. Chính sách xúc tiến (Phần 3) 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MARKETING KEM ĐÁNH RĂNG PS
16 p | 2580 | 432
-
Hoàn Thiện Chiến Lược Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam - Chương 9
20 p | 243 | 77
-
Đề cương ôn tập môn Marketing Thương Mại cao học - ĐH KTQD HN K20
28 p | 198 | 52
-
Khởi sự thành lập một công ty tổ chức sự kiện (phần 2)
5 p | 137 | 41
-
Khái niệm cơ bản về CRM
3 p | 155 | 35
-
Quản trị bán hàng (4): 12 kỹ thuật dứt điểm của nhân viên bán hàng
10 p | 119 | 30
-
Research And Development
3 p | 154 | 25
-
Xây Dựng Chiến Lược Quảng Cáo - P11
6 p | 82 | 15
-
Làm giàu khó không?
5 p | 108 | 14
-
CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ BẰNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
41 p | 80 | 12
-
Gặp gỡ trực tiếp, Kết hợp nhân cách và khoa học
8 p | 95 | 9
-
Vượt lên thất bại
3 p | 77 | 6
-
Chương 4: Các vấn đề về thị trường - TS Vũ Thế Dũng
26 p | 55 | 5
-
Ngân hàng thương mại
38 p | 77 | 4
-
Truyền thông xã hội: Ý nghĩa của những cú nhấp chuột
4 p | 93 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn