intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện chính sách quản lý phí và lệ phí tại Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: ViNobita2711 ViNobita2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

83
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đánh giá những kết quả đạt được và các bất cập trong triển khai chính sách quản lý phí và lệ phí, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý phí và lệ phí tại Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện chính sách quản lý phí và lệ phí tại Việt Nam hiện nay

TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br /> <br /> <br /> <br /> HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ<br /> TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY<br /> Lê Đức Đạt1, Nguyễn Ngân Hà1<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Pháp lệnh phí và lệ phí được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/8/2001,<br /> có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002. Qua 13 năm triển khai thực hiện, Pháp lệnh phí và<br /> lệ phí đã đạt được một số kết quả nhất định, việc quản lý phí và lệ phí đã được thống nhất<br /> chung trong cả nước, phục vụ tốt cho công tác quản lý kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá<br /> trình triển khai thực hiện, chính sách quản lý thu phí, lệ phí đã xuất hiện nhiều bất cập, hạn<br /> chế. Xuất phát từ thực tế trên, bài viết đánh giá những kết quả đạt được và các bất cập trong<br /> triển khai chính sách quản lý phí và lệ phí, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện<br /> chính sách quản lý phí và lệ phí tại Việt Nam trong thời gian tới.<br /> Từ khóa: Hoàn thiện, chính sách, phí và lệ phí<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Để quản lý kinh tế - xã hội, Nhà nƣớc thực hiện việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ<br /> công cộng cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Đối với dịch vụ công cộng, có hai loại<br /> dịch vụ là dịch vụ công cộng thuần túy và không thuần túy. Những dịch vụ công cộng<br /> thuần túy nhƣ quốc phòng an ninh, an toàn xã hội,… khó lƣợng hóa đƣợc mức độ sử dụng<br /> của từng cá nhân, tổ chức cụ thể nên việc thu hồi chi phí cung cấp các dịch vụ này đƣợc<br /> thực hiện thông qua thuế. Những dịch vụ công cộng không thuần túy nhƣ giáo dục, y tế,<br /> văn hóa, giao thông… thì Nhà nƣớc có thể xác định cụ thể các cá nhân, tổ chức trực tiếp sử<br /> dụng dịch vụ. Do đó, dựa trên quan điểm ai hƣởng lợi ích trực tiếp thì phải thực hiện nghĩa<br /> vụ đóng góp trực tiếp, Nhà nƣớc quy định việc thu phí đối với các tổ chức, cá nhân trực<br /> tiếp sử dụng các dịch vụ công cộng không thuần túy đó để bù đắp một phần hoặc toàn bộ<br /> chi phí Nhà nƣớc đã đầu tƣ cung cấp dịch vụ.<br /> Ngoài ra, xuất phát từ yêu cầu quản lý kinh tế xã hội, Nhà nƣớc còn thực hiện cung<br /> cấp các dịch vụ hành chính pháp lý cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Các cá nhân<br /> và tổ chức đƣợc Nhà nƣớc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính pháp lý này có nghĩa<br /> vụ phải nộp một khoản tiền nhất định theo quy định của Nhà nƣớc gọi là lệ phí.<br /> Nhà nƣớc đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phí và lệ phí. Tuy<br /> nhiên, hiện nay nhu cầu của ngƣời dân về dịch vụ công ngày càng đa dạng, hoạt động cung<br /> cấp dịch vụ công có thu phí, lệ phí do cơ quan Nhà nƣớc thực hiện cũng ngày càng phát<br /> triển, dẫn đến nhiều quy định trở nên bất cập, một số khoản thu phí, lệ phí không còn hợp<br /> <br /> 1<br /> ThS. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức<br /> <br /> <br /> 28<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br /> <br /> <br /> <br /> lý. Mặt khác, thực tiễn phát sinh nhiều loại phí, lệ phí trong thực tế, đòi hỏi hệ thống chính<br /> sách phải đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Hơn nữa cùng với sự phát triển của nền kinh<br /> tế thị trƣờng, với chủ trƣơng xã hội hóa, Nhà nƣớc cũng khuyến khích các cá nhân và tổ<br /> chức thuộc mọi thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tƣ cung cấp một số dịch vụ công cộng<br /> không thuần túy nhƣ y tế, giáo dục… dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc. Vì vậy, một số khoản<br /> thu nên đƣợc chuyển sang cơ chế giá cho phù hợp.<br /> Mục tiêu của bài báo là đánh giá những kết quả đạt đƣợc, một số bất cập trong triển<br /> khai chính sách quản lý phí và lệ phí tại Việt Nam hiện nay, từ đó đƣa ra một số giải pháp<br /> nhằm hoàn thiện chính sách quản lý phí và lệ phí trong thời gian tới.<br /> <br /> 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Những kết quả đạt đƣợc trong triển khai chính sách quản lý phí và lệ phí<br /> tại Việt Nam hiện nay<br /> 2.1.1. Về ban hành chính sách, chế độ phí và lệ phí<br /> Nhằm thống nhất quản lý phí và lệ phí trong phạm vi cả nƣớc, hệ thống văn bản quy<br /> phạm pháp luật về phí và lệ phí đã đƣợc ban hành đồng bộ, đầy đủ, đúng thẩm quyền, tạo<br /> ra khuôn khổ pháp lý để tổ chức thu nộp, sử dụng hiệu quả phí và lệ phí. Các cơ quan có<br /> thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phí và lệ phí bao gồm: Ủy ban<br /> Thƣờng vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ, Bộ Tài chính (hoặc liên Bộ), Hội đồng nhân<br /> dân (HĐND) cấp tỉnh. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phí và lệ phí bao gồm:<br /> - Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 của UBTVQH ngày 28/8/2001.<br /> - Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi<br /> hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ<br /> sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP; Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày<br /> 24/9/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí,<br /> hóa đơn.<br /> - Thông tƣ số 63/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính Hƣớng dẫn thực hiện các quy định<br /> pháp luật về phí và lệ phí ngày 24/7/2002.<br /> - Các nghị quyết về thu phí do HĐND cấp tỉnh ban hành.<br /> - Các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến phí và lệ phí.<br /> UBTVQH đã ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí danh mục gồm 73 loại phí và<br /> 42 loại lệ phí. Dựa trên cơ sở đó, Chính phủ đã cụ thể hóa thành 171 khoản phí và 130 khoản<br /> lệ phí để áp dụng và đã quy định rõ ràng cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy<br /> định đối với từng khoản phí, lệ phí cụ thể. Bộ Tài chính đã ban hành theo thẩm quyền các<br /> văn bản quy định các khoản phí, lệ phí cụ thể dƣới hình thức là quyết định, thông tƣ hoặc<br /> thông tƣ liên tịch của Bộ Tài chính với các Bộ, tính đến thời điểm hiện nay có trên 280<br /> khoản phí, lệ phí đã có văn bản hƣớng dẫn thực hiện.<br /> <br /> <br /> 29<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br /> <br /> <br /> <br /> Đối với HĐND cấp tỉnh, đƣợc thẩm quyền quy định đối với 20 khoản phí đối với<br /> một số loại phí gắn với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên, gắn với chức năng quản lý<br /> hành chính Nhà nƣớc của chính quyền địa phƣơng, giúp cho các địa phƣơng có quyền chủ<br /> động trong việc quyết định và tổ chức thực hiện các loại phí, lệ phí theo phân cấp, phát huy<br /> quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng.<br /> 2.1.2. Về thực thi các chính sách chế độ về phí và lệ phí<br /> Các văn bản, chính sách pháp luật về phí và lệ phí sau khi đƣợc ban hành đã đƣợc<br /> đƣa vào thực hiện mang lại nhiều kết quả tích cực. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan<br /> có thẩm quyền còn rà soát, kịp thời phát hiện các loại phí và lệ phí thu không đúng quy<br /> định, từ đó kịp thời bãi bỏ, góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí đầu vào của<br /> sản xuất kinh doanh và phục vụ tốt quá trình hội nhập kinh tế thế giới.<br /> Ngoài ra, cơ chế quản lý phí và lệ phí đƣợc đổi mới theo hƣớng gắn liền với thực<br /> hiện xã hội hóa, tạo cơ chế chủ động, tự chủ cho các đơn vị quản lý thu nộp và sử dụng phí,<br /> lệ phí.<br /> - Kết quả thu phí và lệ phí<br /> Biểu đồ 1. Kết quả thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) từ phí và lệ phí giai đoạn 2011 - 2015<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> (Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí của Chính phủ<br /> và số liệu Dự toán NSNN năm 2015)<br /> Có thể thấy, số thu từ phí và lệ phí đóng góp một phần quan trọng vào tổng số thu<br /> NSNN. Tuy nhiên, số thu NSNN từ phí và lệ phí có xu hƣớng giảm do một số nguyên nhân<br /> khách quan nhƣ phí xăng dầu chuyển thành thuế bảo vệ môi trƣờng đối với xăng dầu theo<br /> luật thuế Bảo vệ môi trƣờng, một số loại phí chuyển sang cơ chế giá nhƣ: phí kiểm định,<br /> phí đấu thầu.<br /> - Việc sử dụng phí và lệ phí đã thu<br /> Theo quy định hiện hành, phí và lệ phí thuộc NSNN đƣợc quản lý, sử dụng nhƣ sau:<br /> Các tổ chức thu đã đƣợc NSNN bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí và lệ phí thì phải<br /> <br /> <br /> 30<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br /> <br /> <br /> <br /> nộp toàn bộ số tiền phí và lệ phí thu đƣợc vào NSNN, các tổ chức thu chƣa đƣợc NSNN<br /> bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí và lệ phí hoặc tổ chức thu đƣợc ủy quyền thu phí<br /> và lệ phí thì đƣợc để lại một phần trong số tiền phí và lệ phí thu đƣợc để trang trải chi phí<br /> thu phí và lệ phí, phần còn lại phải nộp vào NSNN.<br /> Qua theo dõi tình hình thu nộp, quản lý sử dụng phí và lệ phí cho một số kết quả cụ<br /> thể nhƣ sau:<br /> + Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện đúng quy định về thu, nộp, sử dụng đúng mục<br /> đích, hiệu quả số thu phí và lệ phí đƣợc để lại: Các khoản thu phí và lệ phí về cơ bản đã<br /> đƣợc nộp kịp thời vào NSNN và đƣợc quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.<br /> Phần phí và lệ phí để lại cho các đơn vị sử dụng đƣợc quản lý, hạch toán và quyết toán theo<br /> đúng quy định.<br /> + Việc thu, nộp và quản lý sử dụng phí và lệ phí đƣợc thực hiện công khai, minh bạch.<br /> Đối tƣợng nộp phí và lệ phí đƣợc công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho ngƣời nộp<br /> phí và lệ phí nắm vững quy định của pháp luật và tham gia vào quá trình giám sát các cơ<br /> quan thu phí và lệ phí bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.<br /> Việc quản lý sử dụng phí trong các cơ quan thu phí và lệ phí cũng đƣợc thực hiện<br /> công khai, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập đã xây dựng và ban hành quy chế chi<br /> tiêu nội bộ, tổ chức thảo luận dân chủ, thống nhất trong cơ quan, công khai tài chính trong<br /> việc quản lý, sử dụng nguồn phí và lệ phí đƣợc để lại theo quy định của Nhà nƣớc.<br /> 2.2. Những hạn chế trong triển khai chính sách quản lý phí và lệ phí tại Việt<br /> Nam hiện nay<br /> Thứ nhất, thẩm quyền quyết định về mức thu phí và lệ phí một số văn bản còn chưa<br /> có sự thống nhất.<br /> Theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh thì UBTVQH ban hành Danh mục phí và lệ<br /> phí, đồng thời giao cho ba cơ quan là: Chính phủ, Bộ Tài chính và HĐND tỉnh quy định<br /> cụ thể về phí, lệ phí theo thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, một số văn bản quy định<br /> khác. Ví dụ về học phí, theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CP đã xác định thẩm quyền quy<br /> định cụ thể là Chính phủ, nhƣng một số văn bản khác nhƣ Luật Giáo dục, Nghị định số<br /> 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định một số đối tƣợng nhƣ Giám đốc các đại học,<br /> Hiệu trƣởng và Thủ trƣởng các trƣờng, các cơ sở đào tạo thuộc Trung ƣơng quản lý cũng<br /> có thẩm quyền quyết định về học phí.<br /> Tại Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày<br /> 06/3/2006 của Chính phủ có quy định 27 khoản phí và 11 khoản lệ phí đƣợc giao cho<br /> HĐND tỉnh quyết định. Tuy nhiên, việc quyết định miễn, giảm phí, lệ phí thì chỉ có Chính<br /> phủ mới có thẩm quyền. Trong quá trình thực hiện Pháp lệnh, một số địa phƣơng cho rằng,<br /> thẩm quyền quyết định về phí và lệ phí thì nhiều, nhƣng lại không có quyền miễn, giảm,<br /> nhƣ vậy chƣa có sự cân xứng về quyền quyết định và quyền miễn, giảm.<br /> <br /> <br /> 31<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br /> <br /> <br /> <br /> Thứ hai, danh mục phí và lệ phí chưa đảm bảo tính thống nhất và còn chồng chéo.<br /> Một số loại phí, lệ phí mới xuất hiện trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội chƣa<br /> đƣợc đƣa vào Danh mục phí và lệ phí kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí nhƣ phí bay qua<br /> vùng trời, phí nhƣợng quyền khai thác tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, phí công<br /> chứng tại Luật Công chứng,... điều này chƣa bảo đảm tính thống nhất của chính sách, chế<br /> độ, cần đƣa vào danh mục phí và lệ phí.<br /> Một số loại phí đã chuyển thành giá dịch vụ hoặc đang có xu hƣớng chuyển sang<br /> thực hiện theo cơ chế giá do thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa một số lĩnh vực dịch vụ công,<br /> đổi mới cơ chế hoạt động của một số đơn vị sự nghiệp công lập nhƣ nhƣ học phí, viện phí,<br /> phí đấu thầu, chi phí giám định tƣ pháp... cần đƣa ra khỏi Danh mục phí và lệ phí.<br /> Một số loại phí trùng với các khoản thu khác nhƣ phí an ninh trật tự, phí phòng chống<br /> thiên tai, một số loại phí, lệ phí do đơn giản hóa thủ tục hành chính không cần tiếp tục thu<br /> nhƣ phí xây dựng, một số khoản phí nằm trong Danh mục phí và lệ phí nhƣng thực tế không<br /> thu đƣợc nhƣ phí bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần đƣa ra khỏi Danh mục phí và lệ phí.<br /> Thứ ba, cơ chế quản lý sử dụng tiền phí và lệ phí thu được còn nhiều bất cập.<br /> Tại điểm b khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh Phí và lệ phí quy định: “Trƣờng hợp tổ chức<br /> thu không đƣợc NSNN bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí thì tổ chức thu đƣợc để lại<br /> một phần trong số tiền phí thu đƣợc để trang trải chi phí cho việc thu phí, phần còn lại phải<br /> nộp NSNN”. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Chính phủ đã ban hành văn bản cho phép<br /> nguồn thu từ phí đƣợc để lại theo quy định đƣợc xác định là nguồn thu sự nghiệp hoặc kinh<br /> phí quản lý hành chính của cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ. Ngoài ra, theo một số<br /> quy định về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính hoặc cơ chế tài chính đặc thù đối với một số<br /> cơ quan hành chính thì số phí, lệ phí để lại đƣợc coi là nguồn thu để trang trải các chi phí<br /> thu và cả các chi phí khác. Điều này, dẫn đến khó khăn cho công tác kiểm soát, hạch toán<br /> thu - chi ngân sách nhà nƣớc nhất là trong điều kiện Luật Ngân sách nhà nƣớc sửa đổi đƣợc<br /> quy định theo hƣớng kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngân sách nhà nƣớc, trong đó có nguồn<br /> thu phí, lệ phí.<br /> 2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý phí và lệ phí tại Việt Nam hiện nay<br /> Thứ nhất, cần quy định rõ thẩm quyền quy định các loại phí và lệ phí<br /> Cần thống nhất thẩm quyền ban hành các chính sách, chế độ về phí và lệ phí. Mặt<br /> khác, cần nghiên cứu tăng cƣờng phân cấp mạnh hơn nữa về thẩm quyền cho địa phƣơng<br /> quyết định đối với các khoản thu phí và lệ phí nhƣ giao cho địa phƣơng quyết định miễn,<br /> giảm phí, lệ phí đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền địa phƣơng, có quyền bãi bỏ,<br /> đình chỉ thi hành các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của địa phƣơng.<br /> Thứ hai, cần rà soát danh mục phí và lệ phí<br /> Việc rà soát lại toàn bộ các loại phí và lệ phí để bổ sung vào Danh mục phí và lệ phí<br /> một số loại phí, lệ phí đang đƣợc quy định tại các văn bản pháp luật khác nhằm bảo đảm<br /> tính thống nhất theo quy định của pháp luật phí và lệ phí nhƣ: phí công chứng, phí nhƣợng<br /> <br /> <br /> 32<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br /> <br /> <br /> <br /> quyền khai thác hàng không, phí quyền hoạt động viễn thông... đƣợc quy định ở các Luật<br /> chuyên ngành. Xem xét đƣa ra khỏi Danh mục một số khoản phí mà trong thực tế theo các<br /> văn bản khác là giá dịch vụ hoặc quy định không thu nhƣ: Phí kiểm định, thử nghiệm chất<br /> lƣợng hàng hóa, phí kiểm định phƣơng tiện đo lƣờng, phí đấu thầu, phí giám định tƣ pháp,<br /> viện phí, phí xây dựng. Xem xét gộp vào các khoản phí có cùng bản chất (trùng tên) nhƣ:<br /> Phí phí sử dụng đƣờng biển gộp vào phí bảo đảm hàng hải...<br /> Bảng 1. Các khoản phí và lệ phí cần loại bỏ và bổ sung vào danh mục phí và lệ phí<br /> <br /> Các khoản phí, lệ phí cần loại bỏ Các khoản phí, lệ<br /> Danh khỏi danh mục phí, lệ phí phí cần bổ sung<br /> mục phí<br /> Số Các khoản Các khoản vào Danh mục<br /> và lệ phí Các khoản Các khoản<br /> lƣợng phí, lệ phí phí, lệ phí có phí, lệ phí (Theo<br /> kèm theo phí, lệ phí phí, lệ phí<br /> phí và các Luật chuyên<br /> Pháp lệnh chƣa phát bãi bỏ để cải cùng đối<br /> chuyển<br /> lệ phí sinh hoặc tƣợng điều ngành hoặc theo<br /> phí và lệ cách thủ tục sang cơ<br /> trƣớc đây thu chỉnh với các các quy định<br /> phí hành chính chế giá<br /> nay dừng thu khoản khác khác)<br /> <br /> Phí 73 7 0 6 5 15<br /> Lệ phí 42 8 4 0 0 9<br /> <br /> (Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí của Chính phủ)<br /> Thứ ba, đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng tiền thu phí và lệ phí<br /> Phí thu đƣợc từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công<br /> lập thực hiện là khoản thu thuộc NSNN, không phải chịu thuế (thuế GTGT và thuế<br /> TNDN), đơn vị thu đƣợc để lại một phần tiền phí thu đƣợc để trang trải chi phí cung cấp<br /> dịch vụ, thu phí; phần còn lại nộp ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.<br /> Phí thu đƣợc từ các hoạt động dịch vụ do DNNN thực hiện là khoản thu thuộc<br /> NSNN, không chịu thuế GTGT. DN đƣợc để lại một phần tiền phí thu đƣợc để trang trải<br /> chi phí cung cấp dịch vụ thu phí; phần còn lại nộp NSNN theo quy định. Số tiền đƣợc để<br /> lại DN hạch toán vào doanh thu và khai nộp thuế TNDN theo quy định pháp luật về thuế.<br /> Phí thu đƣợc từ các dịch vụ không do Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc do Nhà nƣớc đầu tƣ<br /> nhƣng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán là khoản<br /> thu không thuộc NSNN, phải chịu thuế (GTGT và thuế TNDN). Tổ chức, cá nhân thu phí<br /> có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu đƣợc theo quy định của pháp luật sau khi thực hiện<br /> nghĩa vụ thuế.<br /> Hiện nay, Bộ Tài chính đang trình Quốc hội xem xét Dự thảo Luật phí và lệ phí<br /> nhằm khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh phí và lệ phí, thực hiện đúng chủ trƣơng của<br /> Đảng và Nhà nƣớc về xã hội hóa một số dịch vụ công, phù hợp với việc cải cách thủ tục<br /> hành chính và chiến lƣợc cải cách thuế giai đoạn tới.<br /> <br /> <br /> 33<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br /> <br /> <br /> <br /> 3. KẾT LUẬN<br /> Để hoàn thiện chính sách về quản lý phí và lệ phí, cần phải có sự đóng góp ý kiến<br /> của các bộ, ban, ngành, ý kiến đóng góp của ngƣời dân. Việc rà soát tất cả các khoản phí và<br /> lệ phí hiện nay cần đƣợc tiến hành để xác định những khoản phí, lệ phí nào hợp lý, những<br /> khoản phí, lệ phí nào bất cập để bãi bỏ. Về phạm vi, thẩm quyền thu phí, lệ phí cũng cần<br /> đƣợc quy định rõ hơn. Có nhƣ thế, dự thảo Luật phí và lệ phí mới đƣợc thông qua và phát<br /> huy tác dụng trong quản lý Nhà nƣớc và phát triển kinh tế - xã hội.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1] Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 của UBTVQH ngày 28/8/2001<br /> của UBTVQH và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.<br /> [2] PGS.TS. Dƣơng Đăng Chinh, TS. Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình Quản lý tài<br /> chính công, Nxb. Tài chính.<br /> [3] Dự thảo Luật phí và lệ phí của Chính phủ<br /> [4] Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí của Chính phủ<br /> <br /> COMPLETING MANAGEMENT POLICY FEES AND CHARGES<br /> IN VIETNAM TODAY<br /> Le Duc Dat, Nguyen Ngan Ha<br /> <br /> ABSTRACT<br /> <br /> Ordinances for fees and charges which were approved by Standing committee of the<br /> National Assembly in August 28th 2001 have been effectively implemented from January<br /> 01st 2002. Over 13 years, these ordinances have reached several results, the fees and<br /> charges management have been generally unified in the whole nation and has effectively<br /> supported social - economic management. Nevertheless, undergoing the process of<br /> implementation, fees and charges management policy has got lots of obstacles and<br /> shortcomings. Due to this fact, the paper evaluated results and limitations in implementing<br /> policies management of fees and charges. Thence,offering several measures have been<br /> proposed in order to complete the management policy for fees and charges in Vietnam in<br /> coming time.<br /> Keywords: Completion, policies, fees and charges<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 34<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2