Hoàn thiện quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
lượt xem 3
download
Trong nội dung báo cáo khoa học các tác giả tập trung phân tích những hạn chế của Bộ luật Tố tụng năm 2015 về thẩm quyền khởi tố vụ án từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoàn thiện quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
- HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Nguyễn Duy Dũng Nguyễn Tất Thành TÓM TẮT: Việc giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó khởi tố vụ án là giai đoạn đầu tiên, đánh dấu cho sự bắt đầu của các hoạt động tố tụng. Trong giai đoạn khởi tố, việc xác định thẩm quyền khởi tố vụ án là vấn đề pháp lý quan trọng. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có sự thay đổi cơ bản về chế định khởi tố vụ án trong đó có những quy định về thẩm quyền khởi tố. Trong nội dung báo cáo khoa học các tác giả tập trung phân tích những hạn chế của Bộ luật Tố tụng năm 2015 về thẩm quyền khởi tố vụ án từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. Từ khoá: Tố tụng hình sự, Khởi tố vụ án, Thẩm quyền, Cải cách tư pháp ABSTRACT: Settlement of a criminal case goes through many different stages, in which prosecution is the first stage, marking the start of proceedings. During the prosecution stage, the determination of prosecution authority is an important legal issue. The Criminal Procedure Code 2015 has made fundamental changes regarding the prosecutorial institution, including the regulations on prosecution authority. In the scientific report, authors focused on analyzing the limitations of The Criminal Procedure Code 2015 in regard to the prosecution authority, then propose complete recommendations to meet the judicial reform’s requirements. Keywords: Criminal Procedure, Prosecution, Authority, Judicial Reform. 1. Mở đầu Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới toàn diện và mạnh mẽ, để thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân thì việc xây dựng chế độ dân chủ, nhà nước pháp quyền và một nền tư pháp công bằng, công lý là tất yếu. Nhận thức ThS., Khoa Luật - Đại học Nguyễn Tất Thành; Email: nddung@ntt.edu.vn TS., Khoa Luật - Đại học Văn Lang 294
- vấn đề trên, Đảng và Nhà nước đã đề ra chiến lược cải cách tư pháp nhằm mục tiêu "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao"1. Với mục tiêu nêu trên vấn đề hoàn thiện quy định pháp luật nói chung và quy định pháp luật Tố tụng hình sự nói riêng được quan tâm hàng đầu. Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đánh dấu sự tham gia của quyền lực nhà nước vào việc giải quyết vụ án. Chế định này đã được pháp điển hoá lần đầu tiên tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, sau đó là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và gần đây nhất là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015). Qua ba lần pháp điển hoá, chế định khởi tố vụ án hình sự đã có những bước hoàn thiện nhất định, tuy nhiên, vẫn có những điểm bất cập nhất là quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án nên cần có sự phân tích, đánh giá từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong tình hình mới. 2. Cải cách tư pháp và vấn đề hoàn thiện quy định về thẩm quyền khởi tố Cải cách tư pháp không phải là vấn đề mới trong đời sống pháp lý ở Việt Nam. Ngay từ những năm 1950 những tư tưởng ban đầu của cải cách tư pháp đã được nhen nhóm bằng việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu "dân chủ hoá" bộ máy tư pháp, để "công việc xét xử được nhanh chóng và gần dân hơn", "thủ tục tố tụng cần được hợp lý và giản dị hơn"2. Với yêu cầu trên, ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 85 về cải cách bộ máy tư pháp và luật Tố tụng, đặt những nền móng đầu tiên cho cải cách tư pháp ở nước Việt Nam non trẻ. Trải qua một chặng dài lịch sử, qua quá trình thay đổi về tư duy, quan điểm và đứng trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, hiện đại, bảo vệ công lý”. Mặc dù đã trải qua một quá trình dài nghiên cứu lý luận, thực tiễn nhưng cho đến nay khoa học pháp lý vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về cải cách tư pháp. Có quan điểm cho rằng cải cách tư pháp là một phạm trù chính trị, pháp lý, là sự sửa đổi, đổi mới một số 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày 02/6/2005, Hà Nội. 2 Bộ Tư pháp-Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1992), Tập Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về Nhà nước và pháp luật, Tờ trình dự án Sắc lệnh cải cách bộ máy tư pháp và Luật Tố tụng, trang 514-515. 295
- bộ phận tư pháp không còn phù hợp để đáp ứng yêu cầu khách quan của sự phát triển tư pháp3. Quan điểm khác giải thích "cải cách tư pháp luôn được hiểu với ý nghĩa chung nhất là sự thay đổi đem lại những điều mới có ích cho việc xây dựng nhà nước và bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân"4. Các tác giả khác lại có cách tiếp cận cải cách tư pháp theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng, theo nghĩa hẹp "là việc đổi mới chỉ Toà án nhân dân, cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động thực tiễn xét xử và năng lực đội ngũ cán bộ của Toà án nhân dân, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến Toà án nhằm đạt được kết quả cuối cùng với tư cách các chế định pháp lý và các giá trị tinh thần cao quý nhất của nên văn minh nhân loại trong nhà nước pháp quyền"; theo nghĩa rộng "là việc đổi mới toàn bộ hệ thống Toà án nhân dân và hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động thực tiễn cũng như nâng lực của đội ngũ cán bộ của 03 hệ thống các cơ quan tư pháp (theo nghĩa rộng) này, đồng thời hoàn thiện các quy định pháp luật về tư pháp nhằm đạt được kết quả cuối cùng đặt ra cho cải cách tư pháp với tư cách các chế định pháp lý và các giá trị tinh thần cao quý nhất của nên văn minh nhân loại trong nhà nước pháp quyền"5. Hay có tác giả cho rằng, cải cách tư pháp là quá trình gắn liền với việc bảo đảm công lý, là tạo điều kiện để người dân tiếp cận công lý (thông qua đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp) và nâng cao phẩm chất và bản lĩnh đấu tranh vì công lý của đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp (thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng)6. Qua các các tiếp cận nêu trên có thể thấy hạt nhân của quá trình cải cách tư pháp là đổi mới về cơ quan tư pháp, chủ thể của quyền tư pháp gắn liền với mục tiêu đảm bảo công bằng, bảo vệ công lý trong đời sống pháp luật, đặt nền tảng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cải cách tư pháp nói chung (mà bộ phận là cải cách tư pháp hình sự) là một quá trình phức tạp và gian nan đòi hỏi có sự hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng (hai vấn đề 3 Võ Khánh Vinh (2020), Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, kỉ yếu hội thảo quốc gia Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, tr.10 4 Phạm Mạnh Hùng (2008), Toà án và cải cách tư pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 135 (2008) 5 Lê Cảm (2020), Những vấn đề lý luận về cải cách tư pháp ở Viện Nam hiện nay (tức là trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền), kỉ yếu hội thảo quốc gia Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, tr.44 6 Vũ Công Giao, Hoàng Thị Bích Ngọc (2021), Bảo vệ công lý trong cải cách tư pháp tại Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp online, http://lapphap.vn/Pages/tntuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210693 [truy cập ngày 22/5/2021] 296
- không thể tách rời) có thể coi đây là nhiệm vụ chung nhất bởi chính sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật sẽ kéo theo những cải cách, tổ chức, đổi mới của cơ quan tư pháp, nâng cao chất lượng của người làm tư pháp. Hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động tư pháp nói chung và tư pháp hình sự nói riêng luôn là yêu cầu sát sườn của công cuộc cải cách tư pháp. BLTTHS 2015 đã có những sửa đổi cơ bản trong đó có chế định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Theo quy định của BLTTHS 2015 và Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 thì thẩm quyền khởi tố vụ án bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan được giao thực hiện một số nhiệm vụ điều tra (Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân)7, được quy định như sau: Cơ quan điều tra: theo Khoản 1 Điều 153 BLTTHS 2015 và luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án khi xác định sự việc có dấu hiệu của tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Toà án đang thụ lý. Viện kiểm sát: theo quy định của BLTTHS 2015 thì Viện kiểm sát được quyền khởi tố vụ án trong ba trường hợp (1) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; (2) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; (3) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử8. Hội đồng xét xử: Theo quy định tại Điều 153 BLTTHS 2015 Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố khi phát hiện ra việc bỏ lọt tội phạm. Các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra: khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu của tội phạm trên địa bàn, lĩnh vực mình quản lý các cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quyền tiến hành khởi tố vụ án; Các cơ quan được giao tiến hành 7 Xem Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Điều 8, 10 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 8 Xem Khoản 3 Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 297
- một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án hình sự9 3. Những bất cập trong quy định của BLTTHS 2015 về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự: Mặc dù BLTTHS 2015 đã có những sửa đổi nhất định về thẩm quyền khởi tố vụ án nhưng qua nghiên cứu có thể chỉ ra những bất cập như sau: Thứ nhất, như đã trình bày hiện nay việc xác định thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra còn khá chung chung khi mà BLTTHS 2015 và luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 dẫn chiếu quy định về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra được xác định dựa trên thẩm quyền xét xử của toà án10 nhưng thẩm quyền khởi tố căn cứ dẫn chiếu để xác định lại chưa rõ ràng, mặc dù “Cơ quan điều tra khởi tố khoảng 95 đến 97% tổng số các vụ án đã được khởi tố, Viện kiểm sát và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chỉ khởi tố khoảng 5 đến 3% còn lại"11. Việc thiếu quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án của cơ quan điều tra theo cấp, theo hệ thống và theo lãnh thổ dẫn đến một thực tế trong những tài liệu giáo trình của các cơ sở đào tạo luật12 và thực tiễn áp dụng pháp luật thì thẩm quyền khởi tố vụ án của cơ quan điều tra được xác định dựa trên thẩm quyền điều tra và thẩm quyền điều tra lại được xác định dựa trên thẩm quyền xét xử của toà án. Theo đó, khi khởi tố vụ án cơ quan điều tra sẽ dựa trên ba căn cứ: (1) theo đối tượng; (2) theo tính chất mức độ; (3) theo lãnh thổ. Chính cách xác định thẩm quyền khởi tố như trên đã làm nảy sinh vấn đề trong khi giai đoạn xét xử chưa diễn ra thì cơ quan điều tra lại căn cứ vào thẩm quyền xét xử để xác định thẩm quyền khởi tố là chưa hợp lý. Thêm vào đó, toà án xác định thẩm quyền xét xử để thực hiện chức năng xét xử, cơ quan điều tra xác định thẩm quyền khởi tố vụ án để thực hiện chức năng buộc tội. Do đó, việc dùng thẩm quyền xét xử để xác định thẩm quyền điều tra về mặt chức năng tố tụng có sự mâu thuẫn. 9 Xem Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 10 Xen Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 11 Vụ Công tác lập pháp Văn phòng Quốc hội - Viện Khoa học kiểm sát (2003), Những sửa đổi cơ bản của BLTTHS năm 2003, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, tr.145. 12 Xem giáo trình luật Tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật Hà nội, NXB CAND năm 2018, tr 275-277 và giáo trình luật Tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật TP.HCM, NXB Hồng Đức, năm 2019, Tr.361- 362. 298
- Thứ hai, BLTTHS 2015 vẫn quy định hội đồng xét xử có thẩm quyền khởi tố vụ án. Hiến pháp năm 2013 quy định chức năng của Toà án là xét xử và thực hành quyền tư pháp, trong khi đó khởi tố vụ án hình sự là một bộ phận của chức năng buộc tội. Do đó, việc quy định thẩm quyền khởi tố vụ án của hội đồng xét xử về mặt lý luận làm mẫu thuẫn với chức năng của toà và trên phương diện lập pháp là không phù hợp với hiến pháp và Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 201413. Trên phương diện thực tế việc Hội đồng xét xử khởi tố vụ án là cực kì hiếm mà chỉ yêu cầu Viện kiển sát khởi tố, nếu xét thấy có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án14. Có thể thấy mặc dù được trao quyền nhưng Hội đồng xét xử hiếm khi thực hành quyền của mình dẫn đến tình trạng quy định này bị "treo". Có thể lý giải cho hiện tượng này bằng một số nguyên nhân sau: (1) Toà án (Hội đồng xét xử) không thể tiến hành hoạt động kiểm tra, xác minh để xác định căn cứ khởi tố vụ án song song với hoạt động xét xử xét trên cả phương diện nhân lực và chuyên môn; (2) Mặc dù quyết định khởi tố vụ án không liên quan đến nội dung của vụ án đang diễn ra (tội phạm mới, người phạm tội mới) nhưng vẫn được coi là một quyết định xét xử do đó việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự làm làm nảy sinh mâu thuẫn với giới hạn xét xử; (3) Chính vì hai nguyên nhân trên nên quyết định khởi tố vụ án của hội đồng xét xử hoàn toàn có thể bị kháng nghị và huỷ bỏ, hoặc bị đình chỉ sau đó. Đặc biệt, Cơ quan điều tra đình chỉ hầu hết các vụ án do Hội đồng xét xử khởi tố trước đó15. Thứ ba, Điều 153 BLTTHS 2015 quy định: “Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”. Quy định này làm này sinh vấn đề, vụ án thuộc thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra nhưng đang được cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử thụ lý thì cũng không 13 Nguyễn Văn Vinh (2012), Về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của hội đồng xét xử, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp online, http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207929 [truy cập ngày 22/5/2021] 14 Lê Lan Chi (2010), Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong luật tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, tr.97. 15 Phạm Thái (2017), Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.134 299
- thể khởi tố. Điều này dẫn tới vấn đề nếu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án thì sai thẩm quyền (theo luật) còn các cơ quan khác khởi tố thì cũng sai về thẩm quyền (thực tế). Thứ tư, Về thẩm quyền khởi tố của các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân, quy định này xuất phát từ đặc thù của địa bàn hoạt động hoặc lĩnh vực đặc thù. Tuy nhiên, trên thực tế đã nảy sinh tình trạng các cơ quan này hiếm khi sử dụng quyền của mình, khi có vụ việc lại chuyển cho cơ quan điều tra thụ lý giải quyết16. Nguyên nhân của tình trạng này là do (1) Các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong công an nhân dân đa phần đóng ở trên các địa bàn trung tâm hành chính do đó không có yếu tố địa lý cản trở hoạt động liên lạc với cơ quan điều tra; (2) Thực tế cho thấy bản thân các cơ quan này thiếu nhân lực có chuyên môn trong hoạt động tố tụng, do đó khi tiếp nhận thông tin về sự việc có dấu hiệu phạm tội thường chuyển cho cơ quan điều tra để phối hợp làm rõ. 4. Phương hướng hoàn thiện quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp hình sự: Trên cơ sở phân tích những bất cập trong quy định của BLTTHS 2015 về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, các tác giả đưa ra một số phương hướng hoàn thiện như sau nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp hình sự trong thời gian tới: Thứ nhất, hiện nay BLTTHS 2015 chưa có quy định rõ ràng về thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra dẫn tới trong Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015, một số giáo trình của các trung tâm đào tạo luật lớn và thực tiễn áp dụng pháp luật đều lấy thẩm quyền điều tra làm căn cứ xác định thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra. Chính điều này dẫn đến mâu thuẫn về mặt logic (lấy một cái chưa diễn ra để làm căn cứ tiến hành hoạt động đang diễn ra). Do đó, tác giả cho rằng không thể quy định về thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra một cách chung chung như hiện nay, cần có quy định rõ về thẩm quyền khởi tố của nhóm cơ quan này theo hệ thống, theo đối tượng và theo lãnh thổ. Đồng thời, thẩm quyền điều tra nên căn cứ dựa trên thẩm quyền khởi tố. Việc lấy thẩm quyền xét xử làm căn cứ xác định thẩm quyền điều tra dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa chức năng buộc tội và xét xử như đã phân tích ở trên. 16 Lê Lan Chi (2010), Tlđd, tr.98 300
- Thứ hai, Như đã phân tích việc quy định thẩm quyền khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử là vấn đề bất cập cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Công cuộc cải cách tư pháp hiện nay đang hướng đến vai trò độc lập của Toà án trong hoạt động tư pháp. Do đó, theo quan điểm của các tác giả nên tính toán bãi bỏ quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử vì những lý do nêu trên. Thứ ba, Như đã phân tích về bất cập trong quy định tại Khoản 1 Điều 153 BLTTHS 2015 có thể gây ra nhiều vấn đề trong thực tiễn áp dụng. Theo quan điểm của các tác giả quy định tại Điều 153 cần sửa đổi theo hướng xây dựng cơ chế phản hồi cho Cơ quan điều tra như sau: "Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này Trường hợp xét thấy vụ việc đang được các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của mình. Cơ quan điều tra thông báo cho cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ việc và ra quyết định khởi tố vụ án” Thứ tư, Hiện nay quy định thẩm quyền khởi tố vụ án cho các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân đang bị treo, khi mà các cơ quan này không (hoặc không có khả năng) áp dụng trên thực tế. Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 tiếp tục mở rộng diện các cơ quan có thẩm quyền khởi tố trong nhóm này (gồm có: Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao 17). Chính điều này đặt ra câu hỏi về tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật khi mà có luật nhưng lại không được áp dụng trên thực tế. Theo quan điểm của các tác giả, BLTTHS 2015 và Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 đã có hơn 05 năm thi hành, nhà làm luật nên có sự kiểm tra mang tính định lượng dựa trên số vụ việc do các cơ quan này khởi tố trên tổng số các vụ án khởi tố để có cái nhìn tổng quan nhất . Từ đó, có sự sửa đổi quy định cho phù hợp. 5. Kết luận 17 Xem khoản 6 Điều 9 Luật Tổ chức cơ quan điều tra năm 2015. 301
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự nói chung và thẩm quyền khởi tố vụ án nói riêng là một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta. Mặc dù BLTTHS 2015 đã có những sự sửa đổi nhất định liên quan đến thẩm quyền khởi tố vụ án nhưng những bất cập vẫn còn tồn tại, do đó, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện là rất cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tư pháp-Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1992), Tập Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về Nhà nước và pháp luật, Tờ trình dự án Sắc lệnh cải cách bộ máy tư pháp và Luật Tố tụng; 2. Lê Cảm (2020), Những vấn đề lý luận về cải cách tư pháp ở Viện Nam hiện nay (tức là trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền), kỉ yếu hội thảo quốc gia Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn; 3. Lê Lan Chi (2010), Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong luật tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội 4. Nguyễn Văn Vinh (2012), Về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của hội đồng xét xử, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp online, http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207929; 5. Phạm Thái (2017), Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; 6. Võ Khánh Vinh (2020), Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, kỉ yếu hội thảo quốc gia Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn; 7. Phạm Mạnh Hùng (2008), Toà án và cải cách tư pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 135 (2008); 8. Giáo trình luật Tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật Hà nội, NXB CAND 2018, tr 275-277; 9. Giáo trình luật Tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật TP.HCM, NXB Hồng Đức, năm 2019, Tr.361-362; 10. Vũ Công Giao, Hoàng Thị Bích Ngọc (2021), Bảo vệ công lý trong cải cách tư pháp tại Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp online, http://lapphap.vn/Pages/tntuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210693; 302
- 11. Vụ Công tác lập pháp Văn phòng Quốc hội - Viện Khoa học kiểm sát (2003), Những sửa đổi cơ bản của BLTTHS năm 2003, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, tr.145. 303
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số bất cập trong quy định về thừa kế của Bộ Luật Dân sự 2015
8 p | 187 | 12
-
Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
12 p | 22 | 5
-
Hoàn thiện quy định về bị hại trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
11 p | 35 | 5
-
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính
10 p | 11 | 5
-
Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của luật tố tụng hành chính năm 2015 về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
4 p | 11 | 5
-
Một số bất cập trong quy định về pháp nhân thương mại của bộ Luật Dân sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện
5 p | 97 | 5
-
Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về phạm vi xét xử phúc thẩm
8 p | 11 | 4
-
Từ một quy định về thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án
5 p | 69 | 4
-
Hoàn thiện quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự
8 p | 57 | 4
-
Đặc xá ở Việt Nam và công tác hoàn thiện pháp luật: Phần 2
61 p | 84 | 4
-
Hoàn thiện quy định pháp lý về tội khủng bố trong bộ Luật Hình sự năm 2015
6 p | 48 | 4
-
Hoàn thiện quy định về tranh tụng của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự
6 p | 7 | 3
-
Một số ý kiến về việc hoàn thiện quy định về giám định tư pháp trong Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003
7 p | 129 | 3
-
Hoàn thiện quy định về tội hiếp dâm trẻ em trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
4 p | 35 | 2
-
Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến điều tra vụ án xâm phạm an ninh quốc gia có yếu tố nước ngoài
7 p | 70 | 2
-
Quy định về cổ đông sáng lập trong pháp luật Việt Nam và pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới
8 p | 46 | 2
-
Hoàn thiện quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong Bộ luật Hình sự 2015
10 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn