Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ 1945-1975 (Tập 3): Phần 2
lượt xem 6
download
Tiếp nội dung phần 1, Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ 1945-1975 (Tập 3) phần 2 gồm các nội dung chính như: Hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản trong phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ (1954- 1975); hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ (1954 - 1975); nghề truyền thống của cư dân ven biển Đông Nam Bộ thời kỳ chiến tranh (1954- 1975). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ 1945-1975 (Tập 3): Phần 2
- Chuyên đề 4 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1954 – 1975) 4.1. Đánh bắt hải sản ở Đông Nam Bộ (1954-1975) Từ sau năm 1954, với khẩu hiệu cải tiến dân sinh, chính quyền Diệm triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông – ngư nghiệp ở miền Nam. Đối với Đông Nam Bộ, nơi có nhiều ưu thế về kinh tế biển, chính sách của chính quyền Sài Gòn tập trung nhiều trong lĩnh vực phát triển ngư nghiệp. Trong giai đoạn 1954-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm chủ trương khôi phục, mở mang ngư nghiệp; đưa khoa học, kỹ thuật, máy móc vào hoạt động sản xuất; kết hợp đánh bắt hải sản với phát triển công nghiệp chế biến hải sản. Để hỗ trợ phát triển nghề đánh bắt hải sản của ngư dân, ngày 27-8-1954, Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 24 ấn định quy chế tổng quát thành lập các Hợp tác xã, nhằm “nhằm khuyến khích và giúp đỡ việc sản xuất cũng như tiêu thụ”(xem thêm Hình 4.4 – trang sau). Ngày 1-2-1955, Sở Hải ngư nghiệp chính quyền Sài Gòn phát đi bản thông cáo về việc thành lập các hợp tác xã ngư nghiệp mà mục tiêu nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất và bảo vệ quyền lợi của dân chài, thông qua việc đảm nhận và tổ chức việc buôn bán hải sản cho hội viên, tránh sự bóc lột của hạng trung gian (bán sỉ, chủ vựa,…); tổ chức bán các sản phẩm ngư nghiệp của dân chài cho các chủ vựa, hoặc các bạn hàng bán lẻ tại các đô thị lớn theo lối đấu giá công khai,... nhằm ổn định giá cả cho ngư phủ; trợ giúp ngư phủ mua sắm ngư cụ (thuyền, chài, lưới, giây lưỡi câu,...) hoặc quần áo vải sô, thực phẩm,…; cho ngư phủ vay tiền hoặc giúp đỡ ngư dân vay tiền của các cơ quan tín dụng chính phủ với lãi suất ưu đãi; kỹ nghệ hóa ngành ngư nghiệp bằng những phương pháp khoa học thích hợp và hiện đại hóa máy móc, thuyền bè. Ngoài, hợp tác xã ngư nghiệp còn hướng tới việc đam lại lợi ích về đời sống tinh thần cho ngư dân: tạo tinh thần đoàn kết, tinh thần tương ái, trách nhiệm cùng tượng trợ và bảo vệ quyền lợi lẫn nhau của ngư dân; lập trường lớp để dạy chữ cho ngư phủ và thân nhân của họ. 74
- Để quản lý hoạt động của các Hợp tác xã ngư nghiệp, chính quyền Diệm ấn định một bản điều lệ khung gồm 9 chương, 47 điều. Theo đó, các hợp tác xã ngư nghiệp được thành lập với mục đích: “Cải thiện đời sống dân chài, phương pháp làm nghề và mọi công việc liên can đến sản xuất cá hoặc bán các ngư sản do xã viên lưới được; Cung cấp cho xã viên ngư cụ cần thiết với giá hạ nhất; Để cho xã viên được sử dụng mọi ngư cụ ay máy móc thuộc tài sản chung của hợp tác xã; Giúp đỡ và bảo đảm cho xã viên vay tiền làm nghề với phần lời rất nhẹ; Nâng đã xã viên về mọi mặt để thực hiện các công tác thuộc phạm vi ngư nghiệp”72. Các hợp tác xã sẽ có thời hạn hoạt động trong 20 năm, trên cơ sở nguồn vốn là phần hùn cổ phần của các xã viên. Hợp tác xã được điều hành bởi Ban Quản trị do đại hội xã viên bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm. Hình 3.4: Điều lệ HTX Hải Ngư nghiệp 72 Điều lệ hợp tác xã ngư nghiệp, hồ sơ L43-124, phông Tòa Đại biểu chính phủ Nam phần. 75
- Nguồn: Hồ sơ L43-124, phông Tòa Đại biểu chính phủ Nam phần- TT Lưu trử II Tính đến cuối năm 1956, trên địa bàn ven biên Đông Nam Bộ chính quyền Diệm đã thành lập được 5 hợp tác xã ngư nghiệp: 1. Hợp tác xã hải ngư nghiệp Đông Hòa, trụ sở tại Lăng Ông Đông Hòa, hoạt động trong vùng biển Đông Hòa với số vốn 20.000$; 2. Hợp tác xã hải ngư nghiệp Phước Hải trụ sở tại Phước Hải, hoạt động trong vùng biển Phước Hải và các vùng phụ cận tỉnh Bà Rịa, số vốn 100.000$; 3. Hợp tác xã hải ngư nghiệp Tân Phước, trụ sở Tân Phước (xã Phước Tỉnh, quận Long Điền, tỉnh Bà Rịa), hoạt động vùng Phước Tỉnh, số vốn 60.000$; 4. Hợp tác xã hải ngư nghiệp trại định cư Phước Tỉnh, trụ sở trại định cư Phước Tỉnh, số vốn 97.600$; 5. Hợp tác xã ngư nghiệp Vũng Tàu, trụ sở Bến Đình (Thắng Nhì), hoạt động trong vùng Châu Thành, Vũng Tàu, số vốn 20.000$73. Các hợp tác xã có 7-9 hội viên trong Bản Quản trị và hoạt động bằng nguồn vốn cho vay từ quỹ tín dụng của chính quyền Sài Gòn. Đến năm 1963, trên địa bàn ven biên Đông Nam Bộ, chính quyền Diệm đã thiết lập được 8 hợp tác xã ngư nghiệp, với 1.937 xã viên, với gần một triệu cổ phần 74 (tương đương gần 100 triệu đồng tiền Sài Gòn). Ngoài ra còn có các nghiệp đoàn ngư nghiệp Thạnh An, Tân Thạnh, Thắng Nhì với số hội viên lên tới hơn 350 người75. Đồng thời, chính quyền Diệm đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất ngư nghiệp trên địa bàn ven biên Đông Nam Bộ nói riêng. Từ năm 1957, chính quyền Diệm triển khai kế hoạch mở mang đô thị tại Vũng Tàu. Trong đó, trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất ngư nghiệp là việc tái lập ngư cảng ở Bến Đá (Thắng Nhì), tiến tới thiết lập Bến Đá thành trung tâm ngư nghiệp gồm có khu sinh hoạt, sản xuất của ngư phủ, các cơ sở chế biến hải sản, các vựa cá, các khu dịch vụ phụ trợ. Chính quyền Diệm tổ chức khai quang, san lấp, phân lô mặt bằng và xây dựng các cơ sở thiết yếu cho việc thành lập thương trường ngư nghiệp ở Bến Đá, bao 73 Hồ sơ về hợp tác xã ngư nghiệp Vũng Tàu năm 1956, hồ sơ L43-161, phông Tòa Đại biểu chính phủ Nam phần. 74 Nha Ngư nghiệp Việt Nam cộng hòa, Niên giám thống kê ngư nghiệp năm 1963. 75 Nha Ngư nghiệp Việt Nam cộng hòa, Niên giám thống kê ngư nghiệp năm 1963. 76
- gồm chợ cá, chợ phân phối, nhà hội, cầu nổi và phòng lạnh để dự trữ hải sản. Nhờ vậy, Bến Đá từ một ngư cảng bị bỏ phế trước năm 1954, đến năm 1959, Bến Đá trở thành ngư cảng lớn nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu với hơn 300 gia đình ngư phủ sinh hoạt và sản xuất (xem thêm Hình 3.5). Hình 3.5: Họa đồ dự án kiến thiết lộ giới và phân lô khu ngư cảng Bến Đá Nguồn: Phông Phủ Tổng thống, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. Ngoài ra, chính quyền Diệm tiến hành cải tạo hệ thống đường giao thông trong châu thành Vũng Tàu, thiết lập mới đường nằm dọc Bãi Sau, làm con đường dài 22km từ Xuyên Mộc đến Hàm Tân, mở đường từ Bãi Thùy Vân đi Long Hải,….; cải tạo, làm mới 6 cầu gỗ và 1 cầu sắt, như các cầu Bến Đình, cầu Rạch Dừa,…; khôi phục các chợ Vũng Tàu, Bến Đình, Rạch Dừa, Bà Trao, Đông Hòa,… đã tạo điều kiện hoạt động đánh bắt ngư nghiệp, cũng như xuất, bán hải sản trong và ngoài tỉnh. Có thể nói, giai đoạn 1954-1963, kinh tế ngư nghiệp Đông Nam Bộ đã có sự hồi phục và phát triển nhất định. Riêng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sản lượng đánh bắt hải sản 77
- tăng mạnh, từ dưới 1.000 tấn năm 1956 tăng lên 43.374 tấn vào năm 196376 đứng thứ hai về sản lượng của các tỉnh ở miền Nam. Hoạt động khai thác từng bước được kỹ nghệ hóa, thoát khỏi lối khai thác truyền thống. Năm 1963, trong tổng số 1.792 ngư thuyền có đến 1.202 ngư thuyền có gắn máy, gồm 589/960 ngư thuyền dưới 1 tấn, 401/560 ngư thuyền dưới 3 tấn, 82/121 ngư thuyền dưới 5 tấn và 130/151 ngư thuyền từ 5 tấn trở lên có gắn máy77. Các cơ sở chế biến hải sản cũng được khôi phục và mở mang với các loại hình làm mắm, ruốc, cá hấp, cá khô. Theo thống kê của chính quyền Sài Gòn, năm 1963, Đông Nam Bộ có 138 xưởng nước nắm sản xuất trên 3 triệu lít; 239 nhà chế biến cá khô, tôm khô với sản lượng 2.163 tấn; 368 nhà chế biến mấm cá, ruốc và cá hấp, cá mặn với sản lượng 16.208 tấn78. Ngoài ra, còn khôi phục các nghề truyền thống của cư dân ven biển Đông Nam Bộ như nghề làm muối của dân làng Long Sơn (Vũng Tàu) với trên 60 mẫu ruộng; Lý Nhơn và Thạnh An (Cần Giờ) hơn 100 mẫu. Qua năm 1964, tiếp tục xác định ngư nghiệp là một trong hai ngành quan trọng nhất (ngư nghiệp và du lịch biển) đối với sự phát triển kinh tế biển Đông Nam Bộ, chính quyền Sài Gòn đặt trọng tâm vào khuyếch trương kinh tế ngư nghiệp. Nội dung tập trung vào việc khuyến khích và giúp đỡ tư nhân đóng tàu đánh cá, đặc biệt là ngư thuyền có gắn động cơ; nâng cao kỹ nghệ hóa ngành chế biến hải sản như nước mắm đóng chai, mắm ruốc vô hộp, đóng gói mực khô,… nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất cảng; đẩy mạnh hỗ trợ và huấn luyện ngư phủ về đánh cá viễn duyên;…. Các chương trình cụ thể gồm có: - Quy hoạch, cải tạo và nâng cấp các ngư cả, như ngư cảng Phước Tỉnh của Bình Tuy, ngư cảng Bến Đá (Thị xã Vũng Tàu); - Quy hoạch khu dân cư làng chài, cấp đất cho ngư phủ; - Triển khai chương trình nông tín bán động cơ đóng thuyền trả góp cho các ngư phủ; - Thực hiện các công tác dưỡng ngư, khuyến ngư, tập trung hướng dẫn ngư dân nuôi tôm, cá nước mặn;…. Các chương trình trên đã tạo điều kiện cho ngành ngư nghiệp Đông Nam Bộ tiếp tục có sự tăng trưởng. Năm 1970, tại thị xã Vũng Tàu có 1.067 ngư thuyền đang hoạt 76 Nha Ngư nghiệp Việt Nam cộng hòa, Niên giám thống kê ngư nghiệp năm 1963. 77 Nha Ngư nghiệp Việt Nam cộng hòa, Niên giám thống kê ngư nghiệp năm 1963. 78 Nha Ngư nghiệp Việt Nam cộng hòa, Niên giám thống kê ngư nghiệp năm 1963. 78
- động, trong đó có 682 chiếc gắn động cơ; ở Phước Tuy (Bà Rịa) có hơn 1.500 ngư thuyền, với 1.000 ngư thuyền đã động cơ hóa. Số ngư phủ hoạt động lên tới hơn 10.000 người, chiếm ¼ dân số thị xã Vũng Tàu và 1/10 dân số Phước Tuy. Sản lượng đánh bắt hàng năm đạt gần 50.000 tấn. Công nghệ chế biến hải sản cũng đạt hơn 25.000 tấn mỗi năm79. Nhìn chung, trong giai đoạn 1954-1975, với những chính sách kinh tế - xã hội tích cực, chính quyền Sài Gòn đã góp phần khôi phục và tạo ra sự phát triển nhất định trong hoạt động sản xuất ngư nghiệp ở Đông Nam Bộ. Không những tăng lên về sản lượng, kinh tế ngư nghiệp Đông Nam Bộ còn có sự phát triển về chất. Đặc biệt là sự chuyển biến theo hướng hiện đại hóa trong phương thức khai thác và công nghệ chế biến thủy hải sản. 4.2. Khai thác du lịch biển Đông Nam Bộ (1954 - 1975) Cùng với viêc phát triển kinh tế ngư nghiệp, chính quyền Sài Gòn còn tập trung đầu tư phát triển du lịch biển, khai thác tiềm năng biển đảo Đông Nam Bộ – vốn là lĩnh vực được chính quyền Sài Gòn xác định ngay từ những năm đầu nắm quyền kiểm soát miền Nam Việt Nam. Do đó, ngay từ những năm đầu về nắm quyền ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm đã nhận diện vùng ven biển Đông Nam Bộ, đặc biệt là Vũng Tàu có tiềm năng rất lớn về du lịch biển, với nhiều bãi tắm và danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhưng điều kiện về cơ sở hạ tầng yếu kém, không cho phép chính quyền Ngô Đình Diệm phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu. Vì vậy, trong giai đoạn 1954-1963, chính quyền Diệm triển khai chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị Vũng Tàu, tập trung vào các công trình xây dựng nhằm giải quyết các khó khăn về kinh tế - xã hội của Vũng Tàu, như việc khan hiếm nước ngọt; hệ thống giao thông yếu kém; sự mất mỹ quan của phố phường, nhất là các khu vực bãi biển;…. Công tác cụ thể gồm việc thực hiện quy hoạch, di dời các bãi cá ở ven biển bãi trước và bãi sau về tập trung tại cảng cá Bến Đá; cải tạo, mở các con đường nối liền các khu trong nội thành và bãi biển Vũng Tàu; chỉnh trang lại các bãi tắm, như san bằng động cát, lấp bưng, trồng cây dọc theo con đường quanh bãi Thùy Vân; xây dựng hệ thống cống thoát nước sinh hoạt;…. Chương trình chỉnh trang của chính quyền Diệm đã góp phần tạo ra sự tươi mới cho bộ mặt đô thị và nông thôn ven biển Đông Nam Bộ. Từ đó, thu hút động một bộ 79 Địa phương chí Phước Tuy 79
- phận người dân các tỉnh đến nghỉ mát, bước đầu tạo ra sự phát triển của ngành du lịch biển ở Đông Nam Bộ. Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ (cuối năm 1963), mục tiêu, sách lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Đông Nam Bộ có sự thay đổi để phù hợp với mục tiêu, chính sách thực dân mới. Chính quyền Sài Gòn đẩy mạnh việc kiến thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng ở thị xã Vũng Tàu, biến nới đây thành một trong những căn cứ quân sự, quân cảng của quân đội Mỹ và chư hầu vào bậc lớn nhất miền Nam Việt Nam; đồng thời, là trung tâm bồi dưỡng, đào tạo binh linh, sĩ quan và công chức của chế độ Sài Gòn. Và để bảo vệ Vũng Tàu, Mỹ - chính quyền Sài Gòn thiết lập vành đai quân sự trải dài trên địa bàn ven biển Đông Nam Bộ. Năm 1968, chính quyền Sài Gòn lập quy hoạch và duyệt y đề án kiến thiết đô thị tại thị xã Vũng Tàu. Theo đó, thị xã Vũng Tàu và các vùng phụ cận được chia thành các khu (xem thêm Hình 4.6): 1. Khu gia cư hạng 1 (vàng tươi) 2. Khu gia cư hạng 2 (vàng nghệ) 3. Khu doanh thương (màu nâu đỏ) 4. Khu tiểu thương (màu nâu đậm) 5. Khu gia viên (màu sọc xanh lá mạ) 6. Khu cơ sở hành chánh, văn hóa, xã hội và tôn giáo (màu xanh dương) 7. Khu dành lại (mau xanh cây) 8. Khu thanh địa (màu xanh lá mạ) 9. Khu bảo vệ thắng cảnh và kiểm soát kiến trúc (màu sọc xanh dương) 10. Khu ngư cảng (nâu nhạt) 11. Khu công nghệ (màu tím) 12. Khu quân sự (màu hồng)80. 80 Đồ án thiết kế thị xã Vũng Tàu và vùng phụ cận của Nha Tổng Giám đốc Kiến thiết và thiết kế đô thị, Bộ Công chánh Việt Nam cộng hòa, hồ sơ 27.942, phông Phủ Thủ tướng Việt Nam cộng hòa, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. 80
- Hình 3.6: Bản đồ hành chánh khu phố Vũng Tàu và Thắng Tam (theo đồ án kiến thiết thị xã Vũng Tàu). Nguồn: Phông Phủ Tổng thống, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. 81
- Hình 3.7: Họa đồ đồ án thiết kế mở rộng thị xã Vũng Tàu. Nguồn: Phông Phủ Tổng thống, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II. Tiếp đó, năm 1974, chính quyền Sài Gòn tiếp tục bổ sung đồ án thiết kế, theo hướng nới rộng khu vực thị xã Vũng Tàu, nhưng chưa kịp triển khai thì chế độ Sài Gòn sụp đổ (ngày 30-4-1975). Công tác kiến thiết đô thị của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tạo cho Vũng Tàu bộ mặt đô thị khang trang, phồn thịnh (xem thêm Hình 4.7). Trong cuốn Vũng Tàu xưa và nay, tác giả Huỳnh Minh đã miêu tả chi tiết sự nhộn nhịp, huyên náo của một số khu phố của Vũng Tàu năm 1970, đã hoàn toàn thay đổi so với bức trang đô thị nghèo nàn những năm 1950. “Thắng Nhứt ngày nay hoàn toàn thay đổi mới về mọi mặt, đồng bào đến đây cư ngụ rất đông,… hai bên phố sá dính liền nhau, chợ búa nhóm họp tối ngày, nhiều quán mọc lên bán thức ăn, đồ giải khát cho các cơ quan binh chủng, sinh hoạt có vẻ huyên 82
- náo, kẻ qua người lại tối ngày, các quán có những cô chiêu đãi nặc mùi son phấn đón tiếp khách hàng với nụ cười duyên dáng đầy quyến rũ…. Khu phố Thắng Nhứt ngày nay với một phi trường được canh tân rộng rãi, phi cơ lên xuống tối ngày chuyên chở hàng hóa. Bến tàu Rạch Dừa khi xưa là, là nơi tập trung hành khách xuôi ngược từ thủ đô về đậu ở đây, nay hoàn toàn đổi mới với bộ mặt tần kỳ náo nhiệt, trở thành một quân cảng quan trọng, một trong những quân cảng lớn nhất của miền Nam”81. Hay, “Thắng Nhi ngày xưa mang tên là xóm ghe lưới, người địa phương gọi là Bến Đá, dân cư thưa thớt,… Khu phố Thắng Nhì được xem là một khu phố điển hình về công tác xây dựng và tái thiết. Chỉ trong vòng mấy năm, tức từ khi quận Vũng Tàu trở thành thị xã,… so sánh Thắng Nhi xưa và nay, chúng ta thấy có nhiều sự thay đổi mới mẻ, những ngày lễ và chúa nhật xe cộ rộn rịp kẻ qua người lại tấp nập, nhất là thân nhân ở xa đến thăm các con em thụ huấn và một số du khách đến viếng các danh thắng”82. Hoạt động kinh tế du lịch, dịch vụ Vũng Tàu cũng theo đó mà phát triển mạnh mẽ. Nếu năm 1954, đa số người dân các tỉnh phía Nam còn chưa biết đến những thắng cảnh ở Vũng Tàu, thì đến năm 1970, Vũng Tàu trở thành trung tâm giải trí, nghỉ dưỡng lớn nhất miền Nam. Với những bãi biển được trang hoàng lộng lẫy, như Bãi Trước “dọc theo bãi biển có trồng dừa, dương liễu và rất nhiều bàng, những hàng cây liên tiếp này che rợp gần hết bãi cát kế biển, du khách có thể núp nắng được suốt ngày. Dưới những rặng bàng, một dãy quán giải khát và những nhà thay quần áo sơn nhiều màu tươi đẹp và các ghế vải sặc sỡ vừa cung cấp các tiện nghi cho du khách, vừa điểm xuyết cho bãi biển thêm phần lộng lẫy. Về đêm, những ngòn đèn ống và đèn màu xanh, đỏ, từ những hàng quán và các dinh thự, nhà hàng kế cận tỏa ra những tia sáng rất ngoạn mục làm cho vòm lá trở nên huyền ảo khác thường”. Bãi Thùy Vân “trước đây quán xá thưa thớt chỉ năm ba cái, nay người ta cất thêm rất nhiều vách rường nền gạch xinh sắn, trước để bản hiệu tên của mỗi quán bên trong bán đủ các thức ăn đồ hải sản, nước ngọt và rượu mạnh,…”83. Và nhiều danh thắng khác, như Đài Quan thế âm bồ tát, Đài Đức mẹ Bãi 81 Huỳnh Minh, Vũng Tàu xưa và nay 1970, tr. 248 82 Huỳnh Minh, Vũng Tàu xưa và nay 1970, tr. 256 83 Huỳnh Minh, Vũng Tàu xưa và nay 1970, tr. 77 83
- Dâu, Linh sơn cổ tự, suối nước nóng Bình Châu, bãi biển Long Hải,…. cùng hàng chục nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, hàng trăm quán bar mọc lên như nấm. Du lịch, dịch vụ từ một ngành thứ yếu trong nền kinh tế Đông Nam Bộ vươn lên, vượt qua cả ngư nghiệp trở thành ngành đóng góp doanh thu lớn nhất, chiếm hơn 40% kinh tế địa phương trong giai đoạn 1965-1975. Tuy nhiên, do hoạt động du lịch biển ở Đông Nam Bộ chủ yếu hướng tới phục vụ cho binh lính, sĩ quan, công chức của quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nên từ sau năm 1973, khi quân viễn chinh Mỹ rút về nước, kinh tế du lịch biển Đông Nam Bộ có sự giảm sút nghiêm trọng. 4.3. Hoạt động khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ của cách mạng (1954-1975) Đối với lực lượng cách mạng, sau khi chuyển quân tập kết theo Hiệp định Giơnevơ (năm 1954), lợi dụng địa hình vùng ven biển Đông Nam Bộ hiểm trở nên lực lượng cách mạng đã tiến hành xây dựng các vùng căn cứ địa ở Rừng Sác (Cần Giờ), Sông Ray, Hắc Dich, Chí Linh… (Bà Rịa – Vũng Tàu) Tại căn cứ Sông Ray (Xuân Sơn), Tỉnh ủy Bà Rịa mở lớp huấn luyện tình hình nhiệm vụ mới. Cán bộ ở lại được bố trí theo từng cụm dân cư từ vùng căn cứ về vùng địch kiểm soát, sinh sống hợp pháp, chuẩn bị cho giai đoạn đấu tranh mới. Tỉnh ủy Bà Rịa chỉ đạo xây dựng nhiều “lõm chính trị’, nhiều vùng căn cứ trong xóm ấp, trong thị xã, thị trấn làm cơ sở cho các cơ quan tỉnh ủy, huyện ủy, thị ủy, đồng thời củng cố vùng căn cứ địa, vùng rừng núi và nông thôn ven biển… Tỉnh ủy chủ trương phát động quần chúng nhân dân vùng đô thị và nông thôn ven biển đẩy mạnh đấu tranh phân hóa ngụy quân, ngụy quyền, cô lập bọn ác ôn nắm tề ngụy từ cơ sở cho đến bọn cầm đầu ngụy quyền, cùng nhiều sĩ quan, công chức, hạn chế các hoạt động khủng bố của giặc. Chú trọng xây dựng cho được cơ sở chính trị trong dân, xây dựng những lõm chính trị, căn cứ chính trị trong khu vực dân cư ven biển. Tỉnh ủy còn cử cán bộ bám và xây dựng cơ sở cách mạng trong vùng đồng bào tôn giáo ven biển, tổ chi bộ, quần chúng nòng cốt, hình thành lõm chính trị và thế đấu tranh chính trị. Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho một số cán bộ trí vận mở trường tư thục Văn Lương, xây dựng cơ sở đấu tranh công khai và đào tạo cán bộ. Sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960) đánh dấu một bước phát triển quan trọng của cách mạng miền Nam, các tầng lớp nhân dân ven biển Đông Nam Bộ vô cùng phấn khởi, bước vào giai đoạn mới, phát triển cuộc 84
- đấu tranh từ chính trị chuyển lên đấu tranh vũ trang, dưới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tỉnh ủy Bà Rịa đã rút nhiều đồng chí ở cơ sở và ở các ngành về căn cứ, hình thành Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh. Đồng chí TrầnVăn Cường đại diện nông dân, đồng chí Đoàn Thị Khanh (Mười Hai) đại diện phụ nữ, đồng chí Phạm Văn Hy công nhân, đồng chí Nguyễn Thành Long đại diện trí thức, đồng chí Lê Minh Hà đại diện lực lượng vũ trang, đồng chí Dương Văn Lực đại diện đồng bào dân tộc cùng nhiều đại diện các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân hình thành Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh. Dưới sự sự chỉ đạo của Quân ủy miền và Khu ủy miền Đông, từ đầu năm 1961 quân và dân Đông Nam Bộ đã tích cực xây dựng kho bãi và mở đường trên biển, đưa người ra miền Bắc tiếp nhận vũ khí chi viện về giải phóng quê hương. Vùng ven biển Long Đất - Xuyên Mộc được chọn làm địa điểm tiếp nhận vũ khí chi viện của Trung ương. Chuyến giao liên đầu tiên mở đường ra Bắc xuất phát vào hạ tuần tháng 5-1961 ra đến Quảng Nam thì bị địch bắt giữ và giám sát. Lượng sức không vượt tuyến được theo phương án ven biển, tổ công tác trở về Xuyên Mộc báo cáo tình hình và chuẩn bị cho chuyến vượt biển theo phương án hai, bằng cách cắt ra đường biển quốc tế. Đoàn 555 khẩn trương xây dựng kho bãi, chọn người, mở đường trên biển ra miền Bắc đưa vũ khí về trang bị cho bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang các tỉnh miền Đông Nam bộ. Sông Ray (cửa Lộc An) được chọn làm điểm chuẩn bị bến bãi đón tàu vào. Sau khi chuyến vượt biển đầu tiên (5-1961) mở đường ra Bắc không thành, được Trung ương Cục và Khu ủy miền Đông Nam Bộ tăng cường cán bộ, Đoàn 555 tiếp tục tổ chức chuyến vượt biển lần thứ hai. Ngày 27-2-1962, sáu thủy thủ đoàn đã rời bến Hồ Cốc mở đường ra Bắc. Trải qua nhiều hiểm nguy, gặp bão ở Cam Ranh, bị địch bắt giữ gần hai tháng rồi thả ra, Đoàn thủy thủ tiếp tục cuộc hành trình, từ Cam Ranh cắt ra hải phận Quốc tế rồi thẳng hướng ra Bắc. Đoàn thủy thủ bị sóng gió đánh dạt vào đảo Hải Nam (Trung Quốc), được Tổng Lãnh sự quán của ta bảo lãnh đưa về đến Hà Nội (15-5- 1962), được huấn luyện và biên chế vào Đoàn 125, vận chuyển vũ khí về giải phóng quê hương. Tháng 5-1963, Đoàn 555 được tăng cường quân số, tương đương cấp trung đoàn, đổi phiên hiệu là Đoàn 1500. Bộ chỉ huy Miền đã điều đại đội 5 thuộc tiểu đoàn 800 chủ lực của khu về tăng cường cho đoàn bảo vệ địa bàn, chuẩn bị tiếp nhận vũ khí. Đêm 3- 10-1963, chiếc tàu trọng tải 40 tấn mang bí số 41 do Lê Văn Một làm thuyền trưởng, có hai thủy thủ bến Lộc An là Nguyễn Sơn và Thôi Văn Nam dẫn đường chở hai mươi tấn 85
- vũ khí cập bến Lộc An, chi viện cho chiến trường Đông Nam Bộ. Được trang bị bổ sung, các lực lượng vũ trang địa phương vừa đẩy mạnh hoạt động tiến công địch, phá ấp chiến lược vừa chuẩn bị cho chiến dịch lớn trên toàn Miền. Tỉnh ủy Bà Rịa được giao nhiệm vụ tiếp tục chuẩn bị tiếp nhận ở bến Lộc An, đồng thời triển khai kế hoạch tiếp nhận hàng từ bến Thạnh Phú (Bến Tre) vào cửa Cần Giờ, qua sông Đồng Tranh về Hắc Dịch. Từ tổng kho Hắc Dịch, vũ khí, quân trang, quân y được vận chuyển đến các đơn vị chủ lực và các tỉnh miền Đông Nam bộ, Khu 6, góp phần đẩy mạnh hoạt động vũ trang, hỗ trợ đắc lực cho phong trào phá ấp chiến lược trên toàn miền. Ngay sau khi tiếp nhận an toàn chuyến tàu chi viện vũ khí đầu tiên vào bến Lộc An (tháng 10-1963), Tỉnh ủy Bà Rịa lại được lệnh phối hợp với Hậu cần Miền mở tuyến vận tải rừng Sác, chuyển tiếp vũ khí từ Thạnh Phú (Bến Tre) qua sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh về Thị Vãi. Đoàn vận tải rừng Sác lúc đó đã phát triển tương đương một Tiểu đoàn, lấy phiên hiệu là đơn vị 340B với nhiệm vụ xây dựng kho trung chuyển tiếp vũ khí do đoàn 703 đưa từ Thạnh Phú lên, tổ chức hành lang vận chuyển số hàng này từ Đồng Tranh vượt sông Lòng Tàu về Thị Vãi giao cho đơn vị 445B. Đơn vị 445B có nhiệm vụ tiếp nhận số hàng trên, vận tải bộ về Hắc Dịch. Tuyến tiếp nhận vũ khí chi viện bằng đường biển tại bến Lộc An và tuyến chuyển tiếp vũ khí bằng đường sông qua Đồng Tranh - Thị Vãi là nguồn cung cấp vũ khí vô cùng quan trọng cho các tỉnh miền Đông Nam bộ, Khu VI và lực lượng vũ trang miền đóng trên địa bàn miền Đông, trong khi tuyến tiếp tế bằng đường Hồ Chí Minh trên bộ chưa thông đến Đông Nam bộ. Trên địa bàn ven biển Cần Giờ, từ năm 1961, đế quốc Mỹ triển khai thực hiện chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” nhằm cô lập lực lượng cách mạng giành lại nông thôn, tách lực lượng vũ trang và cơ sở của ta ra khỏi nhân dân. Trên địa bàn Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh bọn địch cho lập ấp chiến lược Đồng Hòa, Long Thạnh. Riêng Thạnh Thới gồm 500 Giáo dân di cư và một phần người địa phương. Nhưng địch sợ ta thâm nhập vận động lực lượng này ngả về cách mạng nên chúng đưa hết số dân này về bến Đình - Vũng Tàu bỏ trống Thới Thạnh. Để bảo vệ quân cảng và khu vực Tây Nam Sài Gòn, Mỹ Diệm cho lập bộ chỉ huy “Biệt khu rừng Sác” có lực lượng tương đương một trung đoàn với đủ binh chủng hải, lục, không quân để bảo vệ cho tuyến đường thủy Lòng Tàu và Nhà Bè. Đồng thời tại 86
- Cần Giờ, địch triển khai kế hoạch dồn dân lập ấp chiến lược và tăng cường kìm kẹp nhân dân. Thực hiện phương châm “hai chân, ba mũi” (đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang trên ba vùng chiến lược: thành thị; nông thôn và rừng núi, với ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận gọi tắt là “hai chân, ba mũi”) tại Cần Giờ ta đã xây dựng du kích và du kích mật; đồng thời phát động nhân dân đứng lên đấu tranh chống kèm kẹp, chống dồn dân lập ấp chiến lược. Nhiều cơ sở cách mạng của ta ở trong và ngoài ấp chiến lược vẫn bảo đảm được nguồn tiếp tế cho lực lượng du kích, cho huyện, lực lượng vũ trang của tỉnh và xây dựng nhiều lực lượng chiến lược từ miền Bắc đưa vào. Thời gian này lực lượng du kích Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh thường tổ chức đi phục kích những toán tầng tiểu của địch trong đó có trận ta tiêu diệt được hàng chục tên. Các xã Cần Thạnh, Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh, Thạnh An, Lý Nhơn, Bình Khánh… (Cần Giờ) đều có từ 1 đến 2 tiểu đội du kích. Những hoạt động của du kích đã hỗ trợ và thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân. Giữa năm 1963, phần lớn đồng bào vùng nông thôn ven biển Đông Nam Bộ đều bị gom vào ấp chiến lược, địch tăng cường bộ máy kềm kẹp, mở rộng các căn cứ quân sự, các Trung tâm huấn luyện. Nhằm đảm bảo nhu cầu hậu cần cho vùng căn cứ, năm 1963, Tỉnh ủy Bà Rịa đx chỉ đạo các ngành tăng cường cán bộ cho Ban Kinh tài, thành lập đơn vị 215 gồm 3 đội võ trang thu tài chánh là: Đội võ trang thu buôn chuyến trên quốc lộ 15; Đội võ trang thu đường thủy sông Lòng Tàu thu thuế ghe muối, ghe củi; Đội võ trang thu các đồn điền cao su, cà phê, tiêu, điều của người Việt Nam dọc lộ 2, tổ chức cán bộ mật thu tài chính ở chợ Long Điền, chợ Bà Rịa. Cuối năm 1964, vùng giải phóng ven biển Đông Nam Bộ ngày càng được mở rộng, nối liền với các cơ sở cách mạng tạo thế liên hoàn. Huyện Xuyên Mộc đã phá banh hầu hết các ấp chiến lược, chỉ còn lại một ấp chiến lược tại Chi khu Xuyên Mộc, cắt đứt hoàn toàn lộ 23 từ Xuyên Mộc đi Hàm Tân. Các huyện khác cũng phá rã, phá banh trên 80% ấp chiến lược, làm chủ từng đoạn lộ 2, lộ 15, lộ 23, lộ 44, lộ 52, tạo địa bàn đứng chân cho các đơn vị bộ đội, dân, chính, Đảng của tỉnh và quân khu. Vùng Núi Dinh (Bà Rịa) được chọn làm khu huấn luyện, trường đào tạo cán bộ hoạt động nội thành của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (T4), có thời gian hơn 200 cán bộ nội thành được bố trí về học tập 87
- tại đây. Các cơ sở của Thị ủy Bà Rịa đã đưa đón và cung cấp lương thực thực phẩm cho lớp học. Tháng 5-1965, nhằm chuyển hướng hoạt động vũ trang kéo sự chú ý của địch về Rừng Sác, ta tập trung lực lượng gồm đại đội 445 của Bà Rịa phối hợp với bộ đội địa phương và du kích đánh và giải phóng Đồng Hòa, Long Thạnh (Cần Giờ). Sau đó địch chiếm lại Đồng Hòa còn Long Thạnh được hoàn toàn giải phóng. Ở các vùng giải phóng ven biển Đông Nam Bộ chính quyền được thành lập, chi bộ được củng cố, các hội, các đoàn thể hoạt động mạnh từng bước ổn định được đời sống của nhân dân. Lực lượng vũ trang, dân quân du kích phát triển, ngày đêm luyện tập, tuần tra canh gác sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng. Nhân dân các xã Long Tân, Tam Phước (Long Đất), Bàu Lâm, Bình Châu, Bưng Riềng (Xuyên Mộc) xây dựng xã chiến đấu bằng hầm chông, hố đinh. Chính quyền các xã giải phóng đã tổ chức cho con em đi học, cấp đất cho nông dân làm ăn, huy động nhân dân đóng thuế đảm phụ nông nghiệp đầy đủ. Hội phụ nữ xây dựng phong trào hũ gạo nuôi quân, phong trào mẹ chiến sĩ nuôi dưỡng thương bệnh binh. Từ sau cuộc Tổng tấn công và nỏi dậy Mậu Thân 1968 bộ máy ngụy quân, ngụy quyền của chế độ Sài Gòn ở vùng ven biển Đông Nam Bộ hoang mang, rệu rã. Từ tháng 9-1969, các đơn vị vũ trang của ta ở đây đã ra quân ba đợt, phá được 25/36 ụ ngầm ở Đất Đỏ, Long Đất; tập kích trụ sở xã Phước Hải, diệt gọn một trung đội phòng vệ xung kích (9-1969), tạo điều kiện cho chi bộ xã vận động 800 quần chúng tiến hành đấu tranh binh vận, kéo đến đồn đòi con em với khẩu hiệu “không cầm súng đánh thuê cho Mỹ” làm tan rã 400 phòng vệ dân sự. Từ Căn cứ Rừng Sác (Long Sơn), Thị ủy Vũng Tàu tăng cường lực lượng vào bám trụ và xây dựng cơ sở trong nội ô. Lực lượng vũ trang thị xã (A.31) đã cơ động từ căn cứ Minh Đạm sang căn cứ Núi Dinh, vận chuyển 120 kg thuốc nổ, đánh sập cầu Rạch Hào, diệt một tiểu đội bảo vệ, làm hỏng nặng hai giang thuyền của địch. Đơn vị A.32 đặc công thủy Vũng Tàu đã pháo kích vào một số mục tiêu quân sự tại Vũng Tàu, phá hỏng một tàu quân sự trọng tải trên mười ngàn tấn, diệt nhiều tên địch (tháng 9- 1969). Trung tuần tháng 10-1969, A32 đánh chìm 4 tàu quân sự trọng tải 6.000 tấn của địch. Tháng 11-1972, A.32 đặc công thủy Vũng Tàu đánh chìm 2 giang thuyền giặc trên sông Dinh. Du kích Long Sơn và các chiến sĩ biệt động tổ chức nhiều trận tập kích 88
- trừ diệt tề ngụy ác ôn, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị và binh vận của các cơ sở nội ô. Ngày 27-1-1973, Hiệp định về chấp dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết tại Pari. Đây là một thắng lợi hết sức to lớn, tạo bước ngoặt quan trọng làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường, tạo thuận lợi cơ bản để nhân dân ta đi tiếp chặng đường quyết định, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Trước khi Hiệp định Pari ký kết Trung ương Cục đã chỉ đạo mở đợt tiến công chiếm lĩnh thời cơ. Các lực lượng vũ trang trong tỉnh đồng loạt tiến công trên các mục tiêu thị trấn, thị xã đường giao thông quan trọng, ta làm chủ 80 ấp vùng ven biển, mở rộng vùng giải phóng, gồm các xã: Long Tân, Long Phước, Phước Bửu, Bình Châu, Hắc Dịch, Bầu Lâm, và 8 ấp của các xã Ngãi Giao, Quảng Giao, Gia Ray, hình thành vùng giải phóng gồm 1880 dân, tạo thế liên hoàn rộng lớn với hành lang thông suốt từ Hắc Dịch đến Bàu Lâm, Bình Châu lên Xuân Lộc và chiến khu Đ. Cuối năm 1973, địch tiếp tục tiến công lấn chiếm với quy mô lớn, tổ chức thu gom lúa gạo của dân nhằm phong tỏa triệt để kinh tế vùng nông thôn ven biển. Địch biết rõ nguồn hậu cần tiếp tế cho vùng căn cứ chủ yếu là trong nhân dân. Vì thế, chúng định mức số lương thực của mỗi gia đình, lập các kho lúa ở Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc, Đức Thạnh, Bà Rịa, bắt nhân dân đem tập trung lúa về đó, hàng tháng đến lãnh về đúng định mức, vừa đủ ăn. Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, từ cuối năm 1973, các lực lượng vũ trang tỉnh và huyện đã chuyển phương thức, từ thụ động chống lấn chiếm sang chủ động tiến công địch, kết hợp với phong trào đấu tranh của quần chúng bảo vệ mùa màng, chống thu gom lúa, làm phá sản kế hoạch vơ vét lúa gạo của địch. Phong trào quần chúng nhân dân vùng ven biển Đông Nam Bộ trong thời kỳ này diễn ra liên tục ngày càng rộng. Các cuộc đấu tranh của nhân dân đòi hỏi các quyền lợi thiết thân, chống đàn áp, chống khủng bố, chống bắt lính, bắt phòng vệ dân sự, chống vơ vét cướp lúa, bắn pháo bừa bãi, đòi bồi thường tính mạng, đòi gạo, xé rào bung ra làm ăn, về dựng nhà ở ruộng vườn cũ. Phong trào đấu tranh ở đô thị phát triển mạnh, có cuộc xô xát đánh cảnh sát của chị em chợ Bà Rịa và Vũng Tàu, một số cuộc đấu tranh gay gắt đã phát triển hình thức bạo lực của quần chúng như vùng di dân Thiên chúa giáo Đồng Tâm, Lều Xanh, ở Phước Hải, Long Hải, tiêu biểu là cuộc đình công của trên 150 công nhân thị xã Cấp (Vũng Tàu) chống sa thải, đã lôi kéo hàng trăm xe lambretta được quần chúng và cả binh lính cảnh sát đồng tình. 89
- Thông qua các hiệp hội, nghiệp đoàn công khai, Thị ủy đã phát động quần chúng đấu tranh chống khủng bố, chống bắt lính, tuyên truyền chính sách của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, buộc địch phải chấp hành Hiệp định Pari. Phong trào đấu tranh của phụ nữ, tiểu thương ở Bến Đình chống thuế, chống đuổi chợ, chống đôn quân bắt lính, làm tan rã một bộ phận phòng vệ dân sự ở các phường. Trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Ngụy quyền Sài Gòn quyết định sáp nhập các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa vào xã Phước Hải quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy (Nghị định ngày 6-9-1973); sử dụng lực lượng Quân khu III và lực lượng hải quân Vùng III duyên hải để bảo vệ hai quần đảo này. Phong trào đấu tranh tại các thị xã thị trấn trong thời kỳ này, bên cạnh các khẩu hiệu dân sinh dân chủ như chống đuổi chợ của Bà Rịa, còn kết hợp các khẩu hiệu binh vận như chống bắt học sinh đi lính, chống đưa lính đi đảo Hoàng Sa. Trong quý IV, phong trào quần chúng và gia đình binh sỹ tấn công binh vận đã vận động được 119 binh sĩ trở về với nhân dân; hướng dẫn và tạo điều kiện nhiều binh sĩ khác trốn về quê làm ăn. Những thắng lợi về quân sự, chính trị và binh vận trên chiến trường cũng như ở vùng đô thị đã tạo điều kiện để bảo vệ vùng giải phóng, mở rộng căn cứ và phát triển nhiều lõm chính trị mới. Phong trào du kích chiến tranh phát triển, nhiều xã xây dựng hệ thống hầm chông, hố đinh, gài trái, hình thành thế chiến đấu chống địch lấn chiếm, điển hình là Long Tân, Long Phước. Nhìn chung, hoạt động của chính quyền cách mạng vùng ven biển Đông Nam Bộ thời kỳ này, chủ yếu tập trung lãnh đạo nhân dân vùng ven biển đấu tranh chống chế độ thực dân kiểu mới, xây dựng cơ sở và căn cứ địa cách mạng làm chỗ dựa cho cuộc kháng chiến. 90
- Chuyên đề 5 HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BIỂN Ở ĐÔNG NAM BỘ (1954 - 1975) 5.1. Đặt vấn đề Biển đảo Đông Nam Bộ giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế. Vùng duyên hải Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược quan trọng án ngữ con đường biển duy nhất vào Sài Gòn, một trong những huyết mạch giao thông đường biển vận chuyển hàng viện trợ Mỹ, cũng là cửa ngõ giao lưu quốc tế của chính quyền Sài Gòn. Vì vậy, trong những năm 1954 – 1975 Mỹ và chính quyền Sài Gòn một mặt xây dựng nơi đây thành một địa bàn phòng thủ trọng điểm trong chiến lược thực dân mới Mỹ ở miền Nam Việt Nam, mặt khác chúng tập trung phát triển nơi đây thành hậu cứ, vành đai yết hầu, bao xung quanh Sài Gòn. Mặc dù trong điều kiện chiến tranh, nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn chủ trưởng phát triển hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, mà trực tiếp là phục vụ cho các ngành như tìm kiếm, thăm dò dầu khí, sản xuất công nghiệp và xây dựng, sản xuất nông nghiệp. Đầu những năm 1970, hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa vùng biển Đông Nam Bộ được tiến hành. Các hoạt động tìm kiếm, thăm dò diễn ra và có xu hướng mở rộng. Đồng thời, do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp vùng Nam Bộ và các ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng ở Đông Nam Bộ… Tình hình đó thúc đẩy hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ (1954 - 1975) có những bước chuyển biến mạnh so với những thời kỳ trước đó. Hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ (1954 - 1975) chủ yếu tập trung tại cảng Sài Gòn. Mặc dù ở cảng Vũng Tàu cũng diễn ra một số hoạt động vận tải biển, nhưng chủ yếu phục vụ yêu cầu chiến tranh như hành quân, bảo vệ an ninh vùng biển. Do đó, trong chuyên đề này chúng tôi sẽ tập trung phản ánh hoạt động vận tải biển ở ở Đông Nam Bộ (1954 - 1975) qua cảng Sài Gòn. Dĩ nhiên hoạt động vận tải biển (1954 - 1975) ở Vũng Tàu cũng được đề cập, nhưng vơi dung lượng khiêm tốn hơn. 91
- Hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ (1954 – 1975) và những vấn đề liên quan đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập: Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức; Le port de Saigon của P. Texier (1909); Bordeaux et la Cochinchine sous la Restauration et le Second Empirie của Denis Etienne (1865), Le problem econominque Indochine, của R.Girault, Nxb Nouvelles Editions latines, Paris, 1949. Luận văn tốt nghiệp của các học viên Học viện Hành chính quốc gia: Vấn đề xuất nhập cảng nông phẩm tại Việt Nam của Cao Lệ (1973); Vấn đề nhập cảng thương mại và trực dụng của Phạm Vinh Quang (1969); Bùi Văn Khanh, Kỹ nghệ hàng hải Việt Nam (1972); Phạm Thiện Chí, Thương cảng Sài Gòn (1971)… Gần đây có một số tác phẩm đề cập đến hoạt động thương mại hoặc các vấn đề liên quan tới Cảng Sài Gòn: Địa chí văn hóa Hồ Chí Minh do GS.Trần Văn Giàu (chủ biên), Bến cảng nhà Rồng của Nguyễn Đình Đầu (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1980), Cảng Sài Gòn – Quá trình hình thành và phát triển, Nxb Trẻ, 2008… Những công trình nêu trên đề cập một phần liên quan đến hoạt động vận tải biển Đông Nam Bộ (1954 - 1975) là nguồn tư liệu quan trọng để tham khảo khi nghiên cứu chuyên đề này. Bên cạnh đó, để nghiên cứu hoạt động vận tải biển Đông Nam Bộ (1954 - 1975) chúng tôi còn phải tiếp cận một số nguồn tài liệu, bài báo khoa học, các sắc lệnh, nghị định, số liệu thống kê ở các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Thư viện Quốc gia, Thư viện Tổng hợp TP.HCM, Thư viện KHXH. 5.2. Hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ (1954 - 1975) 5.2.1. Bối cảnh lịch sử Sau năm 1954 Mỹ thay Pháp thống trị miền Nam Việt Nam, thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Mỹ dùng viện trợ quân sự, kinh tế lôi kéo miền Nam vào qũy đạo chung của chủ nghĩa tư bản thế giới. Thông qua viện trợ quân sự, Mỹ đã tích cực biến miền Nam thành căn cứ quân sự của chúng, với những cơ sở quân sự dày đặc gồm các sân bay, đồn bót. Viện trợ quân sự và kinh tế là chỗ dựa vững chắc của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Viện trợ kinh tế đã được Mỹ sử dụng làm công cụ xâm lược và khống chế miền Nam Việt Nam. Hàng Mỹ đã tràn ngập thị trường miền Nam thông qua 92
- các chương trình viện trợ. Miền Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá ế ẩm của Mỹ, từ khi quân Mỹ trực tiếp nhảy vào xâm lược (1965), ảnh hưởng sâu sắc tới cơ cấu kinh tế miền Nam nói chung, ở Đông Nam Bộ nói riêng. Chiến tranh cũng làm biến dạng cơ cấu nền kinh tế, làm lụi tàn các ngành công nghiệp không trực tiếp phục vụ cho chiến tranh như sản xuất đường mía, thuộc da, đồ gỗ, than đá, tơ tằm, mây tre lá… nhưng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các ngành phục vụ chiến tranh, trong đó có vận tải biển. Để phục vụ cho đội quân xâm lược đông đảo, từ việc vận chuyển quân lính, vũ khí đến hàng hóa viện trợ… chủ yếu đều thống qua hoạt động vận tải biển. Từ sau năm 1965 trở đi Mỹ đã đổ vào miền Nam số viện trợ khổng lồ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của quân đội Mỹ và chư hầu. Từ năm 1966, chính quyền Sài Gòn ban hành chế độ nhập cảng tự do – thời kỳ này chủ yểu nhập cảng bằng tàu biển. Do đó, Hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ trong những năm 1954 – 1975, đã góp phần phát triển những quan hệ kinh tế thương mại giữa Đông Nam Bộ với các nước trong và ngoài khu vực thông qua đường biển. Trong đó, cảng Sài Gòn nằm trên sông Sài Gòn, từ lâu đã giữ vai trò cửa khẩu thông thương quan trọng của Sài Gòn với Đông Nam Bộ với các miền đất nước, các nước khu vực và quốc tế. Những năm 1954 – 1975 do phục vụ chiến tranh, nên hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ phụ thuộc vào điều kiện chiến tranh và nền kinh tế miền Nam lúc bấy giờ. Hay nói cách khác, hoạt động vận tải biển Đông Nam Bộ (1954 - 1975) gắn chặt với bối cảnh chung của kinh tế miền Nam và cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Do đó, hoạt động vận tải biển Đông Nam Bộ (1954 - 1975) có thể chia thành hai giai đoạn, 1954 – 1965, thời điểm Mỹ chưa đưa quân trực tiếp xâm lược và 1965 – 1975 – giai đoạn Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược cuả Mỹ vào ở miền Nam Việt Nam. Có thể nhận thấy một vài đặc điểm tác động đến hoạt động vận tải biển Đông Nam Bộ giai đoạn 1954 – 1965. Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với viện trợ, đầu tư lớn lao của Mỹ và đồng minh, nền kinh tế miền Nam có bước phát triển. Sự phát triển ở Đông Nam Bộ dựa chủ yếu vào công - thương nghiệp, trong đó có hoạt động vận tải biển. Từ đầu những năm 1960, khi sự can thiệp của Mỹ ngày càng sâu, dẫn đến sự tăng vọt viện trợ quân sự, viện trợ kinh tế thương mại hoá và số lượng cố vấn Mỹ, thì hoạt động vận tải biển Đông Nam Bộ cũng gia tăng theo các hoạt động xuất nhập khẩu. Từ năm 1965, Mỹ trực tiếp xâm lược miền Nam, chiến tranh diễn ra với quy mô và cường độ ngày càng cao quân viễn chinh Mỹ và quân đội đồng minh của Mỹ đã đạt 93
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản lý và xử lý chất thải rắn - Chương 1
14 p | 606 | 222
-
Cẩm nang bảo vệ môi truờng dành cho nhà quản lý doanh nghiệp
27 p | 148 | 23
-
Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Tập 2): Phần 1
55 p | 16 | 7
-
Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý tài nguyên khoáng sản huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
12 p | 85 | 7
-
Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Tập 2): Phần 2
94 p | 13 | 7
-
Đổi mới hoạt động quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1986 - 2015): Phần 2
73 p | 13 | 6
-
Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ tại bộ tài nguyên và môi trường
6 p | 49 | 6
-
Nghiên cứu hiện trạng công tác quản lý môi trường và đề xuất giải pháp thích hợp đối với hoạt động khai thác Titan-Zircon vùng mỏ Thiện Ái, tỉnh Bình Thuận
10 p | 78 | 6
-
Đổi mới hoạt động quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1986 - 2015): Phần 1
76 p | 12 | 6
-
Hiện trạng và các vấn đề môi trường hoạt động khai thác ilmenite ở khu vực Hòn Rơm–Bàu Trắng, Bình Thuận
12 p | 96 | 5
-
Nghiên cứu những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ nảy sinh do hoạt động mỏ kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên
11 p | 67 | 5
-
Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ 1945-1975 (Tập 3): Phần 1
76 p | 12 | 4
-
Kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
11 p | 7 | 4
-
Ứng dụng GIS xây dựng hệ thống công khai, minh bạch phát thải khí nhà kính từ các hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội
7 p | 15 | 3
-
Quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế
11 p | 54 | 2
-
Tác động của hoạt động khai thác đá vôi tại mỏ đá Tà Lài, tỉnh Lạng Sơn đến môi trường khu vực
8 p | 35 | 2
-
Biến động đường bờ khu vực cửa sông Đà Rằng (Phú Yên) từ nguồn dữ liệu ảnh viễn thám đa thời gian
12 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn