intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học Bảng cân đối kế toán

Chia sẻ: Nguyen Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

118
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bảng cân đối kế toán là một bản báo cáo tại một thời điểm nào đó. Hãy xem nó như là một bức ảnh chụp nhanh tại một thời điểm. Đó là một danh sách các khoản có và khoản nợ và sự khác biệt giữa hai con số này trong phần vốn đầu tư của bạn trong doanh nghiệp. Một bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần chính: phần “Tài sản có” và phần “Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu”. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học Bảng cân đối kế toán

  1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một bản báo cáo tại một thời điểm nào đó. Hãy xem nó như là một bức ảnh chụp nhanh tại một thời điểm. Đó là một danh sách các khoản có và khoản nợ và sự khác biệt giữa hai con số này trong phần vốn đầu tư của bạn trong doanh nghiệp. Một bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần chính: phần “Tài sản có” và phần “Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu”.
  2. Thứ tự chung trong một bảng cân đối kế toán là nó đi từ những điều thú vị nhất đến những điều khó chịu nhất. Thật vậy, ở “tài sản có” đầu tiên là những mục nhỏ như “tài sản/vốn lưu động” và trên cùng là tiền mặt bởi vì nó là cái ngon lành nhất trong khối tài sản có của bạn. Sau phần tiền mặt là đến các khoản phải thu thể hiện số tiền mà khách hàng đang nợ bạn. Khi bạn nhận được tiền thì khoản phải thu chuyển thành tiền mặt. Tiếp theo trong mục tài sản có là phần về “tồn kho”. Do tồn kho không được dễ chịu bằng tiền mặt hay khoản phải thu nên trong bảng cân đối kế toán nó phải nằm dưới hai phần trên.
  3. Tiếp sau phần tài sản lưu động là phần tài sản và máy móc thiết bị thường đi theo nó là chi phí. Phần “khấu hao” trong bảng cân đối kế toán là chi phí không bằng tiền mặt và chẳng có gì khác ngoài việc ghi giảm giá trị của nó theo thời gian. Một lý do để bản báo cáo tài chính này được gọi là “bảng cân đối kế toán” bởi vì tài sản có luôn cân bằng với nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Điều này gọi là nguyên tắc ghi sổ kép và là một công việc được thực hiện ở hầu hết các doanh nghiệp khác. Lý do để việc ghi sổ kép được coi là
  4. tiêu chuẩn vàng trong kế toán là nó đóng vai trò kiểm tra nhằm đảm bảo một giao dịch đã được ghi chép lại một cách chính xác. Tương tự như vậy, các giao dịch khác sẽ tăng lượng tài sản có và/hoặc tăng khoản nợ hoặc vốn đầu tư. Trong bảng cân đối kế toán, ở mục “phần nợ phải trả ngắn hạn”, các khoản mà bạn phải trả là những khoản được liệt kê đầu tiên. Sau đó là đến các khoản gọi là “nợ cộng dồn” thường là khoản thuế trên bảng lương và thuế doanh thu
  5. mà có thể trong vòng 1 - 2 tháng tới chưa đến hạn phải trả. Cũng nằm trong mục nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong thời hạn một năm. Vì vậy, các khoản thanh toán trong 12 tháng cho các thiết bị có thể được xem như là một khoản nợ ngắn hạn. Kế tiếp là đến khoản nợ dài hạn, những khoản có thời hạn trả ở những năm tiếp theo. Tiếp sau mục tổng các khoản phải trả là đến phần “vốn chủ sở hữu”. Đó là phần lãi suất của chủ đầu tư trong
  6. doanh nghiệp. Nếu chúng ta tính tổng tài sản của doanh nghiệp là 5,6 tỷ đồng và trừ đi số nợ phải trả thì khoản còn lại là 3,8 tỷ đồng. Trong số 3,8 tỷ đồng này thì 2,7 tỷ đồng là từ thu nhập trước đây và 1,1 tỷ đồng là từ kỳ kế toán hiện tại; và vì vậy, kết quả cân đối là 5,6 tỷ đồng cho cả tài sản có và các khoản phải trả cộng với vốn chủ sở hữu. Khi ngân hàng xem xét một bản báo cáo tài chính, họ quan tâm tới nhiều hệ số tài chính khác nhau. Các hệ số tài chính giúp thể hiện sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp và cách doanh nghiệp tiến hành để thanh toán các
  7. khoản vay. Ví dụ, hệ số ngắn hạn là tỷ số giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Nếu tài sản lưu động của bạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, một chiếc cờ đỏ sẽ được dựng lên bởi vì nó cho thấy có một nguy cơ không trả được trong năm hiện tại. Mỗi lĩnh vực có một mức hệ số khác nhau. Bạn có thể so sánh hệ số của doanh nghiệp của mình với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Ngân hàng có lẽ sẽ quan tâm tới vốn chủ sở hữu của bạn nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2