HỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
lượt xem 314
download
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là tài liệu cung cấp những thông tin quan trọng cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, người mua, người bán, các cơ quan quản lý, cơ quan thuế... Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên những giác độ và phạm vi khác nhau. Chế độ kế toán hiện nay của Việt Nam qui định đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là tài liệu cung cấp những thông tin quan trọng cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, người mua, người bán, các cơ quan quản lý, cơ quan thuế... Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên những giác độ và phạm vi khác nhau. Chế độ kế toán hiện nay của Việt Nam qui định đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNN), báo cáo tài chính phải lập gồm (theo quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ Tài chính). 1. Bảng cân đối kế toán (mẫu BO1 - DNN) 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu BO2 - DNN) 3. Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09 - DNN) Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý của đơn vị, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 - DNN). Các doanh nghiệp phải thực hiện lập báo cáo, gửi báo cáo tài chính theo đúng trình tự và thời gian. Báo cáo được lập và gửi hàng quí. Báo cáo quí được gửi chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc quí, báo cáo năm được gửi chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán (31/12). Báo cáo quí, năm bắt buộc được gửi đi các nơi nhận như sau : Nơi nhận báo báo Loại doanh Tài chính nghiệp Cục QL Bộ KH-ĐT Thống kê Thuế vốn DN Nhà nước x x x DN có vốn đầu x x x tư nước ngoài DN cổ phần ( Có vốn của Nhà x x x nước) Các loại khác x x I. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) : BCĐKT là một phương pháp kế toán, là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm chủ yếu sau đây :
- • Các chỉ tiêu được biểu hiện dưới hình thái giá trị (tiền) nên có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái (cả vật chất và tiền tệ, cả vô hình lẫn hữu hình) . • BCĐKT được chia thành 2 phần theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu thành tài sản và nguồn hình thành nên tài sản. Do vậy, số tổng cộng của 2 phần luôn bằng nhau. • BCĐKT phản ánh vốn và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán. 1.1.- Cấu trúc (kết cấu) của BCĐKT : Được chia làm 2 phần (có thể xếp dọc hoặc xếp ngang) theo mẫu đầy đủ hoặc mẫu rút gọn. * Phần tài sản : Phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo kết cấu của tài sản và bao gồm 2 loại (A,B) mỗi loại gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản hiện có : • Loại A : Tài sản lưu động - loại này phản ánh các khoản tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. • Loại B : Tài sản cố định và đầu tư tài chính - loại này phản ánh toàn bộ tài sản cố định (hữu hình và vô hình) các khoản đầu tư tài chính và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. * Phần nguồn vốn : Phản ánh toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp gồm nợ phải trả và nguồn vốn của chủ sở hữu và bao gồm 2 loại (A,B). • Loại A : Nợ phải trả - phản ánh toàn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. • Loại B : Nguồn vốn của chủ sở hữu - loại này phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh doanh, các khoản chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, các quĩ và lãi chưa sử dụng. ở cả 2 phần, ngoài cột chỉ tiêu còn có các cột phản ánh mã số của chỉ tiêu, cột số đầu năm và cột số cuối kỳ. Cần chú ý : cột số đầu năm và cuối kỳ chứ không phải đầu năm, cuối năm hay đầu kỳ, cuối kỳ. Điều đó có nghĩa là ở BCĐKT các quí trong năm, cột số đầu năm đều giống nhau và là số liệu của thời điểm cuối ngày 31/12 năm trước hoặc đầu ngày 1.1 năm nay. Còn cột số cuối kỳ là số liệu ở thời điểm lập báo cáo trong năm. Ngoài ra, BCĐKT còn có 7 chỉ tiêu ngoài bảng đó là : 1. Tài sản thuê ngoài. 2. Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ. 3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi. 4. Nợ khó đòi đã xử lý. 5. Ngoại tệ các loại. 6. Hạn mức kinh phí còn lại. 7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có.
- 1.2. Các nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng đến BCĐKT : Các nghiệp vụ kinh tế ở doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú (có nhiều loại), nhưng xét về ảnh hưởng của chúng đến BCĐKT tức là ảnh hưởng đến tài sản và nguồn vốn thì chỉ có 3 trường hợp : • Trường hợp 1 : các nghiệp vụ kinh tế chỉ ảnh hưởng đến các loại tài sản : làm loại tài sản này tăng thêm đồng thời làm cho loại tài sản khác giảm bớt tương ứng : tổng số tài sản không thay đổi. Ví dụ : Rút tiền gửi ngân hàng về quĩ tiền mặt thì tiền gửi giảm bớt và tiền mặt tăng tương ứng. • Trường hợp 2 : chỉ ảnh hưởng đến nguồn vốn : làm cho nguồn vốn này tăng thêm đồng thời làm cho nguồn vốn khác giảm bớt tương ứng. Tổng số nguồn vốn không thay đổi. • Trường hợp 3 : ảnh hưởng đến cả tài sản và nguồn vốn; làm cho loại tài sản tăng thêm đồng thời cũng làm nguồn vốn tăng tương ứng. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn cùng tăng thêm tương ứng hoặc làm cho loại tài sản giảm bớt tương ứng, tổng tài sản và tổng nguồn vốn cùng giảm bớt một lượng như nhau. 1.3. Các nguyên tắc chủ yếu và phương pháp lập BCĐKT: 1.3.1. Các nguyên tắc chủ yếu khi lập BCĐKT : • Nguyên tắc chung khi xây dựng mẫu BCĐKT : + Mẫu biểu đơn giản, thuận tiện cho việc ghi chép số liệu bằng lao động thủ công và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. + Hệ thống các chỉ tiêu trên BCĐKT phải thiết thực, được sắp xếp theo trình tự khoa học trong mối quan hệ cân đối, đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý của đơn vị và của Nhà nước. • Nguyên tắc chung để lập bảng cân đối kế toán : + Trước khi lập BCĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng họp và chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Trước khi khoá sổ. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản. + Khi lập BCĐKT, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nọ để ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư có thì căn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi. + Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì qui ở phần "tài sản", nếu số dư chi tiết là số dư có thì ghi ở phần "nguồn vốn". + Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như TK : 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư có, nhưng khi lên BCĐKT thì ghi ở phần tài sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 421 nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần "nguồn vốn", nhưng ghi theo số âm.
- • Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT : Cơ sở để lập BCĐKT là số liệu của BCĐKT năm trước (cột số cuối kỳ) và số liệu kế toán tổng hợp, số liệu kế toán chi tiết tại thời điểm lập BCĐKT sau khi đã khoá sổ. Cụ thể : * Đối với cột "đầu năm". Căn cứ số liệu cột "cuối kỳ" của BCĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi. * Cột cuối kỳ : phương pháp lập khai quát có thể biểu diễn qua sơ đồ sau (kết cấu theo 2 phần xếp dọc) : Phần tài sản Nội dung Loại A Số dư nợ tài khoản loại 1 và loại 3 Loại B Số dư nợ tài khoản loại 2 ( nếu dư có ghi âm ) Tổng cộng tài sản Cộng loại A và B Phần nguồn vốn Loại A Số dư có tài khoản loại 3 và loại 1 Loại B Số dư tài khoản loại 4 ( nếu dư nợ ghi âm ) Tổng cộng nguồn Cộng loại A và B vốn Chỉ tiêu ngoài bảng Số liệu các tài khoản tạm thời (TK không có số dư) được qui tụ lại tài khoản loại 4 theo sơ đồ sau : 1.3.2 Phương pháp lập BCĐKT cột số cuối kỳ cụ thể như sau : BCĐKT là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán. Mối quan hệ cân đối đó gồm 2 loại : 1- Quan hệ cân đối tổng thể, cân đối chung như quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn : Tổng số tài sản = Tổng số các nguồn vốn Tổng số tài sản = Tài sản lưu động + TSCĐ và đầu tư tài chính Tổng số nguồn vốn = Nợ phải trả + nguồn vốn của chủ sở hữu Thông qua các quan hệ cân đối trên có thể thấy được kết cấu của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn từ đó mà xác định được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các
- quyết định về việc đầu tư vốn theo hướng hợp lý, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của từng đơn vị. 2- Quan hệ cân đối từng phần, cân đối bộ phận : Thể hiện quan hệ cân đối giữa số hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán : từng loại vốn, từng nguồn vốn. Cụ thể : + Nguồn vốn chủ sở hữu B nguồn vốn = A tài sản (I+II+IV+V+VI) + B tài sản Cân đối này chỉ mang tính lý thuyết điều đó có nghĩa là : Nguồn vốn của chủ sở hữu vừa đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Trong thực tế thường xảy ra 1 trong 2 trường hợp : • Trường hợp 1 : vế trái > vế phải doanh nghiệp không sử dụng hết nguồn vốn hiện có của mình đã bị người khác chiếm dụng vốn. Thể hiện trên mục III (các khoản phải thu) loại A - phần tài sản. • Trường hợp 2 : vế trái < vế phải doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải cho các tài sản đang sử dụng nên phải vay mượn. Thể hiện trên loại B - phần nguồn vốn. Việc sử dụng vốn vay mượn trong kinh doanh nếu chưa quá thời hạn thanh toán là điều bình thường, hay xảy ra. Do luôn tồn tại các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với đối tượng khác nên luôn xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vấn đề cần quan tâm là tính chất hợp lý và hợp pháp của các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng. B nguồn vốn + A (II) nguồn vốn = B tài sản Điều này cho thấy cách tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp mang lại sự ổn định và an toàn về mặt tài chính. Bởi lẽ doanh nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn vừa đủ. Tuy nhiên, trong thực tế có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau : • Trường hợp 1 : vế trái > vế phải Điều đó cho thấy việc tài trợ từ các nguồn vốn là rất tốt. Nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho các sử dụng dài hạn, phần thừa này doanh nghiệp dành cho các sử dụng ngắn hạn. Điều đó cũng có nghĩa là tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốt. • Trường hợp 2 : vế trái < vế phải Cho thấy nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn, doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp là không sáng sủa. Trường hợp này thể hiện khả năng
- thanh toán nợ ngắn hạn là yếu vì chỉ có tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo việc trả nợ. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02 - DNN) : 1- Mục đích (tác dụng) của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD). BCKQHĐKD là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí v.v... trong một kỳ báo cáo. BCKQHĐKD có những tác dụng cơ bản sau : • Thông qua số liệu về các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD để kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra về chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán. • Thông qua số liệu trên BCKQHĐKD mà kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác. • Thông qua số liệu trên BCKQHĐKD mà đánh giá, dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau và trong tương lai. 2- Các nguyên tắc ghi sổ kế toán đối với doanh thu và chi phí : • Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi doanh thu của từng hoạt động kinh doanh. • Doanh thu bán hàng được ghi theo giá hoá đơn, các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại được phản ánh ở tài khoản riêng. Cuối kỳ, các khoản này được kết chuyển để giảm trừ doanh thu hoá đơn.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận trong các trường hợp sau : 1. Hàng hoá, sản phẩm bán trực tiếp, doanh nghiệp giao hàng tại kho, hàng hoá thành phẩm chuyển quyền sở hữu, doanh nghiệp thu ngay được tiền hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán. 2. Hàng hoá, thành phẩm gửi đi bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán. 3. Dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. 4. Tiền hoa hồng do bán hàng đại lý, ký gửi : - Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ chi phí phát sinh trong năm tài chính và phải hạch toán, chi tiết đối với từng khoản chi phí. - Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng nội dung chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý) và theo từng khoản chi phí. + Đối với giá vốn hàng xuất bán : vì thành phẩm hàng hoá xuất kho với nhiều mục đích khác nhau như xuất bán, xuất phục vụ sản xuất, gia công... kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi tình hình xuất kho cho từng mục đích nói trên. Hàng ngày, nhân viên kế toán có thể sử dụng giá hạch toán để kế toán chi tiết (giá hạch toán do doanh nghiệp qui định và phải ổn định trong nhiều kỳ kế toán, không có tác dụng giao dịch với bên ngoài). Nếu sử dụng giá hạch toán để nhập - xuất thành phẩm hàng hoá thì phải tính đổi ra giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Việc tính giá thực tế xuất kho được thực hiện các bước dưới đây : Bước 1 : Xác định hệ số giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ theo công thức : Hệ số thực tế Trị giá thực tế của + Trị giá thực tế của và giá HT của hàng (H) hàng còn đầu kỳ hàng nhập trong kỳ luân chuyển trong kỳ = ---------------------------------------------------------------------------- Trị giá H.toán của + Trị giá H.toán của hàng còn đầu kỳ hàng nhập trong kỳ. Bước 2 : Xác định trị giá thực tế của hàng xuất kho : Trị giá thực tế của = H x Trị giá hạch toán của hàng xuất kho trong kỳ hàng xuất kho trong kỳ. * Đối với những doanh nghiệp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết thành phẩm hàng hoá theo giá mua thực tế (giá thành thực tế) thì có thể sử dụng một trong các phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho sau : • Tính theo giá thực tế từng lần nhập. • Tính theo giá thực tế bình quân gia quyền. • Tính theo giá thực tế nhập trước - xuất trước. • Tính theo giá thực tế nhập sau - xuất trước. • Tính theo giá thực tế bình quân kỳ trước. • Tính theo giá thực tế lần nhập cuối cùng trong kỳ. + Trường hợp mua hàng ở nhiều nguồn khác nhau, nên cùng một thứ hàng hoá sẽ có giá mua, chi phí vận chuyển khác nhau thì kế toán phải mở sổ theo dõi chi phí mua hàng để cung cấp số liệu cho việc phân bổ chi phí này cho hàng xuất khô. + Đối với chi phí quản lý kinh doanh (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) kế
- toán phải mở sổ theo dõi chi tiết đối với từng nội dung chi phí và theo từng khoản chi phí. Về nguyên tắc toàn bộ chi phí quản lý kinh doanh tập hợp được trong kỳ được kết chuyển hết vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Song, đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ có ít sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ thì cuối kỳ hạch toán có thể phân bổ chi phí cho 2 bộ phận : hàng hoá sản phẩm đã bán và hàng hoá, sản phẩm tồn kho. - Các doanh nghiệp phải xác định kết quả của từng hoạt động một cách riêng rẽ (kết quả hoạt động kinh doanh riêng, kết quả hoạt động tài chính riêng, kết quả bất thường riêng). Kết quả là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí. Vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng hoạt động do đó, kế toán phải mở sổ chi tiết để phản ánh riêng cho từng hoạt động, bao gồm : • Sổ chi tiết doanh thu. • Sổ chi tiết trị giá vốn hàng xuất bán. • Sổ chi tiết chi phí quản lý kinh doanh. • Sổ chi tiết thu nhập và chi phí khác v.v... 3- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến việc lập BCKQHĐKD : 3.1. Nghiệp vụ bán hàng : Để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lao vụ, kế toán sử dụng TK 511 "Doanh thu hoạt động kinh doanh" để theo dõi, phản ánh và phải mở sổ chi tiết để theo dõi doanh thu của từng hoạt động kinh doanh. Đối với nghiệp vụ này cần phân biệt từng trường hợp : • Trường hợp bán hàng người mua chấp nhận và trả tiền (hoặc hứa trả) thì ghi theo giá hoá đơn. • Trường hợp trả lương cho CBCNV bằng sản phẩm hàng hoá thì phải hạch toán vào TK 511 theo giá bán cùng thời điểm số hàng hoá hoặc sản phẩm đó. • Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng phải hạch toán vào TK 511 trị giá số hàng, hoặc nguyên liệu nhập kho theo trị giá vốn thực tế hay theo giá thoả thuận. • Trường hợp người mua được hưởng chiết khấu thanh toán hoặc phát sinh số hàng bị trả lại cần theo dõi riêng để cuối kỳ kết chuyển giảm trừ doanh thu. • Trường hợp doanh nghiệp nhận bán hàng đại lý, khi bán được hàng doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu phần hoa hồng được hưởng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng. 3.2. Xác định số thuế phải nộp. 3.3. Xác định doanh thu thuần và kết chuyển sang tài khoản 9.11 - xác định kết quả. 3.4. Xác định và kết chuyển trị giá vốn thực tế (giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất, dịch vụ) của số hàng đã bán. Trình tự kế toán các nghiệp vụ trên có thể biểu diễn trên ( sơ đồ 1 ) Sơ đồ 1
- 3.5. Tập hợp và kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh : Việc tập hợp phải được thực hiện chi tiết từng nội dung chi phí và từng khoản chi phí .Trình tự kế toán như sau Sơ đồ 2 3.6. Xác định và kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán.
- 3.7. Tập hợp chi phí, xác định thu nhập hoạt động khác. 3.8. Xác định kết quả. Trình tự kế toán được thực hiên theo sơ đồ : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03 - DN) : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin phản ánh trong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể : • Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền, các khoản tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền. • Đánh giá, phân tích thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền. • Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp đối với tình hình tài chính. • Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu về tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo. 3.1. Nội dung, kết cấu của BCLCTT : Nội dung của BCLCTT gồm 3 phần :
- 1) Lưu chuyển tiền từ HĐKD : Các chỉ tiêu phần này phản ánh toàn bộ dòng tiền thu chi có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng, tiền thu từ các khoản phải thu của khách hàng, tiền trả cho người cung cấp, tiền trả cho công nhân viên, tiền nộp thuế, các khoản chi phí cho công tác quản lý v.v... 2) Phần lưu chuyển từ hoạt động đầu tư : Các chỉ tiêu phần này phản ánh toàn bộ dòng tiền có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Trong phần này cần phân biệt 2 loại đầu tư khác nhau : - Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp như đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ v.v... - Đầu tư vào đơn vị khác dưới các hình thức, các khoản này trong BCLCTT không phân biệt đầu tư ngắn hạn hay đầu tư dài hạn. Các khoản thu chi được phản ánh vào phần này gồm toàn bộ các khoản thu do bán TSCĐ, thanh lý TSCĐ, thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác, thu lãi đầu tư v.v... Các khoản chi đầu tư mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi để đầu tư vào đơn vị khác v.v... 3) Phần lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính : Các chỉ tiêu phần này phản ánh toàn bộ dòng tiền thu chi có liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản thu, chi được tính vào phần này gồm tiền thu do đi vay, thu do các chủ sở hữu góp vốn, tiền thu từ lãi tiền gửi, tiền trả nợ các khoản vay, trả lại vốn cho các chủ sở hữu, tiền trả lãi cho những người đầu tư vào doanh nghiệp v.v... Với nội dung như vậy nên BCLCTT được kết cấu thành các dòng để phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến việc hình thành và sử dụng các khoản tiền theo từng loại hoạt động. Các cột ghi chi tiết theo từng loại hoạt động. Các cột ghi chi tiết theo số kỳ này và kỳ trước để có thể đánh giá, phân tích, so sánh giữa các kỳ với nhau. Cơ sở số liệu và phương pháp lập: Có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp lập trực tiếp và lập gián tiếp Phương pháp lập trực tiếp: Cơ sở số liệu: • Sổ kế toán vốn bằng tiền • Sổ kế toán theo dõi các khoản phải vay, phải trả • Bảng cân đối kế toán Khi lập BCLCTT phải quán triệt nguyên tắc phải phân tích, xác định các khoản thu, chi tiền cho phù hợp với nội dung của các chỉ tiêu theo từng loại hoạt dộng của BCLCTT để ngi vào các chỉ tiêu tương ứng . Phương pháp lấy số liệu để lập BCLCTT Số liệu kỳ trước căn cứ vào BCLCTT kỳ trước của các chỉ tiêu tương ứng. Số liệu cột kỳ này được dựa vào các số liệu như sau : Lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp ) Quý..........năm 1999
- Mã Chỉ tiêu Cơ sở số liệu để ghi số I - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lấy từ sổ theo dõi thu tiền ( tiền mặt vàtiền gửi ngân hàng) đối chiếu với 1. tiền thu bán hàng 01 số liệu ở sổ doanh thu bán hàng thu tiền ngay ( Nợ 111,112 , có 511 ) Từ sổ theo dõi thu tiền , đối chiếu 2. Tiền thu từ các khoản 02 với sổ theo dõi các khoản phải thu nợ phải thu ( Nợ TK111,112,Có TK 131,136.. ) Từ sổ theo dõi thu tiền các khoản thu 3. Tiền thu từ các khoản 03 về tiền phạt , bồi thường ( Nợ khác TK111,112,Có TK 338.. ) Từ sổ theo dõi chi tiền , đối chiếu 4. Tiền đã trả cho người với sổ theo dõi thanh toán với 04 bán* ngườibán ( Nợ TK331 Có TK 111,112.. ) Từ sổ theo dõi chi tiền , đối chiếu 5. Tiền đã trả cho nhân 05 với sổ theo dõi thanh toán với CNV viên ( Nợ TK334 Có TK 111,112.. ) 6. Tiền đã nộp thuế và Từ sổ theo dõi chi tiền , đối chiếu các khoản khác cho Nhà 06 vớisổ theo dõi thanh toán với ngân nước * sách ( Nợ TK333 Có TK 111,112.. ) Từ sổ theo dõi chi tiền , đối chiếu 7. Tiền đã trả cho các với sổ theo dõi các khoản phải trả 07 khoản nợ phải trả khác* khác ( Nợ TK315,336,338,Có TK 111,112.. ) 8. Tiền đã trả cho các Từ sổ theo dõi chi tiền các khoản chi 08 khoản nợ khác* ra chưa phản ánh vào các chỉ tiêu trên Lưu chuyển thuần từ Cộng đại số từ mã số 01 đến mã số hoạtđộng sản xuất khinh 20 08 nếu ra số âm thì ghi trong ngoặc doanh đơn ( ***) II - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư Từ sổ theo dõi thu tiền (tiền thu 1. Tiền thu hồi các khoản 21 chovay , chứng khoán đến hạn ,bán đầu tư vào đơn vị khác chứng khoán .. ) Nợ 111,112 ,Có 711 ) Từ sổ theo dõi thu tiền (tiền thu lãi 2. Tiền thu lãi các khoản 22 cho vay ,lãi liên doanh .. )Nợ đầu tư vào đơn vị khác 111,112 ,Có 711 ) Từ sổ chi tiền( Chi mua sắm , 3. Tiền thu do bán TSCĐ 23 XDTSCĐ và chi thanh lý TSCĐ ) Nợ TK211,213,241 Có 111,112
- Cộng đại số từ mã số 21 đến mã số lưu chuyển tiền thuần từ 30 25 nếu ra số âm thì ghi trong ngoặc hoạt động đầu tư đơn ( ***) III - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính Từ sổ theo dõi thu tiền ( sổ tiền đi 1. Tiền thu do đi vay 31 vay ngắn hạnh và dài hạn ) Nợ TK 111112 Có TK 311 , 341.. Từ sổ theo dõi thu tiền ( tiền thu của 2. Tiền thu do các chủ 32 các chủ sở hữu do mua cổ phần của sởhữu đóng góp DN) Từ sổ theo dõi thu tiền (số tiền lãi do gửi tiền ở ngân hàng và các tổ chức 3. Tiền thu từ lãi tiền gửi 33 tài chính khác ) Nợ TK 111,112 Có TK 711 Từ sổ chi tiền ( Số tiền trả nợ tiền 4. Tiền đã trả nợ vay * 34 vay ghi Nợ 211,341 Có 111,112 ) Từ sổ chi tiền ( Số tiền trả nợ vốn 5. Tiền đã hoàn vốn cho 35 chocác chủ sở hữu và mua lại cổ các chủ sở hữu * phần ghi Nợ 411 Có 111,112 ) Từ sổ chi tiền ( số tiền trả lãi cho các 6. Tiền lãi đã trả cho các bên góp vốn , các cổ đông , chủ 36 nhà đầu tư* doanhnghiệp , các khoản chi từ quĩ XN Ghinợ 338,414,431,Có 111,112 Cộng đại số từ mã số 31 đến mã số Lưu chuyển tiền tệ từ 40 36 nếu ra số âm thì ghi trong ngoặc hoạt động tài chính đơn ( ***) Lưu chuyển tiền thuần Cộng mã số 20-30-40 , nếu ra số âm 50 trong kỳ thì ghi trong ngoặc đơn (***) Số liệu mã số 110 cột cuối kỳ của bcđkt kỳ trước , đối chiếu với tiền tồn cuối kỳ mã số 70 của báo cáo lưu Tiền tồn đầu kỳ 60 chuyển tiền tệ kỳ trước ( cột kỳ này ) và số dư đầu kỳ trên sổ kế toán thu chi tiền mặt kỳ báo cáo ( TK 111,112 ) Số liệu mã số 50 + 60 . Số liệu này Tiền tồn cuối kỳ 70 phải bằng số liệu mã số 110 cột cuối kỳ trên BCĐKT kỳ này . Ghi chú : Các số liệu của các mã số có dấu * thể hiện số tiền chi ra từ doanh nghiệp nên được ghi vào báo cáo dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***) . Thuyết minh báo cáo tài chính :
- Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo tổng hợp được sử dụng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được. Thuyết minh báo cáo tài chính có các tác dụng chủ yếu sau : • Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích đánh giá một cách cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. • Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích, đánh giá tình hình tăng giảm tài sản cố định theo từng loại, từng nhóm; tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn vốn và phân tích tính hợp lý trong việc phân bổ vốn cơ cấu, khả năng thanh toán của doanh nghiệp v.v... • Thông qua thuyết minh báo cáo tài chính mà biết được chế độ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp từ đó mà kiểm tra việc chấp hành các qui định, thế lệ, chế độ kế toán, phương pháp mà doanh nghiệp đăng ký áp dụng cũng như những kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp. Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính - gồm các bộ phận cấu thành sau đây : • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. • Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. • Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính. • Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. • Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. • Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới. • Các kiến nghị. Cơ sở lập thuyết minh báo cáo tài chính : • Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết kỳ báo cáo. • Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo. • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo. • Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước. Nguyên tắc lập thuyết minh báo cáo tài chính : • Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên báo cáo tài chính khác, phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. • Đối với báo cáo quí, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi phải thuyết minh rõ lý do thay đổi. • Về số liệu của các "cột kế hoạch" thể hiện số liệu kế hoạch kỳ báo cáo, số liệu thực hiện "cột kỳ trước" thể hiện số liệu thực hiện của kỳ ngay trước đó. • Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh chỉ thể hiện trên báo cáo tài chính năm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ví dụ về phân tích báo cáo tài chính bằng các chỉ số tài chính
6 p | 2158 | 913
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 1 đến 4 - ThS. Nguyễn Lê Hồng Vỹ
45 p | 311 | 47
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 5 - Kiểm toán các thông tin tài chính khác trên báo cáo tài chính
48 p | 265 | 44
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính – Chương 2: Giới thiệu phân tích báo cáo tài chính (tt)
34 p | 251 | 31
-
Bài giảng môn Phân tích báo cáo tài chính: Bài 1 - TS. Trần Thị Thanh Tú
36 p | 343 | 20
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính (tt)- ThS. Nguyễn Đỗ Quyên
0 p | 129 | 16
-
Bài giảng Chương 9: Báo cáo tài chính
32 p | 184 | 14
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 1 - ThS. Đoàn Thị Thu Trang
14 p | 71 | 12
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 1 - Nguyễn Hoàng Phi Nam
39 p | 91 | 11
-
Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 2: Tìm hiểu về các loại báo cáo tài chính
31 p | 82 | 11
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Chương 6: Phân tích rủi do tài chính và dự báo các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính
46 p | 39 | 11
-
Bài giảng môn học Kế toán tài chính - Chương 9: Báo cáo tài chính
10 p | 120 | 8
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Chương 1: Tổng quan về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính
47 p | 28 | 8
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 9: Báo cáo tài chính
32 p | 84 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính - Chương 1: Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính
19 p | 39 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính nâng cao - Chương 1: Báo cáo tài chính theo các mô hình kế toán và sự vận dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính
15 p | 52 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn