intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học giao tiếp qua đôi tay

Chia sẻ: Ngocbich Bich | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngôn ngữ ký hiệu vốn chỉ dành cho người khiếm thính, nhưng ở các lớp dạy ngôn ngữ này, số lượng học viên không khiếm thính lại chiếm đa số. Giao tiếp để mọi người xích lại gần nhau hơn Học ngôn ngữ ký hiệu là cách nhiều bạn trẻ lựa chọn để xích lại gần hơn với những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học giao tiếp qua đôi tay

  1. Học giao tiếp qua đôi tay
  2. Ngôn ngữ ký hiệu vốn chỉ dành cho người khiếm thính, nhưng ở các lớp dạy ngôn ngữ này, số lượng học viên không khiếm thính lại chiếm đa số. Giao tiếp để mọi người xích lại gần nhau hơn Học ngôn ngữ ký hiệu là cách nhiều bạn trẻ lựa chọn để xích lại gần hơn với những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống. Không có giáo trình hay âm thanh giảng bài, từ vựng được ghi lên bảng trước mỗi buổi học. Giảng viên chỉ vào từng con chữ rồi dùng đôi tay phác thảo thành ký hiệu lên khoảng không trước ngực. Học viên chăm chú quan sát từng động tác để làm theo. Đó là những gì diễn ra trong lớp
  3. học do Câu lạc bộ (CLB) Ngôn ngữ ký hiệu tổ chức mà chúng tôi có dịp theo học trải nghiệm. Xem thêm: Những bí quyết để sở hữu kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Không phát âm thành lời, tất cả thông điệp trao đổi qua lại giữa thầy và trò đều thực hiện trên đôi bàn tay. Những giảng viên là người khiếm thính, câm điếc luôn biết cách truyền đạt bằng các động tác, điệu bộ hài hước, nhờ đó mà lớp học luôn rộn rạo tiếng cười, học viên thoải mái bắt chước các động tác ký hiệu. Kết thúc khóa cơ bản cũng là lúc đôi bàn tay học viên trở nên mềm mại và linh hoạt hơn, sẵn sàng chinh phục các bài học mở rộng, nâng cao vốn từ vựng. Hiện tại, CLB Ngôn ngữ ký hiệu duy trì đều đặn 2 lớp học với 4 buổi mỗi tuần. Một lớp đặt ở trường Y học dân tộc cổ truyền tại Hà Đông, lớp còn lại thì học nhờ trong trường THPT Trưng Vương trên đường Lý Thường Kiệt (Hà Nội). “Càng học càng hấp dẫn” là cảm nhận của Đào Minh Thư, giảng viên khoa CNTT trường ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội. Không tự
  4. nguyện tìm học ngôn ngữ ký hiệu như nhiều bạn trẻ cùng lớp, Thư được cử đi học để phục vụ dự án tái hiện ngôn ngữ này lên phần mềm máy tính phục vụ người khuyết tật. Đôi bàn tay không còn nhanh nhẹn, dẻo dai như nhiều học viên trẻ trong lớp, Thư gặp không ít khó khăn để theo kịp các bài học, lại thiếu thời gian luyện tập, ôn lại bài cũ nên thường phải “học đuổi”. Nhưng sau khóa cơ bản, Thư cảm nhận ngôn ngữ này có sức hấp dẫn lạ kỳ. Hiện tại, Thư hoàn toàn có thể dùng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp, đảm bảo yêu cầu công việc của cơ quan nhưng Thư vẫn đều đặn đến lớp 2 buổi mỗi tuần để theo học các chủ đề nâng cao. Nhờ ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ, chúng tôi dễ dàng trò chuyện được với chàng trai có tên rất đẹp, Hoàng Tiến Sỹ, ngụ xã Phú Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội. Gia cảnh Sỹ rất bất hạnh: bố Sỹ bị câm điếc, mẹ cũng là người khuyết tật. Hai vợ chồng có với nhau 3 mụn con thì tất cả đều bị khuyết tật di truyền từ bố. Từ nhỏ đến lớn, mọi người trong gia đình cứ ú a ú ớ, nhiều khi không biết nhau muốn gì, cuộc sống vô cùng khổ sở. Lớn lên, anh em Sỹ được ra Hà Nội học ngôn ngữ ký hiệu ở trường Hoa Sữa, không khí trong nhà cũng đỡ căng thẳng vì mọi người bắt đầu hiểu
  5. và giao tiếp với nhau qua đôi bàn tay. Ở quê Sỹ hiện có nhiều trẻ em cũng bị khiếm thính. Do đó, không chỉ dừng lại ở khóa học cơ bản trong trường Hoa Sữa, Sỹ còn đang theo học lớp nâng cao và ấp ủ ước mơ mở lớp miễn phí dạy lại cho trẻ em đồng cảnh nơi quê nhà.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0