intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học môn toán

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tất cả giảng viên có trình độ chuyên nghiệp đều biết rằng quá trình dạy học khác với quá trình học. Tuy nhiên, ngoài việc dạy những nội dung toán học hiện tại, một việc đang trở thành bức thiết đối với giảng viên là dạy cho sinh viên cách học như thế nào. Nói cho cùng, sinh viên phải tận dụng được sự nỗ lực của giảngviên để tự học. Với mục đích đó, chúng tôi cung cấp những gợi ý sau đây mặc dầu chắc chắn là chưa đầy đủ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học môn toán

  1. Học môn toán Tất cả giảng viên có trình độ chuyên nghiệp đều biết rằng quá trình dạy học khác với quá trình học. Tuy nhiên, ngoài việc dạy những nội dung toán học hiện tại, một việc đang trở thành bức thiết đối với giảng viên là dạy cho sinh viên cách học như thế nào. Nói cho cùng, sinh viên phải tận dụng được sự nỗ lực của giảngviên để tự học. Với mục đích đó, chúng tôi cung cấp những gợi ý sau đây mặc dầu chắc chắn là chưa đầy đủ. i. Hãy làm quen với phạm vi công việc: Phạm vi công việc yêu cầu làm trong cả học kỳ phải được giới thiệu cho sinh viên biết để họ lập kế hoạch học tập và bố trí việc làm trong suốt học kỳ. ii. Nói toán học: Sinh viên cần cố gắng diễn tả tất cả các biểu thức toán học bằng lời cành nhiều càng tốt. Ngoài ra, sinh viên cần thực hành mô tả các sự kiện, các đối tượng và các vấn đề xảy ra hàng ngày bằng ngôn ngữ toán học. Bằng cách này, toán học sẽ trở thành một phần cuộc sống hàng ngày của sinh viên. iii. Thực hành toán học: Sinh viên phải hiểu được rằng toán học không phải là môn tập đọc. Nó phải được thực hành. Vì thế, sinh viên phải thực hành nhiều bài tập hàng ngày như là một nghĩa vụ. Dù câu trả lời là quan trọng, chúng không phải là mục đích chính của việc thực hành. Quá trình tiến hành quan trọng hơn những câu trả lời. Ngoài ra, việc thực hành theo nhóm sinh viên là rất có lợi cho việc phát triển năng
  2. lực thực hành độc lập sau này. Hơn thế nữa, sinh viên nên kiên trì khi gặp bài toán đơn lẻ tiêu tốn nhiều thời gian. Cái hay của việc vượt qua một bài toán nan giải là ở chỗ nhiều bài như vậy sau này có thể được giải quyết nhanh chóng bởi vì “mẹo” giải đã được khám phá. iv. Tìm sự giúp đỡ của giảng viên: Bất cứ lúc nào sinh viên cũng cần tìm sự quan tâm cá nhân của giảng viên để giúp giải những bài toán. Nhưng điều đó không nên lấy là biện pháp chính cho việc học của bản thân mình. Sinh viên không nên nói với giảng viên là “tôi không hiểu bài toán, làm ơn hãy giải nó giúp tôi”. Tốt hơn là anh ta nên nói, “Tôi đã cố gắng rất nhiều để giải bài toán này và tôi không biết nên tiếp tục như thế nào từ đây dù đã thử nhiều lần. Làm ơn chỉ cho cách tháo gỡ điểm nút”. v. Sử dụng các sách giáo trình khác nhau: Để đa dạng trong việc thực hành các bài tập, sinh viên nên đọc các cách giải của nhiều tác giả khác nhau và giải các bài tập trong sách giáo trình của mình. Điều đó đem lại cho sinh viên lòng tin rằng anh ta là một nhà toán học ở mọi nơi xét theo các tiêu chuẩn có sẵn, chứ không phải là nhà toán học nhờ bám chặt các tư tưởng của một tác giả nào đó. vi. Luyện tập và thực hành lại: Sau một vài tuần, sinh viên nên xem lại các mục và các bài tập đã làm và làm lại. Đó là cách rất có lợi trong việc tự kiểm tra xem có đảm bảo rằng toán học không phải là một dạng rời rạc từng phần hoặc không tuân theo một thể thức nào. Đánh giá trong toán học Cách duy nhất đ ể giảng viên thực sự biết sinh viên hiện có học những nội dung yêu cầu phải học hay không là đưa ra
  3. những bài kiểm tra cho sinh viên. Những bài kiểm tra của giảng viên trong môn toán thường vi phạm các chuẩn mực đã biết về phương pháp kiểm tra có hiệu quả và giảng viên ở bậc đại học có khuynh hướng chép những mục trong giáo trình và bố trí bài kiểm tra vội vàng. Ta không nên làm như vậy. Toán học nói riêng đòi hỏi sự công bằng tuyệt đối cho sinh viên trong việc kiểm tra những cái đã được dạy. Giảng viên cần phải làm: i. Lập kế hoạch những nội dung sẽ kiểm tra; ii. Xác định mục đích kiểm tra; iii. Chuẩn bị kế hoạch hợp lý cho kiểm tra; iv. Tự làm bài kiểm tra trước khi cho sinh viên làm; v. Xem lại đề kiểm tra nhiều lần ít nhất một tuần và sửa đổi nó dựa theo chiến lược hiệu chỉnh trong việc lập kế hoạch và gán trọng số cho các câu hỏi (item); vi. Chuẩn bị hệ thống thang điểm đầy đủ thể hiện được những quá trình kỳ vọng và các điểm số gắn liền một cách thận trọng với mỗi bước trong quá trình; vii. Soạn và phân phát các bài kiểm tra cho sinh viên tuân thủ theo các yêu cầu của quy chế; Cho điểm các bài làm một cách nghiêm túc và viii. phù hợp với hệ thống thang điểm; ix. Ghi và giữ điểm riêng của bài làm trong mỗi loại kiểm tra; x. Nhận xét sinh viên, bản thân mình, nhà trường và cho những người phát triển chương trình đào tạo nhằm những chủ đích khác nhau mà ở đây chưa bàn luận đến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2