HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP TÍNH SYNDROME CORONARIEN AIGU - PHẦN II
lượt xem 6
download
NHỮNG CAN THIỆP ĐIỀU TRỊ KHÁC TRONG HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH BETA-BLOCKERS : - Những tác dụng có lợi có thể có : - giảm nhu cầu oxy của cơ tim (tác dụng bảo vệ có lẽ quan trọng nhất) - tác dụng chống loạn nhịp - Các beta-blockers làm giảm tỷ lệ tái phát nhồi máu cơ tim, rung thất, vỡ tim và xuất huyết não. - Thuốc phải được cho sớm : các beta-blockers phải được cho càng sớm càng tốt, nếu có thể trong vòng 24 giờ đầu trong tất cả các trường hợp trừ khi có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP TÍNH SYNDROME CORONARIEN AIGU - PHẦN II
- HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP TÍNH SYNDROME CORONARIEN AIGU - PHẦN II NHỮNG CAN THIỆP ĐIỀU TRỊ KHÁC TRONG HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH BETA-BLOCKERS : - Những tác dụng có lợi có thể có : - giảm nhu cầu oxy của cơ tim (tác dụng bảo vệ có lẽ quan trọng nhất) - tác dụng chống loạn nhịp - Các beta-blockers làm giảm tỷ lệ tái phát nhồi máu cơ tim, rung thất, vỡ tim và xuất huyết não.
- - Thuốc phải được cho sớm : các beta-blockers phải được cho càng sớm càng tốt, nếu có thể trong vòng 24 giờ đầu trong tất cả các trường hợp trừ khi có các chống chỉ định được xác lập sau đây : - sốc do tim hay suy tim với mức độ đáng kể, phù phổi do nguyên nhân huyết động. - bloc nhĩ thất độ 2 hoặc 3, hay nhịp tim chậm dung nạp xấu - suyễn, co thắt phế quản - Cách cho thuốc : - có thể khởi đầu điều trị bằng đường tĩnh mạch trong 24 giờ đầu, rồi sau đó tiếp tục bằng đường miệng : - aténolol (Tenormin) hay metoprolol (Seloken hay Lopresor) : 5-10 mg tĩnh mạch ( 1 đến 2 ampoules, cách nhau 5 đến 10 phút) rồi 25 đến 100mg bằng đường miệng 2 lần mỗi ngày. - Điều trị phải được theo đuổi ít nhất 2 đến 3 năm hoặc hơn nữa. Các beta blockers làm gia tăng tỷ lệ sống sót lâu dài. INHIBITEURS DE L’ENZYME DE CONVERSION (IEC) :
- - Những tác dụng có lợi có thể có : - làm giảm những tác dụng không thuận lợi của angiotensine II - làm giảm tiết aldostérone : ngăn ngừa ứ nước và muối (rétention hydrosodée). - làm giảm catécholamines lưu thông trong máu. - làm gia tăng bradykinine và như vậy làm gia tăng prostacycline và oxyde nitrique. - làm giảm sức đề kháng mạch máu toàn thân và phổi. - làm giảm sức căng (stress) cua thành tâm thất. - làm giảm sự giãn tâm thất. - cải thiện tuần hoàn động mạch vành. - Các công trình nghiên cứu lâm sàng đã chứng tỏ rõ ràng rằng các IEC làm giảm sự loạn chức năng (dysfonction) và giãn tâm thất và cải thiện tỷ lệ sống còn, mặc dầu các bệnh nhân được điều trị đôi khi có nhiều đợt hạ huyết áp hơn. IEC làm giới hạn hiện tượng “remodeling” tâm thất ( tâm thất
- lớn hơn và có dạng hình cầu hơn) và có khuynh hướng gia tăng suy tim cũng như loạn nhịp. - Các IEC phải được cho nơi tất cả các bệnh nhân, nếu có thể trong vòng 24 giờ, ngay khi bệnh nhân được điều trị ổn định ( và tình trạng giảm lượng máu được loại trừ). IEC phải được cho thận trọng trong trường hợp hạ huyết áp. - Các lợi ích của IEC đặc biệt rõ ràng trong các trường hợp : - loạn năng tâm thất (fraction d’éjection của tâm thất trái giảm) - suy tim có triệu chứng lâm sàng. - cao huyết áp. - đái đường. - Các chống chỉ định : - nghi hẹp động mạch thận hai bên. - suy thận cấp tính - bệnh sử angio-oedème khi sử dụng IEC.
- - Cách cho thuốc : - trong giai đoạn cấp tính, IEC có demi-vie ngắn (captopril) được ưa thích hơn mặc dầu vài IEC có thời gian tác dụng dài hơn có thể đưa đến một nguy cơ hạ huyết áp thấp hơn sau liều lượng đầu tiên. - captopril dùng bằng đường miệng : 6,25 mg (liều lượng trắc nghiệm) rồi 12,5,25 mg và ngay cả 50 mg cho 3 lần mỗi ngày. - cần tránh cho bằng đường tĩnh mạch (énalapril iv) vì nguy cơ gây hạ huyết áp cao. - IEC cần phải được theo đuổi điều trị lâu dài.. CÁC DẪN XUẤT NITRES : - Các tác dụng có lợi có thể có : - gia tăng cung cấp oxy đến cơ tim (giãn động mạch vành) - giảm nhu cầu oxy của cơ tim (giảm postcharge và nhất là giảm précharge). - tác dụng chống kết tụ tiểu cầu (effet antiagrégeant plaquettaire)
- - Mặc dầu tác dụng có lợi của các dẫn xuất nitrés lên tỷ lệ sống còn không được chứng minh rõ, các dẫn xuất nitrés thường được cho theo thông lệ trong 2-3 ngày đầu, nhằm vào tác dụng lên précharge và (trong một chừng mực ít hơn) lên postcharge và lên tuần hoàn động mạch vành. - Các dẫn xuất nitrés được đặc biệt chỉ định trong các trường hợp : - đau ngực kéo dài. - khuynh hướng cao huyết áp. - dấu hiệu sung huyết huyết quản phổi. - Chúng bị chống chỉ định dùng lúc có hạ huyết áp ( thu tâm < 100mmHg). Điều quan trọng là phải loại trừ một tình trạng giảm lượng máu (hypovolémie) làm dễ hạ huyết áp. Cũng cần đảm bảo không có gia tăng tần số tim mà sự hiện diện có thể gợi ý một tình trạng giảm lượng máu. - Cách cho thuốc : - Tốt hơn là bắt đầu cho bằng đường tĩnh mạch.
- - Dinitrate d’isosorbide (Cedocard) : có thể bắt đầu truyền theo liều lượng 10 mcg/phút và tăng dần cho đến 80-100mcg/phút (liều lượng cực đại 200 mcg/phút ).Ưu thế là tác dụng nhanh và demi-vie tương đối ngắn, nhưng nguy cơ về dung nạp thuốc (tolérance) sẽ xuất hiện sau 24 giờ. - Molsidomine (Corvaton) : thuốc này ít dẫn đến hiện tượng dung nạp hơn nhưng có demi-vie dài hơn. Liều lượng là 2-4mg/giờ - Các đường miệng và qua da (transdermique) có thể được sử dụng sau này. ANICALCIQUES - Các tác dụng có lợi có thể có : - giãn động mạch vành. - giảm nhu cầu oxy của cơ tim - Mặc dầu có tác dụng chống cơn đau thắt ngực, giãn mạch cà chống cao huyết áp, anticalciques dường như không làm giảm tỷ lệ tử vong một cách rõ rệt.Thuốc này chiếm một vị trí lựa chọn thứ hai và đặc biệt được xét đến khi beta-blockers có chống chỉ định (nhất là trường hợp viêm phổi mãn tính tắc nghẽn). Các tác dụng mong muốn là giảm tần số tim, huyết áp và tính co thắt.
- - Diltiazem (Tildiem) là thuốc được ưa thích, có thể cho bằng đường tĩnh mạch ( tiêm trực tiếp 25mg trong 5 phút, sau đó truyền liên tục 5 đến 15 mg/giờ) hoặc có thể cho bằng đường miệng.Tác dụng phụ quan trọng nhất là nguy cơ bloc nhĩ thất. Thuốc có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc phải những vấn đề về tim trong trường hợp suy tim với fraction d’éjection tâm thất trái < 40% nhưng có thể làm giảm những biến chứng nơi những bệnh nhân có chức năng tim được bảo toàn. Trong trường hợp NSTEMI, cho diltiazem có thể làm giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim trong 6 tháng đầu. - vérapamil có thể có những tác dụng có lợi vừa phải nơi những bệnh nhân có một chức năng tim được bảo toàn. - dihydropyridines ( loại nifédipine) phải được tránh sử dụng bởi vì các thuốc loại này thường gây nên những tác dụng không thuận lợi do sự kích thích adrénergique (tim đập nhanh và thường là gia tăng tính co bóp) phản xạ đáp ứng lại với sự giãn mạch. Ngoài beta-blockers, thuốc này có thể được xét đến trong trường hợp cao huyết áp. MAGNESIUM - Các tác dụng có lợi có thể có : - giảm nguy cơ loạn nhịp. - giãn mạch ngoại biên (giảm postcharge)
- - giãn động mạch vành. - chống kết tụ tiểu cầu (antiagrégation plaquettaire). - cải thiện chuyển hóa cơ tim - có tác dụng bảo vệ trong thời kỳ tái đẩy máu (reperfusion) - Các hiệu quả có lợi của việc cho magnésium đã được gợi ý trong nhiều nghiên cứu lâm sàng nhỏ nhưng bị bác bỏ trong một công trình nghiên cứu rộng lớn ISIS 4 ; vì vậy việc cho một cách có hệ thống magnésium không được khuyến khích. - Tuy nhiên việc cho magnésium cần phải được xét đến trong trường hợp loạn nhịp ; nhất là nếu nồng độ máu của Mg ionisé thấp hoặc với sự hiện diện của những yếu tố làm dễ tình trạng giảm magnésium trong máu (dùng thuốc lợi tiểu, nghiện rượu hoặc xơ gan, phẫu thuật mới đây …) - Tuy nhiên phải tránh cho magnésium trong trường hợp: - suy thận - nhịp tim chậm hoặc bloc nhĩ thất - hạ huyết áp.
- THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP. - Cho Xylocaine một cách có hệ thống là điều không có lợi .Xylocaine có thể làm giảm tỷ lệ bị rung nhĩ nhưng không làm giảm gì cả tỷ lệ tử vong, có lẽ là do sự xuất hiện nhịp tim chậm (bloc nhĩ thất) thường xuyên hơn. - Cho lâu dài và một cách có hệ thống các thuốc chống loạn nhịp là điều không được khuyến khích.Trong trường hợp loạn nhịp kéo dài, có thể điều trị lâu dài với amiodarone. TRAITEMENT DE CONFORT - cho các thuốc an thần (benzodiazépines) và/hoặc các thuốc ngủ nhẹ thường hữu ích. - chế độ ăn uống phải nhẹ, ít muối - cho paraffine và các thuốc nhuận trường nhẹ cũng phải được xét đến HIỆU QUẢ CỦA CÁC CAN THIỆP ĐIỀU TRỊ TRÊN TỶ LỆ SỐNG CÒN TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM Hiệu quả thuận lợi Hiệu quả thuận lợi Hiệu quả không
- chắc chắn có thể có thuận lợi hoặc có thể có hại - tan huyết khối - dẫn xuất nitrés - anticalciques thuốc chống - loạn nhịp khác với - beta-blockers - amiodarone amiodarone - IEC HIỆU QUẢ CỦA CÁC CAN THIỆP ĐIỀU TRỊ LÊN SỰ GIẢM TỶ LÊ TỬ VONG Can thiệp điều Giảm tỷ lệ tử Hiệu Quả trị vong - Beta- - được chứng tỏ 15% blockers
- - được chứng tỏ - IEC 10% Dẫn xuất - có thể, không được - 5% chứng tỏ nitrés - - không được chứng tỏ Anticalciques - không được chứng tỏ - Magnésium - không được chứng tỏ - Lidocaine CÁC BIẾN CHỨNG LOẠN NHỊP - Các loạn nhịp tâm thất (arythmies ventriculaires) đáng quan tâm trong các trường hợp sau đây : - Ngoại tâm thu tâm thất (extrasystoles ventriculaires) thường xuyên ( > 6/ phút ) - Ngoại tâm thu tâm thất gần với sóng T ( hiện tượng R trên T) - Ngoại tâm thu tâm thất nhiều ổ (ESV multifocales)
- - Tim đập nhanh thất (tachycardie ventriculaire) (ít nhất 3 ngoại tâm thu tâm thất liên tiếp) - Một điều trị chống loạn nhịp phải được duy trì 24 đến 48 giờ sau một đợt rung thất (fibrillation ventriculaire). - Thái độ điều trị : - amiodarone được ưa thích hơn - một pacemaker tạm thời được chỉ định trong các trường hợp : - bloc độ 2 loại Mobitz II hay bloc độ 3 - bloc hai nhánh mới xảy (nouveau bloc bifasciculaire) : hoặc bloc nhánh trái hoặc bloc nhánh phải + hémibloc trước trái hoặc phải ) - nhịp tim chậm (bradycardie) dung nạp kém ( hạ huyết áp hoặc suy tim). CƠN ĐAU THẮT NGỰC TÁI DIỄN Nếu có sự dai dẳng và tái diễn các cơn đau mặc dầu điều trị nội khoa đúng quy cách ( và thường liên kết với các biến đổi điện tâm đồ), cần phải
- chụp động mạch vành (coronarographie) để đánh giá nhu cầu phải làm PTCA hoặc phẫu thuật động mạch vành. VỠ VÁCH NGĂN HOẶC THIỂU NĂNG VAN HAI LÁ CẤP TÍNH (do thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu của cơ gai) - Vỡ thường xảy ra trong tuần lễ đầu tiên với đặc điểm suy tim cấp tính và tiếng thổi mới, toàn thu tâm vùng trước tim, thường có cường độ mạnh (ít nhất 4/6). Chẩn đoán được xác nhận bởi écho-Doppler và/hoặc (nếu có cathéter phổi tại chỗ) sóng V. Trong trường hợp vỡ vách ngăn tim, có thể ghi nhận nơi bệnh nhân được theo dõi bằng cathéter phổi một Sv02 trong động mạch phổi cao hơn trong tâm nhĩ phải do shunt trái phải. Thái độ xử lý : - điều trị giãn mạch (nitroprussiate hoặc nitroglycérine) - ballon de contrepulsion - phẫu thuật : tốt hơn là trì hoãn 4 đến 6 tuần để làm dễ việc khâu nhưng một sự chờ đợi như thế không phải là luôn luôn có thể .
- VỠ THÀNH TÂM THẤT - Vỡ thành tâm thất được thể hiện bởi sự xuất hiện đột ngột một sốc tuần hoàn (và ngay cả ngừng tim) trong khi ECG bình thường. Thái độ xử lý : phẫu thuật cấp cứu VIÊM MÀNG NGOÀI TIM - Đặc điểm của viêm màng ngoài tim là đau ngực phế mạc (douleur pleurale), gây nên do thay đổi tư thế và một tiếng cọ màng ngoài tim (frottement péricardique) ; các loạn nhịp trên tâm thất (arythmies supraventriculaires) thường liên kết. Hội chứng Dressler (2 đến 6 tuần sau khi bị nhồi máu) là dạng nghiêm trọng nhất. Điều quan trọng là cần chẩn đoán gián biệt với các cơn đau thắt ngực tái phát. Thái độ xử trí : - nói chung đáp ứng với aspirine liều lượng cao - corticoides (1mg/kg) đối với các thể nặng - đình chỉ cho thuốc kháng đông. LE MANUEL DE REANIMATION, SOINS INTENSIFS ET MEDECINE D’URGENCE (JEAN-LOUIS VINCENT) B.S NGUYỄN VĂN THỊNH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu lâm sàng: Nghiên cứu bilan lipid máu trên bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp
6 p | 52 | 7
-
Thực trạng sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu trong điều trị hội chứng động mạch vành cấp tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Kiến An Hải Phòng năm 2017
8 p | 23 | 4
-
Khảo sát tuân thủ điều trị và tiên lượng ngắn hạn ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp trên 65 tuổi được can thiệp động mạch vành qua da
11 p | 8 | 4
-
Tác động của kiểm soát LDL-cholesterol và đường huyết trên biến cố tim mạch chính trong vòng một năm ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có hội chứng động mạch vành cấp
8 p | 6 | 3
-
Bài giảng Vai trò statin trong hội chứng động mạch vành cấp - Ts. Bs. Nguyễn Thượng Nghĩa
60 p | 35 | 3
-
Nghiên cứu bilan lipid máu trên bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp
6 p | 48 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu sơ bộ điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng động mạch vành cấp
39 p | 76 | 3
-
Bài giảng Điều trị hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên (HCĐMVC/KSTC) - PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh
36 p | 5 | 2
-
Đánh giá kết quả can thiệp động mạch vành qua da điều trị bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
10 p | 4 | 2
-
Vai trò của phương pháp chẩn đoán hình ảnh xâm nhập trong quyết định can thiệp các tổn thương động mạch vành không thủ phạm ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp
6 p | 21 | 2
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên - PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh
41 p | 4 | 2
-
Thành tựu hiện nay về điều trị hội chứng động mạch vành cấp (Current outcomes in the management of acute coronary syndome) - PGS. TS. Phạm Nguyễn Vinh
47 p | 55 | 2
-
Nghiên cứu giá trị thang điểm SYNTAX II trong tiên lượng sớm bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp được can thiệp qua da tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
8 p | 49 | 2
-
Chuyên đề khoa học: Liệu pháp chống ngưng tập tiểu cầu kép ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp: kéo dài bao lâu là đủ?
7 p | 45 | 2
-
Liệu pháp chống ngưng tập tiểu cầu kép ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp: kéo dài bao lâu là đủ?
7 p | 52 | 2
-
Tình hình điều trị hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược tp Hồ Chí Minh
7 p | 54 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm và tiên lượng ngắn hạn hội chứng động mạch vành cấp ở bệnh nhân nữ cao tuổi
8 p | 31 | 2
-
Thời gian Prothrombin lúc nhập viện và giá trị tiên lượng sớm ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp được can thiệp động mạch vành qua da
4 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn