intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng não cấp

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

359
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng não cấp là một tình trạng tổn thương não cấp tính biểu hiện trên lâm sàng bằng rối loạn tri giác, co giật, có thể kèm theo dấu hiệu thần kinh khu trú hoặc lan tỏa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng não cấp

  1. Hội chứng não cấp 1. Định nghĩa: Hội chứng não cấp là một tình trạng tổn thương não cấp tính biểu hiện trên lâm sàng bằng rối loạn tri giác, co giật, có thể kèm theo dấu hiệu thần kinh khu trú hoặc lan tỏa. 2. Nguyên nhân: Được phân ra dựa trên triệu chứng sốt. 2.1. HCNC có kèm theo sốt: * Nhiễm trùng hệ TKTƯ: - Virus. - Vi trùng. - Lao. - Nấm. - Ký sinh trùng. * Nhiễm trùng ngoài hệ TKTƯ: Thường là nhiễm trùng huyết. Đường vào có thể từ đường Tai – Mũi – Họng, Hô hấp, Tiêu hóa, Tiết niệu, Da… * Bệnh lý miễn dịch: - Nguyên phát: Bệnh tự miễn. - Thứ phát: Sau NT ngoài hệ TKTƯ (thường sau nhiễm virus)
  2. 2.1.1. Nhiễm trùng hệ TKTƯ: * Viêm não do virus: - Bệnh khởi phát cấp tính với sốt cao, nhức đầu, nôn ói. - Có thể co giật, hôn mê sâu, gồng mất vỏ, gồng mất não 1 hoặc 2 ngày sau khởi bệnh. - Virus đường hô hấp thường xâm nhập từ vùng mũi họng, sau đó vào máu và đến não gây tổn thương viêm não, hoặc viêm não – màng não. - Virus viêm não Nhật Bản B xâm nhập qua vết đốt của côn trùng, đi trực tiếp vào máu và đến não gây tổn thương hệ TKTƯ. - Herpes simplex 1 xâm nhập hệ TKTƯ qua đường đi của dây TK ngoại biên, Herpes simplex 2 xạm nhập hệ TKTƯ qua đường máu sau khi lây nhiễm từ mẹ (thường gây viêm não sơ sinh). Đặc điểm chung của viêm não do virus là triệu chứng não có thể xảy ra một cách cấp tính sau khi khởi bệnh một thời gian ngắn và diễn tiến rất nhanh đến tổn thương não không phục hồi do virus có thể tấn công trực tiếp não bộ. * Viêm não do vi trùng: - Bệnh diễn tiến thường chậm hơn virus. - Đường xâm nhập thường là đường mũi họng, sau đó vào máu và đến màng não gây viêm màng não mủ. Vì màng nuôi có tính bảo vệ tốt với vi trùng nên vi trùng không xâm nhập trực tiếp não bộ được, mà gây tổn thương não khi bệnh nhân không được điều trị hoặc điều trị không đáp ứng, lúc này màng nuôi bị tổn thương nên vi trùng có thể xâm nhập được. - Lâm sàng thường khởi bệnh với triệu chứng sốt (có thể kèm theo triệu chứng hô hấp hoặc không), sau đó là hội chứng màng não. Nếu không được điều trị đúng sẽ diễn tiến đến tổn thương não (hội chứng não cấp).
  3. * Viêm não do lao, nấm, KST thường có bệnh cảnh kéo dài, triệu chứng TK diễn tiến chậm hơn các trường hợp do vi trùng. * KSTSR có thể gây sốt rét thể não. Triệu chứng TK xuất hiện sau vài ngày khởi bệnh với co giật và hôn mê. Gợi ý chẩn đoán dựa trên yếu tố dịch tễ học và các tổn thương khác (nếu có) như thiếu máu, tán huyết, gan lách to. KSTSR âm tính KHÔNG loại trừ được sốt rét thể não. 2.1.2. Nhiễm trùng ngoài hệ TKTƯ: Có thể gây tổn thương não, thường trong bệnh cảm nhiễm trùng huyết. Vì vậy, trước bệnh nhi có hội chứng não cấp có sốt, ta vẫn phải tìm các ổ nhiễm trùng ngoài hệ TKTƯ hư TMH, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệy, da… 2.1.3. Bệnh lý rối loạn miễn dịch: Có thể gây triệu chứng TK do tổn thương não qua cơ chế phức hợp kháng nguyên – kháng thể hoặc do tự kháng thể chống các thành phần của hệ TKTƯ. - Tổn thương não do bệnh tự miễn: LS có bệnh cảnh của bệnh tự miễn nguyên phát và sau đó có triệu chứng thần kinh. - Tổn thương não sau NT ngoài hệ TKTƯ, đặc biệt sau nhiễm virus sẽ diễn tiến qua 2 giai đoạn, nhiễm virus và tổn thương não. Khi virus xâm nhập, cơ thể sản xuất ra kháng thể đặc hiệu. Những kháng thể này kháng chéo với các thành phần của tế bào não hoặc tạo thành phức hợp kháng nguyên – kháng thể của virus gây viêm các mạch máu làm tổn thương bao myeline (tổn thương chất trắng). 2.2. Hội chứng não cấp không kèm sốt: * Tổn thương tại hệ TKTƯ: - Xuất huyết não – màng não do chấn thương, thiếu Vit K, dị dạng mạch máu não vỡ… - U não.
  4. - Động kinh ác tính. * Bệnh lý toàn thân gây triệu chứng TK: - Ngộ độc. - Rối loạn nước – điện giải. - Rối loạn chuyển hóa. 2.2.1. Xuất huyết não - màng não (XHNMN): - Bệnh cảnh khởi phát rất đột ngột là yếu tố quan trọng nhất gợi ý XHNMN. - Triệu chứng thiếu máu chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi các đường khớp sọ và thóp còn giãn được. 2.2.2. U não: Bệnh cảnh diễn tiến kéo dài với triệu chứng nhức đầu, suy nhược thể, rối loạn tính tình trước khi có biểu hiện tổn thương não. 2.2.3. Động kinh: Bệnh sử và tiển căn giúp chẩn đoán. 2.2.4. Tất cả những bệnh nhi đang khoẻ mạnh, đột ngột xuất hiện co giật, hôn mê phải được nghĩ đến khả năng ngộ độc. 2.2.5. Rối loạn nước – điện giải: Thường là hậu quả của một bệnh lý nguyên nhân nào đó (tiêu chảy, nôn ói, tăng tiết ADH không thích hợp…) Hạ Na+ máu nặng ( < 120 mEq/L) có thể gây hôn mê, co giật. 2.2.6. Hạ đường huyết: Tất cả các bệnh nhi hôn mê đều phải được thử đường huyết để loại trừ nguyên nhân hôn mê do hạ đường huyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2