intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp đồng tín dụng

Chia sẻ: Law DTH | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1.114
lượt xem
403
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quan hệ cho vay của tổ chức tín dụng là quan hệ kinh tế nhằm chuyển giao và sử dụng tạm thời các nguồn vốn tiền tệ nhất định giữa tổ chức tín dụng và bên đi vay theo nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi vay. Để tham gia và quan hệ này, các bên phải ký kết với nhau một căn bản nhằm xác lập quyền và nghiã vụ giữa tổ chức tín dụng và bên đi vay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp đồng tín dụng

  1. 3.1.3. Hợp đồng tín dụng. 3.1.3.1. Khái niệm. Quan hệ cho vay của tổ chức tín dụng là quan hệ kinh tế nhằm chuyển giao và sử dụng tạm thời các nguồn vốn tiền tệ nhất định giữa tổ chức tín dụng và bên đi vay theo nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi vay. Để tham gia vào quan hệ này, các bên phải ký kết với nhau một văn bản nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ giữa tổ chức tín dụng và bên đi vay. Tuy nhiên việc xác lập các quyền và nghĩa vụ này phải theo quy định của pháp luật, phải được pháp luật thừa nhận. Để có cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm và quyền lợi của các bên, pháp luật quy định các chủ thể khi tham gia vào quan hệ cho vay phải ký kết hợp đồng tín dụng. Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng tín dụng chính là bằng chứng pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp khi các bên có phát sinh tranh chấp. Do vậy, sự thỏa thuận này phải được lập thành văn bản, đây chính là bằng chứng thể hiện việc các bên tự nguyện tham gia vào quan hệ cho vay và thừa nhận các quyền và nghĩa vụ đã được xác lập trong hợp đồng. Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa một bên là tổ chức tín dụng (bên cho vay) với một bên là các tổ chức và cá nhân (bên đi vay) nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định của các bên trong quá trình vay tiền, sử dụng và thanh toán tiền vay. Theo khái niệm trên đây, hợp đồng tín dụng có những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất: Một bên chủ thể của hợp đồng tín dụng luôn luôn là tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng muốn thực hiện hoạt động cho vay phải hội đủ các điều kiện về thủ tục thành lập, vốn pháp định, có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y và có đại diện hợp pháp khi tham gia ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật. Những điều kiện trên đây không chỉ góp phần hạn chế, loại trừ những tổ chức tín dụng không đủ tiêu chuẩn kinh doanh trên thị tài chính mà còn góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng. Ngoài ra, khi tổ chức tín dụng hội đủ các tiêu chuẩn trên sẽ phần nào đảm bảo
  2. ba vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, là căn cứ để các thẩm phán, các trọng tài viên tiến hành thẩm định và đánh giá vấn đề hiệu lực pháp lý của hợp đồng tín dụng. Để thực hiện hoạt động cho vay, tổ chức tín dụng phải tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Trong hợp đồng tín dụng, các tổ chức tín dụng luôn tham gia ký kết với tư cách là chủ thể cho vay nhằm mục đích phân phối lại nguồn vốn tiền tệ đã huy động được từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Với tư cách là chủ thể cho vay, tổ chức tín dụng phải thẩm định được phương án vay vốn, tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Điều này là vô cùng cần thiết vì nó quyết định đến khả năng hoàn trả nợ vay của bên đi vay. Các tổ chức tín dụng tham gia vào quan hệ pháp luật tín dụng ngân hàng chủ yếu để thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ vì mục tiêu lợi nhuận, trừ trường hợp các ngân hàng chính sách thực hiện hoạt động tín dụng vì mục đích xã hội là chính. Thứ hai: Hợp đồng tín dụng luôn phải được ký kết dưới hình thức văn bản. Đặc trưng cơ bản của hoạt động tín dụng ngân hàng là đi vay để cho vay, vì vậy, ở giai đoạn cho vay lại, tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm bảo toàn nguồn vốn tín dụng của mình. Để thực hiện được điều này thì quyền và nghĩa vụ của các bên (tổ chức tín dụng và bên đi vay) phải cụ thể. Pháp luật quy định các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật tín dụng ngân hàng phải thỏa thuận bằng văn bản về các quyền và nghĩa vụ của mình. Thực ra quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên, bởi vì hợp đồng tín dụng cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hợp đồng tín dụng được ký kết dưới hình thức pháp lý là văn bản bao gồm cả văn bản viết và văn bản điện tử dưới dạng dưới dạng thông điệp dữ liệu. Dù hợp đồng tín dụng ký kết đưới hình thức nào trên đây đều có giá trị pháp lý ngang nhau và đều là chứng cứ trong quá trình giao dịch1. Việc pháp luật quy định hợp đồng tín dụng phải được ký kết dưới hình thức văn bản cùng với sự chấp nhận cả hai hình thức nói trên có 1 Xem Khoản 1 Điều 124 BLDS 2005 và Điều 11, 12, 13, 14 Luật giao dịch diện tử năm 2005.
  3. thể xem là nổ lực rất đáng kể của các nhà lập pháp vừa nhằm đảm bảo sự tiện ích vừa đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng tín dụng. Thông thường, hợp đồng tín dụng là hợp đồng mẫu do chính tổ chức tín dụng soạn thảo dựa trên quy định của pháp luật và phù hợp với quy chế cho vay của chính tổ chức tín dụng. Các điều khoản thiết kế trong hợp đồng tín dụng phải đảm bảo xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên cho vay và bên đi vay. Khi các bên đã thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều đã cam kết. Nếu một trong hai bên vi phạm cam kết gây thiệt hại cho bên kia, họ phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị vi phạm. Như vậy khi giải quyết tranh chấp, hợp đồng tín dụng là bằng chứng để quy trách nhiệm cho các bên. Thứ ba: Đối tượng của hợp đồng tín dụng luôn là vốn tiền tệ. Vốn tiền tệ trong hợp đồng tín dụng có thể là tiền đồng Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ. Đối tượng này có thể tồn tại đưới dạng vật hiện hữu là tiền mặt hoặc bút tệ. Đây là đặc điểm rất quan trọng trong quan hệ cho vay của tổ chức tín dụng. Chính đặc điểm này đã giúp cho hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của tổ chức tín dụng và trở thành một hình thức tín dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Từ vốn tiền tệ, bên đi vay có thể thỏa mãn bất kỳ nhu cầu nào của họ, kể cả về số lượng vốn vay và mục đích vay vốn. Cũng cần lưu ý rằng, nếu bên cho vay là các tổ chức tín dụng nhưng đối tượng của nó là tài sản thì đây chính là quan hệ cho thuê tài chính (chứ không phải là hoạt động cho vay theo quy định của pháp luật) và các bên phải ký hợp đồng thuê mua tài chính. Như vậy yếu tố đối tượng vốn tiền tệ là một đặc điểm không thể thiếu được của hợp đồng tín dụng. Thứ tư, hợp đồng tín dụng luôn nhằm mục đích sinh lợi. Tính chất sinh lợi của hợp đồng tín dụng biểu hiện cụ thể qua tỷ số chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn của tổ chức tín dụng. Lãi suất cho vay luôn cao hơn lãi suất huy động vốn và sự chênh lệch này phụ thuộc vào cung cầu về vốn trên thị trường tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể miễn sao không vượt quá 150%
  4. lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật khác có liên quan nên mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận không chỉ là điều tất yếu mà còn là động lực giúp tổ chức tín dụng duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Khách hàng càng nhiều, hợp đồng càng tăng thì lợi nhuận của tổ chức tín dụng sẽ sinh sôi, phát triển. Vì vậy, vệnh mệnh của các tổ chức tín dụng luôn gắn liền với khả năng tạo ra giá trị thặng dư của đồng tiền thông qua việc huy động vốn và ký kết các hợp đồng tín dụng. Thứ năm, hợp đồng tín dụng là hợp đồng ưng thuận. Thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý của hợp đồng là điểm mốc thời gian làm phát sinh quyền và đồng thời cũng là cơ sở để phân định nghĩa vụ của các bên khi có rủi ro với tiền vay hoặc tranh chấp xảy ra. Thông thường trong hợp đồng tín dụng các bên sẽ ghi rõ thời gian mà hợp đồng có hiệu lực, trong trường hợp này nó là hợp đồng ưng thuận và chúng ta không có gì phải bàn luận về thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý của hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng chỉ ghi thời hạn vay và ngày giao kết hợp đồng mà không có thỏa thuận cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý của hợp đồng nên các thẩm phán khó có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên. Vì vậy, các nhà nghiên cứu trong giới luật học đã đặt ra vấn đề, khi các bên không thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý của hợp đồng thì hợp đồng tín dụng là hợp đồng ưng thuận hay hợp đồng thực tế. Có hai trường phái khác nhau cùng giải đáp thắc mắc về vấn đề này. Trường phái thứ nhất cho rằng, hợp đồng tín dụng là hợp đồng thực tế vì nó là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản. Thời điểm có hiệu lực của nó chính là lúc bên cho vay giao tài sản cho bên đi vay. Trước đó, bên đi vay không có quyền yêu cầu bên cho vay thực hiện bất cứ hành vi nào liên quan đến tài sản theo như những cam kết mà hai bên đã thỏa thuận mà chỉ có bên cho vay mới có quyền giao tài sản của mình. Những người theo quan điểm này cho rằng, hợp đồng tín dụng là một dạng của hợp đồng vay tài sản nên nó là hợp đồng đơn vụ. Cơ sở để đưa ra nhận định trên dựa vào
  5. mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực. Hợp đồng tín dụng có hiệu lực kể từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tiền vay cho bên đi vay. Lập luận của trường phái này phù hợp với pháp luật của Pháp vì họ cho rằng thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tín dụng là thời điểm tổ chức tín dụng thực hiện hành vi giải ngân. Theo đó việc chuyển giao tiền vay không phải là một nghĩa vụ pháp lý trong hợp đồng tín dụng mà bên cho vay phải thực hiện. Nếu bên cho vay đã thỏa thuận sẽ cho vay nhưng sau đó họ không tiến hành hoạt động giải ngân thì hợp đồng tín dụng vẫn chưa hình thành và bên cho vay cũng không phải gánh chịu một chế tài nào. Trường phái thứ hai bác bỏ lập luận trên và chứng minh rằng hợp đồng tín dụng là hợp đồng ưng thuận. Theo trường phái này thì việc chuyển giao vốn vay là một nghĩa vụ theo hợp đồng của tổ chức tín dụng, nếu tổ chức tín dụng không thực hiện đúng nghĩa vụ này mà gây thiệt hại cho bên đi vay thì thì phải chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng. Khi hợp đồng tín dụng được ký kết theo đúng hình thức đã được pháp luật quy định, nếu hai bên không thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng được coi là có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Dù rằng các bên chưa trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đã cam kết nhưng quyền và nghĩa vụ của các bên đã được xác lập, đã phát sinh quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng của khách hàng vay. Trên thực tế, các phương thức cấp tín dụng từ tổ chức tín dụng ngày càng phong phú và đa dạng dưới những hình thức cho vay theo hạn mức chứ không chỉ dừng lại ở hoạt động cho vay từng lần. Vì vậy, việc xác lập các điều khoản quy định giới hạn quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như việc lựa chọn hình thức vay hoàn toàn là tự do thỏa thuận của bên cho vay và bên đi vay. Như vậy, với phương thức cho vay đa dạng, hợp đồng tín dụng đã bộc lộ nét đặc trưng riêng biệt là nó sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết nếu các bên không có thỏa thuận gì khác. Theo chúng tôi, khi phân tích cả hai trường phái trên trong cùng một khía cạnh với mục đích tìm ra cách thức nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các bên thì trường phái thứ hai sẽ chiếm ưu thế hơn về mặt logic. Việc xây dựng nên giới hạn quyền và
  6. nghĩa vụ pháp lý vừa là mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng, vừa là hệ quả tất yếu của hành vi giao kết một khi hợp đồng đã có hiệu lực. Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng có hai hành vi được đánh dấu là cột mốc quan trọng đối với vai trò và sự chấm dứt của hợp đồng. Đó là hành vi giải ngân của tổ chức tín dụng tạo cơ sở tiền đề cho bên đi vay sử dụng một khoản tiền nhất định để phục vụ nhu cầu của mình. Tiếp theo là hành vi hoàn trả vốn và lãi vay cho các tổ chức tín dụng của bên đi vay với ý nghĩa chấm dứt hiệu lực của hợp đồng và giải phóng các bên khỏi những quyền và nghĩa vụ nhất định. Hơn nữa, khi các tổ chức tín dụng đã trải qua quá trình thẩm định hồ sơ, phương án kinh doanh, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo và có sự đồng đồng thuận về ý chí thể hiện qua nội dung của hợp đồng, thì sau khi ký kết, hợp đồng tín dụng có hiệu lực là phù hợp nhất. Nếu như việc giải ngân là quyền của tổ chức tín dụng và hợp đồng tín dụng chỉ có hiệu lực khi tiền được chuyển giao cho bên đi vay thì khó có thể bảo vệ được quyền lợi của người đi vay. Quan hệ tín dụng ngân hàng là quan hệ được xây dựng dựa trên cơ sở chữ tín thì việc tách biệt nó ra khỏi hợp đồng vay tài sản về thời điểm có hiệu lực là hoàn toàn hợp lý. Như vậy, đối với những hợp đồng tín dụng mà không ghi rõ thời gian bắt đầu có hiệu lực thì đặc trưng này là cơ sở để giúp các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, đồng thời giúp cho các thẩm phán phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các chủ thể khi giải quyết tranh chấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2