Mời các em học sinh cùng xem qua đoạn trích “Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 33 SGK Hình học 11: Phép đồng dạng” để nắm rõ nội dung của tài liệu hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem lại bài tập "Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 29 SGK Hình học 11"
Bài 1 trang 33 SGK hình học 11 – Chương 1
Cho tam giác ABC. Xác định ảnh của nó qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm B tỉ số ½ và phép đối xứng qua đường trung trực của BC
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Phép vị tự tâm B tỉ số ½ biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’. Phép đối xứng qua đường trung trực của BC biến tam giác A’B’C’ thành tam giác A’AC”. Vậy ảnh của tam giác ABC qua phép đồng dạng đã cho là tam giác A’AC”
Bài 2 trang 33 SGK hình học 11 – Chương 1
Cho hình chữ nhật ABCD, AC và BD cắt nhau tại I. Gọi H, K, L và J lần lượt là trung điểm của AD, BC, KC và IC. Chứng minh hai hình thang JLKI và IHDC đồng dạng với nhau.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Phép vị tự tâm C tỉ số 2 biến hình thang JLKI thành hình thang IKBA. Phép đối xứng tâm I biến hình thang IKBA thành hình thang IHDC. Do đó hai hình thang JLKI và IHDC đồng dạng với nhau.
Bài 3 trang 33 SGK hình học 11 – Chương 1
Trong mặt phẳng Oxy cho điểm I (1;1) và đường trong tâm I bán kính 2. Viết phương trình của đường trong là ảnh của đường tròn trên qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay tâm O, góc 450 và phép vị tự tâm O,tỉ số √2.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Phép quay tâm O, góc 450 , biến I thành I'(0;√2), phép vị tự tâm O, tỉ số √2 biến I’ thành I” = (0;√2.√2) = (0;2). Từ đó suy ra phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép quay tâm O, góc 450 và phép vị tự tâm O, tỉ số √2 biến đường tròn (I;2) thành đường tròn (I”;2√2). Phương trình của đường tròn đó là:x2 + (y -2)2 = 8
Bài 4 trang 33 SGK hình học 11 – Chương 1
Cho tam giác ABC vuông tại A, AH là đường cao kẻ từ A. Tìm một phép đồng dạng biến tam giác HBA thành tam giác ABC.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Phép đối xứng qua đường phân giác của góc ABC biến tam giác HBA thành tam giác EBF. Phép vị tự tâm B, tỉ số AC/AH biến tam giác EBF thành tam giác ABC.
Để tham khảo nội dung còn lại của “Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 33 SGK Hình học 11: Phép đồng dạng”, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.VN và tải về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo "Hướng dẫn giải bài ôn tập chương 1 SGK Hình học lớp 11"