Bài 1 trang 86 SGK Địa lí 10
Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo mẫu dưới đây:
Năm
|
1995
|
1997
|
1998
|
1999
|
2000
|
Dân số (triệu người)
|
?
|
?
|
975
|
?
|
?
|
Hướng dẫn giải bài 1 trang 86 SGK Địa lí 10
- Cách tính:
+ Tg là tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (2%).
+ Cho dân số thế giới năm 1998 là D8 năm 1999 là D9, năm 2000 là D0, năm 1997 là D7, năm 1995 là D5.
+ Ta có công thức:
D8 = D7 + Tg.D7 = D7 (Tg+1)
D7 = 955,9 triệu người.
D9 = D8 + Tg.D8 = D8 (Tg+1) = 975. 1,02 = 994,5 triệu người.
D0 = D9 (Tg+1) = 994,5. 1,02 = 1014,4 triệu người.
D7 = D6 + Tg.D6 = D6 (Tg+1) => D6 = D7/ (Tg+1) = 995,9/1,02 = 937,2 triệu người.
D6 = D5 + Tg.D5 => D5= D6/ (Tg+1) = 9377,2/1,02 = 918,8 triệu người.
Kết quả thể hiện bảng sau:
Năm
|
1995
|
1997
|
1998
|
1999
|
2000
|
Dân số (triệu người)
|
918,8
|
955,9
|
975
|
994,5
|
1014,4
|
Bài 2 trang 86 SGK Địa lí 10
Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học?
Hướng dẫn giải bài 2 trang 86 SGK Địa lí 10
- Gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.
- Gia tăng cơ học gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến di cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.
Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 79 SGK Địa lí 10.
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 92 SGK Địa lí 10.