intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 10,11,12,13 trang 217 SGK Vật lý 12

Chia sẻ: Guigio | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

68
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để có thêm phương pháp giải bài tập hiệu quả, mời các em cùng tham khảo tài liệu hướng dẫn giải bài tập trang 217 SGK Vật lý 12: Cấu tạo vũ trụ do TaiLieu.VN sưu tầm và tổng hợp. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cung cấp những kiến thức hữu ích cho các em học sinh trong quá trình học tập và nâng cao kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 10,11,12,13 trang 217 SGK Vật lý 12

Các em học sinh có thể xem qua đoạn trích dưới đây để nắm bắt nội dung chi tiết của tài liệu hơn. Ngoài ra, để chuẩn bị tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, các em có thể tham gia khóa học online Luyện thi toàn diện THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2017 trên website HỌC247.

 

Bài 10 trang 217 SGK Vật lý 12

Hãy chỉ ra cấu trúc không là thành viên của một thiên hà ?

A. Sao siêu mới

B. Punxa

C. Lỗ đên

D. Quaza

Hướng dẫn giải bài 10 trang 217 SGK Vật lý 12

Đáp án: D


Bài 11 trang 217 SGK Vật lý 12

Khoảng cách từ Mặt Trăng và Trái Đất đến Mặt Trời coi như bằng nhau. Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất coi như bằng 300 lần khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất. Khối lượng Mặt Trời coi như bằng 300 000 lâng khối lượng Trái Đất. Xét các lực hấp dẫn mà Mặt Trời và Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng. Lực nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

A. Hai lực bằng nhau

B. Lực hút do Mặt Trời nhỏ hơn

C. Lực hút do Mặt Trời bằng   lực hút do Trái Đất.

D. Lực hút do Mặt Trời bằng   lực hút do Trái Đất.

Hướng dẫn giải bài 11 trang 217 SGK Vật lý 12

Đáp án: D


Bài 12 trang 217 SGK Vật lý 12

Nêu những sự tương tự và những sự khác biệt về cấu trúc của hệ Mặt Trời và nguyên tử nêon.

Hướng dẫn giải bài 12 trang 217 SGK Vật lý 12

So sánh giữa cấu trúc của hệ Mặt Trời và cấu trúc của nguyên tử nê on:

Sự tương tự:

- Một hạt có khối lượng rất lớn nằm tại tâm và các thành viên quay xung quanh.

- Chuyển động của các thành viên bị chi phối bởi một lực hút xuyên tâm có cường độ tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

Sự khác nhau:

- Trong hệ Mặt Trời, giữa Mặt Trời và các hành tinh có lực hấp dẫn, còn trong nguyên tử nêon, giữa hạt nhân và các eelectron có lực Cu- long.

- Các hành tinh chuyển động trên những quỹ đạo xác định, còn các electron trong nguyên tử lại tồn tại trên những orbitan.

- Trong hệ Mặt Trời, các thành viên khác nhau; còn trong nguyên tử nêon các thành viên thì giống nhau.


Bài 13 trang 217 SGK Vật lý 12

Có phải tất cả các sao mà ta nhìn thấy từ Trái Đất đều thuộc Ngân Hà hay không ? Tại sao các sao nằm ngoài dải Ngân Hà cũng thuộc Ngân Hà?

Hướng dẫn giải bài 13 trang 217 SGK Vật lý 12

Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời đều thuộc về Thiên Hà của chúng ta (còn gọi là Ngân Hà). Mặt Trời gần như nằm trên mặt phẳng đi qua tâm và vuông góc với trục Ngân Hà. Như vậy, ở tất cả các phía đều có sao. Nhìn về phía tâm Ngân Hà (phía chòm sao Nhân Mã) ta sẽ thấy một vùng dày đặc những sao: đó là "hình chiếu" của Ngân Hà trên nền trời và cũng là dải Ngân Hà. Do đó, những sao nằm ngoài dải Ngân Hà vẫn thuộc về Thiên Hà của chúng ta.

 

>> Bài tập trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7 trang 216 SGK Vật lý 12 

 

 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2