intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 4,5,6,7 trang 61 SGK Vật lý 6

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tiến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

104
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập trang 61 sẽ giúp các em học sinh thuận tiện hơn trong việc giải quyết các bài tập đi kèm. Nội dung chính của tài liệu bao gồm phần gợi ý và đáp số của từng bài tập. Ngoài ra, tham khảo tài liệu cũng sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và củng cố lại kiến thức đã học một cách có hệ thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 4,5,6,7 trang 61 SGK Vật lý 6

Bài 4 trang 61 SGK Vật lý 6

Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau:
a) Thể tích nước trong bình (1)……….. khi nóng lê, (2)………….. khi lạnh đi
b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt (3)………….
Các từ để điền:
– Tăng
– Giảm
– Giống nhau
– Không giống nhau
Hướng dẫn giải bài 4 trang 61 SGK Vật lý 6:
(1) Tăng
(2) Giảm
(3) Không giống nhau

Bài 5 trang 61 SGK Vật lý 6

Vì sao khi đun nước, ta không nên đổ đầy ấm?
Hướng dẫn giải bài 5 trang 61 SGK Vật lý 6:
Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài

Bài 6 trang 61 SGK Vật lý 6

Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Hướng dẫn giải bài 6 trang 61 SGK Vật lý 6:
Câu trả lời này khá phức tạp, vì liên quan đến áp suất của chất khí trên mặt thoáng của chất lỏng chứa trong chai. HS lớp 6 chưa được học áp suất nên chỉ có thể trả lời một cách đơn giản là: “Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt”, vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở, nên gây áp lực lớn đẩy bật nắp ra.

Bài 7 trang 61 SGK Vật lý 6

Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?
Hướng dẫn giải bài 7 trang 61 SGK Vật lý 6:
Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
 

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 60 SGK Vật lý 6 

 >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài C1,C2 trang 62 SGK Vật lý 6 

 

 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2