intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức" là tài liệu dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị thi giữa học kì 1. Đề cương giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn học và rèn kỹ năng làm văn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

  1. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC (NĂM HỌC 2022-2023) MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 A. PHẠM VI ÔN TẬP I. Kiến thức Đọc - hiểu 1. Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính - công vụ) 2. Các kiểu phong cách ngôn ngữ 3. Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm – nói tránh; điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp), đối, câu hỏi tu từ,…. 4. Các thao tác lập luận. II. Kiến thức văn bản tác phẩm 1. Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) 2. Sóng (Xuân Quỳnh) 3. Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) 4. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) III. Kĩ năng làm văn Kiểu bài nghị luận về tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn học. B. CẤU TRÚC ĐỀ Phần I. Đọc – Hiểu (3,0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) C. THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút D. MỘT SỐ LƯU Ý: I. Phần Đọc – hiểu: 1. Ngữ liệu: - Nguồn ngữ liệu: Ngoài sách giáo khoa - Dạng tồn tại của ngữ liệu: văn bản/ đoạn văn bản văn học, văn bản thông tin… 2. Câu hỏi: - Số lượng: 04 câu - Mức độ: 04 mức độ + Tái hiện/ nhận biết + Thông hiểu + Vận dụng thấp
  2. + Vận dụng cao II. Phần Làm văn : 1. Kiểu bài: Nghị luận văn học Viết bài văn nghị luận về tác phẩm / đoạn trích tác phẩm văn học. 2. Yêu cầu: - Nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm, văn bản tác phẩm, phân tích, cảm thụ được các phương diện nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm trong phạm vi ôn tập. - Viết bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh: + Vận dụng tốt kỹ năng nghị luận một tác phẩm/đoạn trích văn xuôi. + Vận dụng hợp lí các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận đã học + Vận dụng linh hoạt, hợp lí cách trình bày các đoạn văn trong bài văn nghị luận. + Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc… Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… + Bài làm thể hiện được sự sáng tạo riêng III. ĐỀ THAM KHẢO SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 12 Đề tham khảo (Đề thi gồm 02 trang) THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : “Mới đây, tôi xem một bộ phim nói về một dự án của các sinh viên thuộc một số trường đại học ở Tokyo Nhật Bản. Những sinh viên này lập ra một dự án có tên Dự án phục hồi kỉ niệm. Công việc của dự án là tìm lại những bức ảnh của các gia đình bị trận sóng thần trước đó cuốn đi. Người Nhật không tìm lại những phương tiện đắt tiền hay vàng bạc, kim cương, đồ trang sức có giá trị nhưng họ muốn tìm lại những bức ảnh liên quan đến những người thân trong gia đình. Có một người cha chỉ có duy nhất một người congais nhưng đã bị sóng thần cướp đi sinh mạng. Ông không còn bất kì tấm ảnh nào của con gái mình. Dự án phục hồi kỉ niệm đã tìm lại được một tấm ảnh của con gái ông. Với ông, tấm ảnh đứa con gái bé bỏng của mình đã trở thành tài sản quí báu nhất của ông và làm cho nỗi đau mất con của ông vơi đi rất nhiều.
  3. Vật chất và đời sống đầy đủ của nước Nhật không thể mang đến cho người cha kia hạnh phúc nhưng một kí ức đẹp đã cứu ông khỏi đau đớn và tuyệt vọng.” (Nhà văn Nguyễn Quang Thiều – “Vô cảm, độc ác từ thiếu dinh dưỡng tinh thần”, dẫn theo http: vietnamnet.vn) Câu 1 (0,5 điểm): Công việc chính của “ Dự án phục hồi kỉ niệm” là gì ? Câu 2 (0,5 điểm) : Công việc của “ Dự án phục hồi kỉ niệm” có ý nghĩa gì ? Câu 3 (1,0 điểm) : Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua đoạn trích trên ? Câu 4 (1,0 điểm) : Điều tác giả gửi gắm có ý nghĩa với anh / chị không ? Vì sao ? PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm nhận của anh /chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua đoạn thơ sau : Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh- một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở (Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục) Anh /chị có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hai hình tượng sóng và em được thể hiện trong đoạn thơ? --------------------HẾT--------------------
  4. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT (NĂM HỌC 2022-2023) VIỆTĐỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 A. PHẠM VI ÔN TẬP I. Kiến thức Đọc - hiểu 1. Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính - công vụ) 2. Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm – nói tránh; điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp), đối, câu hỏi tu từ,…. II. Kiến thức văn bản tác phẩm 1. Hai đứa trẻ (Thạch Lam) 2. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) 3. Chí Phèo (Nam Cao) III. Kĩ năng làm văn - Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn - Phân tích tác phẩm văn xuôi. B. CẤU TRÚC ĐỀ Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm): C. THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút D. MỘT SỐ LƯU Ý: I. Phần Đọc – hiểu: 1. Ngữ liệu: - Nguồn ngữ liệu: Ngoài sách giáo khoa - Dạng tồn tại của ngữ liệu: văn bản/ đoạn văn bản văn học, văn bản văn bản thông tin… 2. Câu hỏi: - Số lượng: 04 câu - Mức độ: 04 mức độ + Tái hiện/ nhận biết + Thông hiểu + Vận dụng thấp + Vận dụng cao II. Phần Làm văn :
  5. 1. Kiểu bài: Nghị luận văn học Viết bài văn nghị luận phân tích về tác phẩm / đoạn trích tác phẩm truyện ngắn. 2. Yêu cầu: - Nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm, văn bản tác phẩm, phân tích, cảm thụ được các phương diện nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm trong phạm vi ôn tập. - Viết bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh: + Nắm vững kỹ năng đọc hiểu truyện ngắn theo đặc trưg thể loại. + Nắm vững thao tác lập luận phân tích, kỹ năng làm bài phân tích. + Sử dụng hợp lí các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận đã học. + Vận dụng linh hoạt, hợp lí cách trình bày các đoạn văn trong bài văn nghị luận. + Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc…; Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… + Bài làm thể hiện được sự sáng tạo riêng III. ĐỀ THAM KHẢO SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 11 Đề tham khảo (Đề thi gồm 02 trang) THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!” Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói: - Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt. - Mỗi vết cắt trong trải tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè… Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim
  6. chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đắp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi. Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đẩy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…” (Dẫn theo Hạt giống tâm hồn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản trên, từ đó hãy đặt nhan đề cho văn bản. Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ từ vựng và nêu giá trị của biện pháp tu từ đó. Câu 3. Anh chị có đồng tình với câu nói: “một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đây khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi” ? Vì sao? II. Làm văn; Câu 2 (7,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao : đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ : “Chắc nó trừ mình ra !”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật ! Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp ! Thế có phí rượu không ? Thế thì có khổ hắn không ? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha ! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi cái đứa chết mẹ ào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo ! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có mà trời biết ! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, tập một, 2014, tr.149) Phân tích đoạn trích trên. Nhận xét ý nghĩa việc Nam Cao xây dựng chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo mở đầu đầu tác phẩm. -----------------HẾT-----------------
  7. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT (NĂM HỌC 2022-2023) VIỆTĐỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 A. PHẠM VI ÔN TẬP Bài 1. Thần thoại và sử thi Bài 2. Thơ Đường luật Bài 3. Kịch bản chèo và tuồng Bài 4. Văn bản thông tin B. CẤU TRÚC ĐỀ Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm) Phần II. Làm văn (6,0 điểm) C. THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút D. MỘT SỐ LƯU Ý: I. Phần Đọc – hiểu: 1. Ngữ liệu: - Nguồn ngữ liệu: Ngoài sách giáo khoa - Dạng tồn tại của ngữ liệu: văn bản/ đoạn văn bản văn học (thơ Đường luật). 2. Câu hỏi: - 04 mức độ + Tái hiện/ nhận biết + Thông hiểu + Vận dụng thấp + Vận dụng cao II. Phần Làm văn : 1. Kiểu bài: Nghị luận văn học Viết bài văn nghị luận về tác phẩm thơ Đường luật. 2. Yêu cầu: - Nắm vững chiến thuật đọc hiểu thơ Đường luật. - Viết được bài văn hoàn chỉnh nghị luận về một tác phẩm, một khía cạnh tác phẩm thơ Đường luật. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc… Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… - Bài làm thể hiện được sự sáng tạo riêng. III. ĐỀ THAM KHẢO
  8. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 10 Đề tham khảo (Đề thi gồm 02 trang) THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. (Tự tình (II) - Hồ Xuân Hương) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ. Câu 2 (1,0 điểm). Nhân vật trữ tình đã bày tỏ những cảm xúc, tâm trạng nào? Dựa vào đâu có thể khẳng định điều đó? Câu 3 (1,0 điểm). Phép đối có ở những cặp câu thơ nào? Nó có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung bài thơ? Câu 4 (0,5 điểm). Xác định chủ đề của bài thơ trên. Câu 5 (1,0 điểm). Anh/Chị ấn tượng với hình ảnh/câu thơ/biện pháp nghệ thuật nào nhất? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng) II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Chọn một trong hai yêu cầu sau: 1. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nội dung của bài thơ trên. Liên hệ ý nghĩa của bài thơ với cuộc sống hôm nay. 2. Cảm nhận của anh/chị về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ trên. So sánh với một bài thơ khác mà anh/chị biết. ----------------HẾT----------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1