intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách tài chính phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:354

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách tài chính phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn" phần 2 trình bày về Chính sách di dân, tái định cư; Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, sản xuất; Chính sách y tế, nhà ở; Chính sách giáo dục, văn hóa xã hội; Chính sách tín dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách tài chính phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Phần 2

  1. PHẦN B CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 47
  2. 48
  3. I. CHÍNH SÁCH DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 33/2013/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015 Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015, Điều 1. Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ- TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 và Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2015. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2013. Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng 49
  4. ỦY BAN DÂN TỘC - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ TÀI CHÍNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 06/2013/TTLT-UBDT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2013 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015 Căn cứ Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 03 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010; Căn cứ Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012; Căn cứ Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015, Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư (sau đây viết tắt là ĐCĐC) đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây gọi tắt là hộ) còn du canh, du cư thuộc vùng khó khăn quy định tại Quyết định số 50
  5. 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và Quyết định số 1733/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2009 về việc công nhận các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn tỉnh Gia Lai. 2. Đối tượng áp dụng Hộ du canh, du cư, có đủ ba tiêu chí sau: a) Không có đất sản xuất ổn định thuộc quyền sử dụng của hộ theo quy định của Nhà nước; b) Nơi ở không ổn định, xa điểm dân cư, di chuyển chỗ ở theo nơi sản xuất; c) Chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước quy định tại Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2003, Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004, Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2007, Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 và Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Điều 2. Chính sách hỗ trợ 1. Hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng a) Đối với điểm ĐCĐC tập trung: Hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, bao gồm: - Bồi thường giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất ở, đất sản xuất; - San gạt đất ở (tạo nền nhà) cho các hộ đến ĐCĐC; - Khai hoang tạo quỹ đất sản xuất; - Đường giao thông tới điểm ĐCĐC là đường loại B giao thông nông thôn và đường dân sinh nội vùng điểm ĐCĐC (đảm bảo xe máy đi được); - Công trình điện sinh hoạt tới điểm ĐCĐC tập trung; - Công trình thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất; - Công trình nước sinh hoạt; - Lớp học, nhà mẫu giáo; - Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản; - Một số công trình thiết yếu khác theo nhu cầu thực tế của địa phương; b) Đối với điểm ĐCĐC xen ghép: ngân sách nhà nước hỗ trợ cho ngân sách xã với mức 20 triệu đồng/hộ để sử dụng vào việc bồi thường đất ở, đất sản xuất cho hộ dân sở tại bị thu hồi đất giao cho hộ ĐCĐC theo chế độ quy định, trường 51
  6. hợp còn dư, số kinh phí này được sử dụng để bổ sung cho nguồn kinh phí đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã; c) Hỗ trợ nhân viên (người lao động) phát triển cộng đồng tại các điểm ĐCĐC tập trung, gồm: 01 nhân viên y tế và 01 nhân viên khuyến nông, khuyến lâm; mức hỗ trợ tương đương mức lương bậc 01 của ngạch cán bộ, công chức quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 và Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ; thời gian hỗ trợ: 3 năm tính từ khi các hộ dân về điểm ĐCĐC mới; d) Hỗ trợ kinh phí áp dụng khoa học kỹ thuật, giống mới đưa vào sản xuất 3 năm đầu, mỗi năm 30 triệu đồng/thôn, bản (điểm ĐCĐC tập trung). 2. Hỗ trợ trực tiếp cho hộ du canh, du cư thực hiện ĐCĐC a) Các hộ du canh du cư thực hiện ĐCĐC (gồm cả ĐCĐC tập trung và xen ghép) được giao đất ở, đất sản xuất, diện tích tối thiểu theo mức quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và Quyết định số 198/2007/QĐ- TTg ngày 31/12/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg; b) Hỗ trợ bình quân 15 triệu đồng/hộ ĐCĐC để làm nhà ở, phát triển sản xuất, mua lương thực 6 tháng đầu tính từ khi đến điểm ĐCĐC, nước sinh hoạt; mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ và từng mục đích do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quy định; c) Đối với hộ ĐCĐC xen ghép theo kế hoạch được hỗ trợ 01 triệu đồng/hộ để tạo nền nhà; d) Hỗ trợ kinh phí di chuyển các hộ từ nơi ở cũ đến nơi ĐCĐC (tính theo thực tế khi lập dự án); mức hỗ trợ xác định theo quãng đường thực tế và đơn giá của loại phương tiện phổ thông tại địa phương; - Phương thức thực hiện: Chủ đầu tư giao Ban quản lý dự án tổ chức di chuyển dân, hoặc giao trực tiếp cho hộ tự di chuyển. Tùy theo điều kiện thực tế, UBND tỉnh quy định cách thức tổ chức thực hiện di chuyển đến điểm ĐCĐC; đ) Sau khi về điểm ĐCĐC, các hộ được hưởng các chính sách hiện hành như người dân tại chỗ; trong đó ưu tiên cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. 52
  7. Điều 3. Nguồn vốn và sử dụng vốn 1. Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ quy định tại Điều 2 của Thông tư này. 2. Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm bố trí kinh phí tuyên truyền, vận động các hộ thuộc đối tượng của chính sách tự nguyện thực hiện ĐCĐC; quản lý, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ đã được ĐCĐC; bổ sung kinh phí hỗ trợ (nếu có) để thực hiện chính sách di dân thực hiện ĐCĐC theo Điều 2 của Thông tư này. 3. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm huy động, lồng ghép nguồn vốn Chương trình 135 và các chính sách, chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh để thực hiện ĐCĐC cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Điều 4. Lập dự toán và phân bổ vốn 1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí a) Hàng năm, căn cứ số hộ du canh, du cư được hỗ trợ; số điểm ĐCĐC tập trung, xen ghép đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1342/QĐ-TTg và tình hình thực hiện các dự án, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư tham mưu cho UBND cấp tỉnh xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg theo từng nội dung chính sách; trong đó xác định rõ nguồn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương, nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn của các chương trình, dự án, chính sách khác gửi Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ; b) Trên cơ sở dự toán bổ sung có mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, nguồn ngân sách địa phương (nếu có), vốn lồng ghép các chương trình, dự án và nguồn huy động khác thực hiện Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg, Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập phương án phân bổ dự toán ngân sách, chi tiết theo từng nhiệm vụ, theo từng huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện) gửi UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong dự toán ngân sách địa phương năm 2014, 2015; c) Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND cấp tỉnh giao dự toán cho các huyện (chi tiết theo từng nhiệm vụ). Căn cứ mức kinh phí được UBND cấp tỉnh giao, UBND cấp huyện quyết định phân bổ và thông báo cho UBND cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) chi tiết từng nhiệm vụ, hộ dân được hưởng theo danh sách đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định; 53
  8. d) Căn cứ quyết định của UBND cấp huyện, UBND cấp xã thông báo công khai mức hỗ trợ đến từng thôn bản, điểm ĐCĐC, từng hộ theo từng chính sách, chế độ được hỗ trợ. 2. Tổng hợp và giao kế hoạch vốn Hàng năm, trên cơ sở dự toán Ngân sách Trung ương và báo cáo tình hình thực hiện các dự án ĐCĐC của các tỉnh, Ủy ban Dân tộc tổng hợp, xây dựng Kế hoạch vốn thực hiện Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ; trong đó ưu tiên phân bố vốn cho các Dự án ĐCĐC dang dở thiếu vốn để đầu tư dứt điểm các công trình và các Dự án ĐCĐC ở một số tỉnh, địa bàn có số hộ đồng bào DTTS di cư đi và đến nhiều để ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, hạn chế di cư tự do và ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn nơi dân đến. Điều 5. Quản lý, cấp phát, thanh toán Cấp phát, thanh toán kinh phí thực hiện các nội dung chính sách quy định tại Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg cho cơ quan, đơn vị và hộ phải đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, đặc biệt là những khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc hiện vật) cho các hộ; UBND cấp xã lập danh sách cho từng hộ thực hiện ĐCĐC ký nhận và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo chế độ quy định. Cụ thể: 1. Đối với hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng a) Hỗ trợ vốn đầu tư Tạm ứng, thanh toán vốn cho các dự án, công trình (bồi thường, giải phóng mặt bằng, san gạt đất ở, khai hoang đất sản xuất; xây dựng đường giao thông, điện, thủy lợi nhỏ, hệ thống nước sinh hoạt, lớp học, nhà mẫu giáo và nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản và một số công trình thiết yếu khác theo nhu cầu thực tế) được thực hiện theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn hiện hành; b) Quản lý, cấp phát kinh phí hỗ trợ cán bộ phát triển cộng đồng và áp dụng khoa học kỹ thuật, giống mới thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2. Hỗ trợ trực tiếp hộ du canh, du cư thực hiện ĐCĐC a) Về hỗ trợ làm nhà ở, công trình nước sinh hoạt, phát triển sản xuất và mua lương thực 54
  9. - Đối với làm nhà ở và công trình nước sinh hoạt: + Trường hợp các hộ tự làm nhưng có nhu cầu tạm ứng kinh phí để mua vật liệu, UBND cấp xã tổng hợp danh sách các hộ đề nghị tạm ứng, cơ quan tài chính làm thủ tục tạm ứng cho UBND cấp xã qua Kho bạc Nhà nước để UBND cấp xã tạm ứng cho các hộ. Mức tạm ứng tối đa bằng 60% tổng mức ngân sách nhà nước hỗ trợ cho từng hộ; Khi công trình hoàn thành, căn cứ kết quả nghiệm thu đối với từng hộ có xác nhận của UBND cấp xã, cơ quan Tài chính cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc Nhà nước cho UBND cấp xã để thanh toán cho các hộ; đồng thời làm thủ tục thu hồi số đã tạm ứng; + Trường hợp các hộ có nhu cầu cung ứng vật liệu, UBND cấp xã tổng hợp nhu cầu vật liệu của các hộ. Căn cứ số lượng vật liệu các hộ đã đăng ký, điều kiện cụ thể của từng thôn, bản trên địa bàn, UBND cấp xã (hoặc đơn vị được UBND cấp xã giao nhiệm vụ) ký hợp đồng với các đơn vị cung ứng vật liệu, đơn vị này thực hiện việc cung ứng cho các hộ tại thôn, bản; Căn cứ biên bản bàn giao khối lượng vật liệu đơn vị cung ứng cấp cho từng hộ (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của đại diện thôn, bản) và đề nghị của UBND cấp xã; cơ quan Tài chính lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung ứng vật liệu theo chế độ hiện hành; + Trường hợp các hộ không có khả năng tự làm nhà ở, công trình nước sinh hoạt. Trên cơ sở số hộ đăng ký, điều kiện cụ thể của từng thôn, bản, UBND cấp xã (hoặc đơn vị được UBND cấp xã giao nhiệm vụ) ký hợp đồng với nhà thầu (hoặc giới thiệu, hướng dẫn các hộ dân ký hợp đồng với nhà thầu) để làm nhà, công trình nước sinh hoạt cho các hộ; Căn cứ biên bản bàn giao giữa nhà thầu và từng hộ (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của đại diện thôn, bản) và đề nghị của UBND cấp xã; cơ quan Tài chính lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho nhà thầu theo chế độ hiện hành. - Về hỗ trợ phát triển sản xuất, mua lương thực Căn cứ danh sách hỗ trợ các hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện; UBND cấp xã tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (Nhận bằng hiện vật hoặc nhận 55
  10. bằng tiền) gửi cơ quan Tài chính làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát, cấp phát kinh phí để thực hiện. Việc cấp phát, thanh toán theo các phương thức sau: + Đối với các hộ nhận bằng hiện vật: Trên cơ sở danh sách đăng ký của các hộ, hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng; biên bản bàn giao khối lượng thực tế cấp cho các hộ giữa đơn vị cung ứng và từng hộ (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của đại diện thôn, bản) và đề nghị của UBND cấp xã, cơ quan Tài chính kiểm tra, lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung cấp; + Đối với các hộ nhận bằng tiền: Căn cứ danh sách các hộ đăng ký có xác nhận của UBND cấp xã, cơ quan Tài chính thực hiện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc Nhà nước cho UBND cấp xã để thanh toán tiền cho các hộ dân. b) Hỗ trợ hộ tạo nền nhà (ở những điểm ĐCĐC xen ghép) và hỗ trợ kinh phí di chuyển Căn cứ danh sách các hộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp xã chỉ đạo các hội đoàn thể tại địa phương phối hợp với cộng đồng dân cư hướng dẫn giúp đỡ các hộ dân thực hiện. Cơ quan Tài chính căn cứ kết quả kiểm tra, nghiệm thu khối lượng, dự án (nếu có) của UBND cấp xã, thẩm định và thực hiện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc Nhà nước cho UBND cấp xã để thanh toán cho các hộ. Điều 6. Báo cáo kế toán và quyết toán Số kinh phí Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương thực hiện Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg được hạch toán, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương theo quy định hiện hành; UBND cấp xã, Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan tổ chức theo dõi tình hình cấp phát vốn thực hiện Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg; hàng tháng UBND cấp xã, phòng Tài chính huyện báo cáo UBND cấp huyện kết quả, tiến độ thanh toán vốn gửi Sở Tài chính, Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh tổng hợp báo cáo UBND cấp tỉnh; UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tiến độ thực hiện hàng quý, kết thúc năm và báo cáo quyết toán ngân sách gửi Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều 7. Tổ chức thực hiện 1. UBND cấp tỉnh giao Cơ quan công tác Dân tộc cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan của tỉnh tham mưu giúp UBND cấp tỉnh: 56
  11. a) Hướng dẫn UBND cấp huyện xây dựng Kế hoạch thực hiện các dự án ĐCĐC, đối tượng thực hiện ĐCĐC trên địa bàn, triển khai thực hiện theo kế hoạch hàng năm; b) Tổng hợp, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước thực hiện chính sách ĐCĐC của tỉnh báo cáo UBND cấp tỉnh; c) Ban hành các quy định về huy động, lồng ghép nguồn lực thực hiện chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; d) Tổ chức thực hiện và kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện các dự án ĐCĐC theo kế hoạch, đảm bảo hiệu quả và bền vững; tổng hợp kết quả thực hiện chính sách, báo cáo UBND cấp tỉnh. 2. Định kỳ 06 tháng, hàng năm, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả thực hiện chính sách ĐCĐC về Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo. Điều 8. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2014 và thay thế Thông tư số 03/2007/TT-UBDT ngày 08 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010 và Thông tư số 99/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện công tác ĐCĐC đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính để xem xét giải quyết./. KT. BỘ TRƯỞNG KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM BỘ TÀI CHÍNH ỦY BAN DÂN TỘC THỨ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Công Nghiệp Sơn Phước Hoan 57
  12. II. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, SẢN XUẤT THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 289/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH Về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Chính phủ thực hiện một số chính sách hỗ trợ, gồm: 1. Cấp bằng tiền tương đương 5 lít đầu hoả/năm (dầu thắp sáng) cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo ở những nơi chưa có điện lưới. 2. Điều chỉnh mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo từ 80.000 đồng/người/năm lên 130.000 đồng/người/năm. 3. Hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế đối với thành viên thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Thời gian thực hiện hỗ trợ đối với các quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này được áp dụng từ năm 2008. 58
  13. 4. Hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 90CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản. a) Điều kiện được hỗ trợ: - Tàu mua mới, đóng mới tàu có công suất từ 90CV trở lên, đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản (đối với tàu đánh bắt hải sản) hoặc giấy đăng ký kinh doanh (đối với tàu làm dịch vụ), đã hoàn thành việc mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên; - Tàu mua mới, đóng mới phải có máy mới 100% và đạt các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Ngư dân có địa chỉ cư trú hợp pháp, có hoạt động đánh bắt hải sản được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn xác nhận. b) Mức hỗ trợ: 70.000.000 đồng/tàu/năm. 5. Hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang loại máy mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn đối với tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên hoặc tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản. a) Điều kiện được hỗ trợ: - Tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho tàu khai thác hải sản đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản, tham gia mua bảo hiểm thân tàu và tai nạn thuyền viên; - Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi ngư dân cư trú xác nhận hoạt động đánh bắt hải sản thường xuyên trên biển; - Máy được lắp đặt phải mới 100% và đạt các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b) Mức hỗ trợ: - Đối với máy tàu có công suất từ 40CV đến dưới 90CV: hỗ trợ 10.000.000 đồng/máy/năm; - Đối với máy tàu có công suất từ 90CV trở lên: hỗ trợ 18.000.000 đồng/máy/năm. 6. Hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên, tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản và bảo 59
  14. hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên các tàu cá, tàu dịch vụ. a) Điều kiện được hỗ trợ: - Tàu đánh bắt hải sản có công suất 40CV trở lên, tàu địch vụ cho đánh bắt hải sản đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản, tham gia mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên; - Tàu đang hoạt động đánh bắt hải sản, thuê lao động là thuyền viên có hợp đồng lao động tối thiểu từ 1 năm trở lên. b) Mức hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên hàng năm. Thời gian thực hiện hỗ trợ đối với các quy định tại khoản 4, 5, và 6 Điều này được áp dụng từ năm 2008 đến năm 2010. 7. Hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản. a) Điều kiện được hỗ trợ: - Các chủ tàu có tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ hoạt động từ 6 tháng trong một năm trở lên, đã hoàn thành thủ tục mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên, có đăng kiểm, đăng ký lưu hành phương tiện đánh bắt hải sản theo quy định của pháp luật; - Có giấy phép khai thác hải sản; có địa chỉ cư trú hợp pháp được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn xác nhận; - Phải có xác nhận của chính quyền cấp xã và bộ đội biên phòng sau mỗi chuyến đi biển. b) Mức hỗ trợ: Đối với tàu có công suất máy từ 90CV trở lên: hỗ trợ 8 triệu đồng cho một chuyến đi đánh bắt hải sản. Hỗ trợ 3 lần/năm; - Đối với tàu có công suất máy từ 40CV đến dưới 90CV: hỗ trợ 5 triệu đồng cho một chuyến đi đánh bắt hải sản. Hỗ trợ 4 lần/năm; - Đối với tàu có công suất máy dưới 40CV: hỗ trợ 3 triệu đồng/cho một chuyến đi đánh bắt hải sản. Hỗ trợ 5 lần/năm. c) Thời gian hỗ trợ: thực hiện trong năm 2008. 60
  15. Điều 2. Nguồn vốn để thực hiện hỗ trợ theo quy định của Quyết định này: 1. Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách. 2. Các địa phương còn lại, bố trí từ ngân sách địa phương. Điều 3. Thực hiện cấp tiền hỗ trợ thông qua Kho bạc Nhà nước trên cơ sở đầy đủ hồ sơ, thủ tục và xác nhận của các cơ quan theo quy định. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng nêu trên theo quy định tại Quyết định này; b) Hàng quý có báo cáo kết quả thực hiện gửi Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan. 2. Bộ Tài chính: a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan quy định hồ sơ, thủ tục và quy trình hỗ trợ, bảo đảm đúng đối tượng; hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ này; b) Cấp kinh phí kịp thời cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định này; c) Hàng quý, Bộ Tài chính tổng hợp tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ nói trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: a) Ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các loại tàu đánh bắt hải sản theo từng loại công suất để các địa phương, tổ chức, cá nhân có căn cứ thực hiện; b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định hồ sơ, thủ tục và quy trình hỗ trợ cho ngư dân. 4. Bộ Y tế tổ chức, hướng dẫn các cơ sở y tế phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo có bảo hiểm y tế. 61
  16. 5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xác định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế. 6. Các Bộ, ngành khác có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này. Điều 5. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định trong việc tiếp nhận hỗ trợ của Nhà nước sẽ bị thu hồi tiền hỗ trợ và xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Sinh Hùng 62
  17. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 965/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH Về việc sửa đổi, bổ sung các Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân, Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 19/02/2008 và Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 1 Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân như sau: 1. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai điểm a khoản 6 Điều 1 như sau: “- Tàu đang hoạt động đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản có sổ danh bạ thuyền viên hoặc danh sách thuyền viên hoặc có hợp đồng lao động với thuyền viên (kể cả hợp đồng lao động theo thời vụ). Các chủ tàu được phép mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên theo danh sách thuyền viên hoặc theo sổ danh bạ thuyền viên của tàu.” 63
  18. 2. Sửa đổi khoản 7 Điều 1 như sau: “7. Hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản. a) Điều kiện được hỗ trợ: - Các chủ tàu có tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ tham gia hoạt động khai thác hải sản, cung ứng dịch vụ trên biển, có giấy đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (đối với tàu dưới 20 CV), có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (đối với tàu từ 20 CV trở lên), thực hiện mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên theo quy định của pháp luật (tàu từ 90 CV trở lên phải bắt buộc mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên). - Có giấy phép khai thác thuỷ sản; có địa chỉ cư trú hợp pháp được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn xác nhận; - Có xác nhận của chính quyền cấp xã hoặc bộ đội biên phòng. b) Mức hỗ trợ: - Đối với tàu có công suất máy từ 90 CV trở lên: hỗ trợ 10 triệu đồng cho một chuyến đi đánh bắt hải sản. Hỗ trợ 3 lần/năm; - Đối với tàu có công suất máy từ 40 CV đến dưới 90 CV: hỗ trợ 6,5 triệu đồng cho một chuyến đi đánh bắt hải sản. Hỗ trợ 4 lần/năm; - Đối với tàu có công suất máy dưới 40 CV: hỗ trợ 4 triệu đồng/cho một chuyến đi đánh bắt hải sản. Hỗ trợ 5 lần/năm. Trường hợp ngư dân chưa nhận hoặc đã nhận tiền hỗ trợ theo mức quy định tại Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ thì tiếp tục được nhận hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này. c) Thời gian hỗ trợ: thực hiện trong năm 2008." Điều 2. Bổ sung Điều 2 Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 201/QĐ- TTg ngày 19 tháng 02 năm 2008 về chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất lúa vụ Đông - Xuân 2007 - 2008 và chăn nuôi trâu bò bị thiệt hại do ảnh hưởng rét đậm, rét hại năm 2008 và Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân như sau: 64
  19. "2. Các địa phương sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, nếu vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện. Giao Bộ Tài chính tổ chức thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Quyết định này." Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng 65
  20. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1366/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2008 về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân như sau: “1. Cấp bằng tiền tương đương với 5 lít dầu hỏa/năm (dầu thắp sáng) cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo chưa sử dụng điện lưới (bao gồm các hộ ở nơi chưa có điện lưới và những nơi có điện lưới đi qua nhưng chưa có điều kiện sử dụng điện lưới).” Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng 66
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2