intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Imipramine

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

122
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Tên thường gọi: Imipramine 2. Biệt dược: TOFRANIL. 3. Nhóm thuốc và cơ chế: Là thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAS). Imipramine tǎng hoạt động tinh thần bằng cách tǎng các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Imipramine cũng dùng điều trị đái dầm ở trẻ em, các rối loạn liên quan đến đau mạn tính và rối loạn tǎng động giảm tập trung (ADHD). 4. Dạng dùng: Viên nén 10mg, 25mg, 50mg. Viên nang giải phóng chậm: 75mg, 100mg, 125mgvà 150mg. 5. Bảo quản: Dưới 30 độ C nơi khô, kín. 6. Chỉ định: Điều trị trầm cảm, thuốc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Imipramine

  1. Imipramine 1. Tên thường gọi: Imipramine 2. Biệt dược: TOFRANIL. 3. Nhóm thuốc và cơ chế: Là thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAS). Imipramine tǎng hoạt động tinh thần bằng cách tǎng các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Imipramine cũng dùng điều trị đái dầm ở trẻ em, các rối loạn liên quan đến đau mạn tính và rối loạn tǎng động giảm tập trung (ADHD). 4. Dạng dùng: Viên nén 10mg, 25mg, 50mg. Viên nang giải phóng chậm: 75mg, 100mg, 125mgvà 150mg. 5. Bảo quản: Dưới 30 độ C nơi khô, kín. 6. Chỉ định: Điều trị trầm cảm, thuốc có thể gây an thần. Vì vậy nó dùng hiệu quả ở bệnh nhân trầm cảm có mất ngủ, hoảng sợ và khó ở. 7. Cách dùng và liều dùng: Liều tính toán cho từng bệnh nhân. Thường bắt đầu với liều thấp 25mg, ngày 3 lần để làm giảm nguy cơ an thần quá mức. Sau đó liều tǎng dần. Một số thầy thuốc chỉ định dùng ngày 1 lần vào buổi tối để lợi dụng tác dụng an thần của thuốc. Giảm liều cho bệnh nhân già và bệnh gan tiến triển. Tǎng an thần chỉ xảy ra ở bệnh nhân trầm cảm, không biểu hiện ở bệnh nhân
  2. không mắc trầm cảm. Tác dụng của thuốc xuất hiện sau 2 - 3 tuần điều trị. Điều trị đái dầm ở trẻ em trên 6 tuổi, liều bắt đầu 10mg - 25mg vào lúc đi ngủ. Nếu liều này không có tác dụng sau 1 tuần, liều có thể tǎng lên 25mg/ngày. Điều trị rối loạn tǎng động giảm tập trung: trẻ em 6 - 12 tuổi: Liều bắt đầu là 10 - 30mg/ngày. 8. Tương tác thuốc: Imipramine tương tác với các thuốclàm giảm xử lí của não như rượu, các barbifurate, benzodiazepine và các thuốc giảm đau gây nghiện. Dùng đồng thời imipramine với Reserpine gây kích thích và lo lắng. Không được kết hợp Imipramine và các TCAS khác, với các thuốc ức chế monocamino xidase (MAO) như MARPLAN, PARNATE và MATULANE vì có thể xảy ra sốt cao, co giật và thậm chí gây chết người. Dùng đồng thời Imipramine với cimetidine làm tǎng nồng độ imipramine trong máu do giảm thải trừ, có thể gây các tác dụng phụ. Các thuốc khác cũng làm tǎng nồng độ imipramine trong máu như propafenone, flecainide, quinidine và fluoxetine. 9. Đối với phụ nữ có thai: Có rất ít thông tin về dùng thuốc cho thai phụ. Thuốc chỉ dùng cho thai phụ khi thấy thật cần thiết. 10. Đối với phụ nữ cho con bú: Không được biết imipramine có bài tiết vào sữa mẹ hay không. 11. Tác dụng phụ: Hay gặp nhất là nhịp tim nhanh, mờ mắt, khó tiểu, khô miệng, táo bón, sút cân , hạ huyết áp tư thế đứng. Hiếm khi gặp phát ban, co giật và viêm gan. Imipramine cũng có thể làm tǎng nhãn áp ở mọt số bệnh nhân tǎng
  3. nhãn áp. Quá liều Imipramine gây loạn nhịp đe doạ tính mạng hoặc co giật. Sau khi dùng liều cao, kéo dài ngừng thuốc đột ngột có thể gây các triệu chứng Cholinergic như buồn nôn, nôn hoặc ỉa chảy. Vì vậy cần phải giảm liều từ từ nếu cần ngừng thuốc.
  4. Indapamide 1. Tên thường gọi: Indapamide 2. Biệt dược: LOZOL 3. Nhóm thuốc và cơ chế: Là thuốc lợi tiểu, dùng chủ yếu để điều trị cao huyết áp. Nó tác dụng bằng cách ngǎn cản tái hấp thu muối và nước ở thận. Indapamide cũng làm giảm muối ở cơ trơn thành mạch máu. Mất muối gây dãn cơ , giãn mạch máu làm giảm huyết áp. 4. Dạng dùng: Viên nén 1,25mg và 2,5mg. 5. Bảo quản: Dưới 15? C. 6. Chỉ định: Điều trị cao huyết áp, phù và suy tim xung huyết. 7. Liều dùng và cách dùng: Uống ngày 1 lần thường vào bữa ǎn sáng. 8. Tương tác thuốc: Indapamide có thể gây hạ Kali huyết và Magiê huyết. Sự thay đổi này làm tǎng nguy cơ gây độc của digoxin có thể gây loạn nhịp chết người. Dùng đồng thời Inpadamide và codarone cũng có thể gây loạn nhịp. Các thuốc lợi tiểu, trong đó có Inpadamide làm giảm bài tiết Lithi của thận. Dùng đồng thời hai thuốc có thể gây ngộ độc Lithi. 9. Đối với phụ nữ có thai: Không nên dùng Inpadamide cho thai phụ.
  5. 10. Đối với phụ nữ cho con bú: Không nên dùng Inpadamide cho phụ nữ cho con bú. 11. Tác dụng phụ: Có thể xảy ra mất nước. Hạ Kali huyết là phản ứng có hại hay gặp nhất khi dùng các thuốc lợi tiểu thiazide và có thể gây loạn nhịp. Triệu chứng của hạ Kali huyết hay gặp nhất là yếu cơ. Bệnh nhân cần dùng bổ sung Kali để phòng hạ Kali huyết. Hạ magiê huyết cũng có thể xảy ra. Các tác dụng phụ khác gồm: Mất quá nhiều natri (đặc biệt ở người già), tǎng cholusterol, tǎng acid uric máu, chóng mặt , mê sảng, đau đầu, mờ mắt, đau nhói đầu chi, hoảng sợ, bất lực, phát ban, mẫn cảm ánh sáng, mệt mỏi, kích ứng và kích thích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2