KẾ HOẠCH BÁN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ VỚI <br />
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP <br />
THƯƠNG MẠI<br />
<br />
Tính tất yếu và bản chất của kế hoạch bán hàng ở doanh nghiệp thương mại.<br />
<br />
Kế hoạch bán hàng được coi là một văn bản trong đó phác thảo ra những gì sẽ làm trong thời <br />
gian tới: đó là hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng, bán <br />
ra và bán cho ai, các hoạt động hỗ trợ cho công tác bán hàng nhằm mục tiêu bán được hàng <br />
để công ty tồn tại và phát triển.<br />
Sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang xây dựng cơ chế thị trường có sự <br />
quản lý vĩ mô của nhà nước đã và đang đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần phải <br />
nghiên cứu và giải quyết. Một trong những vấn đề đó là lĩnh vực kế hoạch hoá. Trong những <br />
năm chuyển đổi vừa qua có không ít những ý kiến bàn luận về vai trò và sự tồn tại khách <br />
quan của công tác này. Có những ý kiến không hoàn toàn thống nhất với nhau mà thậm chí <br />
còn trái ngược nhau. Một số ý kiến cho rằng trong nền kinh tế thị trường, trong cơ chế quản <br />
lý mới này không có chỗ cho công tác kế hoạch hoá, tức là kế hoạch hoá không thể tồn tại <br />
trong nền kinh tế thị trường, công tác này chỉ thích hợp trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung <br />
bao cấp. Một số ý kiến khác lại cho rằng giờ đây khi thị trường trực tiếp điều tiết và chỉ dẫn <br />
cho các doanh nghiệp trong các hoạt động nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản, dù <br />
trong điều kiện nào công tác kế hoạch hoá nói chung và công tác kế hoạch hoá trong doanh <br />
nghiệp nói riêng vẫn tồn tại như một khâu, một bộ phận của hoạt động quản lý và là một <br />
trong những yếu tố cấu thành của cơ chế quản lý. Khi môi trường và điều kiện hoạt động <br />
thay đổi, cùng với các bộ phận khác của cơ chế quản lý mới, công tác kế hoạch hoá cũng <br />
cần được nghiên cứu và đổi mới.<br />
Những bài học thực tiễn trong cơ chế cũ không phải ít, với cơ chế điều hành cứng nhắc từ <br />
trên xuống dưới thể hiện ở các chỉ tiêu pháp lệnh thông qua hệ thống kế hoạch pháp lệnh đã <br />
để lại một sự ăn mòn trong công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của các công ty mà cho <br />
đến nay vẫn chưa xoá nhoà được. Hậu quả của cơ chế cũ đã làm cho các doanh nghiệp <br />
không biết đến thị trường, đi ngược lại với các quy luật của thị trường như quy luật cung <br />
cầu, quy luật giá cả......Và do đó điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu linh hoạt, <br />
nhà sản xuất không biết đến nhu cầu của người tiêu dùng, sản xuất và kinh doanh không gắn <br />
liền với hiệu quả kinh tế. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc có <br />
hoàn thành kế hoạch được giao hay không. Trong khi đó, cơ chế thị trường có sự cạnh tranh <br />
gay gắt giữa các đơn vị kinh tế thì hiệu quả kinh tế là mục tiêu hàng đầu, mục tiêu bao trùm <br />
lên các mục tiêu khác. Kế hoạch cho phép các doanh nghiệp biết đến hướng đi trong thời <br />
gian sắp tới, nó không chỉ quan tâm tới vấn đề tài chính mà nó còn phải xem xét đến các hoạt <br />
động khác của công ty: Thị trường, khách hàng, sự biến động của môi trường kinh doanh .... <br />
và những thay đổi có thể xảy đến, công ty có cách ứng phó như thế nào với những thay đổi <br />
đó. Ngoài ra kế hoạch còn là cơ sở để ngân hàng xem xét có nên cho công ty vay vốn để sản <br />
xuất kinh doanh hay không, vì qua bản kế hoạch kinh doanh công ty sẽ cho ngân hàng thấy <br />
được tương lai của công ty mở mang phát triển đến đâu. Trong trường hợp đó kế hoạch kinh <br />
doanh thực sự có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp.<br />
Thực tế hoạt động quản lý của doanh nghiệp trong những năm qua đã đem lại những bài học <br />
kinh nghiệm quý giá rằng nếu coi thường các yêu cầu của công tác kế hoạch, của phương <br />
thức hạch toán kinh doanh đúng nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ dẫn đến cách làm tuỳ tiện, <br />
thiếu kỷ cương, mạnh ai nấy làm, không thể kiểm soát hết được. Thực tế này đã dẫn đến <br />
một thực trạng thiếu ổn định trong công tác quản lý và kế hoạch hóa doanh nghiệp: khi thì <br />
quá dân chủ dẫn đến “dân chủ quá trớn” khi thì quá gò bó cứng nhắc, nguyên tắc làm cho các <br />
hoạt động kém linh hoạt.<br />
Những bài học kinh nghiệm thực tế từ những nước có nền kinh tế thị trường phát triển cùng <br />
với những kết quả ban đầu trong những năm đổi mới đã phần nào khẳng định rằng: Sự tồn <br />
tại của công tác kế hoạch hoá trong cơ chế mới này là một tất yếu khách quan cần phải <br />
được tăng cường và đổi mới bởi lẽ: Xét về mặt bản chất thì kế hoạch hoá là một hoạt động <br />
chủ quan có ý thức có tổ chức của con người nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi, <br />
trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó kế hoạch hoá là yêu <br />
cầu của bản thân quá trình lao động của con người và gắn liền với quá trình đó. Thực chất <br />
của kế hoạch hoá là quá trình định hướng và điều khiển các định hướng đối với sự phát triển <br />
sản xuất theo quy luật tái sản xuất mở rộng ở mọi cấp độ của nền kinh tế.<br />
Trong thực tế ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển họ đều quan tâm đến công tác <br />
kế hoạch ở cấp công ty. Họ đánh giá đúng vai trò, vị trí xác định rõ chức năng và tổ chức <br />
nghiên cứu, thực thi nhiều giải pháp nhằm thực hiện hoàn chỉnh công tác này. Qua những thử <br />
nghiệm và đánh giá các nhà kinh tế học nhận định rằng: hoạt động kế hoạch hoá công ty là <br />
sự cần thiết nhằm thực hiện hai mục đích là tận dụng các cơ hội để tăng khả năng thành <br />
công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tránh các rủi ro, đe dọa của <br />
môi trường kinh doanh đến các doanh nghiệp. Và thực tế ngày nay trong các doanh nghiệp <br />
công tác kế hoạch hoá đã được quan tâm hàng đầu bởi lẽ hoạt động này giúp cho các đơn vị <br />
hoạch định các mục tiêu hoạt động, dự báo các khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp, xây <br />
dựng các phương án hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh đề ra cho <br />
năm kế hoạch.<br />
Ra đời từ sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội, doanh nghiệp thương mại <br />
trở thành một bộ phận trung gian độc lập giữa sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chức năng <br />
phục vụ nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng về các loại hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân, <br />
phát hiện nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ trên thị trường và tìm mọi cách để thoả mãn nhu <br />
cầu đó. Không ngừng nâng cao trình độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để nâng cao hiệu <br />
quả kinh doanh, giải quyết tốt các mối quan hệ nội bộ doanh nghiệp và quan hệ giữa doanh <br />
nghiệp với bên ngoài. Sự thành công trong kinh doanh chỉ đến với doanh nghiệp khi doanh <br />
nghiệp biết phối hợp tốt nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kế hoạch <br />
kinh doanh là một công cụ, một yếu tố để tổ chức và quản trị các hoạt động kinh doanh của <br />
doanh nghiệp sao cho có hiệu quả. Kế hoạch kinh doanh có chức năng chủ yếu là tính toán <br />
các tiềm năng, dự kiến khai thác các khả năng có thể huy động và phối hợp các nguồn tiềm <br />
năng ấy theo những định hướng chiến lược đã định để tạo ra một cơ cấu hợp lý thúc đẩy <br />
tăng trưởng nhanh và giữ cân bằng các yếu tố trên tổng thể.<br />
<br />
Khái niệm kế hoạch bán hàng trong doanh nghiệp thương mại<br />
<br />
Doanh nghiệp thương mại khi tiến hành kinh doanh thường phải lập nhiều kế hoạch hoạt <br />
động kinh doanh trong đó cơ bản nhất là kế hoạch lưu chuyển hàng hoá.<br />
Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp thương mại là bảng tính toán tổng hợp <br />
những chỉ tiêu bán ra, mua vào và dự trữ hàng hoá đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên cơ sở <br />
khai thác tối đa khả năng có thể có của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.<br />
Trong kế hoạch lưu chuyển hàng hoá thì kế hoạch bán hàng là quan trọng nhất vì bán hàng là <br />
nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất của doanh nghiệp thương mại, là mục tiêu hoạt động <br />
kinh doanh. Vì vậy mọi hoạt động của doanh nghiệp thương mại đều phải phục vụ cho bán <br />
hàng được nhiều, được nhanh, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, giảm được chi phí bán <br />
hàng để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.<br />
Cơ sở để đảm bảo khả năng thành công của bán hàng trước hết là toàn bộ hoạt động bán <br />
hàng phải được kế hoạch hoá. Vì vậy kế hoạch bán hàng được coi là kế hoạch chủ yếu của <br />
kế hoạch kinh doanh.<br />
Vậy kế hoạch bán hàng là một văn bản trong đó người ta làm thời khoá biểu cho những hoạt <br />
động bán hàng, phân bổ tài nguyên, phương tiện vật chất, lao động, tài chính cho sản phẩm <br />
hoặc thị trường hoặc khách hàng. Kế hoạch thường có thời hạn 1 năm.<br />
Các loại kế hoạch kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại<br />
<br />
<br />
Căn cứ vào tiêu thức thời gian, kế hoạch kinh doanh bao gồm:<br />
<br />
Kế hoạch dài hạn: Nhằm xác định các lĩnh vực mà công ty sẽ tham gia, đa dạng hoá <br />
hoặc cải thiện hoạt động trên các lĩnh vực hiện tại, xác định các mục tiêu và các giải <br />
pháp dài hạn cho các vấn đề chính, đầu tư nghiên cứu phát triển, con người.<br />
Kế hoạch trung hạn: thường là 2, 3 năm nhằm phác thảo chương trình trung hạn để <br />
thực hiện kế hoạch hoá dài hạn, tức là để đảm bảo tính khả thi lĩnh vực mục tiêu, <br />
chính sách và giải pháp được hoạch định trong chiến lược đã chọn.<br />
Chương trình kế hoạch hàng năm: tuỳ theo cách tiếp cận của kế hoạch dài hạn và kế <br />
hoạch trung hạn, cách cụ thể hoá các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm có thể <br />
xác định theo chương trình hoặc các phương án kế hoạch năm. Cho dù kế hoạch năm <br />
được xác định như thế nào thì bản chất của nó là sự cụ thể hoá nhiệm vụ sản xuất <br />
kinh doanh căn cứ vào định hướng mục tiêu chiến lược và các kế hoạch trung hạn, căn <br />
cứ vào kết quả nghiên cứu điều tra các căn cứ, xây dựng kế hoạch phù hợp với điều <br />
kiện của kế hoạch năm.<br />
Kế hoạch tác nghiệp và các dự án: để triển khai các mục tiêu và hoạt động sản xuất <br />
kinh doanh các công ty cần hoạch định kế hoạch tác nghiệp và các phương án. Các kế <br />
hoạch tác nghiệp (có thể theo sản phẩm, theo lĩnh vực, theo bộ phận sản xuất hoặc <br />
theo tiến độ thời gian.....) gắn liền với việc triển khai các phương án kế hoạch còn các <br />
dự án về cải tạo hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, đào tạo nghiên cứu phát triển .... <br />
lại gắn liền với việc thực thi các chương trình đồng bộ có mục tiêu.<br />
<br />
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các loại kế hoạch hoá trong phạm vi doanh nghiệp.<br />
<br />
Kế hoạch kinh doanh kỹ thuật tài chính xã hội ở doanh nghiệp thương mại bao gồm:<br />
<br />
Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ. Đây là kế hoạch kinh doanh cơ bản của <br />
doanh nghiệp thương mại. Kế hoạch này phản ánh chức năng nhiệm vụ quan trọng <br />
nhất, đặc trưng nhất của doanh nghiệp thương mại là lưu chuyển hàng hoá từ lĩnh <br />
vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng. Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá của doanh <br />
nghiệp thương mại phản ánh toàn bộ khối lượng công việc nghiệp vụ chủ yếu của <br />
doanh nghiệp thương mại là mua vào, bán ra và dự trữ hàng hoá. Đây vừa là mục tiêu <br />
vừa là điều kiện để doanh nghiệp thương mại đạt được mục đích trong hoạt động <br />
kinh doanh. Hơn nữa các chỉ tiêu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá còn là căn cứ quan <br />
trọng để xây dựng các kế hoạch khác (kế hoạch vốn kinh doanh, kế hoạch chi phí lưu <br />
thông, kế hoạch lao động...). Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp <br />
thương mại bao gồm ba bộ phận chủ yếu sau:<br />
<br />
o Kế hoạch bán hàng: Bán hàng là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất của <br />
doanh nghiệp thương mại; là mục tiêu của hoạt động kinh doanh. Vì vậy mọi <br />
hoạt động của doanh nghiệp thương mại phải phục vụ cho việc bán hàng được <br />
nhiều, được nhanh, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, giảm được chi phí bán <br />
hàng để đạt hiệu quả kinh doanh cao.<br />
<br />
Kế hoạch bán hàng gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau.<br />
Theo hình thức bán hàng có các chỉ tiêu bán buôn, bán lẻ. Trong hình thức bán buôn theo các <br />
khâu vận động của hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng lại chia ra: bán buôn thẳng <br />
hàng hoá từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng và bán buôn tại kho, trạm, cửa hàng của doanh <br />
nghiệp. Trong hình thức bán lẻ lại chia ra: bán lẻ ở cửa hàng cố định, bán lẻ ở quầy hàng lưu <br />
động.<br />
Theo khách hàng chia ra: Bán cho đơn vị tiêu dùng trực tiếp, bán cho các tổ chức trung gian, <br />
bán qua đại lý...Ngoài ra trong hệ thống kinh doanh thương mại theo ngành hàng còn có bán <br />
điều chuyển, bán uỷ thác và xuất khẩu.<br />
Theo các khâu của kinh doanh: Có bán ở tổng công ty, công ty, bán ở kho, bán ở cửa hàng, <br />
quầy hàng cố định và lưu động.<br />
o Kế hoạch mua hàng: Mua hàng là điều kiện tiên quyết để thực hiện kế hoạch <br />
bán ra và dự trữ hàng hoá. Mua hàng đòi hỏi hàng hoá phải phù hợp với nhu cầu <br />
của khách hàng, phải mua hàng kịp thời, đúng với yêu cầu, giá cả hợp lý là yếu <br />
tố quan trọng quyết định kinh doanh có lãi. Vì vậy trong kế hoạch mua hàng <br />
phải tính toán, cân nhắc, lựa chọn các loại hàng, nguồn hàng, bạn hàng tin cậy <br />
để đảm bảo an toàn vốn kinh doanh và đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh <br />
nghiệp kỳ kế hoạch. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp thương mại có <br />
quyền tự mua, tự bán, tự lựa chọn thị trường, đối tác và các hình thức, phương <br />
thức mua bán. tuỳ theo điều kiện, phạm vi, yêu cầu kinh doanh mà doanh <br />
nghiệp có thể lựa chọn các nguồn hàng sau đây:<br />
Nguồn hàng nhập khẩu<br />
Nguồn hàng sản xuất trong nước<br />
Nguồn hàng tự khai thác chế biến<br />
Nguồn hàng liên doanh, liên kết<br />
Nguồn hàng khác (ngoài các nguồn trên)<br />
o + Kế hoạch dự trữ hàng hoá đầu kỳ và cuối kỳ:<br />
<br />
Một trong những điều kiện quan trọng bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp <br />
thương mại được liên tục và đạt hiệu quả cao là có kế hoạch dự trữ hàng hoá phù hợp. <br />
Doanh nghiệp tranh thủ cơ hội bán hàng, giao hàng nhanh, không bị đứt đoạn trong cung ứng <br />
hàng hoá. Dự trữ hàng hoá đầu kỳ và cuối kỳ là chỉ tiêu về số lượng và chất lượng, là danh <br />
điểm hàng hoá phù hợp với nhu cầu của khách hàng được tính toán và bố trí ở địa bàn phù <br />
hợp để xuất bán cho kỳ kế hoạch tiếp theo.<br />
Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ: Kế hoạch này nhằm đảm bảo nguồn nhân <br />
lực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như xây dựng chế độ đãi ngộ cho người <br />
lao động nhằm khuyến khích họ tích cực làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động, <br />
gắn bó với doanh nghiệp vì mục tiêu tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Cơ <br />
sở của kế hoạch này là nhu cầu về cán bộ quản lý các cấp xuất hiện trong mô hình tổ <br />
chức của doanh nghiệp và các nhân viên làm việc trong hệ thống cũng như quyền lợi <br />
của người lao động khi tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp bao gồm quyền lợi <br />
về vật chất, tinh thần được doanh nghiệp đáp ứng từ nhiều cách thức khác nhau.<br />
Kế hoạch tài chính tiền tệ: Bao gồm kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh; <br />
kế hoạch chi phí lưu thông; kế hoạch doanh thu và lãi lỗ; kế hoạch giá cả; kế hoạch <br />
nộp ngân sách...<br />
Kế hoạch kỹ thuật bao gồm các chỉ tiêu trang thiết bị kỹ thuật mới, các biện pháp cải <br />
tiến và áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh <br />
nghiệp.<br />
Kế hoạch vận chuyển: Bao gồm kế hoạch vận chuyển hàng hoá từ nơi mua về đến <br />
kho của doanh nghiệp thương mại và kế hoạch vận chuyển hàng hoá tới tay khách <br />
hàng của doanh nghiệp. Kế hoạch này xác định xem là doanh nghiệp sẽ thực hiện việc <br />
vận chuyển hàng hoá từ nơi mua về kho hay là do doanh nghiệp cung ứng làm, doanh <br />
nghiệp thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hoá cho khách hàng hay là khách hàng tự <br />
vận chuyển. Trong trường hợp doanh nghiệp đảm nhận việc vận chuyển thì doanh <br />
nghiệp phải thiên về việc mở rộng bộ phận vận tải hay quyết định thuê vận chuyển.<br />
Kế hoạch hoá kho tàng: Tạo ra cơ sở cho các quyết định dự trữ dài và ngắn hạn. Các <br />
quyết định dài hạn đề cập trước hết đến việc lựa chọn địa điểm kho tàng, vấn đề <br />
hình thành và tổ chức kho tàng. Các quyết định kho tàng như thế mang đặc điểm chỉ <br />
một lần quyết định cho cả một thời kỳ dài. Các quyết định ngắn hạn đề cập đến số <br />
lượng lưu kho và thời gian lưu kho trung bình.<br />
Vai trò của kế hoạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp<br />
<br />
Trong lao động hiệp tác, điều kiện để phối hợp tốt nhất hành động của mọi bộ phận, cá <br />
nhân trong doanh nghiệp ở bất cứ thời điểm nào là phải xác định trước mục tiêu, nhiệm vụ <br />
cụ thể mang tính thống nhất cho toàn doanh nghiệp cũng như cho mỗi bộ phận, cá nhân đó. <br />
Như thế xác định trước mục tiêu chính là một điều kiện không thể thiếu của hoạt động hiệp <br />
tác có hiệu quả. Thông thường ở mọi thời kỳ phát triển của mình doanh nghiệp cũng như các <br />
bộ phận, cá nhân bên trong đều đứng trước rất nhiều mục tiêu và cách thức hành động khác <br />
nhau. Vấn đề được đặt ra là doanh nghiệp sẽ lựa chọn các mục tiêu nào trong số rất nhiều <br />
mục tiêu cần đạt và doanh nghiệp sẽ chọn con đường đi nào trong số rất nhiều con đường có <br />
thể để đạt tới mục tiêu.<br />
Việc xác định trước các mục tiêu và cách thức hành động có thể (thường được gọi là phương <br />
án kế hoạch) để từ đó lựa chọn một phương án kế hoạch tối ưu cho toàn doanh nghiệp cũng <br />
như các bộ phận cá nhân bên trong doanh nghiệp được gọi là công tác xây dựng kế hoạch <br />
hay công tác hoạch định. Như thế xây dựng kế hoạch là việc xác định trước mục tiêu cũng <br />
như các giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp và mọi bộ phận bên trong doanh nghiệp hướng <br />
theo mục tiêu đã xác định. Với ý nghĩa đó xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của chu trình <br />
quản trị doanh nghiệp và làm cơ sở để tiến hành các hoạt động quản trị khác như tổ chức lực <br />
lượng phối hợp, điều khiển và kiểm tra.<br />
Trong phạm vi doanh nghiệp, kế hoạch là chức năng đầu tiên và quan trọng của quản lý <br />
doanh nghiệp. Theo Henry Foyol “Doanh nghiệp chỉ thu được kết quả khi nó được hướng <br />
dẫn bởi một chương trình hoạt động, một kế hoạch nhất định nhằm xác định rõ: sản xuất <br />
cái gì? sản xuất bằng cách nào? Bán cho ai? Với nguồn tài chính nào?”.<br />
Trước kia trong cơ chế bao cấp, các chỉ tiêu kế hoạch được các cơ quan cấp trên giao xuống <br />
theo nhiệm vụ của từng ngành, do đó thường không sát với thực tế của doanh nghiệp, trong <br />
quá trình thực hiện phải có sự điều chỉnh mới có thể thực hiện được, làm cho vai trò của kế <br />
hoạch bị hạ thấp trong quản lý doanh nghiệp. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang “cơ <br />
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Đại Hội <br />
Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986) mới thực sự tạo ra môi trường cho kế hoạch hoạt <br />
động, nghĩa là kế hoạch phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, khả năng thực tế của doanh <br />
nghiệp và trong điều kiện pháp luật cho phép. Xuất phát từ những cơ sở này, kế hoạch thực <br />
sự trở thành công cụ quản lý quan trọng nhằm xác định nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các <br />
bộ phận và các cá nhân trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.<br />
Xét một cách cụ thể, với vai trò là công cụ quản lý, vai trò của kế hoạch được thể hiện trên <br />
các mặt cơ bản sau:<br />
Thứ nhất: Trong lĩnh vực kinh doanh, kế hoạch tạo ra thế chủ động (tức là tạo ra một <br />
sự định hướng). Chủ động khai thác mọi nguồn khả năng tiềm tàng về vốn, máy móc <br />
thiết bị, lao động hiện có, chủ động trong việc mua sắm hàng hoá, trong việc đổi mới <br />
thiết bị và công nghệ, chủ động trong việc liên doanh và hợp tác kinh doanh với các <br />
đối tác khác, chủ động trong việc tìm thị trường tiêu thụ, thị trường nguyên vật liệu <br />
đầu vào.....<br />
Thứ hai: Kế hoạch là công cụ đắc lực trong việc nỗ lực của các thành viên trong <br />
doanh nghiệp sẽ biết được “con thuyền” đến đích đã định. Nếu thiếu kế hoạch, doanh <br />
nghiệp như một con thuyền không có bánh lái chỉ biết đi lòng vòng.<br />
Thứ ba: Kế hoạch có thể giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí. Kế <br />
hoạch không chỉ đơn thuần là các mục tiêu, là những hướng đi của doanh nghiệp mà <br />
nó còn thể hiện các cách để đạt mục tiêu đó. Kế hoạch chỉ ra trách nhiệm và nhiệm <br />
vụ của từng cá nhân, từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh, do vậy <br />
hiện tượng chồng chéo, lãng phí được giảm đến mức thấp nhất góp phần đem lại <br />
hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.<br />
Thứ tư: Kế hoạch có thể làm giảm tính bất ổn định cho doanh nghiệp. Trong quá trình <br />
xây dựng kế hoạch các nhà quản lý buộc phải nhìn về phía trước, dự đoán những thay <br />
đổi của nội bộ doanh nghiệp cũng như của môi trường kinh doanh, cân nhắc những <br />
ảnh hưởng của chúng và đưa ra những ứng phó thích hợp.<br />
Thứ năm: Kế hoạch thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm <br />
tra, kiểm soát trong doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp mà không biết rõ phải đạt <br />
tới cái gì và đạt được bằng cách nào thì đương nhiên không thể xác định liệu nó đã <br />
thực hiện được mục tiêu hay chưa và cũng không có những biện pháp điều chỉnh kịp <br />
thời khi có những lệch lạc xảy ra. Vì vậy, không có kế hoạch thì cũng không có kiểm <br />
tra.<br />
Tóm lại: Chức năng kế hoạch là chức năng đầu tiên, là xuất phát điểm của mọi quá trình <br />
quản lý trong doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh, trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh <br />
doanh của doanh nghiệp mà không có kế hoạch hoặc chất lượng của kế hoạch không cao thì <br />
không bao giờ đạt hiệu quả cao. Việc vạch ra các kế hoạch hiệu quả là chiếc chìa khóa vàng <br />
đem lại thành công cho doanh nghiệp.<br />
Ý nghĩa của việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoá ở doanh nghiệp thương mại.<br />
<br />
Kinh doanh là quá trình đầu tư tiền của, sức lao động vào lĩnh vực nào đó để kiếm lời. Doanh <br />
nghiệp thương mại chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi nó thực hiện hành vi kinh doanh <br />
thương mại, nó làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng, nó thực hiện <br />
chức năng phục vụ nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng về các loại hàng hoá và dịch vụ trong <br />
nền kinh tế quốc dân.<br />
Kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, nó quyết định việc mở rộng <br />
và phát triển của doanh nghiệp. Muốn kinh doanh tốt thì phải làm tốt công tác lập kế hoạch <br />
kinh doanh và thực hiện tốt kế hoạch đó trong đó có kế hoạch bán hàng, có thế doanh nghiệp <br />
mới có thể hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà doanh nghiệp đề ra và biết được khả năng của bản <br />
thân:<br />
Kế hoạch kinh doanh bảo đảm cho doanh nghiệp chủ động ứng phó với những biến <br />
động của thị trường.<br />
Kế hoạch kinh doanh bảo đảm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực<br />
Kế hoạch kinh doanh là một công cụ chủ yếu để quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất <br />
kinh doanh, là đòn bẩy quan trọng để khai thác mọi khả năng tiềm tàng nhằm mục tiêu <br />
sử dụng một cách hợp lý nhất toàn bộ giá trị tài sản của nhà nước giao để phát triển <br />
sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả <br />
kinh tế xã hội và cải thiện từng bước đời sống cán bộ công nhân viên.<br />
Kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa quan trọng góp phần vào việc làm cho quá trình kinh <br />
doanh diễn ra liên tục, có hiệu quả nhờ có kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp chủ <br />
động mua bán, kí kết các hợp đồng kinh tế. Mặt khác nhờ lập kế hoạch kinh doanh mà <br />
doanh nghiệp mới biết tình hình kinh doanh của mình so với kế hoạch đã được chưa <br />
để có hướng phấn đấu.<br />
Lập kế hoạch kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu thị trường <br />
và chiếm lĩnh thị trường, bằng việc sử dụng các phương thức thị trường, giá bán, giá mua <br />
hợp lý, tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nguồn hàng, tổ chức tốt hoạt <br />
động xúc tiến, quảng cáo, yểm trợ bán hàng cho doanh nghiệp có thể tạo ra các ưu thế trong <br />
cạnh tranh, mở rộng thị trường hiện tại và chiếm lĩnh các thị trường mới. Thông qua kế <br />
hoạch kinh doanh khuyến khích các nhà lãnh đạo thường xuyên suy nghĩ đến triển vọng của <br />
công ty, nó xây dựng các chỉ tiêu hoạt động để sau này làm căn cứ kiểm tra, đánh giá buộc <br />
công ty phải xác định rõ phương hướng mục tiêu kinh doanh, chiến lược kinh doanh cụ thể, <br />
nó bảo đảm cho công ty có khả năng đối phó với những biến động bất ngờ, nó thể hiện cụ <br />
thể hơn mối quan hệ qua lại giữa chức trách nhiệm vụ của tất cả những người có trách <br />
nhiệm trong công ty.<br />
Trong thời kỳ bao cấp việc xây dựng kế hoạch mang tính pháp lệnh cứng nhắc, không linh <br />
hoạt, khó có khả năng thực thi hoặc không hiệu quả. Còn kế hoạch trong thời kỳ này là kế <br />
hoạch phát triển rất linh hoạt, mềm dẻo không mang tính cưỡng chế mà chủ yếu là mang <br />
tính thuyết phục. Vì vậy kế hoạch kinh doanh thích ứng được với những biến động của môi <br />
trường kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh là công cụ quản lý có hiệu quả của doanh nghiệp, <br />
là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên công ty, có tác dụng làm <br />
giảm tính bất ổn trong doanh nghiệp, giảm sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí, lập <br />
kế hoạch thiết lập lên các chỉ tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra. Như vậy việc <br />
lập kế hoạch có khả năng thực thi luôn là chìa khoá vàng cho việc thực hiện một cách hiệu <br />
quả những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.<br />
Tóm lại kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, nó ảnh hưởng đến thành công hay thất <br />
bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, có lập kế hoạch kinh doanh <br />
thì doanh nghiệp mới có khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường và chủ động đối phó với <br />
những diễn biến phức tạp để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh hợp lý nhằm phục vụ nhu cầu <br />
khách hàng một cách hợp lý, đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần <br />
chú trọng hơn công tác lập kế hoạch, có thể thành lập riêng một đội ngũ chuyên lập kế <br />
hoạch sao cho hợp lý và chính xác, tạo tiền đề vững chắc thực sự cho công tác kế hoạch <br />
hàng hoá dịch vụ.<br />
Kế hoạch bán hàng với tư cách là một khâu trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nên <br />
nó có đầy đủ tất cả các vai trò của kế hoạch kinh doanh mặt khác do “bán hàng là một bước <br />
nhảy nguy hiểm chết người” nên làm thế nào để bán được hàng là một vấn đề mà các doanh <br />
nghiệp đặc biệt quan tâm. Kế hoạch bán hàng được xây dựng nhằm thực hiện hoạt động bán <br />
hàng một cách hiệu quả do đó kế hoạch bán hàng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ <br />
thống các kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp thương mại phải lập. Kế hoạch bán hàng <br />
nếu được xây dựng đầy đủ, khả thi thì các mục tiêu đề ra cho hoạt động bán hàng trong kỳ <br />
kế hoạch sẽ được thực hiện. Nếu kế hoạch mua hàng, dự trữ được lập đúng, đủ nhưng việc <br />
lập kế hoạch bán hàng không bám sát các nhu cầu của khách hàng, không phù hợp với tiềm <br />
lực của doanh nghiệp thì các kế hoạch kia dù có chuẩn xác đến bao nhiêu thì mục tiêu cuối <br />
cùng là doanh thu và lợi nhuận cũng không đạt được. Kết quả bán hàng phản ánh kết quả <br />
hoạt động kinh doanh, phản ánh sự đúng đắn về mục tiêu của chiến lược kinh doanh, phản <br />
ánh sự nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời thể hiện trình độ tổ <br />
chức, năng lực điều hành, tỏ rõ thế và lực của doanh nghiệp thương mại trên thị trường<br />
Vì vậy kế hoạch bán hàng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đây là kế hoạch quan <br />
trọng nhất trong hệ thống các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.<br />