intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài viết "Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp", tác giả làm rõ hơn sự hình thành kế toán trách nhiệm, các quan điểm khác nhau về kế toán trách nhiệm, phân loại kế toán trách nhiệm, đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm, nội dung, vai trò, các yếu tố và tác động của kế toán trách nhiệm đến thành quả của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp

  1. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ngô Thế Chi* 1 TÓM TẮT: Nền kinh Việt Nam đang có sự phát triển khá nhanh và ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Song, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới những năm qua. Vì thế, để có sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng thì ngoài việc nhà nước điều chỉnh chính sách vĩ mô phù hợp, các doanh nghiệp phải có được hệ thống công cụ quản lý hữu hiệu phục vụ cho việc ra các quyết định kịp thời, linh hoạt trong quá trình SXKD.Một trong những công cụ quản lý có thể coi là hữu hiệu nhất đối với các doanh nghiệp, đó là kế toán quản trị (KTQT), trong đó, kế toán trách nhiệm (KTTN) là một bộ phận quan trọng. Tuy nhiên, KTTN là một nội dung còn mới đối với các doanh nghiệp nước ta, vì thế cần được nghiên cứu về lý luận để có thể áp dụng vào thực tiễn tốt nhất. Trong phạm vi bài viết này, tác giả làm rõ hơn sự hình thành KTTN, các quan điểm khác nhau về KTTN, phân loại KTTN, đối tượng sử dụng thông tin KTTN, nội dung, vai trò, các yếu tố và tác động của kế toán trách nhiệm đến thành quả của doanh nghiệp. Từ khóa: Kế toán trách nhiệm; doanh nghiệp Việt Nam; quan điểm; Abstract: Economic responsibility audit (ERA) by The State Audit of China (CNAO) is a special stype of the history of international audit. It is a great dedication of The State Audit of China. ERA is the work based on legal provisions conducted surveillance, assessment and appraisal of the implementation of economic responsibility of the leader of state enterprises and the leader of government departments and other agencies. Thus, the object of ERA is mainly “human”. With the experience of CNAO and the real situation in Vietnam, ERA is the major tasks of the SAV in the fight against corruption and wastefulness in the near future. Keywords: economic responsibility audit 1. SỰ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP Bất kể quốc gia nào trong quá trình phát triển nền kinh tế, con người luôn luôn tìm mọi cách để quản lý tốt, nâng cao hiệu quả SXKD. Các doanh nghiệp, trong quá trình phát triển của mình luôn tìm những công cụ quản trị hợp lý và có hiệu lực nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Từ đó, lần lượt các công cụ quản trị được hình thành và phát triển, hoàn thiện dần để phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Hạch toán kế toán ra đời và trở thành một trong những công cụ quản trị đắc lực cho nhà quản trị doanh nghiệp. Sự phát triển của hạch toán kế toán ngày càng cao, dẫn đến việc ứng dụng vào thực tế quản trị doanh nghiệp ngày càng hiệu quả và phù hợp. Ngược lại, chính sự phát triển của các doanh nghiệp đòi hỏi kéo theo sự phát triển của các công cụ quản trị, trong đó có kế toán. Để phát triển doanh nghiệp, tất yếu các nhà quản trị cần thiết phải có sự phân cấp và phân quyền quản lý theo các cấp độ khác nhau. Xuất phát từ đó, một loại kế toán mới được hình thành, đó là kế toán được sử dụng * Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán.
  2. 794 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION cho nhà quản trị nhằm kiểm soát mọi hoạt động của quá trình SXKD. Loại kế toán này gọi là kế toán quản trị. Song, loại kế toán này gắn với trách nhiệm của nhà quản trị các cấp nên được gọi là kế toán trách nhiệm. Như vậy, cơ sở hình thành kế toán trách nhiệm cũng như điều kiện để áp dụng KTTN là sự phân cấp, phân quyền trong doanh nghiệp. Có thể nói rằng, nếu doanh nghiệp không có sự phân cấp, phân quyền thì khó có thể áp dụng KTTN. Vì thế, cấp, phân quyền quản lý vừa là tiền đề vừa là động lực thúc đẩy sự hình thành và áp dụng kế toán trách nhiệm. Khi một doanh nghiệp phát triển về quy mô, đòi hỏi sự phân cấp, phân quyền ngày càng trở nên cần thiết nhằm đảm bảo cho công tác quản trị của nhà quản lý càng được sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Sự phân cấp, phân quyền của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý theo năng lực chuyên môn nhất định và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của từng cấp quản trị cũng như của từng người quản trị riêng biệt và thậm trí của từng người lao động trong doanh nghiệp. Theo đó, hoạt động quản trị doanh nghiệp thường sử dụng hai phương pháp quản lý để đưa ra quyết định kinh doanh tối ưu, đó là ra quyết định tập trung và ra quyết định phân quyền. Các nhà quản trị cấp cao nhất được quyền ra các quyết định tập trung, là những quyết định liên quan đến công việc quản lý toàn doanh nghiệp, các nhà quản trị cấp thấp hơn có nhiệm vụ thực hiện các quyết định đó trên tinh thần chủ động, sáng tạo và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các quyết định thực thi nhiệm vụ của mình. Nói cách khác, trong doanh nghiệp phân cấp, phân quyền gồm nhiều đơn vị/bộ phận được giao những nhiệm vụ khác nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của toàn doanh nghiệp. Các đơn vị/bộ phận này có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trên tinh thần tự chủ, chủ động, sáng tạo và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo doanh nghiệp về những hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đối với những doanh nghiệp có quy mô không lớn, nhà quản trị cấp cao có thể vừa lập kế hoạch vừa điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. Song, khi quy mô của doanh nghiệp phát triển mở rộng hơn thì khối lượng công việc quản lý cũng ngày càng nhiều và phức tạp hơn, khi đó cần phải có sự phân cấp, phân quyền nhằm giao bớt công việc quản lý cụ thể cho từng cấp quản trị để công tác quản trị doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất. Như vậy, phân cấp, phân quyền trong quản lý là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển mở rộng quy mô và đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của bất kể doanh nghiệp nào. Điều này luôn đúng và trở thành lý luận nền tảng của sự phát triển nền kinh tế. Phân cấp, phân quyền trong quản trị doanh nghiệp có nhiều ưu điểm, song cũng có những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, chỉ có thể phân cấp, phân quyền trong quản trị doanh nghiệp mới có thể phát huy được thế mạnh về tự chủ, tự sáng tạo của mỗi đơn vị/bộ phận và người lao động. Đó cũng chính là tiền đề tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp phát triển một cách bền vững thì từng đơn vị/bộ phận, từng nhà quản trị các cấp phải phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhà quản trị cấp cao phải thường xuyên giám sát, kiểm tra, phân tích đánh giá kết quả của mọi hoạt động xảy ra trong các đơn vị/bộ phận thuộc doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung toàn doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích đánh giá nguyên nhân của việc hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch/dự toán của từng đơn vị/ bộ phận. Từ đó, xem xét trách nhiệm quản lý của từng nhà quản trị cấp thấp hơn đứng đầu của một đơn vị/bộ phận. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần có một hệ thống chuyên cung cấp thông tin cho hoạt động kiểm tra, đánh giá thành quả hoạt động của các đơn vị/bộ phận cũng như năng lực quản lý của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Đó chính là kế toán trách nhiệm, “ trong đó mỗi nhà quản trị phải chịu trách nhiệm về các hoạt động do mình kiểm soát và đo lường thành quả của các nhà quản trị đã đạt được. Mục đích của kế toán trách nhiệm là thiết lập, báo cáo mối quan hệ và nguyên nhân, ảnh hưởng của các hoạt động do các nhà quản trị thực hiện cũng như kết quả tài chính và phi tài chính của các hoạt động này” [ 8 ]
  3. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 795 1.2. Một số quan điểm về kế toán trách nhiệm Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về KTTN. Trong phạm vi bài viết này, tác giả nêu ra và phân tích một số khái niệm cụ thể của một số tác giả trong và ngoài nước về KTTN, từ đó đưa ra quan điểm riêng. -Từ năm 1952 John A Higgins [ 6 ] đã nghiên cứu về KTTN và cho rằng KTTN là công cụ để kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả hoạt động cho từng cá nhân, xác định trách nhiệm của người đứng đầu một tổ chức. Hệ thống này được thiết kế cho tất cả các cấp quản lý trong tổ chức/đơn vị. -Tác giả Joseph. P. Vogel (1962) đã nghiên cứu và đề cập đến việc xây dựng và thiết lập KTTN trong doanh nghiệp, Ông cho rằng tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà KTTN được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức và phân cấp qunr lý của mỗi doanh nghiệp. KTTN phải được xây dựng và thiết lập dựa trên phân cấp quản lý nhằm thu thập được thông tin thực hiện kiểm soát hoạt động kinh doanh của từng bộ phận, trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho nhà quản lý để ra các quyết định một cách có hiệu quả -Tác giả Joseph. P. Vogel ( 1962) đã nghiên cứu và đề cập đến việc xây dựng và thiết lập KTTN trong doanh nghiệp, Ông cho rằng tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà KTTN được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức và phân cấp qunr lý của mỗi doanh nghiệp. KTTN phải được xây dựng và thiết lập dựa trên phân cấp quản lý nhằm thu thập được thông tin thực hiện kiểm soát hoạt động kinh doanh của từng bộ phận, trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho nhà quản lý để ra các quyết định một cách có hiệu quả. -Năm 1997, nhóm tác giả Anthny A.Athinson, Rajiv.D.Banker, Robert S và S.mark Young quan điểm KTTN là một bộ phận của hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các thông tin liên quan đến chi phí, thu nhập, kết quả hoạt động của từng bộ phận mà họ có trách nhiệm kiểm soát. Tính kiểm soát còn được các tác giả Prof.B .Venkat Rathnam và Prof.K.Raj Reddy thể hiện qua khái niệm về KTTN: KTNN là một hệ thống kiểm soát của nhà quản lý được dựa trên những nguyên tắc về ủy quyền, phê chuẩn và xác định trách nhiệm. Sự ủy quyền được giao đến từng trung tâm trách nhiệm, nhà quản lý phải chịu trách nhiệm theo từng phân khu, chi nhánh hay phòng ban trong doanh nghiệp. - Theo nhóm tác giả Jerry J.Weygandt, Paul D, Kimmet, Donald E.Kieso (2008), KTTN là một bộ phận của kế toán quản trị, nó liên quan đến việc tích lũy, báo cáo về thu nhập và chi phítreen cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết định trong hoạt động hàng này về các vấn đề đó. Chỉ cần thông qua việc kiểm soát chi phí, nhà quản lý có thể điều hành tổ chức một cách có hiệu quả. - James R Martin định nghĩa: “ KTTN là hệ thống kế toán cung cấp thông tin và kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong tổ chức. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận đều có quyền và trách nhiệm riêng biệt”. [ 5 ] Với quan điểm này, tác giả đã dựa trên cơ sở phân chia một tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm, các bộ phận được giao quyền để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó. Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên sự phân cấp và đòi hỏi cấp trên phải theo dõi và đánh giá kết quả của các cấp dưới. Theo đó, doanh nghiệp sẽ bao gồm các trung tâm trách nhiệm như trung tâm chinhs gồm trung tâm chế tạo, sản xuất, trung tâm tiếp liệu, trung tâm bán hàng và các trung tâm phụ chủ yếu cung cấp lao vụ phục vụ cho hoạt động của trung tâm chính, gồm trung tâm hành chính, quản trị, tài chính… -Theo Meda,ibrahim (2003) trong cuốn sách“ System of responsibilyty accouting in the jordanian Shareholding companies” thì kế toán trách nhiệm là phương pháp quản trị nhằm thiết kế hệ thống kế toán để kiểm soát các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua mối quan hệ trực tiếp giữa báo cáo kế toán với người đứng đầu của một bộ phận hay các trung tâm được phân quyền. Hệ thống kế toán này cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả của mỗi nhà quản lý các cấp trong doanh nghiệp.
  4. 796 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION - Nhóm tác giả Clive R. Emmanuel, David. T. Otley, KennethA. Merchant đã có quan điểm về KTTN như sau: KTTN là việc thu thập và báo cáo những thông tin tài chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức. Theo quan điểm này, KTTN được xem xét từ chi phí, thu nhập, lợi nhuận đến những người chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu đó. KTTN phù hợp với các tổ chức mà ở đó, nhà quản lý cấp cao thực hiện chuyển giao quyền ra quyết định cho các cấp dưới. - Tác giả Nguyễn Hữu Phú, Trong luận án tiến sỹ của mình cho rằng “ Kế toán trách nhiệm được coi là một trong những công cụ tài chính hữu ích cho việc kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Việc chú ý nội dung kế toán trách nhiệm sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tối đa nguồn lực hiện có và phát triển một cách bền vững” [ 9 ] - Tác giả Nguyễn Thái An, Đại học Công nghệ giao thông vận tải cho rằng “ KTTN là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc về phạm vi quản lý của mình. Họ phải xác định đánh giá và báo cáo cho tổ chức, thông qua đó cấp quản lý cao hơn sử dụng những thông tin này để đánh giá thành quả trong tổ chức” [ 1 ]. Trên một góc độ khác, các tác giả này còn cho rằng “ KTTN là một công cụ để đo lường về kết quả hoạt động của khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau” [ 1 ] Tùy thuộc vào đặc điểm cơ cấu tổ chức, mức độ phân cấp quản lý và mục tiêu của nhà quản trị doanh nghiệp mà chia ra thành các trung tâm trách nhiệm tương ứng. Mỗi trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức được toàn quyền kiểm soát các hoạt động của trung tâm mình như quản lý về chi phí, doanh thu và các khoản đầu tư. Các trung tâm trách nhiệm tạo ra mối quan hệ liên hoàn trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Như vậy, hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về KTTN. Mỗi quan niệm đều thể hiện ở một góc độ khác nhau. Theo tác giả, kế toán trách nhiệm là một bộ phận của KTQT, dựa trên cơ sở phân cấp, phân quyền cho các nhà quản trị, các bộ phận/đơn vị trong doanh nghiệp sử dụng tổng hợp các phương pháp kế toán chi phí và phương pháp đánh giá thành quả để đo lường, đánh giá thành quả đạt được nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính và phi tài chính cho nhà quản trị các cấp, qua đó kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu đề ra. 1.3. Phân loại kế toán trách nhiệm Trong cuốn sách “ Management Acounting…(2005) ”, tác giả Hansen và MoWen cho rằng kế toán trách nhiệm gồm 3 loại, đó là: (1). Kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng; (2). Kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động và (3). Kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược [ 3 ]. + Kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng là KTTN thực hiện việc phân bổ trách nhiệm đến các bộ phận/đơn vị trong doanh nghiệp. Loại kế toán này căn cứ vào các chỉ số tài chính để đo lường thành quả của các bộ phận/đơn vị. Đối với loại kế toán trách nhiệm dựa theo chức năng phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng loạt sản phẩm trong môi trường ổn định, áp lực cạnh tranh thấp, quy trình sản xuất giản đơn. Vì lẽ đó, loại KTTN dựa trên chức năng rất hạn chế cho việc áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay, bởi môi trường kinh doanh hiện nay theo cơ chế thị trường, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao và môi trường kinh doanh thường có biến động. Bởi vậy, cần phải có một loại kế toán phù hợp hơn với môi trường kinh doanh hiện nay. + Kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động là loại KTTN dựa trên hoạt động phân bổ trách nhiệm đến quá trình quản lý, quy trình sản xuất kinh doanh. Loại kế toán này vừa căn cứ vào các chỉ số tài chính,
  5. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 797 vừa căn cứ vào các chỉ số phi tài chính, đồng thời chú trọng cả về mặt tài chính, cả về mặt quy trình để đo lường thành quả của các bộ phận/đơn vị. KTTN thuộc loại này được áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, sản phẩm và quy trình luôn luôn được cải tiến, đổi mới; áp lực cạnh tranh cao, mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp đa dạng. Vì thế, loại KTTN này phù hợp với môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay. Như vậy, kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động thực chất là kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng được bổ sung thêm khía cạnh quy trình vào khía cạnh tài chính. Nếu như KTTN dựa trên chức năng chỉ căn cứ vào chỉ số tài chính để đo lường thành quả thì KTTN dựa trên hoạt động sử dụng cả chỉ số tài chính và chỉ số phi tài chính để đo lường thành quả. Tuy nhiên, KTTN loại này chưa đem lại cho nhà quản trị một tầm nhìn mang tính chiến lược dài hạn. Bởi vậy, cần phát triển KTTN hoạt động theo định hướng chiến lược và xác định mục tiêu rõ ràng nhằm cung cấp cho nhà quản trị một tầm nhìn xa hơn, tổng quát hơn và mang tính chiến lược dài hạn trong sản xuất kinh doanh. + Kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược là loại KTTN chuyển chiến lược của doanh nghiệp thành mục tiêu kinh doanh và các thước đo đánh giá thành quả. Loại KTTN này sử dụng chỉ số tài chính và phi tài chính để đo lường thành quả trên cơ sở căn cứ vào chiến lược định hướng và tầm nhìn tổng thể của doanh nghiệp. Việc áp dụng KTTN chiến lược là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế thị trường ngày càng phát triển nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt cả trong và ngoài nước. 1.4. Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm là một bộ phận quan trọng của kế toán quản trị. Do đó, thông tin của KTTN được các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp sử dụng nhằm kiểm soát chi phí, doanh thu và lợi nhuận, đồng thời đánh giá trách nhiệm quản trị của các bộ phận cấu thành từng cấp quản lý hay từng trung tâm trách nhiệm cụ thể. Thông qua đó, tạo nên cho nhà quản trị các cấp một trách nhiệm và tinh thần tự chủ, sáng tạo trong hoạt động của mình nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. + Đối với nhà quản trị cấp cao: Bất kể loại hình doanh nghiệp nào thì nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp đều có trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý và điều hành toàn bộ các bộ phận/trung tâm trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần sử dụng các thông tin của KTNN cung cấp, nhằm mục đích hệ thống hóa các công việc của từng bộ phận/ trung tâm, trên cơ sở đó thiết lập được hệ thống chỉ tiêu đánh giá đối với từng trung tâm một cách hợp lý nhất. Từ đó, phục vụ cho việc quản lý điều hành chung toàn doanh nghiệp bằng các quyết định tối ưu nhất. Trên cơ sở các kế hoạch giao cho từng bộ phận/trung tâm theo từng kỳ kinh doanh và các thông tin thực tế thu thập được bởi hệ thống kế toán trách nhiệm cung cấp, nhà quản trị cấp cao có thể phân tích đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch ở từng bộ phận/trung tâm. Qua đó, xác định thành quả cũng như trách nhiệm của các nhà quản trị ở các bộ phận/trung tâm trực thuộc doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở để giao nhiệm vụ kế hoạch cho kỳ kinh doanh tới. 1.4.1. Đối với nhà quản trị cấp trung: Kế toán trách nhiệm cung cấp các thông tin cho việc thực hiện các chức năng kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý. Nhà quản trị cấp trung có thể sử dụng thông tin do KTTN cung cấp để phân tích, đánh giá chi tiết về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và các khoản đầu tư của từng bộ phận/trung tâm. Trên cơ sở đó, phát hiện những khâu yếu, những khả năng tiềm tàng chưa được khai thác để có biện pháp khắc phục và điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị vốn, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.
  6. 798 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1.4.2. Đối với nhà quản trị cấp thấp: Có thể hiểu nhà quản trị cấp thấp là những người trực tiếp có trách nhiệm thực hiện một trong những nhiệm vụ của một bộ phận/trung tâm phù hợp với bộ phận/trung tâm được giao quyền và trách nhiệm thuộc hệ thống toàn doanh nghiệp. Nhà quản trị cấp thấp sử dụng thông tin do KTTN cung cấp nhằm kết nối với mục tiêu chung của doanh nghiệp, sao cho mỗi bộ phận/trung tâm có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình SXKD của toàn doanh nghiệp. Các nhà quản trị ở mỗi bộ phận/TTTN trong việc tổ chức hệ thống kế toán để cung cấp thông tin, trước hết cho công việc quản trị của mình ở mỗi bộ phận/trung tâm độc lập. Ví dụ trung tâm mua hàng có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp đầy đủ hàng hóa, vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thấp nhất, nghĩa là mang lại cho bộ phận này thành quả cao nhất; bộ phận hay trung tâm chi phí có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát chi phí thông qua việc lập dự toán, thu thập số liệu thực hiện về chi phí để phân tích đánh giá mức độ tiết kiệm chi phí…. 1.5. Vai trò kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Là một trong những công cụ hữu hiệu, giúp nhà quản trị trong việc điều hành toàn bộ hoạt động SXKD để đạt được mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp, KTTN thể hiện vai trò sau đây: + Kế toán trách nhiệm đo lường chi phí, doanh thu và lợi nhuận liên quan đến các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp; thực hiện phân bổ các khoản chi phí, doanh thu nhằm lập kế hoạch/dự toán và đánh giá thành quả của các nhà quản trị các cấp. Qua đó, cung cấp thông tin tin cậy cho nhà quản trị ra quyết định kiểm soát chi phí, doanh thu và lợi nhuận. + Kế toán trách nhiệm đánh giá thành quả của các bộ phận/đơn vị từ cấp cơ sở đến cấp cao nhất trong doanh nghiệp bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn đo lường thành quả ở các cấp quản trị khác nhau thông qua các báo cáo kế toán trách nhiệm. Qua đó, nhà quản trị có những giải pháp tốt nhất nhằm điều chỉnh quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn. + Kế toán trách nhiệm tạo điều kiện cho các bộ phận/đơn vị cũng như người lao động hiểu rõ hơn về bản chất của chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp theo nguyên tắc trách nhiệm, phân cấp, ủy quyền từ các nhà quản trị cấp cao đến các nhà quản trị cấp dưới; giúp các nhà quản trị quan tâm và có trách nhiệm hơn với những quyết định của họ trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. + Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dự toán một cách chi tiết, đồng thời nắm được chi phí thực tế phát sinh ở các trung tâm trách nhiệm. Trên cơ sở đó, giúp nhà quản trị kiểm soát được phí phí phát sinh nhằm tối thiểu hóa chi phí, nâng cao doanh thu và đạt lợi nhuận mục tiêu. + Kế toán trách nhiệm giúp các nhà quản trị trong doanh nghiệp thiết lập một hệ thống tiền lương, tiền thưởng hợp lý, khuyến khích những người làm tốt trong doanh nghiệp. + Kế toán trách nhiệm giúp các nhà quản trị các cấp xác định rõ trách nhiệm của mình đối với nhà quản trị cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; giúp cho nhà quản trị cấp dưới chủ động, sáng tạo trong việc ra các quyết định kinh doanh, các nhà quản trị cấp cao có điều kiện tập trung vào các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. 1.6. Các yếu tố của kế toán trách nhiệm Khi quy mô hoạt động của doanh nghiệp tăng lên, phát triển nhiều loại hoạt động khác nhau, khi đó nhà quản trị không thể kiểm soát tốt nhiều hoạt động hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong doanh nghiệp. Điều đó tất yếu hình thành các TTTN để phân quyền trong quản lý. TTTN có thể là một pháp nhân hoặc không phải là một pháp nhân. Các TTTN này có thể thực hiện một hay nhiều mục tiêu nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục
  7. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 799 tiêu chung. Như vậy, có thể nói, yếu tố của KTTN gồm các TTTN. Các trung tâm này là một đơn vị/bộ phận trong doanh nghiệp, ở đó các nhà quản trị bộ phận phải chịu hoàn toàn về kết quả hoạt động của mình đối với các nhà quản trị cấp cao hơn. Như vậy, sự phân cấp, phân quyền trong doanh nghiệp sẽ tạo thành hệ thống các TTTN tương ứng. Các trung tâm này là cốt lõi của hệ thống KTTN. Mỗi trung tâm trách nhiệm này có nhiệm vụ độc lập và khác nhau bởi chức năng của nó nhưng lại có mối quan hệ ràng buộc nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chung toàn doanh nghiệp. Mỗi TTTN có nhà quản trị đứng đầu, thực hiện nhiệm vụ lập các dự toán và triển khai thực hiện dự toán, lập báo cáo thành quả và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của TTTN đó. 1.6.1. Nếu xét theo quy trình sản xuất kinh doanh thì KTTN gồm có 2 loại trung tâm trách nhiệm, đó là trung tâm chính và trung tâm phụ. * Trung tâm chính: Là các trung tâm hoạt động và thực hiện các chức năng chủ yếu của doanh nghiệp. Tùy theo lĩnh vực kinh doanh mà tên gọi, chức năng của các trung tâm này khác nhau như: + Trung tâm tiếp liệu (đối với doanh nghiệp sản xuất) trung tâm mua hàng (đối với doanh nghiệp thương mại). Trung tâm này có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp NVL phục vụ cho quá trình SX hay cung cấp hàng hóa cho quá trình kinh doanh thương mại. + Trung tâm chế tạo, sản xuất. Trung tâm này có nhiệm vụ chủ yếu là chế tạo, sản xuất sản phẩm theo kế hoạch đã đề ra. + Trung tâm bán hàng. Trung tâm này có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức bán hàng; *Trung tâm phụ: Trung tâm phụ có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp lao vụ phục vụ cho quá trình hoạt động của các trung tâm chính. Trong doanh nghiệp thường có các trung tâm phụ sau đây: + Trung tâm hành chính, quản trị, tài chính: Trung tâm này có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các công việc quản lý chung, phục vụ cho SXKD, cung cấp vốn cho các hoạt động đầu tư, mua hàng hóa, vật liệu, đảm bảo tiền lương cho cán bộ quản lý và công nhân viên toàn doanh nghiệp… + Trung tâm quản lý nhân sự: Trung tâm này có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý nhân sự, thực hiện công tác định mức lao động và tiền lương, quản lý lao động toàn doanh nghiệp. + Trung tâm quản lý dụng cụ: Trung tâm này có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý công cụ, dụng cụ trong các phân xưởng sản xuất, đảm bảo đầy đủ các loại công cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp. 1.6.2. Nếu xét theo quan điểm hoạt động chi phí đầu vào và kết quả đầu ra thì các yếu tố của KTTN gồm các trung tâm trách nhiệm sau: + Trung tâm trách nhiệm doanh thu: Là trung tâm mà ở đó nhà quản trị chịu trách nhiệm về việc bán hàng hóa, sản phẩm sao cho đạt được doanh thu cao nhất và đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Vì thế, nhà quản trị cần phải có những thông tin tốt nhất về tình hình thị trường, nhu cầu thị hiếu, tập quán tiêu dùng của khách hàng ở từng thời điểm, từng khu vực; có trách nhiệm kiểm soát quá trình bán hàng và doanh thu bán hàng; lập báo cáo về tình hình dự toán và thực hiện dự toán doanh thu chung, doanh thu thu tiền ngay, doanh thu bán chịu cũng như các loại doanh thu theo các phương thức bán hàng khác nhau… + Trung tâm trách nhiệm chi phí: Là trung tâm mà ở đó nhà quản trị chịu trách nhiệm kiểm soát chi phí chặt chẽ nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Do đó, nhà quản trị trung tâm này phải thường xuyên quan tâm đến việc lập các kế hoạch/dự toán chi phí ngắn hạn cũng như dài hạn; thu thập đầy đủ thông tin về hao phí thực tế sản xuất sản phẩm để kiểm soát chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; phân tích chênh lệch và nguyên nhân dẫn đến chênh lệch giữa thực tế với dự toán nhằm có phương án xử lý phù hợp.
  8. 800 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION + Trung tâm trách nhiệm lợi nhuận: Là trung tâm mà ở đó nhà quản trị có trách nhiệm thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, nhà quản trị của trung tâm này cần có sự phối hợp chặt chẽ với trung tâm doanh thu và trung tâm chi phí để kiểm soát được doanh thu, chi phí theo hướng tăng doanh thu, giảm chi phí để đạt được lợi nhuận cao nhất. Tại trung tâm này, nhà quản trị thường được tự định giá bán sản phẩm, hàng hóa, lựa chọn thị trường bán hàng, thiết kế cấu trúc sản phẩm, ra quyết định về sản lượng bán ra… + Trung tâm đầu tư: Là trung tâm mà ở đó nhà quản trị chịu trách nhiệm về việc xác định vốn đầu tư và những quyết định đầu tư vốn cho những hoạt động sản xuất kinh doanh tối ưu nhất. Do đó, nhà quản trị cần thiết phải phối hợp với các trung tâm khác trong doanh nghiệp để thực hiện việc hoạch định, kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt được nhu cầu về vốn, về đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh khác nhau sao cho đạt hiệu quả cao. 1.6.3. Nếu xét theo sự tiếp cận về nội dung thì kế toán trách nhiệm gồm các yếu tố sau: + Phân công trách nhiệm: Mỗi doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận/đơn vị khác nhau. Xuất phát từ sự phần cấp, phân quyền trong quản lý của doanh nghiệp nên có sự phân công trách nhiệm cho các bộ phận/ đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể được giao phù hợp với chức năng của từng bộ phận/đơn vị thuộc doanh nghiệp. Nhà quản trị trong các bộ phận/đơn vị này chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của bộ phận/đơn vị mình đứng đầu. + Xây dựng các tiêu chuẩn và các thước đo thành quả: Để các bộ phận/đơn vị hoạt động đạt được hiệu quả, đồng thời có cơ chế kiểm soát của nhà quản trị cấp cao đối với các bộ phận/đơn vị thì doanh nghiệp cần có những tiêu chuẩn nhất định đối với từng chỉ tiêu cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận/đơn vị. Vì thế, cần xây dựng được các tiêu chuẩn, định mức, các thước đo thành quả của các bộ phận/đơn vị. Các tiêu chuẩn được xây dựng khách quan và phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ nhất định. + Đánh giá thành quả: Để đánh giá thành quả hoạt động của các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp, cần phải thu thập được đầy đủ thông tin hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở các tiêu chuẩn đã xây dựng, nhà quản trị đối chiếu với thực tế hoạt động để đánh giá thành quả đạt được của mỗi bộ phận/đơn vị. + Khen thưởng: Căn cứ vào kết quả đánh giá về thành quả hoạt động của mỗi bộ phận/đơn vị để việc khen thưởng được thực hiện khách quan theo tinh thần bộ phận/đơn vị, nhà quản trị nào đạt được thành quả cao nhất sẽ được thưởng nhiều nhất và ngược lại. 1.6.4. Nếu xét theo sự tiếp cận về nội dung mở rộng thì kế toán trách nhiệm gồm các yếu tố sau: + Thực hiện phân chia cơ cấu tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp. + Thực hiện phân quyền cho các nhà quản trị tại các trung tâm trách nhiệm với những quyền cụ thể, rõ ràng, đồng thời nhà quản trị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thành quả của trung tâm mình; + Thực hiện phân bổ doanh thu và chi phí tới các trung tâm trách nhiệm theo khả năng và giới hạn quyền lực của trung tâm đó; xác định trách nhiệm và tính toán chi phí, doanh thu và giá chuyển nhượng nội bộ giữa các trung tâm trách nhiệm. + Thực hiện liên kết giữa dự toán với thành quả thực tế tại trung tâm trách nhiệm. Kế toán trách nhiệm khuyến khích tất cả người lao động trong trung tâm thực hiện lập dự toán nhằm đảm bảo tính dân chủ, sự phù hợp khách quan của dự toán và khả năng thực hiện tốt mục tiêu chung toàn doanh nghiệp. + Lập các báo cáo phân tích chênh lệch của thành quả thực tế với dự toán nhằm xác định người chịu trách nhiệm. Các nhà quản trị, đứng đầu các bộ phận/đơn vị đều phải phân tích nguyên nhân chênh lệch giữa thành quả thực hiện với dự toán. Báo cáo kế toán trách nhiệm được phân loại theo từng cấp độ trách nhiệm khác nhau từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất. Ở mỗi cấp phải thực hiện việc liệt kê các chi phí trực
  9. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 801 tiếp theo dự toán và chi phí thực tế phát sinh, đồng thời các đơn vị này cũng được phân bổ những khoản chi phí chung có liên quan đến hoạt động chung toàn doanh nghiệp. Tổng cộng các khoản chi phí trực tiếp và chi phí chung được phân bổ sẽ cung cấp thông tin cho nhà quản trị về trách nhiệm thực hiện công tác kiểm soát chi phí của mình. + Thiết lập hệ thống khuyến khích có quan hệ chặt chẽ với thành quả khi lập dự toán tại các trung tâm trách nhiệm nhằm hạn chế những chênh lệch không mong muốn và thúc đẩy những chênh lệch tốt. Mặt khác, xác định người chịu trách nhiệm về những chênh lệch gây thiệt hại và những chênh lệch mang lại thành quả nhằm có chế độ đãi ngộ thỏa đáng với người lao động. 1.7. Tác động của kế toán trách nhiệm đến thành quả của doanh nghiệp Nhìn chung, thành quả của doanh nghiệp do nhiều yếu tố tác động đến. Song, trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến tác động của KTTN đến thành quả của doanh nghiệp trên một số điểm cơ bản dưới đây: Một là, KTTN có tác động đến việc cải thiện thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Thật vậy, thông qua việc cung cấp thông tin hoạt động của từng bộ phận/đơn vị trong doanh nghiệp và với chức năng kiểm soát chi phí, doanh thu trong quá trình hoạt động ở các bộ phận/đơn vị này nhằm phát hiện kịp thời khả năng giảm thấp chi phí, tăng doanh thu để tăng lợi nhuận. Trong quản trị doanh nghiệp, việc đo lường thành quả của từng bộ phận/đơn vị nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung là rất phức tạp, đòi hỏi phải có phương pháp nhất định. Bằng việc cung cấp các thông tin về chi phí hoạt động của từng bộ phận/đơn vị cũng như những thông tin về chi phí liên quan đến nhiều bộ phận/đơn vị cần phải phân bổ cho từng bộ phận/đơn vị theo tiêu thức hợp lý nhằm xác định được chi phí và kết quả của từng bộ phận/đơn vị, kế toán trách nhiệm cung cấp cho nhà quản trị đầy đủ thông tin về chi phí phát sinh trực tiếp và chi phí được phân bổ cho từng bộ phận/đơn vị. Đồng thời, với việc khuyến khích lợi ích vật chất, khuyến khích phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới đối với từng bộ phận, từng cá nhân trong doanh nghiệp đã thúc đẩy tăng năng suất lao động và chất lượng công tác nên hiệu quả hoạt động toàn doanh nghiệp được nâng cao. Hai là, Kế toán trách nhiệm có tác động tích cực đến việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu phát triển bền vững là một trong những mục tiêu lớn, mang tính chiến lược của bất kể doanh nghiệp nào. Song, để thực hiện được mục tiêu này cần thiết phải đạt được mục tiêu về lợi nhuận tối đa trên cơ sở tăng doanh thu, giảm chi phí. Kế toán trách nhiệm được các nhà quản trị sử dụng để kiểm soát các hoạt động ở từng bộ phận của doanh nghiệp, trong đó kiểm soát chi phí dựa trên dự toán/định mức nhằm phát hiện kịp thời những lãng phí chi phí để giảm giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận. Đồng thời, có những biện pháp tối ưu nhằm tạo sự giảm chi phí nhưng vẫn nâng cao được chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Ba là, kế toán trách nhiệm có tác động tích cực đến việc đổi mới phương thức kinh doanh và lề lối làm việc trong doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng của nền kinh tế với kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề đổi mới phương thức kinh doanh và lề lối làm việc của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và mang tính thời sự cấp bách. Thông qua việc cung cấp thông tin kịp thời và chi tiết về hoạt động ở từng bộ phận trong doanh nghiệp bởi kế toán trách nhiệm mà các nhà quản lý các cấp nắm được đầy đủ thông tin tin cậy để từ đó đề ra được giải pháp tối ưu cho những quyết định kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, góp phần tạo dựng phương thức kinh doanh mới, lề lối làm việc mới, lấy năng suất, chất lượng hiệu quả làm mục tiêu hành động ở từng bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp. Bốn là, tác động của kế toán trách nhiệm đến việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường và thúc đẩy quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp
  10. 802 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Trong cơ chế thị trường hiện nay, uy tín của doanh nghiệp là cực kỳ cần thiết, có thể được coi như một tài sản vô hình vô giá. Uy tín của doanh nghiệp thể hiện ở chất lượng sản phẩm, sự đáp ứng thị hiếu tiêu dùng và sự hài lòng cho người tiêu dùng, khả năng thanh toán và đạo đức kinh doanh…Chính KTTN tạo nên tiền đề để giảm chi phí, tăng doanh thu, sử dụng vốn có hiệu quả cao và đạt lợi nhuận tối đa thông qua sử dụng phương pháp kiểm soát chi phí hiệu quả nhất và khuyến khích người lao động trong các bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp chủ động, sáng tạo trong công việc để thực hiện được các mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ nhất định. Với vai trò quan trọng của KTTN đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, KTTN có tác động tích cực đến các quyết định kinh doanh của nhà quản trị. Các nhà quản trị sử dụng KTTN trong việc kiểm soát các chi phí và đo lường thành quả của một bộ phận/đơn vị của doanh nghiệp. Từ đó, giúp họ có được thông tin đáng tin cậy trong việc ra các quyết định kinh doanh tối ưu nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Trong cuốn sách “ responsibility Acounting”(2002), Dunn,Philip E đã cho rằng: Kế toán trách nhiệm sẽ giúp cho các công ty đạt được mục tiêu của mình. KTTN sẽ cung cấp thông tin khịp thời, chính xác đầy đủ, giúp cho các nhà quản trị các cấp đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp, nhờ đó sẽ cải thiện thành quả cả về tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp khi doanh nghiệp áp dụng kế toán trách nhiệm” [ 2]. Kế toán trách nhiệm và những yếu tố cơ bản của nó là một trong những công cụ quan trọng để nâng cao hiệu quả quản trị và cải thiện thành quả hoạt động của doanh nghiệp. KTTN có quan hệ mật thiết với thành quả của doanh nghiệp. Doanh nghiệp áp dụng đầy đủ nội dung, nguyên tắc của KTTN trong quản trị sẽ giúp cho hiệu quả tốt hơn và thành quả cao hơn những doanh nghiệp không áp dụng hoặc áp dụng không đầy đủ những nội dung và nguyên tắc của KTTN. Trong công tác quản trị doanh nghiệp, nhà quản trị các cấp thường quan tâm đến việc kiểm soát chi phí, doanh thu và lợi nhuận nhằm tối thiểu hóa chi phí, tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận. KTTN cung cấp các thông tin về dự toán cũng như tình hình thực tế triển khai thực hiện các dự toán chi phí, doanh thu và lợi nhuận, đồng thời sử dụng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính giúp đo lường được thành quả và xác định trách nhiệm ở mỗi bộ phận/ đơn vị cũng như toàn doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp thực hiện được việc đổi mới quy trình và phương pháp quản trị phù hợp hơn nhằm thực hiện tốt trách nhiệm của mỗi nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Nguyễn Thái An và Vương Thị Bạch Tuyết “ Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp”. Dunn,Philip E (2002) “ responsibility Acounting”. Hansen và MoWen (2005) “ Management Acounting…(2005) ”. Meda,ibrahim (2003), “ System of responsibilyty accouting in the jordanian Shareholding companies” James R Martin,“Management Accouting, ed. Edition,”6th, McGraw-Hill Companies, Inc John A Higgins [ 24 ] John A Higgins ““Responsibility Accouting”, Vol. 12, The Arthur Andersen chronicle, Chicago,IL Vogel, Joseph P. (1962), “ Rudiments of Responsibility Accouting in Public Uyilites”, National Association of Accou,tants. NAA Bulletin (pre-1986).43(5). Trần Trung Tuấn( 2015) “ Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, ĐHKTQD. Nguyễn Hữu Phú (2014)“ Tổ chức KTTN trong các Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải”, Luận án tiến sỹ đại học Kinh tế Quốc dân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0