intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp thúc đẩy áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung tổng hợp phân tích thực trạng công tác kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Qua đó, gợi ý những giải pháp mang tính thực tiễn tới các cơ quan quản lý nhà nước về những chính sách nhằm thúc đẩy việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI nói riêng và các DN tại Việt Nam nói chung trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp thúc đẩy áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ÁP DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM “Some solutions to promote the application of social responsibility accounting in FDI enterprises in Vietnam” ThS Trần Thị Thoa Trường Đại học Ngoại thương Tóm tắt Kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hiện nay đã và đang được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện, tuy nhiên chúng ta chưa có các quy định pháp luật cụ thể hướng dẫn các doanh nghiệp về lĩnh vực này. Do đó, các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận kế toán trách nhiệm xã hội. Bài viết tập trung tổng hợp phân tích thực trạng công tác kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Qua đó, gợi ý những giải pháp mang tính thực tiễn tới các cơ quan quản lý nhà nước về những chính sách nhằm thúc đẩy việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI nói riêng và các DN tại Việt Nam nói chung trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển bền vững. Từ khóa: kế toán trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp FDI Abtract Accounting for social responsibility at FDI enterprises in Vietnam has been and is currently being carried out by businesses, but we do not have specific legal regulations to guide businesses in this field. Therefore, businesses still face many difficulties in the process of accessing social responsibility accounting. The article focuses on synthesizing and analyzing the current status of social responsibility accounting in FDI enterprises in Vietnam. Thereby, suggesting practical solutions to state management agencies on policies to promote the application of social responsibility accounting in FDI enterprises in particular and enterprises in Vietnam in general in the context that the Government sets economic development goals associated with sustainable development. Keywords: social responsibility accounting, FDI enterprises JEL Classifications: M40, M49, M41 DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.06202312 1
  2. Giới thiệu Các doanh nghiệp (DN) FDI tại Việt Nam hiện nay đã và đang triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) cùng với mục tiêu lợi nhuận để phù hợp với chính sách chung của Chính phủ là phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ kế toán trách nhiệm xã hội (KTTNXH) để hỗ trợ công tác quản trị doanh nghiệp và công bố các báo cáo trách nhiệm xã hội chưa được các doanh nghiệp FDI quan tâm vận dụng hiệu quả. Phần lớn các doanh nghiệp chỉ thực hiện trách nhiệm xã hội mà không ghi nhận độc lập các đối tượng kế toán này mà chỉ thực hiện công bố các báo cáo phi tài chính về trách nhiệm xã hội được tích hợp trong báo cáo thường niên hoặc báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong khi đó, thực hiện KTTNXH giúp doanh nghiệp ghi nhận tài sản và nợ phải trả trách nhiệm xã hội, thu nhập và chi phí trách nhiệm xã hội, từ đó giúp nhà quản trị các doanh nghiệp FDI chủ động xây dựng các kế hoạch kinh doanh, xác định và phân bổ các nguồn lực phù hợp cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và trách nhiệm xã hội. Đồng thời thông tin kế toán trách nhiệm xã hội cung cấp cho các bên liên quan sẽ góp phần nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có những giải pháp như thế nào để thúc đẩy việc thực hiện KTTNXH tại các doanh nghiệp FDI trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp. 1. Kế toán trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp Khái niệm kế toán trách nhiệm xã hội Thuật ngữ Kế toán kinh tế xã hội xuất hiện lần đầu tiên trên Tạp chí kế toán của Mỹ (David Linowes, 1986). Có nhiều học giả đã đề cập đến khái niệm KTTNXH như Mobley (1970), Ramanathan (1976), Anderson (1977), Gray và cộng sự (1993) Mathews (1993)… Như vậy theo thời gian và theo quan điểm tiếp cận đều cho thấy KTTNXH là một phương pháp đo lường TNXH, phản ánh nội dung của TNXH: đo lường hiệu quả xã hội, tính toán ô nhiễm môi trường, chi phí xã hội và thể hiện kết quả đó trên báo cáo hàng năm của các DN, bằng cách lập báo cáo TNXH và báo cáo tài chính xã hội thể hiện thông tin về đóng góp của DN với các bên liên quan gắn với mục tiêu phát triển bền vững của DN nói riêng và sự phát triển bền vững của toàn cầu nói chung. Đối tượng kế toán trách nhiệm xã hội 2
  3. Theo hướng dẫn của dự án Sigma của Anh Quốc, năm 2003, Kế toán trách nhiệm xã hội sẽ phản ánh các khía cạnh theo mô hình trible Bottom Line (TBL) của Elkington (1997). Từ đó KTTNXH sẽ phản ánh các đối tượng kế toán cơ bản như tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động đồng thời hạch toán các dòng tiền liên quan đến kinh tế, môi trường và xã hội ở phạm vi tác động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đo lường kế toán trách nhiệm xã hội Đo lường là một phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để đo lường các đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB: “ Đo lường là một quá trình định lường bằng tiền tệ của các thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí bằng một cơ sở đo lường được quy định”. Henderson và cộng sự (2013) đã tổng hợp có bốn phương pháp đo lường KTTNXH gồm: (1) Phương pháp đo lường hiệu suất mô tả (2) Phương pháp định lượng (3) Phương pháp đo lường chi phí đầy đủ (J. Bebbington và cộng sự, 2001) (4) Phương pháp đo lường phát triển bền vững: đo lường tác động hoặc ảnh hưởng của DN tới từng đối tượng kinh tế, môi trường và xã hội. Báo cáo kế toán trách nhiệm xã hội Theo Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI). Một báo cáo theo cấu trúc của GRI được chia thành hai phần: (1) Phần tiêu chuẩn tổng thể gồm các nội dung thông tin chung của DN, nguyên tắc xây dựng nội dung và chất lượng báo cáo, chỉ ra phương pháp sử dụng để báo cáo các thông tin về PTBV (2) Phần tiêu chuẩn chi tiết theo từng chủ đề kinh tế - môi trường – xã hội: DN sẽ sử dụng các tiêu chuẩn của GRI để báo cáo tác động kinh tế - môi trường và xã hội của DN. Theo đó, nội dung của GRI có rất nhiều chủ đề được đề cập đến trong báo cáo như về môi trường: Phát thải nhà kính, chất lượng không khí, quản lý năng lượng, quản lý nước thải và chất thải... về xã hội: quyền con người, phúc lợi khách hàng, quan hệ cộng đồng... về con người: phúc lợi cho người lao động, đa dạng và hòa hợp, đào tạo nhân lực... về mô hình kinh doanh và cải tiến sáng tạo: tác động của môi trường và xã hội đối với các sản phẩm, chất lượng và độ an toàn của sản phẩm... về lãnh đạo và quản trị: đạo đức kinh doanh, minh bạch tài chính, hành vi cạnh tranh, quản lý an toàn và tai nạn... 3
  4. 2. Thực trạng KTTNXH tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam Về cơ sở pháp lý Tại Việt Nam, văn bản đầu tiên đề cập đến yêu cầu và hướng dẫn công bố thông tin liên quan đến báo cáo tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của DN là Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn công bố thông tin trên Thị trường chứng khoán. Thông tư này hướng dẫn các DN trình bày thông tin chung về DN, trong đó có các mục tiêu phát triển bền vững về môi trường, xã hội và cộng đồng. Doanh nghiệp phải báo cáo các mục tiêu phát triển bền vững về môi trường, xã hội và cộng đồng; các chương trình chính liên quan đến ngắn hạn và trung hạn của mình; Trình bày các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đối với việc thực hiện các mục tiêu (trong đó có rủi ro về môi trường); Trình bày Báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của DN (Report related impact of the Company on the environment and society). Về ghi nhận các đối tượng kế toán trách nhiệm xã hội tại DN FDI Đối với đối tượng tài sản TNXH và nợ phải trả TNXH Hai đối tượng kế toán trên thực tế đã xuất hiện tại các DN FDI: hệ thống xử lý chất thải, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ người lao động … hoặc các khoản nợ phải trả TNXH như nợ phải trả các khoản khắc phục sự cố môi trường, nợ phải trả khách hàng do lỗi sản phẩm… vẫn được ghi nhập là một khoản tài sản và nợ phải trả thông thường của DN mà chưa được tách biệt độc lập để ghi chép và báo cáo lên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của DN. Đối với đối tượng thu nhập TNXH Các khoản thu nhập TNXH phát sinh bao gồm những thu nhập từ hoạt động bán phế liệu, phế phẩm thu được từ hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường; các khoản được Chính phủ tài trợ nhằm khuyến khích các DN thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường... Hiện nay các khoản thu nhập này tại DN FDI phát sinh ít và vẫn được ghi nhận vào mục “thu nhập khác” mà chưa được ghi nhận tách biệt và độc lập là khoản thu nhập TNXH của DN. Đối với đối tượng chi phí TNXH Chi phí TNXH của DN phát sinh liên quan tới từng nội dung TNXH với các đối tượng liên quan sẽ có những khoản chi phí khác nhau bao gồm: (1) Chi phí TNXH 4
  5. với người lao động: chi phí lương thưởng, phúc lợi ngày lễ tết, bảo hộ lao động , đào tạo bồi dưỡng …(2) Chi phí TNXH với cộng đồng: chi phí từ thiện, ủng hộ cộng đồng, địa phương, ủng hộ do thiên tai dịch bệnh, xây nhà tình nghĩa, trẻ em nghèo…(3) Chi phí TNXH với môi trường: chi phí đầu tư máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; chi phí khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường …Mặc dù thực tế đã phát sinh những khoản chi phí TNXH này nhưng chưa được ghi nhận riêng biệt độc lập mà vẫn ghi nhận vào các khoản chi phí sản xuất hoặc chi phí kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp FDI có thực hiện lập báo cáo thường niên hay báo cáo trách nhiệm xã hội thì các chi phí này sẽ được thuyết minh riêng ở mục các hoạt động TNXH của doanh nghiệp. Về công bố thông tin kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI Mức độ công bố thông tin TNXH của các DN FDI còn nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Tỷ lệ các DN công bố báo cáo TNXH, báo cáo PTBV còn thấp, đặc biệt là tỷ lệ các báo cáo có chất lượng thông tin đầy đủ theo tiêu chuẩn công bố rất thấp. Rất ít các DN FDI thực hiện các báo cáo PTBV theo tiêu chuẩn GRI, tập trung vào các tập đoàn TNC lớn và có thương hiệu như: Samsung, Lavie, Toyota Việt Nam, Panasonic, Oppo, Intel, Vsip...chất lượng các báo cáo cũng được DN thể hiện đầy đủ thông tin đến các đối tượng có liên quan như môi trường, người lao động, cộng đồng, nhà đầu tư, chính phủ...Trong khi đó, nhiều báo cáo còn thực hiện rất sơ sài, chủ yếu nêu tầm nhìn định hướng và mục tiêu phát triển chung, những cam kết bảo vệ môi trường và đóng góp cộng đồng nói chung mà không đưa ra số liệu cụ thể và chi tiết về các hoạt động đó như: CTCP Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (TYA), CTCP Gạch men Chang Yih (CYC), CTCP Thực phẩm Quốc tế (IFS), CTCP Quốc tế Hoàng Gia (RIC)... 3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế của thực trạng kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI ở Việt Nam Thứ nhất, các đối tượng KTTNXH chưa được phân loại và ghi nhận tách biệt và độc lập với các đối tượng kế toán khác cho mục đích sản xuất kinh doanh của DN. Trong các đối tượng KTTNXH, chi phí TNXH được các DN FDI phân loại và xác định rõ ràng nhất nhưng khi ghi nhận hạch toán vẫn được phân loại vào các chi phí sản xuất chung hoặc chi phí khác của DN chủ yếu dựa vào quan điểm chủ quan 5
  6. của DN mà chưa có căn cứ khoa học hay quy định rõ ràng. Do đó, nhà quản trị và các đối tượng có liên quan cũng không có được thông tin chính xác về TNXH để đánh giá mức độ thực hiện TNXH với môi trường, người lao động và với cộng đồng hiệu quả đến đâu. Thứ hai, chất lượng thông tin của các báo cáo KTTNXH chưa đạt yêu cầu chiếm tỉ trọng cao. Chất lượng nhiều báo cáo được lập khá sơ sài, chưa được như mong đợi, thiếu số liệu cụ thể minh chứng, chủ yếu chỉ đưa ra một cách chung chung về tác động tới môi trường – xã hội cũng như các mục tiêu cho PTBV: CTCP Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (TYA), CTCP Gạch men Chang Yih (CYC), CTCP Quốc tế Hoàng Gia (RIC), Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh.... làm hạn chế nguồn thông tin cần cung cấp cho các bên liên quan, từ đó hạn chế những lợi ích mà các báo cáo KTTNXH đem lại cho DN, do đó người đọc thông tin không đánh giá được mức độ thực hiện các hoạt động TNXH của DN. Thứ ba, chưa có hệ thống quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể về KTTNXH cho các DN FDI nói riêng và cho DN nói chung. Do đó, hệ thống tài khoản và sổ sách KTTNXH không đầy đủ để đáp ứng nhu cầu quản trị. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại: (1) Thứ nhất, nhận thức của nhà quản trị DN FDI về KTTNXH còn hạn chế. Nhà quản trị DN FDI chưa nhận thức được đầy đủ vai trò, lợi ích của KTTNXH mang lại cũng như trách nhiệm công bố minh bạch, rõ ràng thông tin tới các bên liên quan. (2) Thứ hai, hệ thống luật kế toán và chuẩn mực kế toán tại Việt Nam cũng chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về KTTNXH. Do đó, thiếu hành lang pháp lý/khuôn mẫu để các DN FDI phân định và ghi nhận các đối tượng KTTNXH: tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí TNXH. (3) Thứ ba, nhận thức của kế toán viên về KTTNXH cũng hạn chế nên còn lúng túng trong việc triển khai tại DN. 4. Một số giải pháp thúc đẩy áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI ở Việt Nam Thứ nhất, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kế toán hướng dẫn các DN thực hiện kế toán trách nhiệm xã hội. 6
  7.  Hướng dẫn phân loại đối tượng KTTNXH theo hướng: Phân loại tài sản TNXH Xây dựng bộ chuẩn mực kế toán hướng dẫn xác định tài sản TNXH. Phải gồm các tài sản liên quan đến hoạt động TNXH được ghi chép tách biệt với các tài sản thông thường phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Đồng thời, tài sản TNXH đó cũng sẽ được định giá theo các nguyên tắc kế toán và thể hiện giá trị riêng biệt trong danh mục tài sản dài hạn (tài sản ngắn hạn) trên Bảng cân đối kế toán đầu kỳ/cuối kỳ của DN. Việc ghi chép tách biệt sẽ giúp DN và các bên liên quan đánh giá chính xác sự đầu tư của DN vào các hoạt động TNXH. Tài sản TNXH là những tài sản phục vụ cho các hoạt động TNXH của DN với môi trường, người lao động, nhà đầu tư, khách hàng, cộng đồng, nhà cung cấp. Phân loại nợ phải trả TNXH Các khoản nợ phải trả TNXH sẽ bao gồm những nghĩa vụ nợ phát sinh về trách nhiệm với môi trường: tiền thuê xử lý chất thải, phí bảo vệ môi trường…các khoản nợ phải trả về trách nhiệm với người lao động: chi phí chăm sóc sức khỏe định kỳ, chi phí đào tạo bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho người lao động…nợ phải trả về trách nhiệm liên quan đến cộng đồng địa phương như: các khoản nợ cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương, hoạt động từ thiện tại địa phương…, nợ phải trả về trách nhiệm với khách hàng: các khoản nợ phát sinh từ trách nhiệm bảo hành và thay thế sản phẩm, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động bồi thường khách hàng khi sản phẩm cung cấp không đúng theo yêu cầu khách hàng… Các đối tượng kế toán này cũng được xác định giá trị và phản ánh trên Bảng cân đối kế toán đầu kỳ/cuối kỳ. Thông tin nợ phải trả trách nhiệm xã hội được công bố sẽ giúp người sử dụng thông tin đánh giá bản chất, thời gian và cam kết của doanh nghiệp về nguồn tài chính tương lai. Phân loại chi phí TNXH: Chi phí trách nhiệm xã hội là các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán được thực hiện nhằm quản lý các tác động đến môi trường, đến người lao động, đến cộng đồng... phục vụ cho yêu cầu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Việc phân loại các chi phí TNXH được thực hiện theo các nội dung về chi phí TNXH với 7
  8. người lao động, chi phí TNXH với môi trường, chi phí TNXH với cộng đồng, chi phí TNXH với nhà đầu tư, chi phí THXH với khách hàng. Phân loại Thu nhập TNXH của DN Thu nhập liên quan đến hoạt động trách nhiệm xã hội có thể phát sinh từ hoạt động bán phế liệu, chất thải hay thu nhập phát sinh từ các khoản bồi hoàn bảo hiểm cho các khiếu nại liên quan đến môi trường, người tiêu dùng, người lao động. Các khoản tài trợ của Chính phủ nhằm khuyến khích DN thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Thu nhập từ bán các chứng chỉ giảm phát thải nhà kính, thu nhập phát sinh từ những giải thưởng về các cuộc thi bảo vệ môi trường; giải thưởng cho DN phát triển bền vững…  Hướng dẫn ghi nhận, trình bày và công bố thông tin KTTNXH Hệ thống kế toán các DN Việt Nam đang được ghi chép và phản ánh trên Hệ thống tài khoản kế toán DN ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính. Do đó, Bộ Tài chính cần nghiên cứu ban hành thêm hệ thống tài khoản kế toán về TNXH giúp cho kế toán DN thuận lợi trong việc phân loại và ghi nhận các đối tượng KTTNXH để phản ánh và cung cấp thông tin toàn diện và đầy đủ nhất cho các đối tượng có liên quan. Các đối tượng về tài sản TNXH, nợ phải trả TNXH, thu nhập TNXH và chi phí TNXH sẽ được mã hóa tài khoản chi tiết và phản ánh ghi chép trên các báo cáo tài chính như những đối tượng kế toán thông thường của DN. Song song với việc ban hành hệ thống tài khoản về TNXH, hệ thống sổ sách kế toán cũng cần được hướng dẫn thiết lập ghi chép cho phù hợp và thống nhất với các tài khoản kế toán TNXH. Sổ tài khoản kế toán chi tiết về TNXH được mở cho các tài khoản KTTNXH chi tiết như: sổ chi tiết tài sản cố định TNXH, sổ chi tiết chi phí TNXH về môi trường, sổ chi tiết chi phí TNXH với cộng đồng, sổ chi tiết thu nhập TNXH…Nội dung được phản ánh trong sổ chi tiết bao gồm đầy đủ các nội dung như các sổ chi tiết kế toán thông thường như: ngày tháng ghi sổ, diễn giải nội dung nghiệp vụ phát sinh, số tiền phát sinh… Về trình bày và công bố thông tin KTTNXH, các DN FDI sẽ trình bày các thông tin về TNXH trên cả báo cáo tài chính và báo cáo phi tài chính của DN. Đối với việc trình bày thông tin TNXH trên các báo cáo tài chính của DN sẽ được thuận lợi 8
  9. dễ dàng khi Bộ Tài chính đưa ra được những quy định hướng dẫn cụ thể về phân loại và ghi nhận các đối tượng KTTNXH như tác giả đã đề xuất. Việc phản ánh đầy đủ và độc lập các thông tin TNXH trên báo cáo tài chính không chỉ giúp các bên liên quan đánh giá được DN mà còn giúp cho nhà quản trị DN đánh giá được các hoạt động kinh doanh – hoạt động TNXH để đưa ra những quyết định kinh doanh trong tương lai. Bên cạnh đó, các DN FDI vẫn cần công bố các thông tin TNXH trên các Báo cáo thường niên hoặc Báo cáo phát triển bền vững hoặc báo cáo trách nhiệm xã hội, đây là những báo cáo được lập theo hướng dẫn của các tổ chức quốc tế giúp DN công khai minh bạch và chi tiết các hoạt động TNXH cho các tổ chức và cá nhân có liên quan cũng như cộng đồng xã hội đánh giá. Thứ hai, xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp trong thực hiện KTTNXH Cần có các chính sách ưu đãi về vốn, công nghệ, ưu đãi về thuế, đất đai...với những DN thực hiện KTTNXH để tạo sự công bằng đồng thời khuyến khích DN FDI thực hiện TNXH một cách hiệu quả. Có thể xếp hạng các DN thực hiện KTTNXH theo từng nội dung để ưu tiên hỗ trợ. Thứ ba, các cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp cần tăng cường tổ chức các hoạt động tập huấn, tọa đàm để nhân rộng mô hình đang vận dụng thực hiện báo cáo TNXH hoặc báo cáo PTBV tới các DN FDI khác. Trong những năm gần đây, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Bộ Công thương; Bộ lao động thương binh xã hội và các Hiệp hội DN hàng năm đều tổ chức chương trình phát động “Giải thưởng TNXH cho doanh nghiệp” nhằm tôn vinh các DN đạt được những hoạt động TNXH xuất sắc trong một năm. Bên cạnh đó, Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (AmCham) cũng đã tổ chức giải thưởng này cho các DN thuộc hội viên của hiệp hội và cũng thu hút được nhiều DN tham gia. Những DN được vinh dự nhận giải thưởng tiêu biểu hay xuất sắc đều là những DN có hoạt động TNXH và thực hiện báo cáo TNXH hoặc báo cáo PTBV theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, các tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp có thể sử dụng mô hình của DN đó cho các DN khác tham khảo và học hỏi thông qua các buổi tọa đàm và tập huấn. Thứ tư, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường mạnh mẽ hoạt động 9
  10. truyền thông về các sự kiện của các chương trình vinh danh DN đạt giải thưởng TNXH hoặc giải thưởng PTBV Việc tăng cường hoạt động truyền thông hình ảnh cho những DN tích cực tham gia vào chương trình “Giải thưởng trách nhiệm xã hội của DN” giúp các đối tượng có liên quan khác như người tiêu dùng, nhà đầu tư và cộng đồng xã hội nhìn nhận và cùng đánh giá. Đây sẽ là kênh cung cấp thông tin của các DN FDI cho người dân, khách hàng, người lao động, hiệp hội, đoàn thể dễ dàng tiếp cận và nắm bắt được những hoạt động của TNXH cũng như dễ dàng giám sát, tố cáo những vi phạm của các DN này. Cần có những chính sách khuyến khích và bảo vệ các tổ chức, cá nhân, đoàn thể tham gia giám sát, phản biện và tố giác những hoạt động vô trách nhiệm, hoặc các vi phạm của các doanh nghiệp FDI đối với các vấn đề BVMT, các ảnh hưởng đến lợi ích của người dùng, của nhân dân và các vi phạm khác nếu có. Nhằm gây áp lực của xã hội để các doanh nghiệp FDI nghiêm túc thực hiện thực hiện TNXH và KTTNXH của doanh nghiệp. Thứ năm, nâng cao nhận thức về kế toán trách nhiệm xã hội cho nhà quản trị Các cơ quan quản lý nhà nước cần tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề về KTTNXH, tuyên truyền những vai trò lợi ích của công cụ kế toán này, tuyên truyền những mô hình doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam đã và đang thực hiện KTTNXH để nâng cao nhận thức cho nhà quản trị. DN nên lập một mô hình tổ chức KTTNXH theo hướng: mô hình kế toán trách nhiệm xã hội cần đảm báo tính chặt chẽ giữa các phòng ban để việc vận hành được diễn ra thuận lợi đáp ứng được cho việc thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin cũng như kiểm soát, đánh giá chất lượng thông tin THXH của DN. Nhà quản trị doanh nghiệp có thể xem xét, vận dụng Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững của GRI, hướng dẫn lập báo cáo phát triển bền vững theo thông tư 155/TT-BTC (2013) để từ đó lồng ghép báo cáo KTTNXH vào hệ thống kế toán truyền thống một cách hợp lý nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về môi trường, về trách nhiệm xã hội, về tình hình sản xuất kinh doanh của DN cho các đối tượng có liên quan. Thứ sáu, nâng cao nhận thức về kế toán trách nhiệm xã hội cho đội ngũ kế toán 10
  11. DN cần tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên kế toán có cơ hội học hỏi các mô hình kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp lớn, các công ty, tập đoàn trên thế giới để hiểu về việc vận dụng và triển khai kế toán trách nhiệm xã hội. Các DN cần yêu cầu kế toán bắt buộc tham gia các khóa đào tạo, các hội thảo chuyên môn do Bộ tài chính tổ chức hàng năm đó để cập nhật và nâng cao chuyên môn về chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc trang bị kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán, cũng là nâng cao trình đội đội ngũ tham mưu cho nhà quản trị trong việc ra quyết định. Đặt hàng các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn và dài hạn tại các trường Đại học chuyên ngành cho đội ngũ kế toán viên về kiến thức KTTNXH. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO David F Linowes, “Socio-Economic Accounting” The Journal of Accountancy (11, 1968) p37. Mobley Sybil, “Challenges of Socio-Economic Accounting, “Accounting Review, October 1970, p.762-68. Ramnathan, K.V. (1976). “Towards a Theory of Corporate Social Accounting,” Accounting Review, July 1976, p.516-28 Watts & Zimmerman Anderson, R. H. (1977). Social Responsibility Accounting: Evaluating its objectives, concepts and principles. CA Magazine. 1977. pp 32 – 35. Gray và cộng sự. (1993). “Accounting and environmentalism: an exploration of the challenge of gently accounting for accountability, transparency and Sustainability”, Accounting Organisations and Society, Vol. 17 No. 5, 399-426. Mathews, M.R. (1993). Twenty-five years of social and environmental accounting research: Is there a silver jubilee to celebrate?, Accounting, Auditing & Accountability Journal,10(4), 481 – 531 Henderson & Person. (2013). Paths to sustainable development: The role of social indicators - ScienceDirect. Volume 26, Issue 2, March 1994, Pages 125-137 Global Reporting Initiative (GRI). (2002). Sustainability Reporting Guidelines, www.globalreporting.org 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2