intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp tài chính thúc đẩy hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng cao, song tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong nước còn rất khiêm tốn; tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thị trường bảo hiểm và nền kinh tế. Để vấn đề này được cải thiện, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trọng yếu là các giải pháp tài chính. Bài nghiên cứu này nhằm trình bày một số giải pháp tài chính thúc đẩy hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp tài chính thúc đẩy hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PGS.TS. Hoàng Mạnh Cừ TS. Nguyễn Ánh Nguyệt Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính TÓM TẮT Mặc dù kim ngạch hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng cao, song tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong nước còn rất khiêm tốn; tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thị trường bảo hiểm và nền kinh tế. Để vấn đề này được cải thiện, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trọng yếu là các giải pháp tài chính. TỪ KHÓA Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu, giải pháp bảo hiểm hàng hóa, giải pháp tài chính hàng xuất khẩu NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để tạo việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Chính vì vậy, trong những năm qua kim ngạch hàng xuất khẩu đã có tốc độ tăng trưởng cao. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2022 đạt 371,3 tỉ USD, tăng 10,5% so với năm 2021, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao (tăng trên 8%). Tăng trưởng xuất khẩu khá tích cực ở cả khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo mặt hàng, nhóm hàng công nghiệp chế biến (Đồ gỗ; dệt may; giày dép; điện tử, máy tính, linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị và phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng;…) tiếp tục là động lực cho tăng trưởng chung của xuất khẩu, đạt 319,2 tỉ USD, chiếm 86% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 và tăng 10,1% so với năm 2021. Năm 2022, có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỉ USD. Về thị trường xuất khẩu, tiếp tục có sự tăng trưởng cả về chiều rộng và chiều sâu. Các doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có ký kết FTA 305
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” với Việt Nam. Xuất khẩu sang một số thị trường là đối tác FTA tăng cao như: ASEAN đạt 34 tỉ USD, tăng 17,8% so với năm 2021; Canada đạt 6,3 tỉ USD, tăng 19,8%; Hàn Quốc đạt 24,3 tỉ USD, tăng 10,7%; Nhật Bản đạt 24,2 tỷ USD, tăng 20,4%; Ấn Độ đạt 8 tỉ USD (tăng 26,8%), Australia đạt 5,6 tỷ USD, tăng 26,2%; EU đạt 46,8 tỉ USD, tăng 16,7%. Năm 2022, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,39 tỉ USD và cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên từ trước đến nay vượt mốc 100 tỉ USD/năm. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, với kim ngạch đạt 57,2 tỉ USD. Kim ngạch nhập khẩu cả năm đạt 358,9 tỉ USD, tăng 7,8% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu chủ yếu tập trung vào nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện thiết bị phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng (đạt 316,7 tỉ USD, chiếm 88,2% tổng kim ngạch nhập khẩu). Cán cân thương mại cả năm đã tiếp tục duy trì vị thế xuất siêu trong các năm trước, đạt mức thặng dư hàng hóa 12,4 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch hàng xuất khẩu năm 2019- 2022 từ 7%- 19%, trong khi đó khai thác bảo hiểm hàng xuất khẩu của thị trường bảo hiểm (TTBH) trong nước có tốc độ tăng trưởng bình quân là trên 30%, lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu. Việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đang hoạt động ở Việt Nam là kết quả của cả một quá trình cố gắng lâu dài và bền bỉ của các DNBH; điều đó cũng chứng tỏ rằng TTBH hàng hoá ở Việt Nam bước đầu đã được các khách hàng tin tưởng. Tuy có tốc độ tăng trưởng cao, song tỷ lệ kim ngạch hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm tại các DNBH đang hoạt động ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Các DNBH trên TTBH Việt Nam mới chỉ khai thác được 6%- 7%, phần còn lại bỏ ngỏ cho các DNBH ở nước ngoài. Sở dĩ kim ngạch hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước còn thấp là do các doanh nghiệp xuất khẩu thường áp dụng điều kiện giao hàng FOB (Free on board- Giao lên tàu). Điều kiện thương mại quốc tế- International Commercial Terms (viết tắt là Incoterms) do Phòng thương mại quốc tế ban hành lần đầu tiên năm 1936, đã qua 7 lần sửa đổi vào các năm 1953, 1967, 1980, 1990, 2000, 2010 và 2020; văn bản Incoterms được xem như là “ngôn ngữ thương mại” giúp người mua và người bán ở các nước khác nhau có thể dễ dàng qui định về quyền lợi, nghĩa vụ đối với nhau trong quá trình giao dịch mua bán, xuất nhập khẩu hàng hoá. Incoterms có 13 diều kiện giao hàng (riêng Incoterms 2010 và 2020 có 11 quy tắc) áp dụng cho các loại hình phương tiện vận tải (thuỷ, bộ, đường sắt, đường hàng không, vận tải đa phương thức), trong đó tương thích với vận tải đường thuỷ thường chọn các điều kiện giao hàng FOB, CFR (Cost and Freight- Tiền hàng và cước phí) hoặc CIF (Cost, Insurance and Freight- Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí). Theo điều kiện giao hàng FOB, người bán (người xuất khẩu) sẽ hết trách nhiệm khi hàng được giao qua lan can tàu; người mua (người nhập khẩu) phải có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí 306
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” vận chuyển, tham gia bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm, đồng thời chịu mọi phí tổn sau khi hàng đã giao qua lan can tàu. Theo điều kiện giao hàng CIF, ngoài trách nhiệm như điều kiện giao hàng FOB, người bán còn phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm, thuê tàu và trả cước phí vận chuyển tới cảng người mua. Đơn bảo hiểm nhằm đảm bảo cho những tổn thất và chi phí có thể phát sinh trong qua trình vận chuyển hàng do những rủi ro được bảo hiểm gây ra và được chuyển cho người nhập khẩu, nếu xuất khẩu theo giá CIF. Như vậy khi người xuất khẩu lựa chọn điều kiện giao hàng FOB thì quyền mua bảo hiểm sẽ thuộc về người nhập khẩu ở nước ngoài. Điều này đã làm mất đi khả năng khai thác của các DNBH trên TTBH Việt Nam. Muốn tạo điều kiện cho các DNBH ở Việt nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhằm tăng tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm thì các doanh nghiệp xuất khẩu phải lựa chọn và áp dụng điều kiện giao hàng CIF. Thực tế trong những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài thường áp dụng điều kiện FOB, do những nguyên nhân: - Do thói quen buôn bán; việc thay đổi thói quen này trong một thời gian khó có thể thực hiện được, nhất là khi những hiểu biết về việc thuê tàu, về bảo hiểm của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế. - Do năng lực kinh doanh xuất khẩu, sự am hiểu về ngoại thương còn yếu; có những doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng nếu xuất khẩu theo FOB, hàng lên tàu rồi là người xuất khẩu hết nghĩa vụ, có thể thanh toán được tiền hàng ngay; họ hiểu lầm rằng nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF thì cần phải giao hàng tới tận cảng đích cho người nhập khẩu mới được thanh toán. Nhưng nếu nghiên cứu các điều kiện giao hàng của Incoterms thì không phải như vậy. Chính vì lý do này mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã không áp dụng điều kiện giao hàng CIF. Đây là nguyên nhân chủ yếu hạn chế khả năng khai thác bảo hiểm hàng xuất khẩu của các DNBH trên TTBH Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải làm sao cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thấy được những bất lợi khi xuất khẩu theo điều kiện FOB đối với chính doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước mới chỉ đạt trung bình 6%- 7% còn do năng lực của các DNBH ở Việt Nam còn hạn chế. Tuy trên TTBH Việt Nam hiện nay đã có tới 31 DNBH phi nhân thọ hoạt động, song hầu hết các DNBH ngoài Bảo Việt đều có vốn nhỏ, khả năng tài chính còn hạn chế do mới được thành lập từ năm 1995 đến nay. Mặc dù các DNBH có thể sử dụng kỹ thuật tái bảo hiểm để phân chia, phân tán rủi ro cho các doanh nghiệp nhận tái, song khả năng tài chính của các DNBH gốc vẫn là yếu tố mà các khách hàng bảo hiểm quan tâm khi lựa chọn người cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Hơn nữa, trình độ nghiệp vụ của cán bộ bảo hiểm còn bất cập, khả năng tư vấn khách hàng và các tác động marketing còn yếu,…làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu còn chưa nhận thức được ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm trong nước hoặc chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm tại các DNBH ở Việt nam. Cũng chính vì vậy mà khả năng cạnh tranh của các DNBH trên TTBH Việt Nam còn thấp, khó thuyết phục các nhà nhập khẩu nước 307
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” ngoài trao cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam quyền mua bảo hiểm trong nước. Để khắc phục tình trạng trên và trước hết để tăng kim ngạch hàng xuất khẩu tham gia bảo hiểm trong nước trong điều kiện hội nhập nền kinh tế, khả năng xuất khẩu ngày càng được mở rộng sang thị trường Mỹ và EU,… cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trọng yếu là các giải pháp tài chính. Theo chúng tôi chủ yếu là những giải pháp: - Chính sách thuế: Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, Nhà nước cần có chính sách thuế, phí và lệ phí ưu đãi nếu xuất khẩu theo giá CIF. Tuy thuế xuất khẩu được tính trên cơ sở giá FOB, song để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu theo giá CIF nhằm tạo điều kiện cho các DNBH trong nước khai thác dịch vụ bảo hiểm, đối với những lô hàng xuất khẩu theo giá CIF, doanh nghiệp xuất khẩu cần được miễn, giảm thuế xuất khẩu, phí thủ tục hải quan,… Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu đều lựa chọn và áp dụng điều kiện giao hàng CIF thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Những lợi ích cụ thể là: + Giá bán cao (có chi phí vận tải và phí bảo hiểm) làm tăng kim ngạch xuất khẩu. + Giành quyền chủ động thuê tàu, tránh được các khoản tiền phạt. Nếu xuất khẩu theo điều kiện FOB, vì thiếu vốn nên khi được thông báo tàu đến các doanh nghiệp xuất khẩu mới gom hàng để giao. Nhiều trường hợp bị phạt do gom hàng không đủ phải kéo dài thời gian giao hàng. + Được hưởng những khoản hoa hồng do hãng tàu thưởng cho người thuê tàu. Nếu bán hàng theo giá CIF thì người thuê tàu là người xuất khẩu. + Được lợi về kinh tế do người xuất khẩu có khả năng lựa chọn thuê tàu và mua bảo hiểm với chi phí rẻ hơn đã tính vào giá CIF cho người mua (người nhập khẩu). + Nếu bán theo giá CIF, các doanh nghiệp xuất khẩu có điều kiện thuê tàu và mua bảo hiểm của các DNBH trong nước, như vậy đất nước có thêm doanh thu ngoại tệ. Những lợi ích trên đã khảng định việc Nhà nước sử dụng công cụ thuế để khuyến khích xuất khẩu theo giá CIF là cần thiết. Đối với DNBH, Nhà nước cũng cần có sự ưu đãi về thuế khi DNBH khai thác được các dịch vụ bảo hiểm hàng xuất khẩu. Sự ưu đãi này có thể được thực hiện bằng cách miễn, giảm thuế GTGT hoặc thuế TNDN đối với các dịch vụ bảo hiểm hàng xuất khẩu. Hiện nay, theo Thông tư 219/2013/TT- BTC (31/12/2013), đối với các dịch vụ bảo hiểm cho hàng nhập khẩu, thuế suất thuế GTGT là 0%; nhưng đối với các dịch vụ bảo hiểm cho hàng xuất khẩu, thuế suất thuế GTGT vẫn là 10%. Nên chăng, trong thời gian tới, Nhà nước cần thay đổi, cho phép thuế suất đối với bảo hiểm hàng xuất khẩu cũng là 0%. Nếu được như vậy chắc chắn sẽ tạo điều kiện để các DNBH khai thác dịch vụ, góp phần mở rộng thị trường. Lẽ dĩ nhiên, việc thực hiện chính sách thuế như trên trước mắt có thể làm giảm một phần khoản thu về NSNN. Song xét trên tổng thể nền kinh tế và vì lợi ích lâu dài thì đó là 308
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” việc làm hoàn toàn cần thiết để làm thay đổi nếp nghĩ, thói quen của người xuất khẩu, lề lối kinh doanh của các DNBH. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu đã quen với điều kiện giao hàng CIF, hầu hết kim ngạch xuất khẩu được các DNBH khai thác thì số động viên vào NSNN sẽ lớn hơn nhiều, đúng với phương châm của chính sách thuế là “bồi dưỡng nguồn thu”. - Chính sách huy động vốn: Trên TTBH Việt Nam hiện nay đã có 31 DNBH phi nhân thọ và có thể sẽ còn có nhiều DNBH nữa được phép hoạt động trong thời gian tới. Tuy nhiên, số DNBH có khả năng tài chính đủ lớn, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các DNBH ở nước ngoài còn khiêm tốn, chỉ có 02 DNBH có vốn điều lệ trên 2.000 tỷ VND (Bảo hiểm Bảo Việt: 2.900 tỷ VND; Bảo hiểm PVI: 3.100 tỷ VND) và 09 DNBH có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ VND. Các DNBH còn lại đều có vốn nhỏ (vốn điều lệ từ 300- 800 tỷ VND) khó có khả năng cạnh tranh và thuyết phục các đối tác giao dịch các dịch vụ bảo hiểm hàng xuất khẩu. Thiết nghĩ, trong thời gian tới các DNBH cần có giải pháp huy động vốn. Nhà nước cần thực hiện cổ phần hóa hoặc thoái vốn đối với DNBH nhà nước hoặc phần vốn của Nhà nước trong các DNBH; các DNBH 100% vốn nước ngoài cần bổ sung thêm vốn từ Công ty mẹ; các DNBH liên doanh và cổ phần gọi thêm vốn góp của các đối tác và các cổ đông,… hoặc các DNBH có thể hợp nhất, sáp nhập (M&A) thành một Công ty bảo hiểm lớn,…, kinh nghiệm này đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Có như vậy khả năng tài chính của các DNBH mới được nâng cao, đảm bảo khả năng chinh phục khách hàng trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm. - Chính sách đầu tư: Sự hình thành và phát triển TTBH nói chung và nhất là đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mang tính quốc tế như bảo hiểm hàng xuất khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách đầu tư, ngay cả đầu tư từ NSNN. Ở những nước phát triển, đầu tư cho phát triển TTBH từ NSNN chiếm tỷ trọng đáng kể. Thông thường dòng đầu tư này được “hợp lưu” từ nhiều nguồn: NSNN, vốn của các DNBH, các nguồn khác,…Việc sử dụng hợp lý các khoản đầu tư từ NSNN có vai trò đặc biệt to lớn, tạo “cú hích ban đầu” nhằm khuyến khích xuất khẩu theo giá CIF, thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu tham gia bảo hiểm. Cụ thể các khoản chi đầu tư cho phát triển nghiệp vụ này là: + Đầu tư nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất và kinh doanh xuất khẩu, trong đó đặc biệt ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất khẩu theo giá CIF nhằm tạo thị trường tiềm năng cho các DNBH khai thác. + Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) và Bộ Thương mại phối hợp cùng Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các DNBH lập dự án đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ bảo hiểm, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các DNBH có thể phối hợp với Học viện Tài chính thực hiện dự án đào tạo cán bộ như mô hình dự án ASSUR đã làm trước đây do Cộng hoà Pháp tài trợ. 309
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” + Các DNBH cùng các Bộ phối hợp tổ chức hội nghị khách hàng, lập tổ tư vấn về bảo hiểm hàng hoá, nhất là đối với các chủ hàng xuất khẩu chủ đạo, để các khách hàng nhận thức được lợi ích của việc xuất khẩu theo giá CIF và tham gia bảo hiểm trong nước. - Chính sách tín dụng: Nhà nước cần có văn bản khuyến khích các ngân hàng thương mại, trước hết là các ngân hàng thương mại nhà nước (chi phối) đa dạng hoá các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu, trong đó chú trọng ưu tiên và có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu theo giá CIF nhằm giúp doanh nghiệp xuất khẩu thu mua hàng đúng thời vụ, giao hàng đúng hạn. Các hình thức ưu tiên, ưu đãi có thể là giảm lãi suất cho vay,… Đối với các ngân hàng có thành lập công ty bảo hiểm (góp vốn, vốn cổ phần chi phối,…) như Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam,… sau khi dành những ưu đãi cho khách hàng xuất khẩu theo giá CIF, những ngân hàng thương mại này có thể định hướng khách hàng mua bảo hiểm tại DNBH của mình. Hiện nay các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu ở Việt nam còn hạn chế và đơn điệu, do vậy việc đa dạng hoá và thực hiện chính sách ưu đãi phần nào sẽ góp phần khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu theo giá CIF, tạo điều kiện cho các DNBH tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tham gia bảo hiểm. KẾT LUẬN TTBH hàng hóa xuất khẩu ở nước ta hiện nay còn nhiều tiềm năng. Để tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tham gia bảo hiểm cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu theo giá CIF và tăng cường năng lực kinh doanh của các DNBH, trong đó trọng yếu là các giải pháp tài chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính- Thông tư 219/2013/TT-BTC (31/12/2013) hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP (18/12/2013) 2. Bộ Tài chính- Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022 3. https://www.vietnamplus.vn/hang-hoa-xuat-khau-tham-gia-bao-hiem-trong-nuoc- dat-thap/584383.vnp 4. https://vtv.vn/kinh-te/nhung-con-so-ky-luc-ve-xuat-nhap-khau-hang-hoa-nam- 2022-20230123073545984.htm 5. International Chamber of Commerce (ICC)- INCOTERMS 2000, 2010, 2020 310
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2