intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các giải pháp thúc đẩy nông sản xuất khẩu tại biên giới tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các giải pháp thúc đẩy nông sản xuất khẩu tại biên giới tỉnh Lạng Sơn" trình bày những nội dung chính sau: Tình hình xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua; khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh; đề xuất, kiến nghị giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các giải pháp thúc đẩy nông sản xuất khẩu tại biên giới tỉnh Lạng Sơn

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NÔNG SẢN XUẤT KHẨU TẠI BIÊN GIỚI TỈNH LẠNG SƠN Hà Đức Thắng, Kiểm tra viên Phòng Nghiệp vụ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Tổng cục Hải Quan I. Tình hình xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua. Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn là cơ quan trực thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, với phạm vi địa bàn hoạt động hải quan rộng lớn, địa hình phức tạp, trải dài qua 05 huyện biên giới (Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập), gồm 12 cửa khẩu và 01 điểm thông quan; trong đó có 02 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng), 01 cửa khẩu song phương (cửa khẩu Chi Ma) và 09 cửa khẩu phụ (Tân Thanh, Cốc Nam, Nà Nưa, Bình Nghị, Na Hình, Pò Nhùng, Co Sâu, Bản Chắt, Nà Căng). Đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh, đây là 02 cửa khẩu đường bộ từ lâu đã trở thành đầu mối xuất khẩu nông sản, trái cây của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc lớn nhất cả nước. Trong thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) qua các cửa khẩu tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách điều hành biên mậu của phía Trung Quốc. Tuy nhiên, việc phía Trung Quốc thường xuyên thay đổi chính sách quản lý biên mậu và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua địa bàn tỉnh, đặc biệt là các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Từ đầu năm 2023, phía Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát phòng chống dịch Covid-19, hoạt động XNK tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã sôi động trở lại, lượng hàng hóa có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2022, đặc biệt là các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Trước tình hình đó, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các Chi cục Hải quan cửa khẩu đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, triển khai vận hành thông suốt hệ thống thông quan điện tử gắn với việc thực hiện Nền tảng cửa khẩu số, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực thông quan, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh, tổ chức phân luồng, phân tuyến khi có hiện tượng ùn tắc cục bộ tại cửa khẩu, giải phóng nhanh hàng hóa, giảm thiểu chi phí phát sinh cho doanh nghiệp. 300
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Một số kết quả cụ thể: 1. Năm 2022 (từ 01/01/2022 đến 31/12/2022): - Lượng hàng nông sản xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 1.796.522 tấn, với kim ngạch 1.105.683.484 USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể: Trọng lượng Kim ngạch TT Cửa khẩu (Tấn) USD Tỷ lệ % 1 Hữu Nghị 279.939 463.212.393 41,89 2 Tân Thanh 1.435.088 575.884.720 52,08 4 Chi Ma 54.058 49.899.505 4,51 4 Ga ĐSQT Đồng Đăng 17.661 10.977.249 1 5 Cốc Nam 9.776 5.709.617 0,52 Tổng cộng 1.796.522 1.105.683.484 - Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu: Thanh long, dưa hấu, vải, mít, xoài, chuối, sầu riêng, tinh bột sắn,… 2. Năm 2023 (từ 01/01/2023 đến 20/7/2023): - Lượng hàng nông sản xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 1.560.885 tấn, với kim ngạch 1.339.505.325 USD, tăng 508% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể: Trọng lượng Kim ngạch TT Cửa khẩu (Tấn) USD Tỷ lệ % 1 Hữu Nghị 272.579 696.716.028 52 2 Tân Thanh 1.101.560 464.223.163 34.7 3 Ga ĐSQT Đồng Đăng 99 275.040 0,02 4 Chi Ma 107.059 131.674.196 9,9 5 Cốc Nam 79.588 46.616.898 3.4 Tổng cộng 1.560.885 1.339.505.325 301
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” - Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu: Thanh long, dưa hấu, mít, xoài, sầu riêng, chuối, ớt, tinh bột sắn,… II. Khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh 1. Trong năm 2023, phía Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát phòng chống dịch Covid-19, cơ bản bình thường hóa các hoạt động XNK, XNC. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn chỉ duy trì hoạt động thông quan hàng hoá tại 05 cửa khẩu, các cửa khẩu còn lại phía Trung Quốc vẫn chưa hoạt động trở lại. Mặt khác, hiện nay tại cửa khẩu Chi Ma, Cốc Nam phía Trung Quốc vẫn duy trì thực hiện kiểm soát theo hướng chỉ cho xe Trung Quốc sang Việt Nam giao nhận hàng hoá XNK. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thông quan hàng hoá XNK qua địa bàn tỉnh, trong đó có mặt hàng nông sản xuất khẩu. 2. Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Lệnh số 248 và 249 trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm XNK, thắt chặt quy trình quản lý an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc và tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản, trái cây của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là các loại nông sản, trái cây chưa được ký kết Nghị định thư về kiểm dịch thực vật phải kiểm tra thực tế 100% lô hàng dẫn đến kéo dài thời gian thông quan hàng hóa. 3. Hàng nông sản, trái cây xuất khẩu với kim ngạch không đồng đều giữa các cửa khẩu, chủ yếu là xuất khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị (2022: 41,89%, 07 tháng năm 2023: 52%) và Tân Thanh (2022: 52,08%, 07 tháng năm 2023: 34,7%), các cửa khẩu khác chiểm số lượng ít, gây ảnh hưởng đến năng lực thông quan hàng hoá nông sản, trái cây xuất khẩu qua địa bàn tỉnh, dẫn đến nguy cơ xảy ra ùn tắc vào các thời gian cao điểm trong năm, đặc biệt là thời điểm chính vụ một số loại hoa quả như: vải thiều, thanh long, dưa hấu, xoài... 4. Cơ sở vật chất, hạ tầng, kho bãi, địa điểm tập kết hàng hóa XNK tại các cửa khẩu chưa đáp ứng với nhu cầu XNK hàng hoá hiện nay, đặc biệt là tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng, phần nào dẫn đến tình trạng ách tắc hàng hoá, phương tiện chở hàng hoá XNK vào những thời gian cao điểm hoặc chính vụ các loại nông sản, trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. 5. Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang là thị trường lớn nhất và chủ yếu đối với hàng nông sản xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn, do đó, việc phía Trung Quốc thường xuyên thay đổi chính sách quản lý, phương thức giao nhận hàng xuất khẩu như thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực thông quan hàng hoá nông sản xuất khẩu qua địa bàn tỉnh. Mặt khác, vẫn còn có thương nhân xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh thực hiện thủ 302
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” tục xuất khẩu theo hình thức truyền thống như: việc mua bán hàng hoá được thực hiện thông qua thoả thuận miệng, không ký kết hợp đồng, không liên hệ trước đầu mối giao nhận hàng phía Trung Quốc,… dẫn đến tình trạng hàng hoá đến cửa khẩu bị ách tắc do không có đầu mối liên hệ, hàng hoá bị trả lại phải tái nhập vào Việt Nam gây thiệt hại về chi phí, thời gian cho thương nhân. III. Đề xuất, kiến nghị giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh 1. Đề nghị các cơ quan chức năng phía Việt Nam - Tăng cường công tác trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc sớm thông quan trở lại các cửa khẩu đang tạm dừng thông quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và mở rộng phương thức giao nhận hàng hoá tại cửa khẩu Chi Ma, Cốc Nam theo hướng cho phép xe Việt Nam sang Trung Quốc giao nhận hàng hoá XNK; đồng thời, có các giải pháp tạo thuận lợi, tăng cường năng lực thông quan cho mặt hàng nông sản xuất khẩu trong thời gian tới. - Tiếp tục thúc đẩy việc đàm phán, thoả thuận với các cơ quan hữu quan phía Trung Quốc sớm hoàn thiện ký kết Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với các loại nông sản, trái cây chưa được ký kết; xem xét việc ký kết Hiệp định song phương về kiểm dịch đối với hàng hoá nông sản xuất khẩu để giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế đối với các mặt hàng này, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. - Tiếp tục thúc đẩy công tác hợp tác về nâng cấp cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của doanh nghiệp hai nước. Đặc biệt là việc trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc thống nhất thời gian làm việc tại cặp cửa khẩu song phương Chi Ma - Ái Điểm; hoàn tất thủ tục, sớm phê chuẩn đưa vào vận hành chính thức tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hoá Tân Thanh - Pò Chài qua mốc 1088/2 - 1089 trở thành lối thông quan thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan; thúc đẩy mở cửa chính thức cặp cửa khẩu Bình Nghi - Bình Nghi Quan. - Đề nghị đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản tránh phụ thuộc vào phía Trung Quốc; đồng thời, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước cũng như chế biến nông sản để chủ động các phương án, kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản khi xảy ra các sự việc bất khả kháng như dịch bệnh hoặc phía Trung Quốc tăng cường chính sách quản lý đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như thời gian vừa qua. - Đề nghị các cơ quan chức năng phía Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi để giao nhận hàng hóa nông sản, trái cây tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng đường 303
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” sắt để giảm tải cho các cửa khẩu đường bộ vào thời gian cao điểm hoặc chính vụ nông sản, trái cây. - Đề nghị kiến nghị doanh nghiệp đầu tư các kho lạnh để bảo quản nông sản, trái cây tươi xuất khẩu tại khu vực cửa khẩu để góp phần hạn chế tình trạng ách tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. 2. Đề nghị các hiệp hội, ngành hàng, tổ chức, cá nhân xuất khẩu nông sản - Tăng cường vai trò của các Hiệp hội, ngành hàng trong giải quyết các ách tắc liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hoá xuất khẩu tại các của khẩu. - Chủ động, phối hợp nắm bắt, trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng về tình hình thị trường, hoạt động xuất khẩu nông sản, tình hình các cửa khẩu để kịp thời điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với thực tiễn, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân xuất khẩu nông sản sử dụng các Đại lý làm thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan cấp phép để thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hoá tại cửa khẩu nhằm tránh các rủi ro pháp lý liên quan, đảm bảo tính chuyên nghiệp, minh bạch. - Các tổ chức, cá nhân xuất khẩu nông sản cần liên hệ chặt chẽ, thống nhất với đối tác phía Trung Quốc trong việc giao, nhận hàng hóa và nghiên cứu chuyển đổi từ việc mua bán hoá hoá thông qua thoả thuận miệng bằng hình thức ký kết hợp đồng ngoại thương, mở tờ khai xuất khẩu chính ngạch; đồng thời, tìm hiểu kỹ các quy định của Trung Quốc về điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm dịch, bao bì, quy cách đóng gói, nhãn mác, mã vùng trồng,… tránh trường hợp hàng hóa không được phía Trung Quốc tiếp nhận, buộc phải tái nhập vào Việt Nam gây thiệt hại về chi phí, thời gian cho tổ chức, cá nhân xuất khẩu nông sản./. 304
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2