Đàm Phƣơng Lan<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
117(03): 203 - 208<br />
<br />
KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM VÀ ỨNG DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM<br />
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ THƢƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - TNG<br />
Đàm Phƣơng Lan*<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Có thể ví hoạt động của mỗi doanh nghiệp nhƣ một cỗ máy khổng lồ, trong đó mỗi bộ phận là một<br />
chi tiết máy, chỉ cần một bộ phận hoạt động không hoàn hảo sẽ ảnh hƣởng đến kết quả của toàn<br />
doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động chung, thì mỗi bộ phận phải hoạt động thực sự hiệu<br />
quả và phối hợp nhịp nhàng với nhau để thực hiện mục tiêu chung. Muốn vậy, các nhà quản trị cần<br />
đƣợc cung cấp và sử dụng một hệ thống các công cụ quản lý để thấy đƣợc kết quả hoạt động của<br />
từng bộ phận, từ đó phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt yếu kém nhằm nâng cao<br />
hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp. Trong hệ thống các công cụ quản lý đó, kế toán trách<br />
nhiệm là công cụ đƣợc các nhà quản trị đánh giá cao và không thể thiếu trong quản lý kinh tế hiện<br />
đại. Tuy nhiên, để vận dụng kế toán trách nhiệm và phát huy đƣợc hiệu quả của nó không phải là<br />
điều đơn giản, đặc biệt với các công ty có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn<br />
với trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân nhƣ Công ty CP Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG.<br />
Từ khoá: Kế toán trách nhiệm, trung tâm trách nhiệm, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG<br />
<br />
Kế toán trách nhiệm là gì?*<br />
Kế toán trách nhiệm là một thuật ngữ trong hệ<br />
thống kế toán quản trị. Thuật ngữ này mới<br />
xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần<br />
đây. Kế toán trách nhiệm (KTTN) đƣợc hiểu<br />
là một hệ thống kế toán có chức năng thu<br />
thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán<br />
có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà<br />
quản lý riêng biệt trong một tổ chức, cung cấp<br />
thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành<br />
quả mỗi nhà quản lý tạo ra các báo cáo chứa<br />
cả những đối tƣợng có thể kiểm soát và không<br />
thể kiểm soát đối với một cấp quản lý. Nghĩa<br />
là quá trình quản lý đƣợc thay đổi cách nhìn<br />
và thực hiện: từ mô hình quản lý tập trung<br />
quen thuộc trƣớc đây chuyển sang mô hình<br />
quản lý phân quyền.<br />
Kế toán trách nhiệm đƣợc cấu thành bởi 2 nội<br />
dung: sự phân cấp trong quản lý và xác định<br />
các loại trung tâm trách nhiệm<br />
Một là: Sự phân cấp trong quản lý.<br />
KTTN là công việc đƣợc thực hiện không thể<br />
tách rời các trung tâm trách nhiệm. Các trung<br />
tâm này đƣợc hình thành thông qua việc phân<br />
cấp quản lý. Theo đó, để thực hiện các chức<br />
*<br />
<br />
Tel: 0989 200188<br />
<br />
năng quản lý của mình, ngƣời quản lý cấp cao<br />
phải thể hiện đƣợc đúng đắn quyền lực của<br />
mình, phải gây đƣợc ảnh hƣởng và sức thuyết<br />
phục đối với nhân viên, đồng thời phải tiến<br />
hành phân cấp, ủy quyền cho cấp dƣới nhằm<br />
giúp cấp dƣới có thể điều hành các công việc<br />
thƣờng xuyên tại bộ phận mà họ quản lý.<br />
Hai là: Xác định các loại trung tâm trách<br />
nhiệm: Một hệ thống kế toán trách nhiệm<br />
đƣợc thiết kế tốt phải thiết lập đƣợc các trung<br />
tâm trách nhiệm trong một tổ chức. Trung<br />
tâm trách nhiệm đƣợc định nghĩa nhƣ một<br />
đơn vị trong tổ chức có toàn quyền kiểm soát<br />
chi phí, doanh thu và đầu tƣ<br />
+ Trung tâm chi phí (Cost Centers): là một<br />
loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm vi<br />
cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm<br />
xuất phát của các hoạt động nhƣ: (1) Lập dự<br />
toán chi phí; (2) Phân loại chi phí thực tế phát<br />
sinh; (3) So sánh chi phí thực tế với định mức<br />
chi phí tiêu chuẩn. Trung tâm chi phí gắn liền<br />
với cấp quản lý mang tính chất tác nghiệp,<br />
trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián<br />
tiếp phục vụ kinh doanh (nhƣ phân xƣởng sản<br />
xuất, các phòng ban chức năng). Theo đó,<br />
ngƣời quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ<br />
có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở<br />
bộ phận mình, không có quyền hạn đối với<br />
việc tiêu thụ và đầu tƣ vốn.<br />
203<br />
<br />
Đàm Phƣơng Lan<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Trung tâm doanh thu (Revenue Centers): là<br />
trung tâm trách nhiệm mà ngƣời quản lý chỉ<br />
có trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra.<br />
Trung tâm doanh thu có quyền quyết định<br />
công việc bán hàng trong khung giá cả cho<br />
phép để tạo ra doanh thu cho DN.<br />
+ Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers): là loại<br />
trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải<br />
chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu<br />
thụ của trung tâm. Đây là một bộ phận mà<br />
nhà quản trị kiểm soát cả chi phí và doanh<br />
thu, nhƣng không kiểm soát nguồn lực đầu tƣ<br />
vào bộ phận. Trong trƣờng hợp này nhà quản<br />
lý có thể ra quyết định loại sản phẩm nào cần<br />
sản xuất, sản xuất nhƣ thế nào, mức độ chất<br />
lƣợng, giá cả, hệ thống phân phối và bán<br />
hàng. Nhà quản lý phải quyết định các nguồn<br />
lực sản xuất đƣợc phân bổ nhƣ thế nào giữa<br />
các sản phẩm, điều đó cũng có nghĩa là họ<br />
phải đạt đƣợc sự cân bằng trong việc phối hợp<br />
giữa các yếu tố giá cả, sản lƣợng, chất lƣợng<br />
và chi phí.<br />
Loại trung tâm trách nhiệm này thƣờng đƣợc<br />
gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó là giám đốc<br />
điều hành trong công ty, các đơn vị kinh<br />
doanh trong tổng công ty nhƣ các công ty phụ<br />
thuộc, các chi nhánh,... Nếu nhà quản lý<br />
không có quyền quyết định mức độ đầu tƣ tại<br />
trung tâm của họ thì tiêu chí lợi nhuận đƣợc<br />
<br />
Trung tâm<br />
Chi phí<br />
<br />
xem là tiêu chí thích hợp nhất để đánh giá kết<br />
quả thực hiện của trung tâm này.<br />
+ Trung tâm đầu tƣ (Investment Centers):<br />
Đây là loại trung tâm trách nhiệm gắn với bậc<br />
quản lý cấp cao nhƣ Hội đồng quản trị công<br />
ty, các công ty con độc lập,... Đó là sự tổng<br />
quát hóa của các trung tâm lợi nhuận trong đó<br />
khả năng sinh lời đƣợc gắn với các tài sản<br />
đƣợc sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó. Một<br />
trung tâm trách nhiệm đƣợc xem là một trung<br />
tâm đầu tƣ khi nhà quản trị của trung tâm đó<br />
không những quản lý chi phí và doanh thu mà<br />
còn quyết định lƣợng vốn sử dụng để tiến<br />
hành quá trình đó.<br />
Mô hình phân quyền tại Công ty TNG và<br />
thực tế vận dụng kế toán trách nhiệm<br />
Công ty CP Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG là<br />
một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành: sản<br />
xuất may mặc xuất khẩu, đầu tƣ kinh doanh<br />
hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh bất động<br />
sản, thƣơng mại, kinh doanh vận tải và đào<br />
tạo... Là một doanh nghiệp quốc doanh, đƣợc<br />
thành lập năm 1979, công ty chuyển sang<br />
hình thức cổ phần với 100% vốn của các cổ<br />
đông từ năm 2003 với số vốn điều lệ 10 tỷ<br />
đồng. Số vốn này đƣợc nâng lên 134,6 tỷ<br />
đồng năm 2010 khi Công ty đƣợc Ủy ban<br />
Chứng khoán Nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận<br />
chào bán 4.773.775 cổ phiếu ra công chúng.<br />
<br />
Trung tâm<br />
Doanh thu<br />
<br />
Trung tâm<br />
Lợi nhuận<br />
<br />
Trung tâm trách<br />
nhiệm<br />
<br />
Sơ đồ 1: Các trung tâm trách nhiệm<br />
<br />
204<br />
<br />
117(03): 203 - 208<br />
<br />
Trung tâm<br />
Đầu tƣ<br />
<br />
Đàm Phƣơng Lan<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Sơ đồ mô hình tổ chức tại công ty cho thấy<br />
công ty có hệ thống phân chia, phân nhiệm rõ<br />
ràng, không chống chéo. Cùng với đó là trách<br />
nhiệm trong quản lý và kiểm soát cũng đã<br />
đƣợc tách bạch. Qua thực tế nghiên cứu, việc<br />
xây dựng kế hoạch, lập các dự toán đƣợc diễn<br />
ra theo định kỳ. Việc phân chia quyền kiểm<br />
soát doanh thu, chi phí đƣợc xác định. Công<br />
tác tài chính kế toán đƣợc đánh giá cao cùng<br />
với sự vận dụng hài hoà giữa kế toán tài chính<br />
và kế toán quản trị. Tuy nhiên, tại Công ty<br />
chƣa có hệ thống kế toán trách nhiệm hoàn<br />
hảo nên các trung tâm trách nhiệm chƣa thực<br />
sự tồn tại theo đúng nghĩa của nó. Mặc dù qua<br />
sơ đồ cơ cấu quản lý cũng cho thấy có thể<br />
định hình các trung tâm trách nhiệm đƣợc khá<br />
rõ nét, nhƣng để tạo lập một hệ thống đánh<br />
giá trách nhiệm của các cấp quản lý nhằm<br />
nâng cao hiệu quả hạt động của công ty thì<br />
cần phải hoàn thiện lại các trung tâm này theo<br />
đúng bản chất và vai trò của các trung tâm<br />
trách nhiệm.<br />
Ứng dụng kế toán trách nhiệm tại công ty<br />
CP thƣơng mại và đầu tƣ TNG<br />
Việc vận dụng kế toán trách nhiệm vào thực<br />
tế tại công ty đƣợc coi nhƣ một vũ khí giúp<br />
phát huy tối đa nguồn lực, từ đó nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh của công ty. Để vũ khí<br />
này thực sự có hiệu quả, công ty TNG cần tập<br />
trung vào những khía cạnh sau:<br />
Một là, tổ chức các trung tâm trách nhiệm<br />
và phân quyền quản lý theo nhóm trách<br />
nhiệm: Việc phân chia các trung tâm trách<br />
nhiệm sẽ tạo ý tƣởng cho lãnh đạo công ty<br />
trong việc thiết lập một mô hình cơ cấu tốt<br />
nhất cho tổ chức, phân chia trách nhiệm quản<br />
lý lập kế hoạch, phân tích, báo cáo, tách bạch<br />
theo nhóm hoạt động nhằm phát huy tối đa<br />
nguồn lực và thuận tiện cho quản lý<br />
Các trung tâm trách nhiệm đƣợc thiết lập nhƣ<br />
ở sơ đồ 2.<br />
Trung tâm chi phí: Xác lập trung tâm chi phí<br />
nhằm tăng cƣờng tính tự chịu trách nhiệm về<br />
chi phí, kiểm soát đƣợc toàn bộ các chi phí<br />
<br />
117(03): 203 - 208<br />
<br />
phát sinh có liên quan đến từng đơn hàng,<br />
từng bộ phận văn phòng, xác định ngƣời trực<br />
tiếp kiểm soát và chịu trách nhiệm về những<br />
chi phí phát sinh tại trung tâm là ngƣời đứng<br />
đầu các phòng ban hay các trung tâm chi phí.<br />
Việc phân loại các chi phí này cần đƣợc xây<br />
dựng trên cơ sở theo mối quan hệ chi phí khối lƣợng - lợi nhuận. Các trung tâm chi phí<br />
đƣợc xây dựng trên 3 cấp độ:<br />
Cấp độ 1: các trung tâm chi phí đƣợc chi tiết<br />
đến các phòng ban và phân bổ cho các sản<br />
phẩm theo từng tiêu thức nhất định.<br />
Cấp độ 2: các trung tâm chi phí đƣợc chi tiết<br />
đến từng phân xƣởng, từng dây chuyền sản<br />
xuất, các chi phí này cũng sẽ đƣợc phân bổ<br />
đến từng sản phẩm trên mỗi dây chuyền sản<br />
xuất theo thời gian định mức cần thiết để sản<br />
xuất một loại sản phẩm nhất định tính từ khi<br />
bắt đầu cho đến khi kết thúc.<br />
Cấp độ 3: các trung tâm chi phí đƣợc chi tiết<br />
đến từng đơn đặt hàng, từng sảm phẩm. Các<br />
trung tâm chi phí càng chi tiết thì việc tính giá<br />
thành sản phẩm càng chính xác.<br />
Trung tâm doanh thu phụ trách doanh số bán<br />
theo các chi nhánh: chi nhánh may Việt Đức,<br />
chi nhánh may Việt Thái, chi nhánh may<br />
Sông Công 1,2,3,4; chi nhánh may Phú Bình<br />
1,2,3,4... mà ngƣời chịu trách nhiệm là các<br />
giám đốc chi nhánh. Trung tâm doanh thu<br />
không chỉ phụ trách doanh thu thuần tuý, mà<br />
các trung tâm này vẫn phải lập kế hoạch và<br />
kiểm soát các chi phí phát sinh trong trung<br />
tâm quản lý. Các trung tâm này phải lập kế<br />
hoạch doanh thu và báo cáo doanh thu thực tế<br />
theo từng chi nhánh. Kế toán trách nhiệm sẽ<br />
xây dựng các báo cáo về tình hình thực hiện<br />
dự toán doanh thu, phân tích các nhân tố ảnh<br />
hƣởng tới tình hình thực hiện dự toán, qua đó<br />
đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch đƣợc<br />
giao của các giám đốc chi nhánh.<br />
Trung tâm lợi nhuận theo từng khu vực: khu<br />
vực thành phố Thái Nguyên, khu vực Phú<br />
Bình, khu vực Sông công... mà ngƣời chịu<br />
trách nhiệm trực tiếp là các Phó tổng Giám<br />
205<br />
<br />
Đàm Phƣơng Lan<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đốc phụ trách. Thông qua các báo cáo thể<br />
hiện các thông tin cần thiết đƣợc trích lọc từ<br />
chi tiết từng đơn vị sản phẩm đến tổng hợp<br />
từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng theo<br />
dạng số dƣ đảm phí (lãi trên biến phí), kế toán<br />
trách nhiệm phân tích, so sánh giữa lợi nhuận<br />
đạt đƣợc thực tế so với dự toán, kết hợp với<br />
kết quả của các trung tâm chi phí, doanh thu<br />
để xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân<br />
tố đến việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận.<br />
<br />
117(03): 203 - 208<br />
<br />
Trung tâm đầu tư đƣợc xác định trách nhiệm<br />
thuộc về Tổng Giám đốc công ty kiêm chủ<br />
tịch Hội đồng quản trị. Cũng giống nhƣ trung<br />
tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tƣ chịu trách<br />
nhiệm trong việc tạo ra doanh thu, lập kế<br />
hoạch và kiểm soát chi phí. Ngoài ra, ngƣời<br />
quản lý của trung tâm đầu tƣ có thẩm quyền<br />
điều phối, sử dụng, đầu tƣ tài sản để tìm kiếm<br />
mức lợi nhuận cao nhất.<br />
<br />
ĐẠI HỘI ĐỒNG<br />
CỔ ĐÔNG<br />
<br />
Chủ tịch<br />
HĐQT<br />
<br />
Ban Kiểm<br />
soát<br />
<br />
Đảng,<br />
đoàn thể<br />
<br />
Tổng<br />
giám đốc<br />
<br />
PTGĐ<br />
Phụ<br />
trách<br />
khối VP<br />
công ty<br />
<br />
Phòng<br />
TCHCT<br />
H<br />
<br />
P. đánh<br />
giá KH,<br />
QLTB&B<br />
HLĐ<br />
<br />
P. Công<br />
nghệ<br />
thông<br />
tin<br />
<br />
PTGĐ<br />
phụ trách<br />
KVTP<br />
<br />
P.<br />
Bảo<br />
vệ<br />
<br />
PTGĐ phụ<br />
trách KV<br />
Phú Bình<br />
<br />
P. Kế<br />
toán<br />
<br />
P. Kỹ<br />
thuật 1<br />
<br />
P. Kỹ<br />
thuật 2<br />
<br />
P. XNK<br />
<br />
P. Kinh<br />
Doanh 2<br />
<br />
P.<br />
K.Doanh<br />
3,4<br />
<br />
P. vật<br />
tƣ VT<br />
<br />
CN may<br />
Phú<br />
Bình<br />
1,2,3,4<br />
<br />
CN may<br />
Sông<br />
<br />
P. KDoanh<br />
1<br />
<br />
CN may<br />
Việt Đức,<br />
Việt Thái<br />
<br />
Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty<br />
<br />
206<br />
<br />
PTGĐ phụ<br />
trách KV<br />
Sông Công<br />
<br />
Công<br />
1,2,3,4<br />
<br />
CN phụ<br />
trợ bông,<br />
bao bì,<br />
giặt, thêu<br />
<br />
Đàm Phƣơng Lan<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
117(03): 203 - 208<br />
<br />
TRUNG TÂM ĐẦU TƢ<br />
Ngƣời chịu TN cao nhất: Tổng Giám đốc<br />
Trách nhiệm: Bảo toàn và phát triển vốn, tối<br />
đa hoá lợi nhuận<br />
Chỉ tiêu đánh giá: Hiệu quả sử dụng vốn, ROI...<br />
<br />
TRUNG TÂM CHI PHÍ<br />
TT CP khối SX<br />
TT CP khối<br />
Trách nhiệm:<br />
Qlý<br />
Xây<br />
dựng định<br />
Trách nhiệm:<br />
mức<br />
chi phí,<br />
Sử dụng hiệu<br />
hoàn thành kế<br />
quả và tiết<br />
hoạch sản lượng,<br />
kiệm các CP<br />
hạ giá thành sản<br />
quản lý<br />
phẩm<br />
Chỉ tiêu đánh Chỉ tiêu đánh giá:<br />
giá: CP quản lý Giá thành SP<br />
<br />
TRUNG TÂM LỢI NHUẬN<br />
<br />
TRUNG TÂM DOANH THU<br />
<br />
Ngƣời chịu TN cao nhất:<br />
* Phó TGĐ phụ trách KV TP<br />
* Phó TGĐ phụ trách KV PB<br />
* Phó TGĐ phụ trách KV SC<br />
Trách nhiệm: tối đa hoá lợi<br />
nhuận của khu vực quản lý<br />
Chỉ tiêu đánh giá: LN thực<br />
tế của từng khu vực, số dư<br />
đảm phí bộ phận, lợi nhận<br />
trước thuế...<br />
<br />
Ngƣời chịu TN cao nhất:<br />
* GĐ Chi nhánh may Việt Đức<br />
* GĐ Chi nhánh may Việt Thái<br />
* GĐ Chi nhánh may Phú Bình<br />
* GĐ Chi nhánh may Sông Công<br />
Trách nhiệm: tối đa hoá Dthu<br />
Chỉ tiêu đánh giá: Doanh thu<br />
của từng chi nhánh<br />
<br />
Sơ đồ 3: Mô hình các trung tâm trách nhiệm tại Công ty TNG<br />
<br />
Hai là, tổ chức lập dự toán tại các trung tâm<br />
trách nhiệm. Các dự toán đƣợc lập cần xây<br />
dựng chi tiết phù hợp với nhu cầu sử dụng và<br />
kiểm soát thông tin. Mẫu biểu dự toán cần<br />
đƣợc thiết kế theo hƣớng phục vụ công tác<br />
quản trị tại công ty. Các dự toán tại trung tâm<br />
chi phí đƣợc sắp xếp theo cách ứng xử, và<br />
xây dựng theo hƣớng linh hoạt. Tại trung tâm<br />
doanh thu, kế hoạch doanh thu cũng đƣợc xây<br />
dựng chi tiết đến từng loại sản phẩm gắn với<br />
khoảng thời gian cần đạt. Đặc biệt hiện nay,<br />
các dự toán về hoạt động kinh doanh tại TNG<br />
mới chỉ thiên về các chỉ tiêu tổng hợp của kế<br />
toán tài chính, để đánh giá trách nhiệm của<br />
từng bộ phận, từng cấp, tại các trung tâm lợi<br />
nhuận cần có sự bổ sung các báo cáo lợi<br />
nhuậ<br />
<br />
, nhằm tạo cơ sở<br />
cho việc kiểm soát và đối chiếu với thực tế<br />
nhằm đánh giá trách nhiệm cuả nhà quản lý<br />
cấp cao.<br />
Ba là, tổ chức hệ thống báo cáo tại các<br />
trung tâm trách nhiệm và đánh giá thành<br />
<br />
quả, trách nhiệm của các trung tâm. Một<br />
trong những khâu quan trọng trong quá trình<br />
sử dụng công cụ kế toán trách nhiệm tại công<br />
ty là việc đánh giá trách nhiệm của từng bộ<br />
phận đối với việc thực hiện mục tiêu chung<br />
toàn công ty. Các báo cáo thực tế đƣợc tạo lập<br />
cần có sự phân tích và đánh giá trách nhiệm<br />
cũng nhƣ thành quả của từng cấp quản lý.<br />
Qua đó nâng cao đƣợc trách nhiệm cũng nhƣ<br />
năng lực quản lý và hiệu quả kinh doanh của<br />
công ty. Các báo cáo kế toán trách nhiệm phải<br />
thể hiện đƣợc trách nhiệm của từng cấp quản<br />
lý, từng trung tâm trách nhiệm, từ trung tâm<br />
chi phí đến trung tâm đầu tƣ.<br />
Trong xu hƣớng phát triển và hội nhập kinh tế<br />
quốc tế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và<br />
phát triển phải không ngừng nâng cao năng<br />
lực quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động<br />
bằng việc sử dụng kết hợp các công cụ quản<br />
lý kinh tế một cách hài hoà và khoa học.<br />
Trong hệ thống công cụ đó, kế toán trách<br />
nhiệm đƣợc xem nhƣ là một trong những vũ<br />
khí cần đƣợc các doanh nghiệp khai thác và<br />
vận dụng bởi tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên,<br />
việc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm ở<br />
mỗi doanh nghiệp là khác nhau, phụ thuộc<br />
207<br />
<br />