intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết hợp đưa văn hóa vào việc giảng dạy Kanji trong tiếng Nhật

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Kết hợp đưa văn hóa vào việc giảng dạy Kanji trong tiếng Nhật" đã tiến hành khảo sát một số sinh viên có trình độ tiếng Nhật sơ cấp, trung cấp về cách mà sinh viên tiếp cận khi học chữ Kanji. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp kết hợp đưa văn hóa vào giảng dạy Kanji trong tiếng Nhật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết hợp đưa văn hóa vào việc giảng dạy Kanji trong tiếng Nhật

  1. KẾT HỢP ĐƯA VĂN HÓA VÀO VIỆC GIẢNG DẠY KANJI TRONG TIẾNG NHẬT Mai Thị Ngọc Anh Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT) Tóm tắt Hiện nay do nhu cầu công việc, nghiên cứu, học tập hoặc muốn tìm hiểu văn hóa Nhật Bản theo sở thích v.v… nên số người học tiếng Nhật ở Việt Nam tương đối đông và vẫn nằm trong xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, không ít người học gặp rất nhiều khó khăn khi học ngôn ngữ này. Nguyên nhân không phải chỉ do sự phức tạp của ngữ pháp mà còn do khó nhớ được chữ Kanji. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát một số sinh viên có trình độ tiếng Nhật sơ cấp, trung cấp về cách mà sinh viên tiếp cận khi học chữ Kanji. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp kết hợp đưa văn hóa vào giảng dạy Kanji trong tiếng Nhật. Từ khóa: Ngôn ngữ, phương pháp học Kanji, tiếng Nhật, văn hóa. Đặt vấn đề Hiện nay do nhu cầu công việc, nghiên cứu, học tập hoặc muốn tìm hiểu văn hóa Nhật Bản theo sở thích v.v… nên số người học tiếng Nhật ở Việt Nam tương đối đông và vẫn nằm trong xu hướng gia tăng. Đặc biệt, nhờ thành tựu của khoa học kỹ thuật nên khi viết bài văn hay tra từ mọi người đều dựa vào máy tính và từ điển điện tử. Điều này khiến cho việc nhớ chữ Kanji có vẻ càng khó khăn hơn. Việc giúp người học nắm vững chữ Hán sẽ giúp ích nhiều trong việc học tiếng Nhật. Ngược lại, nếu người học thấy chữ Kanji khó sẽ là rào cản lớn trong việc học tiếng Nhật. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục đích tìm ra các phương pháp học Kanji giúp cho người học chinh phục được chữ Hán một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là đưa văn hóa Nhật Bản vào việc học Hán tự. Trước hết giúp người học tìm hiểu về nguồn gốc hình thành mỗi một chữ Hán, tạo sự liên tưởng cho người học để ghi nhớ. Từ những lý do đó, tác giả đã tiến hành khảo sát sinh viên đang học tiếng Nhật để làm rõ hơn các phương pháp học Kanji hiện nay và đưa giải pháp phù hợp. 180
  2. 1. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu muốn xác định các phương pháp học chữ Hán của người học tiếng Nhật hiện nay thông qua đó đưa văn hóa Nhật Bản vào việc giảng dạy chữ Kanji nhằm làm đa dạng phương pháp học tập và giúp người học dễ dàng ghi nhớ hơn. 1.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong quá trình từ nghiên cứu định tính đến nghiên cứu định lượng với mục đích xác định được các phương pháp học chữ Kanji của người học tiếng Nhật hiện nay. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên đang theo học tại Viện Công nghệ Việt – Nhật Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Viện Công nghệ Việt – Nhật Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 2. Thực trạng học Kanji hiện nay của sinh viên Viện Công nghệ Việt – Nhật Hiện nay, Việt Nam là một trong các nước đang phát triển vì vậy việc thông thương, mua bán với các nước khác là điều tất yếu, vì vậy yếu tố ngoại ngữ luôn được chú trọng. Nắm được tinh thần đó, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn chiến lược trong việc thành lập Viện Công nghệ Việt – Nhật với hơn 16 chuyên ngành đào tạo theo chuẩn Nhật Bản. Ngoài việc học chuyên môn chương trình còn chú trọng việc học tiếng Nhật của các bạn sinh viên, tiếng Nhật là một ngôn ngữ tương đối khó bao gồm ba loại chữ xuất hiện cùng lúc gồm: Kanji, chữ Hiragana, chữ Katakana. Trong đó chữ Kanji được xem là loại chữ khó học và dễ quên nếu không có phương pháp học phù hợp, cũng như cách ôn luyện thường xuyên. Tác giả đã tiến hành khảo sát 89 sinh viên đang học tại Viện Công nghệ Việt – Nhật. 181
  3. Hình 2.1. Trình độ tiếng Nhật của sinh viên tham gia khảo sát (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả) Qua khảo sát, hầu hết sinh viên đều không thích học Kanji mấy và cảm thấy gặp khó khăn trong quá trình làm quen với tiếng Nhật, đặc biệt là Kanji. Hình 2.2. Mức độ thích học chữ kanji của sinh viên (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả) Hình 2.3. Tỷ lệ sinh viên chọn phần cảm thấy khó nhất trong tiếng Nhật (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả) 182
  4. Để làm rõ vấn đề tác giả còn khảo sát cụ thể lý do tại sao chữ Kanji lại khó học, thu về kết quả có khoảng 46% cho rằng kanji có nhiều âm đọc và nhiều nghĩa, khoảng 33% cho rằng kanji khó nhớ và dễ quên khi học, hơn 12% cho rằng số lượng chữ Kanji quá nhiều và hơn 7% cho rằng Kanji có nhiều nét. Hình 2.4. Những khó khăn khi học chữ kanji (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả) Phương pháp học được xem là chìa khóa để có thể chinh phục được Kanji, theo khảo sát sinh viên dùng phương pháp viết đi viết lại nhiều lần chiếm số lượng đông nhất. Hình 2.5. Phương pháp học kanji (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả) Nhìn chung việc học chữ Kanji của sinh viên vẫn còn nhiều khó khăn và chưa có phương pháp mới, vì vậy tác giả đã đề xuất một số giải pháp kết hợp đưa văn hóa vào giảng dạy Kanji để sinh viên cảm thấy sự thoải mái, thích thú và gần gũi hơn. Qua khảo sát 89 bạn sinh viên có hơn 97% sinh viên rất đồng ý và đồng ý với 183
  5. phương pháp này. Hình 2.6. Thể hiện tỷ lệ đồng ý của sinh viên khi kết hợp đưa văn hóa vào việc giảng dạy chữ kanji (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả) 3. Các phương pháp học Kanji hiện nay 3.1. Sử dụng Flashcards Flashcards gồm nhiều tấm card khổ nhỏ tập hợp thành 1 bộ, mỗi tấm card sử dụng cả 2 mặt trước và sau. Có thể tự làm Flashcards hoặc mua sẵn. - Mặt trước: Thường được thiết kế để ghi chữ Kanji. - Mặt sau: Thường dùng để ghi âm Hán Việt hoặc âm On-Kun và các từ liên quan. Nhìn vào mặt có chứa chữ Kanji, đọc lên nghĩa, âm Hán Việt và các từ liên quan tới nó, cố gắng nhớ hết mức có thể để tìm ra đáp án trước khi lật mặt sau. Sau đó, luyện tập cách viết Kanji bằng cách nhìn mặt âm Hán Việt trước. Luyện tập xuôi và ngược luân phiên nhau để có kết quả ghi nhớ tốt nhất. 3.2. Học Kanji thông qua ứng dụng Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc học tiếng Nhật online thông qua các ứng dụng, video, công cụ trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Việc học sẽ linh hoạt, tiện lợi và dễ dàng hơn nếu bạn biết cách sử dụng đúng đắn. Tuy nhiên người học cần tự giác và quyết tâm cao, ngoài ra cần tập cho mình thói quen ghi chép. 3.3. Phương pháp học Kanji “Viết đi viết lại nhiều lần” 184
  6. Đây là phương pháp đa số tất cả người học đều áp dụng được, luyện được cách viết cũng như ghi nhớ được mặt chữ và nghĩa của chữ. Khi cần viết một chữ Hán mà chúng ta có thể viết được luôn mà không cần suy nghĩ, thì đó là lúc chữ Hán đó đã nằm trong trí nhớ lâu dài. Người học cần dành nhiều thời gian và có không gian thích hợp để luyện viết. Những chữ học lúc đầu nhớ lâu và nhanh. Tuy nhiên về sau khi học nhiều Kanji hơn có thể bị nhầm lẫn giữa các chữ có nét tương tự. Cách học này cũng dễ gây cảm giác nhàm chán 4. Giải pháp kết hợp đưa văn hóa vào việc giảng dạy kanji trong tiếng Nhật Văn hóa sinh ngôn ngữ, ngôn ngữ lại là cách để thể hiện văn hóa. Trong ngôn ngữ Nhật Bản, từng nét màu văn hóa đều được tô đậm và biểu đạt rõ nét. Tuy rằng nhiều người học tiếng Nhật hay thậm chí chính người Nhật cũng cho rằng tiếng Nhật Bản khá là khó học, với hệ thống từ vựng, ngữ pháp đồ sộ cùng sự phong phú với 3 bảng chữ cái đặc biệt là Kanji. Nhưng thực tế cho thấy, tiếng Nhật vẫn rất quyến rũ và thu hút nhiều người học và trở thành một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tiếng Nhật cần kết hợp văn hóa vào bài giảng, kích thích tư duy của người học và tăng tính sáng tạo cho bài giảng. Dưới đây là một số giải pháp tác giả đề xuất kết hợp đưa văn hóa vào việc giảng dạy Kanji trong tiếng Nhật. 4.1. Văn hóa viết thư pháp Thư pháp là một trong những loại hình nghệ thuật có từ xa xưa của Nhật Bản. Các nghệ nhân sử dụng bút lông và mực tàu để lột tả được nét đẹp ẩn chứa bên trong các con chữ Kanji. Việc vận dụng thư pháp vào các buổi học tại lớp giúp cho người học rèn luyện nhiều kỹ năng, dễ dàng ghi nhớ mặt chữ. Giảng viên có thể tạo ra các hoạt động thi viết Kanji để kích thích sự sáng tạo và năng khiếu của người học, giúp học viên cảm thấy thoải mái và thú vị khi tiếp xúc với chữ Kanji. Ngoài ra giảng viên còn có thể biến tấu thành hoạt động ghép tranh theo bộ để tạo thành chữ viết hoàn chỉnh. 185
  7. Hình 2.7. Minh họa cách viết thư pháp (Nguồn: Internet) 4.2. Văn hóa đọc truyện tranh Trong quá trình giảng dạy giảng viên có thể giới thiệu người học các bộ truyện tranh nổi tiếng hoặc nội dung yêu thích của mỗi cá nhân từ đó hướng dẫn cho người học cách liên tưởng từ những hình ảnh từ truyện tranh để ghi nhớ các chữ Kanji. Nguồn gốc Kanji là chữ tượng hình, được người xưa tạo nên bằng trí tưởng tượng dựa trên hình ảnh trong đời sống. Bởi vậy, một trong những cách học chữ Kanji thú vị là liên tưởng tượng và so sánh chữ theo sự vật, hiện tượng xung quanh. Hình 2.11. Minh họa học kanji bằng cách liên tưởng (Nguồn: Internet) 186
  8. Hình 2.12. Trích dẫn ảnh từ truyện tranh của Nhật (Nguồn: Internet) Dễ dàng nhận ra, từ hình ảnh những thửa ruộng vuông vức hay cái cây, sau khi giản lược các nét, ta có thành quả cuối cùng là chữ Kanji “Điền” và “Mộc”. Dựa vào cách liên tưởng, sinh viên vừa nhớ được mặt chữ, vừa nắm được luôn nghĩa của chữ chữ Hán đó và ghi nhớ được nội dung của câu chuyện tạo thành thói quen tốt cho người học. Ngoài ra trong các câu chuyện của người Nhật luôn đề cao phẩm chất đáng quý của con người Nhật Bản trong cuộc sống như: Lòng vị tha, tình bạn, tình đoàn kết, tình đồng đội… người Nhật muốn gửi gắm vào đó những nhiệm vụ, những bài học giáo dục và là nơi họ thể hiện sự tự hào dân tộc. Hơn nữa, giảng viên có thể áp dụng các hoạt động sáng tác truyện hoặc tổ chức chia đội nhóm để đóng giả các nhân vật trong truyện tranh thông qua phương pháp đọc. Từ đó giúp người học có cảm thấy thú vị, dễ dàng ghi nhớ từ vựng đặc biệt là từ vựng được viết bằng Kanji. 187
  9. 4.3. Các phương pháp khác Ngoài các phương pháp trên sinh viên có thể học Kanji bằng cách học âm Hán Việt và vận dụng hiểu biết chữ Hán Việt. Vốn dĩ, từ xa xưa Nhật Bản và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa cũng như chữ viết của Trung Quốc. Nếu sinh viên biết âm Hán Việt thì học chữ Kanji sẽ dễ dàng hơn rất nhiều vì tiếng Nhật cũng dùng các từ giống như từ Hán Việt. Hơn nữa, sinh viên có thể học Kanji nói riêng và tiếng Nhật nói chung bằng cách tìm kiếm một sở thích cá nhân ví dụ như: xem phim và đọc sách. Từ đó giúp sinh viên có được thói quen tiếp xúc tiếng Nhật mỗi ngày, ghi nhớ cách phát âm và từ vựng, sinh viên có thể ghi lại chính đoạn hội thoại hoặc câu đó để nhớ cách sử dụng từ. Hoặc khi gặp một mẫu ngữ pháp chưa biết, sinh viên cũng có thể tra cứu, tìm hiểu nó. Sau đó, viết lại mẫu ngữ pháp đấy vào trong sổ kèm theo ví dụ chính là hội thoại trong phim. Ngoài ra sinh viên còn có thể tập nói theo các câu, hội thoại ngắn của nhân vật. 5. Kết luận Trên đây là nghiên cứu của tác giả về thực trạng học Kanji hiện nay của sinh viên tại Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Các sinh viên tham gia khảo sát đều cảm thấy việc học chữ Hán tương đối khó và chủ yếu sử dụng phương pháp viết đi viết lại nhiều lần để ghi nhớ. Từ kết quả khảo sát trên tác giả đã đưa ra các giải pháp học Kanji hiệu quả từ việc kết hợp đưa văn hóa vào giảng dạy để giúp người học tiếng Nhật cảm thấy gần gũi và thu hút hơn, đặc biệt góp phần truyền tải thông điệp bất cứ một ngôn ngữ nào cũng vậy không chỉ học về cách đọc, cách viết mà nên hiểu từ nguồn gốc, văn hóa của đất nước đó để thấy được giá trị mà ngôn ngữ đó mang lại. Giảng viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn học chữ Hán, giúp sinh viên khi bắt đầu học ngôn ngữ tượng hình, một ngôn ngữ khác biệt hoàn toàn với tiếng Việt cảm thấy sự hứng thú với chữ Hán nói riêng và tiếng Nhật nói chung, từ sự thích thú, thoải mái sẽ tạo tâm lý tích cực trong việc chinh phục tiếng Nhật. 188
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thân Thị Kim Tuyến, Nghiên cứu thủ pháp học chữ Hán thông qua sinh viên tiếng Nhật trình độ trung cấp – Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, 5 trang 2. Cao Lê Dung Thi, (2017) Dạy và học tiếng Nhật trong thời đại toàn cầu, Tạp chí Khoa học, 14(4), 58 3. Trần Sơn, Phương pháp giảng dạy chữ Hán – từ Hán trong tiếng Nhật cho sinh viên 4. Nguyễn Lộc, Giáo dục đại học và chiến lược dạy – học ngoại ngữ ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ và hợp tác quốc tế trong các trường ĐH, CĐ ở VN. Trường ĐHSP tp HCM, (2005) 189
  11. PHỤ LỤC BẢNG KHẢO SÁT Phần 1: Thông tin cá nhân Phần 2: Câu hỏi khảo sát Câu 1: Trình độ tiếng Nhật của bạn? Trình độ N5 Trình độ N4 Trình độ N3 Trình độ N2 Trình độ N1 Khác.... Câu 2: Khi học tiếng Nhật bạn thấy khó khăn nhất phần nào? Nghe Đọc hiểu Ngữ pháp Từ vựng Kanji Khác... Câu 3: Mức độ thích chữ Kanji Rất thích Thích Không thích lắm Không thích 190
  12. Câu 4: Những khó khăn khi học Kanji Nhiều nét Khó nhớ và dễ quên Nhiều âm đọc & nhiều nghĩa Số lượng chữ quá nhiều Câu 5: Phương pháp học Kanji hiện nay? Viết nhiều lần Học và ôn theo bộ Học và ôn theo từ ghép Làm nhiều bài tập Câu 6: Bạn nghĩ sao về việc đưa văn hóa vào việc giảng dạy Kanji (văn hóa đọc truyện tranh, tìm hiểu về nguồn gốc hình thành của mỗi chữ Hán tự,..) Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý Câu 7: Bạn có thể chia sẻ phương pháp học Kanji hiện tại của mình không? 191
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2